Giải pháp để sinh viên khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học (NCKH) chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và

trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng. Chính vì lý do đó, hoạt

động NCKH tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các Trường Đại học, Cao đẳng được chú trọng và

khuyến khích phát triển. Đặc biệt trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trong những năm

qua hoạt động NCKH từng bước cải thiện rõ rệt và ngày càng tích cực lớn mạnh. Tôi nhận thấy

rằng, bên cạnh những điểm sáng đáng khen ngợi, hoạt động này còn nhiều hạn chế và cần có

được sự quan tâm nhiều hơn từ phía nhà trường, các giảng viên với vai trò là người định hướng,

hướng dẫn đề tài; và nhất là từ các bạn sinh viên. Trong bài viết này tôi có mong muốn chia sẻ một

số quan điểm, nhận định của mình về hoạt động NCKH đến với các bạn sinh viên nói chung và các

bạn sinh viên tại khoa TC-TM (HUTECH) nói riêng. Qua khảo sát thực trạng hiện nay, lấy ý kiến đóng

góp từ các bạn, tôi có đưa ra vài lý do đối với việc sinh viên còn hạn chế về tham gia NCKH cũng

như đề xuất một số giải pháp khắc phục giúp các bạn tự tin tham gia nghiên cứu khoa học hơn tại

Khoa, cùng lan tỏa nhiệt huyết NCKH đến các bạn chưa biết, và chưa được hay mong muốn tham

gia NCKH. Khi có bạn đồng hành, GV hướng dẫn, có sự tự tin, có kiến thức, có phương pháp nghiên

cứu sẽ giúp các bạn SV cảm thấy Nghiên cứu khoa học không phải là một cái gì đó thật xa lạ mà là

