Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Kế toán giá trị hợp lý trong ngân hàng là thực sự cần thiết bởi đối tượng

kế toán ngân hàng chủ yếu là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng thường

xuyên biến động theo giá thị trường. Các ngân hàng cần công bố thông tin về các

đối tượng kế toán theo nguyên tắc giá trị hợp lý thay vì nguyên tắc giá gốc để phản

ánh đúng giá trị thực của chúng, đảm bảo cho các thông tin được cung cấp một

cách trung thực, hợp lí, minh bạch hơn, giúp cho những người sử dụng thông tin có

hiệu quả hơn. Cùng với xu hướng hội nhập kế toán quốc tế, việc áp dụng kế toán giá

trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là một xu

thế tất yếu. Dựa trên tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng

kế toán giá trị hợp lý, bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu, khảo sát thực tế, phân

tích thống kê cho kết quả xác định 05 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế

toán giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm: cảm nhận về

lợi ích và bất lợi của giá trị hợp lý, môi trường pháp luật, môi trường nghề nghiệp,

môi trường kinh doanh và môi trường kinh tế. Đây là cơ sở đề xuất giải pháp áp

dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam trong thời gian tới.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tắc kế toán liên quan đến GTHL. Các qui định về GTHL được đề cập trong Điều số 3, số 6 và số 28 trong Luật Kế toán năm 2015. Tuy nhiên, trong Điều 6 Khoản 1 lại có qui định: “Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc” là không tương thích với qui định của IFRS (IFRS qui định tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính khi ghi nhận ban đầu được xác định theo GTHL). Do vậy, để có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam thì cần phải nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung các văn bản từ cấp cao nhất là Luật Kế toán cho đến các chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn theo hướng tiếp cận với hệ thống chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là: sửa đổi nguyên tắc giá gốc trong Luật Kế toán số 88/2015/QH13 theo hướng không quy định cụ thể trong Luật vì đã có quy định trong Chuẩn mực chung, tức là chỉ cần quy định “các nguyên tắc kế toán áp dụng phải tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực chung”; nghiên cứu ban hành Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021 các chuẩn mực kế toán về GTHL và công cụ tài chính theo lộ trình phù hợp; rà soát chỉnh sửa, cập nhật đối với các chuẩn mực kế toán hiện có về GTHL cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế và ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể việc đo lường công cụ tài chính, đối tượng kế toán chủ yếu của ngân hàng. Tất cả những công việc trên cần có một cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện, do vậy cần thành lập Ủy ban Chuẩn mực kế toán Việt Nam với nòng cốt là thành viên của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành ở các trường đại học, duy trì hoạt động thường xuyên và liên tục, chịu sự giám sát của Hội đồng quốc gia về kế toán, Vụ chế độ kế toán - Bộ Tài chính. Ủy ban này có vai trò soạn thảo, ban hành CMKT và các hướng dẫn, tham gia giám định và xử lý các tranh chấp về kế toán. Điều này có ý nghĩa quyết định trong việc cập nhật hệ thống CMKT Việt Nam theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và quốc tế, tăng cường sự bình đẳng trước các quy tắc nghề nghiệp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người làm nghề, tăng tính độc lập xét đoán trong các ước tính kế toán đặc biệt là đo lường theo GTHL của doanh nghiệp và người làm nghề. 5.3. Nhóm giải pháp về môi trường nghề nghiệp - kế toán Thứ nhất, cần nâng cao vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp kế toán. Theo đó, cần có các giải pháp gia tăng vai trò quản lý, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho người làm nghề kế toán; Giao quyền tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề cho hội nghề nghiệp; nâng cao uy tín hội nghề nghiệp; và đẩy mạnh hoạt động giao lưu trao đổi quốc tế với các hội nghề nghiệp ở các quốc gia trên thế giới để học tập kinh nghiệm điều hành, phát triển hội. Thứ hai, cần nâng cao trình độ hiểu biết của người làm nghề kế toán về GTHL. Trong đó quan trọng là các trường đại học, tổ chức đào tạo kế toán cần đi đầu trong việc bắt kịp xu hướng phát triển của GTHL để nghiên cứu đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên; các doanh nghiệp nói chung và NHTM cần tạo điều kiện cho nhân viên kế toán học tập nâng cao trình độ, có chế độ đãi ngộ phù hợp với những người có trình độ chuyên môn cao; phát huy năng lực tự nghiên cứu của người làm kế toán Việt Nam, đây được xem là giải pháp đơn giản nhưng hữu hiệu nhất. 5.4. