Giải pháp khơi dậy niềm đam mê trong học tập và nghiên cứu môn Nhập môn công nghệ thông tin của sinh viên khối ngành kinh tế

Nhập môn công nghệ thông tin đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên ngành kế toán nói

riêng thì môn Nhập Môn Công Nghệ Thông Tin được ví như là nền tảng khi đi vào học chuyên ngành và

mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo. Đam mê giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng

cao hiệu quả học tập. Nhận thức được điều này, tôi tiến hành nghiên cứu niềm đam mê học tập và nghiên

cứu môn Nhập Môn Công Nghệ Thông Tin của sinh viên khối ngành kinh tế, trên cơ sở đó để xuất giải

pháp hình thành, khơi dậy và nâng cao niềm đam mê học tập và nghiên cứu môn Nhập Môn Công Nghệ

Thông Tin cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp khơi dậy niềm đam mê trong học tập và nghiên cứu môn Nhập môn công nghệ thông tin của sinh viên khối ngành kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
306 GIẢI PHÁP KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU MÔN NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ Đặng Ngô Anh Tài, Nguyễn Hoàng Phƣơng, Nguyễn Thị Nhật Châu, Huỳnh Thị Kim Ngân, Nguyễn Ngọc Vy Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HTECH) TÓM TẮT Nhập môn công nghệ thông tin đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên ngành kế toán nói riêng thì môn Nhập Môn Công Nghệ Thông Tin được ví như là nền tảng khi đi vào học chuyên ngành và mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo. Đam mê giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Nhận thức được điều này, tôi tiến hành nghiên cứu niềm đam mê học tập và nghiên cứu môn Nhập Môn Công Nghệ Thông Tin của sinh viên khối ngành kinh tế, trên cơ sở đó để xuất giải pháp hình thành, khơi dậy và nâng cao niềm đam mê học tập và nghiên cứu môn Nhập Môn Công Nghệ Thông Tin cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này. Từ khóa: Khơi dậy đam mê, giải pháp, môn nhập môn công nghệ thông tin, sinh viên kinh tế, Trường ĐH Hutech. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhập môn công nghệ thông tin (CNTT) là môn học cung cấp kiến thức cơ bản cho những ai muốn hiểu biết về thời đại hiện đại hóa công nghiệp 4.0 trên thế giới. Vậy công nghiệp 4.0 là gì? Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học" Nhập môn công nghệ thông tin là nền tảng để bạn trang bị những kiến thức khái niệm, nguyên tắc, quy luật tin học, codes, hệ thống mạng, các thành phần xử lí.Từ những kiến thức cơ bản này người học tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về công nghệ thông tin ở những môn học như hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin kế toán tài chính đáp ứng được yêu cầu và tiêu chauanabr người làm công tác kế toán tài chính tại Doanh nghiệp, đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành học. Mặc dù vậy đối với sinh viên việc nhận thức được vấn đề không phải là chuyện dễ,vì vậy hiện nay vẫn còn tình trạng sinh viên xem thường giờ học CNTT. Các bạn sinh viên coi giờ học đó như một giờ học “thủ tục” dẫn đến tình trạng giờ học CNTT đối với các bạn rất nhàm chán, không chú trọng. 307 Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp khơi dậy niềm đam mê trong học tập và nghiên cứu môn CNTT của sinh viên khối ngành kinh tế sẽ là cơ sở khách quan cho việc tăng cường chất lượng,hiệu quả học tập CNTT, góp phần đào tạo công tác kế toán ngày càng hoàn thiện. 2. NỘI DUNG 2.1 Khái niệm đam mê và đam mê học tập Đam mê là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Đam mê biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của đam mê. Đam mê làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức,tăng sức làm việc. Đam mê học tập môn CNTT là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với kết quả,quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức cũng như kĩ năng của môn học CNTT, thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn học đối với bản thân. Đam mê học tập môn CNTT của sinh viên biểu hiện ở mặt nhận thức, xúc cảm hành động và kết quả học tập. Gồm 3 mức độ: đam mê cao, đam mê trung bình, chưa có đam mê. Công nghệ thông tin