Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn

Kiểm toán nội bộ có vai trò quản lý hữu hiệu, giúp phát hiện và khắc phục những điểm yếu kém

trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Nhà quản lý luôn muốn có được những thông tin trung

thực, chính xác và kịp thời nhất về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình để từ đó có thể

đưa ra các quyết định đúng đắn. Đây là một nhu cầu tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong

nền kinh tế thị trường. Thông qua việc đánh giá thực trạng tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, bài báo đề xuất các giải pháp

nhằm hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ tại công ty cổ phần tập đoàn – là một là một loại hình

doanh nghiệp khá mới mẻ và hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mức độ kiểm soát thông thường gồm có: kiểm soát hoạt động, kiểm soát kiểm tra, kiểm soát giám sát, kiểm soát quản trị. KTV cần nhận biết được những yếu tố có ảnh hưởng tới rủi ro như: kích cỡ (yếu tố liên quan đến kích cỡ rủi ro), kiểm soát (Tính hiệu quả của kiểm soát và mức độ trọng yếu của rủi ro), hiệu quả (khả năng loại bỏ các ảnh hưởng không mong muốn). Theo đó, các tiêu thức đánh giá được xếp hạng theo nhận định của KTV về thực trạng đơn vị mình. Căn cứ vào các tiêu thức và ma trận đánh giá rủi ro, KTV nội bộ có thể xác định được những đối tượng cần ưu tiên kiểm toán, đối tượng cần soát xét, các đối tượng ở mức độ trung bình bằng cách cho điểm, sau đó tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho các đối tượng cụ thể. Kế hoạch kiểm toán 3 năm là thông tin hữu ích, giúp KTV nội bộ có thể thực hiện các cuộc kiểm toán theo thứ tự, những đối tượng có điểm đánh giá cao nhất cần được ưu tiên kiểm toán trước và KTV nội bộ sẽ có cái nhìn về việc sử dụng nguồn lực của mình cũng như có thông tin cho việc lập kế hoạch bổ sung nguồn lực khi cần thiết. *Thực hiện kiểm toán Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán, KTV luôn cần có những thông tin cơ bản về đối tượng mà mình sẽ kiểm toán. Những thông tin đó có được qua việc thực hiện khảo sát ban đầu như hồ sơ kiểm toán kỳ trước, báo cáo kiểm toán kỳ trước, đặc điểm hoạt động của đối tượng kiểm toán và các thông tin liên quan đến ban lãnh đạo như thái độ của Ban giám đốc đối với kết quả của các cuộc kiểm toán trước, thái độ của Ban giám đốc đối với công việc của phòng kiểm toán nội bô. Qua đó, KTV cần phải lưu ý đặc biệt đến những vấn đề đã gặp phải của các cuộc kiểm toán trước và biện pháp giải quyết. Tạo thói quen chuẩn bị hồ sơ kiểm toán, bởi hồ sơ kiểm toán là “tài sản” quý đối với bộ phận kiểm toán nội bộ, giúp cho KTV có thể tìm kiếm được những thông tin quan trọng khi cần thiết. Bảng 2: Đánh giá kiểm soát và mức độ đảm bảo Mức độ đảm bảo Kiểm soát hoạt động Kiểm soát kiểm tra Kiểm soát giám sát Kiểm soát quản trị Rất thấp Không kiểm tra Không kiểm tra Không kiểm tra Kiểm tra cấp độ cao Thấp Không kiểm tra Không kiểm tra Kiểm tra cấp độ cao Kiểm tra chi tiết Trung bình Không kiểm tra Kiểm tra cấp độ cao Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chuyên sâu Cao Kiểm tra cấp độ cao Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chuyên sâu Rất cao Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chuyên sâu 64Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 62 Do phần lớn các công ty thành viên đều có trụ sở tại trụ sở của Tập đoàn, được bộ phận kiểm tra quy chế công ty giám sát hoạt động một cáh thường xuyên nên việc họp với ban lãnh đạo của các công ty thành viên trước khi tiến hành kiểm toán để xác định hướng kiểm toán cũng như giải thích về bản chất của cuộc kiểm toán có thể không cần thiết phải thực hiện (tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt thì vẫn phải có đầy đủ quy trình) mà chỉ cần thông báo lịch kiểm toán, xác định mục tiêu chi tiết của hoạt động, chức