một điều rất thân quen và không kém phần hấp dẫn.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp để sinh viên khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1074 GIẢI PH P ĐỂ SINH VI N KH T I CH NH  THƯƠNG ẠI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH (HUTECH) U N T ĐẾN VIỆC NGHI N CỨU KH HỌC Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Phạm Nhật Anh, Võ Thị Hiếu Thảo, Nguyễn Thị Thúy Kiều, B i Quang Huy Khoa Tài chính – Thương mại, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD T T n Văn T ng T TẮT Nghiên cứu khoa học (NCKH) chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng. Chính vì lý do đó, hoạt động NCKH tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các Trường Đại học, Cao đẳng được chú trọng và khuyến khích phát triển. Đặc biệt trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trong những năm qua hoạt động NCKH từng bước cải thiện rõ rệt và ngày càng tích cực lớn mạnh. Tôi nhận thấy rằng, bên cạnh những điểm sáng đáng khen ngợi, hoạt động này còn nhiều hạn chế và cần có được sự quan tâm nhiều hơn từ phía nhà trường, các giảng viên với vai trò là người định hướng, hướng dẫn đề tài; và nhất là từ các bạn sinh viên. Trong bài viết này tôi có mong muốn chia sẻ một số quan điểm, nhận định của mình về hoạt động NCKH đến với các bạn sinh viên nói chung và các bạn sinh viên tại khoa TC-TM (HUTECH) nói riêng. Qua khảo sát thực trạng hiện nay, lấy ý kiến đóng góp từ các bạn, tôi có đưa ra vài lý do đối với việc sinh viên còn hạn chế về tham gia NCKH cũng như đề xuất một số giải pháp khắc phục giúp các bạn tự tin tham gia nghiên cứu khoa học hơn tại Khoa, cùng lan tỏa nhiệt huyết NCKH đến các bạn chưa biết, và chưa được hay mong muốn tham gia NCKH. Khi có bạn đồng hành, GV hướng dẫn, có sự tự tin, có kiến thức, có phương pháp nghiên cứu sẽ giúp các bạn SV cảm thấy Nghiên cứu khoa học không phải là một cái gì đó thật xa lạ mà là một điều rất thân quen và không kém phần hấp dẫn. Từ kh a Khoa Tài chính – Thương mại, NCKH, sinh viên. 1 Ở ĐẦU Hoạt động khoa học và công nghệ (KH và CN) nói chung và nghiên cứu khoa học (NCKH) nói riêng trong các Trường Đại học (ĐH) không chỉ là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn là hoạt động tạo ra tri thức mới, sản phẩm mới, cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, việc NCKH trong các Trường Đại học còn nhiều vấn đề cần đặt ra. Hầu hết hoạt động của các Trường Đại học ở Việt Nam chỉ mới chú trọng công tác đào tạo, giảng dạy, còn hoạt động nghiên khoa học chưa được quan tâm đẩy mạnh, cho nên yếu cả về chất lượng và số lượng. Nghiên cứu khoa học (NCKH) chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng. 1075 Chính vì lý do đó, hoạt động NCKH tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các trường cao đẳng, đại học được chú trọng và khuyến khích phát triển. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), những năm qua, hoạt động NCKH trong các trường ĐH có những bước cải thiện rõ rệt. Ví dụ cụ thể và thực tế tại trường HUTECH “Theo kết quả từ Vòng Chung khảo Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2019 vừa khép lại, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) xuất sắc giành được 12 giải thưởng. Trong đó, 12 giải thưởng mà sinh viên HUTECH xuất sắc “ẵm” về năm nay có 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 09 giải Khuyến khích. Được biết, 09 đề tài đạt giải Khuyến khích còn lại là sản phẩm nghiên cứu của sinh viên các đơn vị: Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Viện Kỹ thuật HUTECH, khoa Dược, khoa Công nghệ thông tin, khoa Tài chính – Thương mại, khoa Xây dựng. Sở hữu 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 09 giải Khuyến khích, thành tích NCKH của sinh viên HUTECH ngày càng được nối dài qua từng năm.” Những thành tích đáng tự hào đó là 1 nguồn động lực to lớn để sinh viên HUTECH nói chung và sinh viên Khoa Tài chính – Thương mại nói riêng cùng cố gắng phấn đấu, phát triển tốt hơn, tham gia NCKH tích cực hơn, Nhưng để các bạn sinh viên cùng quan tâm, nhiệt tình tham gia vào NCKH đặc biệt là các bạn sinh viên Khoa Tài chính – Thương mại nói riêng vẫn còn là 1 vấn đề nan giải. 2 THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN HUTECH KH T I CH NH-THƯƠNG ẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tại khoa Tài chính – Thương mại trường Hutech chúng tôi đã thực hiện khảo sát đối với 120 sinh viên ở những năm khác nhau và thu về được 110 phiếu khảo sát hợp lệ, số liệu tốt để làm bài nghiên cứu. Trong đó có 18.2% là sinh viên năm nhất; 36,4% là sinh viên năm 2; 27,3% là sinh viên năm 3 và 18,2% là sinh viên năm cuối. Sau khi thống kê kết quả, chúng tôi nhận thấy điều đáng mừng ở đây: Đa phần sinh viên Khoa TC- TM các bạn hầu như đều đã nghe qua, biết đến hoạt động NCKH tại khoa. Có đến 36,4% sinh viên đã có nghe qua và biết đến, đặc biệt hơn trong cuộc khảo sát này các bạn sinh viên đã hoặc đang tham gia NCKH chiếm phần lớn lên đến (63,6%) cao hơn rất nhiều so với trước đây. 1076 Có thể nói trong những năm gần đây hoạt động NCKH đã thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, và việc mong muốn được cùng tham gia NCKH của sinh viên tại khoa TC-TM chiếm số lượng đông đảo (90,9% sinh viên mong muốn cùng tham gia NCKH) bên cạnh đó vẫn còn số ít (9,1% trên số lượng được khảo sát) các bạn không muốn tham gia mặc dù có thể các bạn đều biết đến, và việc các bạn biết đến các hoạt động Hội thảo/workshop về NCKH hỗ trợ sinh viên còn nhiều (36.4% các bạn không biết đến hoạt động hỗ trợ NCKH này). Để tìm ra được giải pháp để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của sinh viên Hutech Khoa Tài chính – Thương mại, đối với nghiên cứu khoa học trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của thực trạng trên. 1077 3 NGUYÊN NHÂN Sau khi tổng hợp kết quả, cũng như khảo sát ý kiến sinh viên về việc muốn hay không muốn NCKH nhóm nhận ra rằng, có những nguyên nhân chính dẫn đến nghiên cứu khoa học vẫn chưa thân quen với sinh viên sau: Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với nghiên cứu khoa học: Có khoảng 63,6% sinh viên trong khảo sát có hướng nhìn nhận đúng về nghiên cứu khoa và nhận ra được lợi ích của nó đối với việc nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng mềm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học và cho rằng đó chỉ là công việc của những người có trình độ cao hơn. Và dù phần lớn sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của nó nhưng rất ít sinh viên tham gia NCKH. Từ đó cho thấy, nghiên cứu khoa học chưa trở thành thói quen, thành niềm đam mê trong sinh viên ở trường nói chung và tại khoa nói riêng. Còn nhiều trở ngại khi nghiên cứu khoa học: Trong quá trình sinh viên nghiên cứu khoa học vẫn còn rất nhiều trở ngại. Trong đó nhiều nhất là các vấn đề là: Khó chọn đề tài, không biết phương pháp nghiên cứu, không có người hướng dẫn và không đủ kiến thức... Còn nhiều vấn đề phải đối mặt khi nghiên cứu khoa học khiến nhiều sinh viên ngần ngại, không dám đăng ký tham gia, hay sớm chán nản bỏ cuộc... Các cuộc thi, hội thảo về nghiên cứu khoa học chưa thật sự thu hút: Sẽ tốt hơn nếu mở nhiều cuộc thi và hội thảo về nghiên cứu cho sinh viên tham gia nhưng càng sẽ tốt hơn nữa nếu đề tài đó thật sự gây hứng thú cho sinh viên và kết quả của quá trình nghiên cứu ấy có thể áp dụng vào thực tiễn. Các cuộc thi, hội thảo học thuật hiện tại đa phần chỉ dừng ở mức trên lý thuyết. Đó chính là một trong những hạn chế cần được khắc phục. Vì lý thuyết chỉ cho chúng ta thấy được một mặt của vấn đề, muốn hiểu rõ hơn và thành công hơn trong lĩnh vực nào đó hiểu biết rõ về thực tiễn mới là điều quan trọng thực sự Kỹ năng làm việc nhóm chưa cao: Một trong những khó khăn nữa của SV khi tham gia hoạt động NCKH là kỹ năng làm việc nhóm còn nhiều khiếm khuyết. Nhiều nhóm nghiên cứu đã không đi đến được chặng cuối do mâu thuẫn trong nội bộ nhóm về vấn đề phân công công việc, định hướng, trách nhiệm, Nguyên nhân của tình trạng này là do SV chưa hình thành được ý thức hoạt động tập thể, trái lại, các bạn đang có xu hướng cô lập mình với thế giới bên ngoài khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Cách nhìn nhận ở bản thân: Đối với sinh viên đại học, tự học chiếm phần rất lớn nếu muốn có được kết quả học tập cao cũng như đạt được nhiều kiến thức hơn. Và chúng ta vẫn còn quá thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Chúng ta chỉ nhận khi có người đưa đến nơi rất ít người thật sự chủ động trong việc chinh phục kiến thức của mình. Theo quan điểm cá nhân một số bạn về chế độ đãi ngộ cho hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thật sự hấp dẫn. Một số bạn cho rằng đi làm thêm, làm việc bên ngoài xã hội dễ kiếm tiền hơn, nhẹ nhàng hơn, thêm kinh nghiệm, tốn ít thời gian đầu tư hơn là làm khoa học. Bên cạnh đó việc quản lý không tốt thời gian, tiền bạc và các nguồn lực khác là những trở ngại lớn đối với NCKH trong SV vì hoạt động này đòi hỏi một sự đầu tư nghiêm túc, có kỷ luật và kiên nhẫn đi từ đầu đến cuối chặng đường. 