có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh. Nhưng có thế tóm lại trong 3 loại quan điểm sau: CNTT là nghệ thuật lập trình, quản lí, đa dạng hóa một cách có ý nghĩa và dưới hình thức đánh máy trên máy tính,các phần mềm giúp ta làm việc dễ dàng hơn. CNTT là môn khoa học về tư duy, xử lí và cung cấp toàn bộ thông tin về kinh tế dưới hình thức thu thập, xử lí thông tin các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các sự kiện liên quan đến tình hình tài chính và giải thích kết quả sự ghi chép này. CNTT vừa là nghệ thuật lập trình vừa mang tính chất khoa học trong việc sử dụng các Phương pháp để thu thập và xử lí thông tin. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 Việc cung cấp thông tin kinh tế dưới mọi hình thức có tầm quan trọng rất lớn khối ngành kinh tế.Vì vậy sử dụng các nguồn tư liệu trên mạng giúp ích rất nhiều cho việc học cũng như cho công việc sau này.Tóm lại học CNTT mang lại ý nghĩa lớn cho cho chính bản thân. 2.2. Tầm quan trọng của đam mê đối với các hoạt động sống và hoạt động học. Đam mê có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Sự đam mê thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự đam mê gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với đam mê dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Ngược lại nếu không có đam mê, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có đam mê sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Thực tế cho thấy đam mê đối với các bộ môn của sinh viên tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các bạn sinh viên. 2.3 Thực trạng về đam mê học tập môn học CNTT Trong những năm gần đây việc học tập môn CNTT của sinh viên các trường khối ngành kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, không ít sinh viên sợ học môn CNTT, coi việc học CNTT là một việc mệt nhọc, đau đầu, những kỳ thi là cực hình...Đam mê học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập.Việc hình thành đam mê học tập 308 CNTT sẽ góp phần tăng thêm lòng yêu thích, cũng như trách nhiệm của sinh viên đối với việc học tập của bản thân. Qua quá trình học tập tôi nhận thấy chất lượng học tập nói chung và kết quả học tập môn CNTT nói riêng và phụ thuộc đáng kể vào thái độ của sinh viên với môn, mà biểu hiện ra bên ngoài bằng sự đam mê của người học đối với môn học CNTT. Trong quá trình học tập theo tâm lý của sinh viên phần lớn chỉ tập trung vào các môn học nhẹ nhàng, không cần tính toán, không cần làm nhiều bài tập, không quá nhiều số liệu, không quy tắc,... mà mệt mỏi, chán nản việc học môn CNTT. Điều gì chi phối thái độ của các bạn đối với môn học CNTT và làm thế nào để nâng cao niềm đam mê, tích cực của sinh viên trong giờ học CNTT. Chính là trong suy nghĩ của các bạn sinh viên chỉ coi Nhập Môn CNTT là môn cơ sở. Hầu hết sinh viên tập trung cho việc học chuyên ngành là chính. Khi môn chuyên ngành được tập trung một cách tối đa như vậy thì đồng nghĩa với việc những môn học cơ sở bị xem nhẹ. Các bạn sinh viên không nhận thức được môn CNTT là nền tảng để có thể phục vụ cho công việc sau này của các bạn học chuyên ngành kế toán nói riêng và khối ngành kinh tế nói chung,... làm nền cho các bạn nhìn nhận các vấn đề về kinh tế, tài chính, các bạn sinh viên không nắm được các khái niệm, các nguyên tắc, các phương pháp excel , dần dần chán nản trong học tập, coi giờ học môn CNTT dài như một thế kỉ, chưa ý thức được tác dụng vị trí, vai trò của môn học,... là những nguyên nhân dẫn tới sự thiếu đam mê của sinh viên đối với giờ học môn CNTT. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa và đó cũng là yếu tố làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập cũng như việc tạo đam mê cho các bạn sinh viên trong quá trình học môn CNTT, đó chính là môi trường học tập, phương pháp giảng dạy. Giảng viên cho sinh viên học thực hành nhưng tốc độ dạy nhanh mà sinh viên nhiều lúc không theo kịp bài dạy,cách dạy cứng nhắc làm áp lực lớn khi tiếp thu kĩ năng làm chủ công nghệ của sinh viên. Ngoài ra, do điều kiện các môn học cơ sở học ghép lớp, số lượng sinh viên rất là đông, một lớp 100 tới 120 sinh viên, chỗ ngồi chật chội, nhìn lên bảng cũng không rõ, khoảng cách