Khủng hoảng nợ công của châu Âu đang lan sang Italy, nền kinh tế lớn thứ ba ở khu vực đồng Euro. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào đồng tiền chung của khu vực này và tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng.
Trong thời điểm năm ngoái đến nay, có lẽ mối quan tâm lớn nhất trên thị trường kinh tế thế giới đó là khủng hoảng nợ công từ các quốc gia châu Âu và những ảnh hưởng của vấn đề này tới đồng tiền EUR. Các vấn đề xoáy sâu vào sự tồi tệ của những khoản nợ của các quốc gia này đã nâng lên theo thời gian.
Cũng trong thập kỷ trước, người còn chưa tưởng tượng được rằng một quốc gia châu Âu nào đó có thể vỡ nợ. Nhưng tại thời điểm này, nỗi lo sợ đó lại trở thành sự thực. Ảnh hưởng của việc này rất to lớn đối với toàn bộ thị trường bởi các quốc gia không phải như những nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ là cả khối tài sản lớn. Vì thế, khi không có luồng tiền để dành cho khả năng trả nợ, họ sẽ thanh khoản in tiền bằng các này hay cách khác để trang trải nợ nầy.
Một ảnh hưởng mạnh nữa của nợ công châu Âu đến với giá vàng đó là đồng EUR. Đồng tiền này đã từng là trọng yếu đối với đồng USD mà USD lại được định giá cho kim loại vàng.
Khủng hoảng của nợ công châu Âu bắt đầu từ Hy Lạp sau đó lan sang Ai Len, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Hiện tại thì Italia đang bắt đầu trở thành kẻ vỡ nợ. Đồng EUR ngay lập tức không còn là nơi trú ẩn an toàn đối với các tàn sản khác. Các nhà đầu tư nhận ra rằng việc vỡ nợ sẽ có thể lan ra toàn châu Âu và khối kinh tế mạnh trước đây này sẽ bị đi doạ. Các chuyên gia nháo nhào đưa ra các nhận định rằng đồng EUR đang thực sự bị đe doạ, số khác thì cho rằng đồng EUR không chết mà nó sẽ thay đổi khối kinh tế châu Âu khỏi tình trạng trước đây.
Vậy, câu hỏi đặt ra đối với nhà đầu tư vàng hay ngoại tệ rằng việc niềm tin vào đồng EUR đang bị xói mòi, liệu cơn khủng hoảng đối với châu Âu đã qua chưa? Hay vàng và kim loại quý sẽ được hưởng lợi sau cơn địa chấn nợ từ châu Âu, và liệu vàng và bạc có giảm trở lại sau khi chính phủ Hy Lạp vượt qua được sự tín nhiệm của nhân dân nước này cũng như những nhà điều hành tài chính tại châu Âu hay không?
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giá vàng thế giới biến động mạnh xuất phát bởi ba nguyên nhân chính., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá vàng thế giới biến động mạnh xuất phát bởi ba nguyên nhân chính.
NGUYÊN NHÂN THỨ NHẤT LÀ DO KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU
Khủng hoảng nợ công của châu Âu đang lan sang Italy, nền kinh tế lớn thứ ba ở khu vực đồng Euro. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào đồng tiền chung của khu vực này và tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng.
Trong thời điểm năm ngoái đến nay, có lẽ mối quan tâm lớn nhất trên thị trường kinh tế thế giới đó là khủng hoảng nợ công từ các quốc gia châu Âu và những ảnh hưởng của vấn đề này tới đồng tiền EUR. Các vấn đề xoáy sâu vào sự tồi tệ của những khoản nợ của các quốc gia này đã nâng lên theo thời gian.
Cũng trong thập kỷ trước, người còn chưa tưởng tượng được rằng một quốc gia châu Âu nào đó có thể vỡ nợ. Nhưng tại thời điểm này, nỗi lo sợ đó lại trở thành sự thực. Ảnh hưởng của việc này rất to lớn đối với toàn bộ thị trường bởi các quốc gia không phải như những nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ là cả khối tài sản lớn. Vì thế, khi không có luồng tiền để dành cho khả năng trả nợ, họ sẽ thanh khoản in tiền bằng các này hay cách khác để trang trải nợ nầy.
Một ảnh hưởng mạnh nữa của nợ công châu Âu đến với giá vàng đó là đồng EUR. Đồng tiền này đã từng là trọng yếu đối với đồng USD mà USD lại được định giá cho kim loại vàng.