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh Để cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ cần có chiến lược để từng bước hoàn thiện hệ thống thị trường hoạt động; xây dựng thị trường hàng hoá và thị trường tài chính theo hướng ngày càng minh bạch để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm dữ liệu tham chiếu để đo lường GTHL. Một là, hoàn thiện các điều kiện hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa cho các mặt hàng mà người dân và doanh nghiệp có nhu cầu mua bán hợp pháp nhằm mở rộng các mặt hàng được phép giao dịch trên sàn. Hai là, hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu. Ba là, ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin vào việc quản lý điều hành giá cả thị trường, xây dựng các sàn giao dịch trực tuyến. 5.5. Nhóm giải pháp tạo sức ép buộc các ngân hàng thương mại áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế Đối với các NHTM Việt Nam hiện nay, việc áp dụng tự nguyện kế toán GTHL còn chưa phổ biến, một trong những nguyên TRỊNH HỒNG HẠNH 49Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng nhân được các chuyên gia chỉ ra là do Chính phủ chưa định hướng mạnh mẽ cho việc áp dụng IFRS; Các NHTM Việt Nam đa phần nhỏ, chưa chú trọng vào thu hút vốn trên thị trường quốc tế. Do vậy cần phải thực hiện những giải pháp sau để tạo sức ép, buộc các NHTM áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế: Thứ nhất, Chính phủ cần công bố chính thức trên phương diện quốc tế, đưa ra cam kết cụ thể để đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng IFRS. Đồng thời, cần có sự điều hành chỉ đạo của Chính phủ trong việc tuyên truyền quảng bá cho việc áp dụng IFRS. Phải xác định việc hoà hợp hay hội tụ với kế toán quốc tế không phải là việc riêng của Bộ Tài chính mà cần có sự vào cuộc của các Bộ, Ban ngành có liên quan. Thứ hai, Bộ Tài chính cần sớm quyết định và tuyên bố lộ trình cũng như lựa chọn mô hình áp dụng IFRS phù hợp với Việt Nam. Việc tuyên bố lộ trình là cần thiết để có mục tiêu hành động rõ ràng. 6. Kết luận Bài viết đã tổng hợp các tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán GTHL để xây dựng mô hình nghiên cứu, lấy phiếu khảo sát thực tế và kiểm định bằng công cụ thống kê SPSS để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố cản trở hoặc là làm cho việc sử dụng GTHL cũng như quá trình hội tụ với IFRS của Việt Nam còn diễn ra chậm chạp sắp xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu bao gồm: cảm nhận về bất lợi của GTHL, môi trường pháp luật, môi trường nghề nghiệp, môi trường kinh doanh và môi trường kinh tế; Nhân tố đang tạo ra động lực lớn nhất cho việc sử dụng GTHL tại các NHTM Việt Nam cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ sử dụng GTHL là Cảm nhận về lợi ích của GTHL. Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng mạnh yếu của các nhân tố đó, bài viết đã đưa ra các nhóm giải pháp tương ứng nhằm áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn có hạn chế là việc thu thập thông tin từ các NHTM Việt Nam chưa phân biệt được theo quy mô ngân hàng. Điều này cũng có ảnh hưởng đến việc nhận thức, nhu cầu và khả năng áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa, mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xem xét ảnh hưởng của các nhân tố (biến độc lập) đến việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam (biến phụ thuộc). Trong thực tế thì các mối quan hệ sẽ phức tạp hơn, những biến độc lập sẽ có những mối quan hệ, có ảnh hưởng lẫn nhau và còn chịu ảnh hưởng bởi cơ chế thực thi pháp luật. Do vậy, kết quả nghiên cứu mang tính chất là những phác thảo ban đầu, cho cái nhìn cơ bản về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam ■ Tài liệu tham khảo Archambault, J. J., and Archambault, M. E. (2003), A multinational test of determinants