không gian thầy trò rất xa. Vậy thử hỏi sau mỗi buổi học các bạn sinh viên học tập được những gì và tiếp thu được bao nhiêu. Như vậy làm thế nào để tạo được niềm đam mê cho sinh viên khi mà nhận thức của các em về môn học CNTT còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy còn nghèo nàn, không sinh động, cơ sở vật chất còn nhiều hạn hẹp. Đây chính là một trong những vấn đề khó khăn mà các thầy cô trong bộ môn CNTT khối ngành kinh tế của các trường ĐH- CĐ đang phải đối mặt. 2.4. Các nguyên tắc đƣợc áp dụng khi đề ra giải pháp nhằm khơi dậy niềm đam mê trong giờ học CNTT cho sinh viên khối ngành kinh tế Dựa trên các tài liệu về quan điểm và nguyên tắc CNTT; phương hướng mục tiêu phát triển; lý luận và phương pháp học CNTT; thái độ người học; phương pháp giảng dạy, từ đam mê đến tài năng; thực trạng và nguyên nhân dẫn tới sự thiếu đam mê khi học môn CNTT của sinh viên, có bốn nguyên tắc được áp dụng khi xây dựng biện pháp nhằm nâng cao niềm đam mê, đó là: – Nguyên tắc tính thực tiễn: các biện pháp phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước, của ngành nói chung và của từng trường nói riêng. – Nguyên tắc tính đồng bộ: các biện pháp phải đa dạng nhiều mặt và trực diện giải quyết các vấn đề của thực tiễn. – Nguyên tắc tính khả thi: các biện pháp đề xuất phải có được khả năng thực thi. – Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: các biện pháp phải mang tính khoa học và giải quyết vấn đề có tính khoa học. Trong bốn nguyên tắc trên, nguyên tắc tính thực tiễn và tính khả thi là hai nguyên tắc được áp dụng nhiều nhất, bởi phải căn cứ vào thực trạng cụ thể của nhà trường về cơ sở vật chất, thái độ của sinh viên về môn học, ngành học,... để lựa chọn các giải pháp, có như vậy các giải pháp mới mang tính khả thi. 309 2.5. Các giải pháp khơi dậy niềm đam mê trong giờ học và nghiên cứu môn CNTT cho sinh viên khối ngành kinh tế Để môn học CNTT cho sinh viên khối ngành kinh tế ngày càng nhẹ nhàng, dễ hiểu, hấp dẫn lôi cuốn sinh viên và đáp ứng nhu cầu thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực mới phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể sau: Về môn học – Tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích môn học: thông qua giờ học nội khóa, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, diễn đàn công nghệ thông tin, – Không ngừng cải tiến tài liệu học tập, đổi mới nội dung chương trình CNTT, phương pháp giảng dạy, phù hợp với sự yêu thích của sinh viên và điều kiện cụ thể của nhà trường và đáp ứng được yêu cầu ngành nghề. Về bản thân sinh viên – Sinh viên cần tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập nói chung và đối với môn học CNTT nói riêng. – Muốn khơi dậy niềm đam mê của sinh viên trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn. Động cơ học tập tốt không tự dưng có mà cần phải được xây dựng, hình thành trong quá trình học, sinh viên đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập. Cần tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nhận thức được vị trí và vai trò của môn học CNTT trong học tập và công việc sau này. Một vần đề không kém phần quan trọng đó là cần phải giải thích cho sinh viên hiểu rằng: việc học môn CNTT của sinh viên khối ngành kinh tế là việc hết sức quan trọng, không những là nền tảng của các môn học kế toán, tài chính tiếp theo cho các bạn sinh viên mà còn giúp các bạn có kiến thức về kinh tế làm nền cho công việc khi ra trường. Về phía giảng viên Đam mê học tập của sinh viên được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giảng viên. Do đó: – Giảng viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng chính xác, hấp dẫn, có chất lượng. – Giảng viên cần giúp cho sinh viên thấy được ý nghĩa và vai trò của các kiến thức môn học đối với cuộc sống; giúp sinh viên biết cách học thích hợp đối với mỗi bộ môn, nắm vững lý thuyết, luôn có sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết các tình huống trong đời sống theo các khía cạnh khác nhau. Trong giảng dạy, giảng viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra niềm đam mê vững chắc cho sinh viên trong quá trình học tập. – Giảng viên cần phải tác động vào cả nhận thức, hình