năng được kiểm toán. Sau khi xác định rủi ro có thể xảy ra. Kiểm toán sẽ phải quan tâm xem các hoạt động, chức năng đó được thực hiện theo quy trình nào? Có những rủi ro gì có thể xảy ra? Đã có những biện pháp KSNB nào được áp dụng? và các biện pháp kiểm soát đó có thực sự được áp dụng hay không? Việc xác định và ghi chép lại những rủi ro liên quan này rất cần thiết bởi có thể Hồ sơ kiểm toán cung cấp thông tin về rủi ro chưa phù hợp với mục đích của cuộc kiểm toán. Từ đó, KTV có thể đưa ra được những mục tiêu kiểm soát và đánh giá những mục tiêu này bằng các công cụ kiểm toán. Khi thực hiện thử nghiệm kiểm toán, KTV lại cần phải lưu ý: - Nếu thực hiện thử nghiệm walk through, KTV phải thử nghiệm toàn bộ chu trình. - Hoạt động, chức năng càng quan trọng, càng cần thiết phải thu thập bằng chứng “cứng”. - Rủi ro còn lại càng cao, càng cần thiết phải có nhiều bằng chứng hơn. - Nên sử dụng thử nghiệm tuân thủ để kiểm tra những phạm vi đặc biệt mà lãnh đạo công ty, đối tượng kiểm toán quan tâm. - Thông qua thử nghiệm walk through, nếu có sự khác biệt giữa kiểm soát thực tế và quy định, KTV nên thực hiện thử nghiệm tuân thủ để xác định nguyên nhân. - KTV nên lưu ý tới những vấn đề lặp đi lặp lại qua các kỳ kiểm toán, soát xét khác nhau. Chương trình kiểm toán thể hiện quy trình thực hiện công việc của KTV theo cách hiệu quả và đồng nhất nhất. Bộ phận kiểm toán nội bộ có thể xây dựng chương trình kiểm toán chung nhất cho các hoạt động, chức năng điển hình, sử dụng cho nhiều kỳ kiểm toán và cho nhiều đối tượng kiểm toán. Đối với những công việc kiểm toán không đồng nhất giữa các kỳ kiểm toán và các đổi tượng kiểm toán, KTV vẫn có thể sử dụng quy trình kiểm toán chung sau khi đã thay đổi, bổ sung cho phù hợp với từng cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán phù hợp sẽ là kim chỉ nam cho KTV thu thập bằng chứng kiểm toán. KTV nên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để minh chứng cho kết luận kiểm toán. Có nhiều loại bằng chứng kiểm toán khác nhau, mỗi loại có giá trị sử dụng cũng như độ tin cậy khác nhau. Việc thực hiện công việc kiểm toán có thể sẽ gây cho đối tượng kiểm toán những đình trệ trong hoạt động thường ngày, do vậy, bộ phận kiểm toán nội bộ nên hạn chế tối đa những ảnh hưởng không đáng có. Sau khi chương trình kiểm toán được hoàn thiện, kế hoạch kiểm toán chi tiết cũng như lịch trình kiểm toán chi tiết có thể thay đổi, KTV ghi nhận kế hoạch thay đổi và gửi tới đối tượng kiểm toán. Trong kế hoạch thay đổi này nên bao gồm những thông tin như KTV sẽ thử nghiệm những giao dịch hay chức năng nào, cần có những hỗ trợ gì từ đơn vị được kiểm toán. Chứng từ, tài liệu thu thập được qua mỗi bước kiểm toán cần được phân tích, tổng hợp và thể hiện trên giấy tờ làm việc. Bảng 4: Độ tin cậy của các loại bằng chứng Loại bằng chứng Đáng tin cậy và giá trị nhất Ít tin cậy, ít giá trị hơn Các kỹ năng kiểm toán Quan sát, xác nhận Phỏng vấn Quan hệ với đối tượng kiểm toán Phòng, ban, chức năng độc lập bên ngoài Trực thuộc Dạng Viết Miệng Hình thức Văn bản chính thức Thông tin không chính thức Vị trí Hệ thống thực tế Hệ thống hỗ trợ Nguồn Kết quả công việc kiểm toán của KTV Khác 65Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 63 Khi phát hiện bất kỳ sai sót nào, KTV đều phải tóm tắt tình huống và ghi nhận những phát hiện có thể có. KTV có thể sử dụng “Bảng tổng hợp ban đầu” để tổng hợp các phát hiện đó. Bảng tổng hợp ban đầu này sẽ cung cấp cho KTV cũng như lãnh đạo đối tượng được kiểm toán những thông tin cần lưu ý, những “vùng” đặc biệt cần soát xét, và đây cũng là cơ sở để KTV phát triển báo cáo kiểm toán sau này. Đối với quy trình lập báo cáo kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty có thể áp dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ nên lập lịch trình theo dõi sau kiểm toán để đảm bảo những khuyến nghị của KTV đưa ra ở Báo cáo kiểm toán được thực hiện. KẾT LUẬN Ở nước ta hiện nay, trong xu thế nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp, các Tập đoàn tư nhân ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Cũng theo xu thế phát triển đó và do yêu cầu kiểm soát ngày càng cao hơn, kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp tư nhân cũng đang trong những bước đầu xây dựng và phát triển. Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán nội bộ ở các đơn vị này gặp không ít vướng mắc và vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, hoàn thiện và phát triển tổ chức công tác kiểm toán nội bộ, bao gồm các giải pháp về tổ chức và các giải pháp về hoàn thiện quy trình.. Xây dựng một quy trình kiểm toán dựa trên đặc điểm thực tế của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Trong đó, nhóm tác giả cũng nhận định rằng việc thay đổi tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, đảm bảo rằng bộ phận này phải trực thuộc một cấp cao đủ để không giới hạn phạm vi hoạt động, đồng thời phải được giao quyền hạn tương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị là một yêu cầu cấp thiết đối với tập đoàn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Alvin A. Arens & Jame Kloebbeck (1992), Kiểm toán (Bản dịch), Nxb Thống kê. [2]. Bộ môn Kiểm toán - Khoa Kế toán Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2009), Kiểm toán, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. [3].Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 ban hành và công bố sáu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 3). [4]. Bộ Tài chính (1997), Quyết định số 832TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 ban hành Quy chế Kiểm toán nội bộ. [5]. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 171/1998/TT/BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nước. [6]. Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn, Quy chế nội bộ [7]. Martin Grimwood - Đặng Kim Cương (dịch) (2008), Sổ tay kiểm toán nội bộ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. [8]. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2010), Luận án tiến sĩ - Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam. [9]. Nguyễn Quang Quynh (2009), Kiểm toán hoạt động, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [10]. PGS. TS Đặng Thái Hùng (2010), Một số ý kiến về: Củng cố và kiện toàn bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế, [11]. Victor Z. Brink and Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại (Bản dịch), Nxb Tài chính, Hà Nội. 66Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 64 SUMMARY SOLUTIONS TO IMPROVE INTERNAL AUDIT ACTIVITIES AT BAO SON TOURISM AND CONTRUCTION INVESTMENT GROUP JOINT STOCK COMPANY Phan Thi Thai Ha*, Nguyen Phuong Thao College of Economics and Business Administratrion - TNU Internal audit plays role as an effective management tool, help to identify and remedy weaknesses in the management system of the enterprise. Managers always want to get the true, accurate and in time information on the status of their business activities in order to make the right decisions. This is an essential need for any enterprise in market economy. Through the assessment of the status of the internal audit activities at Bao Son Tourism and Construciton Investment Group Joint Stock Company, this paper proposed the solutions to improve the internal audit in group joint stock Company - is a fairly new type of enterprise and business in various fields Keywords: Internal audit, Risk, Internal control, Group joint stock, Auditing Plan, Auditing pratcices Ngày nhận bài:1/2/2013, ngày phản biện: 20/2/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013 * Tel: 0986 060939, Email: thaiha.tueba@gmail.com 67Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_kiem_toan_noi_bo_tai_c.pdf
Tài liệu liên quan