of corporate disclosure, The International Journal of Accounting, 38, 173–194. Ashraf, J., and Ghani, W. I. (2005), Accounting development in Pakistan, The International Journal of Accounting, 40, 175–201. Askary, S. (2006), Accounting professionalism – a cultural perspective of developing countries, Managerial Auditing Journal, 21(1), 102-111. Bộ Tài chính (2008), 26 CMKT Việt Nam (2001-2006), Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021 Chand, P., and Patel, C. (2008), Convergence and harmonization of accounting standards in the South Pacific region, Advances in Accounting, incorporating Advances in International Accounting, 24, 83–92. Chen, S., Sun, Z., and Wang, Y. (2002), Evidence from China on whether harmonized accounting standards harmonize accounting practices, Accounting Horizons, 16(3), 183-197. Dương Thị Thảo (2013), Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán DN Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Floropoulos, I. (2006), IFRS- First time users: some empirical evidence from Greek companies, SPOUDAI, 56(3), 39- 70. Francis, J., Schipper, K. & Vincent, L. (2002), Earnings announcements and competing information, Journal of Accounting and Economics, 33, 313-342 Gray, S. J. (1988), Towards a theory of cultural influence on the development of accounting systems internationally, Abacus, 24, 1-15. Hà Thị Ngọc Hà (2016), Cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế với việc góp phần tăng cường chất lượng báo cáo tài chính được kiểm toán, truy cập ngày 15/7/2016, từ org.vn/. Hair, J.F. Jr., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C. (1998), Multivariate Data Analysis, (5th Edition), Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích Dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Đại học Kinh tế TP HCM. Hofstede G. (1980), Culture’s consequences: international differences in work-related values, Bevarly HILLS, CA: Sage. Hofstede G. (1983), The cultural relativity of organizational practices and theories, Journal of International Business Studies, 14(2), 75-89. Hofstede G. (1984), Cultural Dimensions in Management and Planning, Asian and Pacific Journal of Management, 83-84. Hung, M,. and Subramanyam, K. R. (2007), Financial statement effects of adopting international accounting standards: the case of Germany, Review of Accounting Studies, 12(4), 623-657. IFRS 13- Fair Value Measurement; IFRS 9 Financial Instruments ; IAS 32 Financial Instruments: Presentation; IAS 39: Financial Instruments: Recognition and Measurement, https://www.iasplus.com/en/standards Irvine, H. (2008), The global institutionalization of financial reporting: the case of the United Arab Emirates, Accounting Forum, 32, 125–142. Irvine, H. J., and Lucas, N. (2006), The rational and impact of the adoption of International Financial Reporting Standards: the case of the United Arab Emirates, 18th Asian-Pacific Conference on International Accounting Issues, 1-22. Joshi, P. L., and Ramadhan, S. (2002), The adoption of international accounting standards by small and closely held companies: evidence from Bahrain, The International Journal of Accounting, 37, 429-440. Lê Hoàng Phúc (2012), Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam, Tạp chí kiểm toán, Số 1. Lundqvist, P., Marton, J., Pettersson, A. K., and Rehnberg, P. (2008), IFRS -implementation in listed companies- identification of factors leading to inconsistent application, Conference paper, School of Business, Economics and Law, Gothenburg University. Mai Ngọc Anh (2011), Có nên sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá duy nhất trong kế toán tài chính, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, số tháng 3. Nguyễn Thế Lộc, 2010, Tính thích hợp và đáng tin cậy của giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 3. Perera, H., and Baydoun, N. (2007), Convergence with International Financial Reporting Standards: the case of Indonesia, Advances in International Accounting, 20, 201–224. Spathis, C., and Geograkopoulou E. (2007), The adoption of IFRS in South Eastern Europe: the case of Greece. Int. J. Financial Services Management, 2(1/2), 50-63. Quốc hội, 2015, Luật kế toán Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_ap_dung_ke_toan_gia_tri_hop_ly_theo_chuan_muc_quoc.pdf