thành xúc cảm cũng như hành động của sinh viên: Về nhận thức: giảng viên cần giúp sinh viên nhận thức đúng, đầy đủ về môn học, có tài liệu học tập chính thức cho môn học CNTT. Về xúc cảm: tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học, đánh giá công bằng, cải tiến nội dung, phương pháp dạyVề hành động: tạo điều kiện học tập tốt, đưa vào dạy những nội dung phù hợp đa số sinh viên, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tham gia các câu lạc bộ học thuật công nghệ thông tin, diễn đàn công nghệ thông tin,.... – Giảng viên cần áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong quá trình dạy học môn CNTT, có phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt: giúp tinh thần học tập của sinh viên tốt hơn, các bạn sinh viên không còn thấy sợ, chán nản khi phải học giờ CNTT mà ngược lại các em 310 hồ hởi khi được học. Giảng viên cần tận dụng tốt phương pháp áp dụng thực tiễn trong giờ học: bằng việc tận dụng các ví dụ thực tiễn, các phần mềm ứng dụng, trong giờ học giúp các em cảm thấy giờ học không nặng nề và tẻ nhạt. – Giảng viên cần xây dựng tốt mối quan hệ: thầy – trò, thường xuyên quan tâm, khuyến khích, kiểm tra, đánh giá đúng, công bằng, tôn trọng sinh viên, nhiệt tình dạy dỗ, biết cổ vũ, khích lệ, động viên các bạn sinh viên học tập: giúp các em tự tin và mạnh dạn xung phong làm bài tập, góp ý xây dựng bài cho giảng viên xem và sửa chữa, góp ý cho các bạn, đồng thời thông qua biện pháp này, tình cảm giữa thầy và trò sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Sinh viên không ngại gần gũi và chia sẻ với thầy về những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. – Giảng viên cần đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng nội dung và toàn lớp học, tạo ra không khí thi đua trong lớp học. Sau mỗi buổi học, giảng viên giao nhiệm vụ về nhà cho sinh viên. – Giảng viên là tấm gương tốt về nội dung chuyên môn, ngành nghề của mình, thường xuyên tổ chức các buổi nghiên cứu khoa học, các buổi hội thảo giao lưu với giảng viên trong khoa, trong ngành để thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của Nhà trường phát triển. Về phía nhà trƣờng, các cấp quản lý. – Về phía nhà trường, thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt mang tính tập thể. Điều đó sẽ kích thích sự hăng hái thi đua, cạnh tranh lành mạnh. Tổ chức các buổi ngoại khóa, trò chuyện, giao lưu giữa thầy cô – sinh viên, sinh viên – sinh viên nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập. Từ đó, tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng thuận giữa các sinh viên để các bạn cùng giúp nhau học tốt hơn. – Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, phòng lap, máy tính đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của sinh viên nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy, học tập, cũng như tạo được niềm đam mê cho sinh viên. – Nhà trường cần thành lập một số các câu lạc bộ học thuật phù hợp ngành học, môn học. Cần liên kết với các nhà tuyển dụng để sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về môn, ngành mình đang học và công việc trong tương lai phục vụ cho cuộc sống sau này. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, việc khơi dậy niềm đam mê học tập cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu môn CNTT là điều rất quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu nhất giúp các bạn lĩnh hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự thành công trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động giáo dục là phải tổ chức dạy và học như thế nào để hình thành và nâng cao niềm đam mê cho sinh viên. Muốn vậy cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp và cần có sự chung tay giúp sức của tất cả các đơn vị trong toàn trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Quốc Bảo (2008) Học tập là mục tiêu tự thân. Hà Nội ngàn năm. [2] Giang Bách (2008). Giảng đường đại học việt nam thế kỷ 21. Vietimes. [3] [4] [5] Hải Bình (2015), Đổi mới phương pháp dạy học ở đại học – Dân Trí. [6] Tạp chí Cộng sản (2016), Đổi mới giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_khoi_day_niem_dam_me_trong_hoc_tap_va_nghien_cuu_m.pdf