Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp

thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp

chính là hệ thống kế toán chi phí. Kế toán chi

phí luôn luôn tồn tại trong mỗi tổ chức, tuy

nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho các đối

tƣợng khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào

việc xây dựng và khai thác hệ thống kế toán

chi phí đó. Các doanh nghiệp ở các nƣớc phát

triển trên thế giới đã xây dựng hệ thống kế

toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông

tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ trong

công tác quản lý.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) phụ trách phần dự toán độc lập với nhân viên (nhóm nhân viên) phụ trách phần phân tích. Vì đây là hai khâu công việc lớn và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, hơn nữa nếu hai khâu công việc này do cùng một nhân viên (nhóm nhân viên) thực hiện có thể dẫn tới việc lập dự toán và việc phân tích đều không thực sự khách quan mà sẽ phục vụ những lợi ích chủ quan của một số cá nhân nào đó trong doanh nghiệp. Đối với công tác dự án, trong điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam với tiềm lực kinh tế không lớn và bản thân công tác dự án không phải là hoạt động thƣờng nhật của bộ máy kế toán, công tác này nên do kế toán trƣởng đảm nhiệm, và khi cần thiết có thể huy động các nhân viên kế toán khác cùng tham gia nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí cho bộ máy kế toán. Về tổ chức chứng từ, tài khoản và phƣơng pháp kế toán, để có thể tiến hành tính giá thành sản phẩm của từng ca sản xuất theo phƣơng pháp chi phí thông thƣờng, từng bƣớc áp dụng phƣơng pháp xác định chi phí theo hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh loại sản phẩm, bộ phận sản xuất, chi nhánh tiêu thụ nhƣ trình bày ở trên, cần có những đổi mới nhất định trong tổ chức chứng từ, tài khoản và phƣơng pháp kế toán. Về chứng từ kế toán, các chứng từ xuất nguyên vật liệu và theo dõi thời gian lao động, thời gian sử dụng máy cần chi tiết cho từng lô sản xuất nhƣ trình bày ở trên. Đây là cơ sở quan trọng để có thể hạch toán trực tiếp chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công cho từng lô sản xuất, cũng nhƣ có cơ sở để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng lô sản xuất. Về tài khoản kế toán, tài khoản 627 trƣớc tiên cần đƣợc mở chi tiết cho từng phân xƣởng sản xuất. Tài khoản 627 của từng phân xƣởng lại đƣợc chi tiết thành 2 tài khoản phản ánh riêng chi phí kiểm nghiệm thép và các chi phí sản xuất chung khác để phục vụ cho mục đích phân bổ riêng 2 nhóm chi phí này theo hai tiêu thức phân bổ khác nhau cho từng ca sản xuất và cung cấp số liệu thực tế để đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại chi phí đó, nhƣ tài khoản 62711 – Chi phí kiểm nghiệm thép và tài khoản 62712 – Chi phí sản xuất chung khác. Tài khoản chi phí sản xuất chung khác (62712) tiếp tục đƣợc mở chi tiết thành ba tài khoản là Chi phí sản xuất chung biến đổi (627121), Chi phí sản xuất chung cố định (627122) và Chi phí sản xuất chung hỗn hợp (62723), sau đó các tài khoản này sẽ tiếp tục đƣợc mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí nhằm đáp ứng mục tiêu cung cấp số liệu để phân tích biến động chi phí so với dự toán. Nguyễn Phƣơng Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 95 - 102 101 Về phƣơng pháp kế toán, để tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp chi phí thông thƣờng cho từng lô sản xuất, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng lô sản xuất không có gì khó khăn và khác biệt so với kế toán tài chính. Tuy nhiên việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có những điểm khác biệt nhất định so với các hƣớng dẫn thực hiện kế toán tài chính hiện hành. Theo hƣớng dẫn thực hiện kế toán tài chính hiện hành chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng (phần đƣợc tính vào chi phí) của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lƣơng này không phải đƣợc tính theo tỷ lệ % nhất định so với tổng số tiền lƣơng tính theo đơn giá giờ công của doanh nghiệp mà đƣợc tính theo tỷ lệ % với tiền lƣơng cấp bậc, hoặc lƣơng hợp đồng, tức là nó có tính ổn định qua các kỳ. Chính vì vậy khó có thể hạch toán trực tiếp các khoản trích theo lƣơng của công nhân sản xuất vào chi phí của từng lô sản xuất. Để có thể thực hiện đƣợc việc tính giá thành cho từng lô sản xuất nhƣ đã trình bày ở trên, các khoản trích theo lƣơng của công nhân sản xuất cần đƣợc hạch toán tách biệt khỏi chi phí nhân công trực tiếp, bằng cách hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó, do trong kỳ chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ cho từng lô sản xuất theo tỷ lệ ƣớc tính từ đầu kỳ, nên thƣờng sẽ phát sinh phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh với phần chi phí sản xuất chung đã phân bổ. Phần chênh lệch này sẽ đƣợc hạch toán vào tài khoản 632 (nếu nhỏ) hoặc phân bổ cho các tài khoản 632, 155 và 154 (nếu lớn). Trên cơ sở các mô hình lý thuyết kế toán quản trị chi phí cơ bản, khả năng ứng dụng vào thực tiễn hiện nay và những đặc điểm trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép, tác giả đã xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất thép, đó là tăng cƣờng kiểm soát chi phí thông qua việc phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích biến động chi phí, xác định qui mô hợp lý cho từng ca sản xuất. Bên cạnh đó, cần đánh giá kết quả hoạt động chi tiết theo từng sản phẩm, từng phân xƣởng sản xuất và từng chi nhánh tiêu thụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT- BTC về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Hà Nội. 2. Trần Thị Dự (2011), "Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động: Bước tiến lý luận của kế toán quản trị", Tạp chí Kế toán - Kiểm toán, (95), 16-18. 3. Phạm Văn Dƣợc (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Huỳnh Lợi (2008), Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Thùy Phƣơng (2011), Xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh khách sạn, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán, (95), 9-12. 6. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Nguyễn Thị Tâm (2009), "Vấn đề nhận diện và phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp thương mại", Tạp chí Kế toán, (76), 36-38. 8. Trƣơng Bá Thanh (2008), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Phạm Thị Thủy (2007), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 10. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội(2010), Báo cáo ngành thép 11. Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall (WSS) (2008), Báo cáo phân tích ngành 12.Công ty cổ phần chứng khoán Phƣơng Nam (2013), Báo cáo phân tích ngành Nguyễn Phƣơng Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 95 - 102 102 SUMMARY SOLUTIONS TO IMPROVE COST MANAGEMENT ACCOUNTING SYSTEM AT SOME PRODUCING STEEL ENTERPRISES IN THAI NGUUYEN PROVINCE Nguyen Phuong Thao * , Vu Thi Quynh Chi College of Economics and Business Administratrion – TNU Cost manage rial accounting roles in management, it helps internal administrators to have the good tools to manage effectively. This is an essential need for any enterprises in any market economy .Currently, steel enterprises performance in a difficult period. Through assessing the status of cost accounting system in some producing steel companies in the province, the paper proposes the solutions to build models of cost management accounting for steel enterprises, is an effective method to enhance the efficiency of business for these companies in the future. Keywords: management accounting, producing costs, steel, model cost management accounting, content management accounting Ngày nhận bài:28/02/2014; Ngày phản biện:07/03/2014; Ngày duyệt đăng: 17/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN * Tel: 0988 090796, Email:thaonp.tueba@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_quan_tri_chi_phi_trong.pdf