Khủng hoảng của nợ công châu Âu bắt đầu từ Hy Lạp sau đó lan sang Ai Len, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Hiện tại thì Italia đang bắt đầu trở thành kẻ vỡ nợ. Đồng EUR ngay lập tức không còn là nơi trú ẩn an toàn đối với các tàn sản khác. Các nhà đầu tư nhận ra rằng việc vỡ nợ sẽ có thể lan ra toàn châu Âu và khối kinh tế mạnh trước đây này sẽ bị đi doạ. Các chuyên gia nháo nhào đưa ra các nhận định rằng đồng EUR đang thực sự bị đe doạ, số khác thì cho rằng đồng EUR không chết mà nó sẽ thay đổi khối kinh tế châu Âu khỏi tình trạng trước đây.
Vậy, câu hỏi đặt ra đối với nhà đầu tư vàng hay ngoại tệ rằng việc niềm tin vào đồng EUR đang bị xói mòi, liệu cơn khủng hoảng đối với châu Âu đã qua chưa? Hay vàng và kim loại quý sẽ được hưởng lợi sau cơn địa chấn nợ từ châu Âu, và liệu vàng và bạc có giảm trở lại sau khi chính phủ Hy Lạp vượt qua được sự tín nhiệm của nhân dân nước này cũng như những nhà điều hành tài chính tại châu Âu hay không?
Tìm hiểu thể chế tài chính của Châu Âu và nước Mỹ và ảnh hưởng tới giá vàng.
Châu Âu có 32 quóc gia, có chủ quyền riêng, có chính phủ riêng, có hệ thống tài chính và kinh tế riêng, ngôn ngữ riêng và cũng có các khoản nợ riêng rẽ. Mỗi quốc gia tự xoay sở với nền chính trị và kinh tế của mình và độc lập khỏi khu vực EU. Nói cách khác, không giống một Hợp chủng quốc như Mỹ và vì thế họ không thể cứu Hy Lạp một cách nhanh chóng mà còn phải hỏi han và họp bàn với toàn thể EU. Mỗi quốc gia EU lại có đồng tiền riêng, lại có biên giới độc lập và điều này khiến họ vẫn yếu hơn nước Mỹ.
Đồng EUR có tuổi thọ 10 năm qua kể từ khi các quốc gia EU thông nhất thay đổi hệ thống tiền tệ của riêng họ và dùng chung đồng EUR. Đây được coi là thành công của các nước EU và họ thực sự đối trọng được với nước Mỹ trên thị trường tài chính thế giới.Tại EU, các thành viên khi tham gia khối kinh tế này được cố định tỷ suất trao đổi giữa nội tệ và đồng EUR. Như vậy một quốc gia yếu sẽ được ưu đãi hơn khi tham gia và EU và được hưởng những khoản vay từ các nước giàu (như Đức, nơi chuyển tới 40% các hoạt động kinh doanh ra các quốc gia EU khác). Điều này khiến cho nền công nghiệp của châu Âu có thể mạnh lên. Nó cũng hấp dẫn các khoản vốn lớn từ các quốc gia nhỏ chảy vào nước Đức - nơi mà tiền có thể đầu tư cho ngành công nghiệp phát triển có lợi từ nước này. Thế nhưng, các quốc gia nhỏ phải đối mặt với việc lưu chuyển vốn đối lập và vì thế khi chuỗi mắt xích này có vấn đề, khủng hoảng đã bắt đầu tư đây.
Nước Mỹ thì lại khác. Mỗi bang của Hoa Kỳ là một phần của nền kinh tế Mỹ và đặt dưới sự giám sát và lèo lái của FED. FED quyết định mọi chính sách tài khoá, thuế mà và chỉ cần thông qua Bộ tài chính Mỹ. Sự kết hợp của FED và Bộ tài chính Mỹ khá linh hoạt và hoàn hảo cho tới khi châu Âu nổ ra nợ công. Nhiều bang của Mỹ đã lâm vào cảnh phá sản nhưng hầu hết FED đều ra tay cứu giúp.
Mối lo ngại nhất đối với Mỹ là trần nợ công 14.3 ngàn tỷ USD cần phải được tăng lên. Nếu không tăng trần nợ, người ta sẽ còn chứng kiến những biến loạn chính trị và sớm muộn gì cũng đi theo vết xe của châu Âu. Cho dù nợ từ Mỹ có thể được chi trả nhưng các nhà đầu tư cũng cho rằng lòng tin của họ vào đồng tiền của Mỹ sẽ bị sói mòn.
