Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ là dữ liệu lớn, điện toán đám mây

và kết nối Internet toàn diện đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.

Việc triển khai hệ thống thông tin kế toán nhằm quản lý các hoạt động tài chính kế toán có

hiệu quả là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa ngành xây dựng Việt

Nam. Bài viết tập trung phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với hệ

thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn

thiện hệ thống này.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h toán kế toán thủ công Excel Phần mềm kế toán riêng lẻ HTTT kế toán TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 691 mật thông tin trên các thiết bị di động và bảo mật kết nối từ Mobile Apps vào hệ thống xử lý tập trung chưa có các giải pháp triển khai hiệu quả. Theo đánh giá của (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016), mức độ triển khai HTTT kế toán của các doanh nghiệp xây dựng còn nhiều hạn chế. Việc triển khai ứng dụng HTTT thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào tầm nhìn cũng như quyết tâm của doanh nghiệp. Các HTTT kế toán hiện đang được triển khai có khoảng 66% thời gian của kế toán viên dành cho việc xử lý chứng từ, trong khi đó mô hình lý tưởng trong tương lai tỷ lệ này chỉ khoảng 11%. Để thực hiện được mô hình lý tưởng đó, HTTT kế toán vần có những giải pháp cụ thể được trình bày trong phần dưới đây. 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM Kết quả phân tích trên cho thấy để thích ứng với CMCN 4.0, doanh nghiệp xây dựng cần hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là kết nối băng thông rộng trong quy hoạch kinh tế để đạt được tăng trưởng bền vững. Doanh nghiệp cần hiểu rõ lợi ích thiết thực mà điện toán đám mây mang lại từ những đơn vị cung cấp nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới như: Microsoft, IBM, GE. Những doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và dịch vụ điện toán đám mây lớn ở Việt Nam như FPT, Viettel. Đồng thời, cần có chính sách ưu tiên cho điện toán đám mây như là một chất xúc tác mạnh, để kích hoạt quá trình chuyển đổi số thông qua ứng dụng dữ liệu lớn. Một số giải pháp công nghệ có thể được ứng dụng trong HTTT kế toán gồm: - Dịch vụ điện toán đám mây: giải quyết vấn đề lập báo cáo theo luật định và cung cấp báo cáo theo thời gian thực. Dịch vụ điện toán đám mây thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và lớn, là xu hướng xây dựng HTTT chung của các công ty đa quốc gia và tập đoàn lớn. Những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Google, Amazone, IBM sẽ cung cấp dịch vụ điện toán, máy chủ và nền tảng công nghệ xử lý dữ liệu. Việc ứng dụng dịch vụ này yêu cầu doanh nghiệp có một đội ngũ kỹ thuật riêng có thể thiết lập mô hình kinh doanh trên nền tảng điện toán đám mây đã được cung cấp. Việc thuê ngoài máy chủ và trung tâm dữ liệu giúp các doanh nghiệp đa quốc gia tiết kiệm được chi phí bảo trì và triển khai hệ thống trên khắp thế giới, giúp doanh nghiệp tập trung vào mô hình kinh doanh chính của họ. - Dịch vụ quản lý kế toán trên Web/Internet: Dịch vụ HTTT kế toán trên nền Web được xây dựng thành các mô hình hỗ trợ kế toán doanh nghiệp hướng dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp sẽ đăng ký 1 tài khoản trên nền tảng của dịch vụ và sử dụng công cụ được cung cấp thông qua giao diện trình duyệt trên máy tính cá nhân hoặc thiết bị di động. Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của bên cung cấp dịch vụ nên doanh nghiệp không mất thêm chi phí triển khai hệ thống và bảo trì. Dịch vụ này thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ không yêu cầu những chức năng kế toán chuyên biệt. - Dịch vụ quản lý kế toán trên điện thoại: Ứng dụng thiết bị di động là xu hướng mới nhất hiện nay trong ngành công nghệ nên việc xây dựng HTTT kế toán cũng không thoát khỏi xu hướng đó. Việc cho phép kết nối 24/7 từ thiết bị di động đến mạng dữ liệu sẽ giúp các doanh nghiệp giải phóng được không gian và thời gian làm việc của các nhân viên và nhân sự chủ chốt. Việc sử dụng thiết bị di động trong HTTT kế toán giúp cho hoạt động cập nhật dữ liệu diễn ra theo thời gian thực. - Khai phá dữ liệu lớn: dữ liệu lớn có được khi số hoá toàn bộ thông tin dự án, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phân tích và xử lý để hình thành tri thức doanh nghiệp. Đây là điểm giao thoa giữa ngành kế toán và khoa học máy tính và hệ thống thông tin. Khai thác dữ liệu lớn sẽ giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh. Khai phá dữ liệu lớn được ứng dụng trong việc giải quyết các vấn đề kế toán như tự động tạo báo cáo tương tác, kết