1078 4 BIỆN PH P Để khuyến khích sinh viên đến với nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu ở giảng đường, theo chúng tôi cần thực hiện những giải pháp sau đây: Một là, cần cải tiến các đề tài, phạm vi nghiên cứu đề tài. Ý kiến của sinh viên cũng cho rằng các đề tài do trường tổ chức đa phần khô khan, không tạo được hứng; lý thuyết nhiều hơn thực tiễn, khó áp dụng được vào thực tế; Vậy tại sao ta không thử mở rộng các đề tài không chỉ trong chuyên ngành mà còn là các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị nhức nhối hiện nay để tạo thêm hứng khởi cho sinh viên tham gia. Hai là, mở rộng hình thức tuyên truyền đẩy mạnh công tác thu hút sinh viên. Vì thường sinh viên hay có tâm trạng “đông mới vui”, vậy nên nếu thấy bạn mình tham gia nhiều thì cũng sẽ muốn tham gia cùng ( sinh viên sẽ tham gia nếu có bạn bè cùng tham gia) Ba là, nên mở rộng kiến thức dạy trong chương trình học, tránh tình trạng sinh viên gặp phải là kiến thức học một nơi đề tài đi một nẻo dễ gây cảm giác chán nản và sự bất lực trong việc tìm kiếm thông tin bản thân không nắm rõ. Bốn là, ngoài chờ GV hướng dẫn- khuyến khích sinh viên tự lập nhóm tự tìm tòi theo ý thích bản thân. Tuy nhiên để tự học, tự nghiên cứu có kết quả, SV cần được bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Nội dung bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho SV bao gồm các vấn đề như: Cách lập thư mục cho một chủ đề; cách đọc các loại tài liệu; cách thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau; cách xác định một đề tài NCKH; cách thu thập và xử lý các kết quả điều tra... Cuối cùng, nên hoạt động cùng làm việc nhóm 1 cách hiệu quả. Khi lựa chọn nhóm, cần lưu ý đến tính cách và quan điểm của các cá nhân sao cho mọi người có thể hiểu và làm việc cùng nhau. Bên cạnh đó, nhóm cần chọn ra một nhóm trưởng có tiếng nói và có thể đại diện nhóm giải quyết những công việc chung. Nhóm trưởng phải là người có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng quản lý tốt, phân công công việc hợp lý, đôn đốc việc hoàn tất công việc một cách khéo léo nhưng hiệu quả. Vì vậy, việc lựa chọn nhóm trưởng cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Ngoài ra, để có thể thu hút được sự quan tâm của sinh viên đối với nghiên cứu khoa học. Cần phải có sự hợp tác giữa cả hai bên: Đối với sinh viên, cần phải chủ động hơn với việc học tập của mình. Nhìn nhận ra được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với quá trình học tập. Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình (bao gồm sự phụ hợp về kiến thức, thời gian, tài lực ) Nhà trường cần phải tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để sinh viên phát huy khả năng của mình ở mức tối đa. 1079 5 KẾT UẬN Hoạt động NCKH mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của đời sống xã hội và đất nước. Thực tế vẫn còn có nhiều rào cản từ nhiều phía đối với hoạt động này, và điều đó cũng đã làm nản lòng không ít các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên. Mặc dù vậy, theo quan điểm của tôi, sức mạnh và ý chí nội tại giữ vai trò quan trọng. Mong rằng các bạn SV sẽ tích cực tham gia hoạt động NCKH giữa cuộc sống, công việc và việc học, NCKH trong SV sẽ tiếp tục một mảng sáng trên bức tranh NCKH của Việt Nam ta trong thời gian đến đặc biệt là sinh viên tại Khoa TC-TM HUTECH. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An (2012), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. [2] Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 17/01/2004/QÐ-TTg về việc phê duyệt Ðề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. [3] Phạm Thị Lan Anh (2013), Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với NCKH trong các Trường Đại học ở Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ. [4] Nguyễn Trần Bạt (2005), Cải cách và sự phát triển, NXB Hội Nhà văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_de_sinh_vien_khoa_tai_chinh_thuong_mai_truong_dai.pdf
Tài liệu liên quan