Điểm tương đồng giữa hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là việc các nhà đầu tư mất lòng tin vào các đồng tiền mà hai thể chế này phát hành. Vì vậy việc này có thể dẫn tới họ tích trữ vàng và không còn tin vào những gì các quốc gia trên hứa hẹn trả nợ.
Liệu USD có đi theo vết xe của đồng EUR ?
Đã từ lâu, đồng đô la Mỹ được trao đổi với các luồng vốn khác và giữ cho tỷ giá USD đối với các đồng tiền khác ở mức ổn định. Khi mà dầu thô – vốn được định giá bằng đô la – đang ở mức ổn định thì hệ thống cán cân thanh toán của Mỹ không có vấn đề gì đáng ngại. Nhưng với việc USD tụt giá mạnh so với các đồng tiền khác trên thị trường ngoại hối và việc anh nhà giầu mới nổi Trung Quốc cùng các quốc gia đang phát triển khác đi lên thì nợ công Mỹ bỗng trở thành vấn đề quan trọng kể cả trong và ngoài quốc gia Mỹ. Chính việc biến động này đã ảnh hưởng tới giá của kim loại quý vàng và bạc.
Những khủng hoảng nợ công tại châu Âu cũng khiến giá trị và lòng tin của thị trường vào đồng tiền này giảm sút. Những khoản vay để trả nợ sẽ không bao giờ thể hiện được sự ổn định của chính giá trị đồng tiền đó. Sự sụp đổ lòng tin này dẫn tới việc vàng bạc tăng giá mạnh.
Bên cạnh đó, những khủng hoảng về chính trị cũng đã ảnh hưởng mạnh tới giá vàng. Việc các nhà điều hành luật pháp Mỹ tranh cãi về việc tăng trần nợ công cũng như các chính phủ ở châu Âu đang cố gắng bảo trợ và cứu Hy Lạp khỏi việc giải tán chính phủ, giúp thủ tướng Hy Lạp vượt qua vòng bỏ phiếu tín nhiệm. Việc tranh cãi và cứu giúp như vậy chứng tỏ tình hình còn nguy hiểm đối với nền kinh tế trên toàn thế giới.
Thực vậy, nếu chính trị thay đổi, nó sẽ thay đổi cả về điều hành tài chính. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường ngoại hối. Khi đánh giá về giá trị của một đồng tiền, các nhà đầu tư sẽ đánh giá sự ổn định, tin tưởng và có khả năng trả nợ của chính phủ phát hành đòng tiền đó. Một khi chính phủ nước đó vẫn còn nhùng nhằng, tranh cãi về khả năng trả nợ thì đồng tiền này bỗng trở nên nguy hiểm và luồng vốn sẽ không tìm đến chúng và ảnh hưởng biến động tỷ giá ngoại hối sẽ xảy ra.
Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng khi đồng Nhân dân tệ trở thành tiền tệ thế giới, một dòng vốn khổng lồ sẽ được chuyển đổi từ đồng USD sang đồng Yuan. Từ đó, vị thế của đồng dollar với tư cách là đồng tiền quy định giá dầu có thể sẽ bị lu mờ. Kết cục này cũng bao gồm cả với đồng euro khi giới đầu tư tìm tới các đồng tiền khác. Điều quan trọng hơn là, giá trị của cả kim loại vàng và bạc với vai trò là khoản đầu tư thay thế cho dollar và euro sẽ sẽ có cơ hội tỏa sáng.
Những biến động hiẹn nay đều nâng cao vị thế Vàng và Bạc
Trong trường hợp bất cứ những tình huống trên xảy ra- cả trong khu vực và quốc tế- và tác động tới giới đầu tư, họ sẽ tìm tới các khoản đầu tư ít chịu ảnh hưởng bởi những khủng hoảng tiền tệ như vậy. Hầu hết các tài sản trong tình huống này đều sẽ được đánh giá cao, trừ khi diễn biến của chúng chịu tác động bởi đà giảm của tiền tệ. Do đó, một hầm trú ẩn an toàn sẽ được tìm thấy bên ngoài những phạm vi ảnh hưởng của tiền tệ.