hợp kế toán chi phí hiện hành và giá gốc, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro. - Tích hợp mô hình quản lý kế toán và quản lý xây dựng sử dụng nền tảng BIM (Building Information Model) cho ngành xây dựng: BIM là mô hình dữ liệu số của toàn bộ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 692 một dự án xây dựng (1 căn hộ, 1 toà nhà..), bao gồm tất cả thông tin của những thành phần nhỏ nhất như kết cấu, kiến trúc, nội thất. BIM thường được xem như là một bảng vẽ kỹ thuật 3D của công trình kết hợp với các dữ liệu khác liên quan đến việc xây dựng và hình mẫu công trình khi hoàn thiện. Sử dụng mô hình MIN khi tích hợp mô hình quản lý kế toán và quản lý xậy dựng sẽ tập hợp được toàn bộ thông tin liên quan đến dự án. Điều này giúp cho việc hạch toán công trình trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. - Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán: Việc đảm bảo HTTT kế toán hoạt động đúng và cung cấp thông tin kế toán tin cậy là yêu cầu tiên quyết đối với mỗi doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây dựng có quy mô lớn luôn có bộ phận kiểm toán hệ thống kế toán nhằm kiểm soát rủi ro. Các hướng nghiên cứu kiểm soát HTTT kế toán cần các giải pháp ngay trong giai đoạn xây dựng cũng như triển khai HTTT kế toán như quyết định lựa chọn mô hình phát triển, ngôn ngữ lập trình, lựa chọn hệ quản trị CSDL, kiểm soát hệ thống nhằm đảm bảo tính an toàn và toàn vẹn cho thông tin kế toán. 4. KẾT LUẬN Thế giới đang chuyển mình để hòa vào dòng chảy của cuộc CMCN 4.0. Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn. Các doanh nghiệp xây dựng đang từng bước chủ động chuẩn bị những nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết để tiếp cận thành tựu công nghệ mới từ cuộc cách mạng này. Bài báo đề xuất một số giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính kế toán, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và tạo ra động lực cạnh tranh mới tại các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ban Kinh tế Trung ương (2016), 'Cuộc CMCN lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam'. 2. Bộ Tài chính (2016), Đánh giá tác động của cuộc CMCN lần thứ tư đến kinh tế - tài chính Việt Nam. 3. Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức. 4. Đặng Kim Giao (2000), Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp xây dựng, Tạp chí Xây dựng,Trang: 20-21. 5. Dương Quang Thiện (2007), Hệ thống thông tin kế toán, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong doanh nghiệp,, Viện Tin học doanh nghiệp. 7. Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng và Phạm Quang Huy (2008), Hệ thống thông tin kế toán, Nhà xuất bản NXB Thống kê, Hà Nội. TIẾNG ANH 1. Boudreau M.C., D. Gefen và Straub D. W. (2001), Validation in Information Systems Research: A State of the Art Assessment, Tạp chí MIS Quarterly, Số 25,Trang: 1-16. 2. Gailly F; và G. L.; Geerts (2014), Business process modeling: an accounting information systems perspective, Tạp chí International Journal of Accounting Information Systems, Số 15(3),Trang: 185-192. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 693 3. Hermann, Pentek và Otto (2015), Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios. 4. Larry Hatheway (2016), Mastering the Fourth Industrial Revolution, Project Syndicate. 5. McMickle P.L. (1989), Accounting systems: Past, present anf future, Tạp chí The Accounting Systems Journal, Số 1(1). 6. Romney và Steinbart (2012), Accounting Information Systems, Nhà xuất bản New Jersey: Prentice Hall, 7. Suryawanshi và Mueedh (2014), Impact of E-Commerce on Accounting Information System in State Bank of India in Nanded City, Tạp chí Asian Journal of Management Sciences, Số 2(3),Trang: 211-213. SOLUTIONS FOR IMPROVING ACCOUNTING INFORMATION SYSTEMS IN VIETNAM CONSTRUSCTION COMPANIES IN THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION Abtract: The fourth industrial revolution, with its large data technology platform, cloud computing and comprehensive Internet connectivity, is becoming a concern of many countries in the world. The implementation of accounting information system to manage the financial accounting activities is a priority task in the roadmap industrialization of construction industry in Vietnam. This paper focuses on analyzing the impact of the 4.0 technology revolution on accounting information system in Vietnamese construction companies and proposes solutions to improve this system. Keywords: The fourth industrial revolution, construction companies, accounting information system.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_he_thong_thong_tin_ke_toan_tai_cac_doan.pdf