Mọi thương hiệu đều mơ ước trở thành sự lựa chọn thường xuyên và
trung thành của người tiêu dùng. Muốn vậy, bên cạnh sự đảm bảo về
chất lượng, mạng lưới phân phối thuận tiện, giá cả cạnh tranh, mẫu
mã đa dạng., sản phẩm của thương hiệu ấy còn phải thể hiện được
cá tính của người sử dụng.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp chuyển tải tính cách thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp chuyển tải tính cách thương hiệu
Mọi thương hiệu đều mơ ước trở thành sự lựa chọn thường xuyên và
trung thành của người tiêu dùng. Muốn vậy, bên cạnh sự đảm bảo về
chất lượng, mạng lưới phân phối thuận tiện, giá cả cạnh tranh, mẫu
mã đa dạng..., sản phẩm của thương hiệu ấy còn phải thể hiện được
cá tính của người sử dụng.
Tuy nhiên, việc truyền thông các đặc trưng thể hiện tính cách thương hiệu
không đơn giản. Và một trong những giải pháp marketing được áp dụng
ngày càng nhiều là sử dụng đại sứ thương hiệu.
“Chân dung” đại sứ thương hiệu
Đại sứ thương hiệu (ĐSTH) là một cá nhân, một biểu trưng, một nhân vật
hoạt hình đại diện cho thương hiệu trong truyền thông, giao tiếp với khách
hàng. Samurai sử dụng hình ảnh một võ sĩ đạo đại diện cho mình với
mong muốn mang đến sức mạnh và lòng dũng cảm cho người dùng.
Người máy Ashima đại diện cho thương hiệu Honda giao tiếp với khách
hàng, nhằm chuyển đến người tiêu dùng khát khao chinh phục những giấc
mơ.
Có thể tạm chia cá nhân ĐSTH thành hai nhóm:
* Nhóm 1: ĐSTH hàm chứa những đặc trưng phản ánh được cá tính
thương hiệu, nhưng chưa phải là những nhân vật được nhận diện rộng rãi
trong công chúng. Nhân vật làm ĐSTH có thể cũng sẽ nổi danh khi được
truyền thông với vai trò là đại sứ của một thương hiệu.
Khi chọn hoặc sáng tạo ra ĐSTH ở nhóm này, các chuyên gia marketing
sẽ tìm những cá nhân có khả năng tạo ra sự liên tưởng mạnh mẽ và trung
thực nhất về tính cách thương hiệu mà khách hàng mục tiêu có thể nhận
ra.
* Nhóm 2: ĐSTH ngoài việc có đặc trưng phù hợp với cá tính thương hiệu,
còn có độ nhận biết và ưa thích cao trong xã hội hay trong một cộng đồng
cụ thể. Đại sứ nhóm này thường là những ngôi sao trong lĩnh vực điện
ảnh, sân khấu, thể thao hay khoa học. Những người này, theo cách gọi
nôm na, là người của công chúng.
Việc lựa chọn một người của công chúng thường giúp thương hiệu nhanh
chóng đi vào trí nhớ và chiếm được niềm tin của khách hàng, vì những
người này thường tạo ra quanh họ một cộng đồng, một niềm tin, một khối
trung thành nhất định (fan club).
Ở chiều ngược lại, chính những nỗ lực truyền thông bài bản, đa diện, đa
chiều từ một nguồn ngân sách không nhỏ đã góp phần tích cực trong việc
nâng cao danh tiếng của ĐSTH.
Đa dạng cách sử dụng
Việc sử dụng ĐSTH trong hoạt động marketing ở Việt Nam không mới,
nhưng cũng chưa phổ biến. Những người lớn tuổi chắc còn nhớ xà bông
Cô Ba, kem đánh răng Hynos, dầu gió lạc đà tiêu dùng phổ biến trước năm
1975.Các thương hiệu này đã có những ĐSTH trong lòng người tiêu dùng
Việt Nam.
Khoảng 5 năm trở lại đây, bên cạnh việc triển khai các giải pháp marketing
bề nổi như giới thiệu sản phẩm thông qua các công cụ truyền thông, một
số doanh nghiệp đã bắt đầu tập trung truyền thông về tính cách, đẳng cấp
thương hiệu thông qua những chương trình marketing đồ sộ về cả về ngân
sách lẫn quy mô hoạt động. Và ĐSTH đã xuất hiện, như Mỹ Tâm với thông
điệp Tôi yêu Việt Nam của Honda Việt Nam, Hồ Ngọc Hà với Sống là
không chờ đợi của dầu gội Sunsilk...
Có thể nói, mỗi ngày công chúng đều đón nhận thêm những thông tin dạng
như MC L. “không sợ nóng”, ngôi sao H. đại diện cho hãng xe A, hoa hậu
Th. đại diện cho thương hiệu L., huấn luyện viên C. vừa kéo dài hợp đồng
làm ĐSTH cho bia Z., vân vân. Có thương hiệu mời đến vài ba ngôi sao
làm đại sứ, và cũng có đại sứ đại diện cho vài ba thương hiệu. Có cả
“thương hiệu nội” mời “đại sứ ngoại”, nhưng phổ biến hơn cả là kiểu
“thương hiệu ngoại” chọn “đại sứ nội”.
Không thể phủ nhận vai trò của ĐSTH trong hoạt động marketing, nhưng
việc truyền thông thương hiệu thông qua đại sứ cũng luôn ẩn chứa nhiều
rủi ro. Thực tế cho thấy, sự tin yêu của công chúng đối với thương hiệu
một phần là nhờ vào hình ảnh cá nhân của người đại diện.Chính vì vậy,
khi danh tiếng, sức hút của đại sứ suy giảm, ắt sẽ ảnh hưởng đến thương
hiệu mà họ đại diện.
Đặc biệt, khi ĐSTH gặp những sự cố nghiêm trọng như vi phạm luật pháp,
vượt quá chuẩn mực về văn hóa hoặc làm mất niềm tin của người hâm mộ
(công chúng) thì rủi ro với doanh nghiệp là rất lớn.
Nếu nhân vật đóng vai trò đại sứ bị tẩy chay thì thương hiệu cũng có nguy
cơ chịu chung số phận. Còn trong trường hợp ĐSTH chính là chủ thương
hiệu thì rủi ro càng khôn lường, thậm chí có thể chôn vùi cả một doanh
nghiệp. Do vậy, việc dùng ĐSTH như một giải pháp marketing, cũng như
việc chọn nhân vật đảm nhận vai trò này là việc làm đòi hỏi sự cẩn trọng và
bản lĩnh nơi người sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20100826_giai_phap_chuyen_tai_tinh_cach_thuong_hieu_2888.pdf