Vàng và bạc chính là đại diện của nhóm này. Vàng vừa một tài sản giao dịch quốc tế vừa là một loại tiền tệ. Nó không bị tổn thương khi chính phủ không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
Sự thay đổi của cục diện kinh tế thế giới
Khi xảy ra khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng, chúng ta đã nhận ra rằng hiệu suất của một đồng tiền quốc gia có liên quan mật thiết đến nền kinh tế, có nghĩa là giá trị của đồng tiền này phụ thuộc vào hiệu suất và mức độ, chứ không nhất thiết phải liên quan đến giá trị cơ bản của chúng. Khi chương trình nới lỏng tiền tệ được triển khai, rõ ràng rằng giá trị của đồng tiền nằm trong tay của các ngân hàng trung ương. Nhiệm vụ chính của họ là duy trì sự ổn định giá cả trong nước, tuy nhiên, vai trò này đã sớm được mở rộng để hỗ trợ hệ thống ngân hàng, duy trì tín nhiệm của quốc gia, và kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Từ năm 2005 trở đi, giá vàng liên tục tăng lên khoảng $1.200. Trong cơn khủng hoảng tín dụng, quý kim giảm trở lại vùng $1.000 do thị trường điên cuồng nâng cao tính thanh khoản và gây ra một đợt bán tháo tất cả tài sản, bao gồm cả những tài sản đã thể hiện tốt trước đó.
Điều này để lại một lỗ hổng lớn trong các biện pháp duy trì giá trị của các tài sản này qua nhiều thập kỷ. Chỉ những tài sản có đủ sức chống lại sự biến đổi giá trị của tất cả các loại tiền tệ mới có thể làm được việc này. Khi thanh khoản nợ đã vượt tầm kiểm soát, các nhà đầu tư sẽ quay lưng lại với vàng và bạc để bảo quản tài sản của mình. Trong khi đó, sự giàu có của các quốc gia mới nổi lại khiến nhu cầu kim loại quý tăng lên. Tại nhóm các nước mới nổi, vàng và bạc đã và sẽ luôn luôn được xem như một mặt hàng có giá trị và an toàn về tài chính. Sau cơn khủng hoảng tồi tệ, giá vàng đã tiếp tục mở rộng đà tăng của mình, tiếp theo là bạc.
Để nhấn mạnh sự khôn ngoan của những người mua kim loại quý, các bên ký kết Hiệp định với Ngân hàng Trung ương Vàng đã giảm doanh số bán vàng của mình trong năm 2009/10 (bỏ qua doanh số bán hàng của IMF được thực hiện vì những lý do khác). Các quốc gia mới nổi, cùng với công dân của họ, đã bắt đầu tăng khối lượng mua vàng, đẩy giá vàng lên đến $1.500 và bạc lên tới $35. Hiện nay, ngân hàng trung ương vừa là một người mua vừa là người nắm giữ vàng. Điều này càng khẳng định quan điểm rằng “vàng là tiền" đúng như thời điểm trước khi đồng tiền vàng bị bỏ rơi.
Xu hướng toàn cầu hóa của kim loại vàng
Chúng ta đã thấy các quốc gia trên khắp thế giới như Nam Mỹ, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đang mua và nắm giữ vàng trong kho dự trữ của họ. Rõ ràng rằng vàng đang được cả thế giới công nhận là một tài sản có giá trị trong tay của chính phủ. Điều này đã biến 34.000 tấn vàng tiềm năng trên thị trường vàng rơi vào tay những người nhóm mua vàng đầy tiềm năng và không giới hạn.
Không còn việc Hoa Kỳ kết hợp với một số các quốc gia phát triển cùng nhau tham gia chống lại vàng và thiết lập hệ thống các loại tiền tệ đẩy vàng sang một bên.
Trung Quốc lại rất khác biệt so với các nước phát triển khác về mặt này. Trung Quốc đã khuyến khích công dân của họ và ngân hàng trung ương mua vàng. Họ cho rằng thị trường tiền tệ và những bất ổn đang ở mức báo động. Tại sao họ muốn hỗ trợ các đồng tiền khác trừ khi họ buộc phải làm như vậy? Và tại sao họ nên thích những đồng tiền vàng? Các quốc gia mới nổi đang đánh giá cao giá trị của vàng trong kho dự trữ của mình như một nơi an toàn để bảo quản sự giàu có của nước mình.
Chúng ta phải làm gì?
Kết thúc bài phân tích này, người viết chỉ muốn chỉ ra rằng, trong tình cảnh rối ren hiện nay, kim loại vàng cũng như bạc đều có một chỗ đứng nhất định trên thị trường tiền tệ thế giới. Trong bối cảnh môi trường đầu tư khủng hoảng hiện nay, các nhà đầu tư nên dành cho mình một ưu tiên nhất định với kim loại quý, giảm đầu tư vào các thị trường rủi ro như bong bóng nhà đất, sự sụt giảm và mất lòng tin trên thị trường chứng khoán cũng như sự lạm phát gia tăng trên toàn thế giới. Mua và tìm cách mua vàng vào lúc nào, mua vàng thế nào cho hiệu quả… đó cũng sẽ là những câu chuyện được viết về sau.
NGUYÊN NHÂN THỨ 2 LÀ DO SỰ ĐẦU CƠ, TÍCH TRỮ VÀNG CỦA NGƯỜI DÂN
Giống như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ, thông thường người ta đổ xô đi mua vàng khi thấy giá lên và khả năng sẽ còn lên. Cho dù không phải với mục đích đầu tư, mà chỉ là bảo toàn đồng tiền có được, nhiều người sẽ lưỡng lự khi mua vàng nếu nhận thấy khả năng giá vàng biến động khó lường trong tương lai.
Đầu cơ vàng ở Việt Nam thời gian qua đã được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất là sự gia tăng mạnh mẽ, kéo dài của giá vàng quốc tế. Thứ hai là một thị trường nội địa bị ngăn sông cấm chợ, chia năm xẻ bảy với các quy định riêng rẽ và mang tính chạy từ thái cực này qua thái cực khác. Thứ ba là nhu cầu bảo toàn vốn của người dân khi lãi suất tiết kiệm giảm về 14%/năm trong khi các kênh đầu tư truyền thống đang không thuận lợi.
Tận dụng bối cảnh đó, giới đầu cơ đã tạo ra một quy luật bất thành văn nhằm nuôi dưỡng nhu cầu mua vàng. Đó là duy trì giá vàng trong nước ở mức cao bất chấp sự lên xuống của giá quốc tế. Ngay cả khi giá quốc tế giảm mạnh, giá vàng trong nước chỉ giảm nhỏ giọt. Từ đây, tạo tâm lý giá vàng khó giảm và trong trường hợp có giảm, cũng chỉ giảm chút ít. Nó có tác dụng kích thích người đang sở hữu vàng tiếp tục nắm giữ, không bán ra. Còn đối với người chưa có vàng, nó giục giã người ta mua. Nếu giá vàng nội cũng nhảy lên tụt xuống với mức hàng chục USD/ounce/ngày như giá vàng ngoại, hẳn nhiều người sẽ tạm dừng ý định mua vàng để quan sát nhằm tránh rủi ro.
Chìa khóa của đầu cơ vàng là giá vàng. Nhưng giá ấy do ai quyết định? Không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm giao dịch vàng lớn đều nhìn nhau, thận trọng niêm yết giá mua giá bán và bao giờ cũng đưa ra một mức giá gần bằng nhau. Chênh lệch, nếu có, chỉ 3.000-5.000 đồng/lượng - một mức rất không đáng kể. Các tiệm vàng mua bán lẻ đều trông vào giá niêm yết của SJC, còn SJC lấy giá giao dịch từ đâu? Hay tự họ đưa ra giá?
SJC là doanh nghiệp nhà nước, là nơi duy nhất có xí nghiệp chế tác vàng miếng, và là một trong những nguồn cung vàng lớn cho thị trường. Giá vàng được SJC niêm yết hàng ngày, theo như doanh nghiệp này cho biết, căn cứ vào giá thế giới và cung cầu thị trường nội địa. Giá thế giới thì dễ rồi, chỉ cần vào mạng Internet là biết giá vàng quốc tế từng giây, từng phút. Còn cung cầu thị trường trong nước được xác định trên số lượng vàng mua bán của ngày hôm trước tại những đầu mối lớn.
Nguyên tắc kinh doanh của những công ty vàng là luôn cân bằng trạng thái vàng họ sở hữu, mua bao nhiêu bán bấy nhiêu. Họ để trạng thái âm, tức bán ra nhiều hơn mua vào, nếu nhận thấy có điều kiện mua vào để bù đắp phần thiếu hụt trong những ngày kế tiếp với mức giá thấp hơn giá đã bán. Tuy nhiên do giá vàng quốc tế phập phù, mọi dự đoán đều có thể không như thực tế, nên ít công ty để trạng thái âm.
Ngay cả trong trường hợp được cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng, việc để trạng thái âm ở mức ngang với số lượng vàng được cấp phép nhập khẩu cũng không hoàn toàn loại trừ rủi ro. Giá vàng nhập thấp hơn giá đã bán trong nước thì các đầu mối nhập có lời, nhưng chẳng may giá thế giới vọt lên thì doanh nghiệp đã bán vàng trước đó vẫn lỗ như thường.
Giá vàng niêm yết đầu ngày của SJC và một số ngân hàng, theo quan sát của chúng tôi, luôn có khoảng cách chênh lệch với giá quốc tế. Sau đó giá được điều chỉnh liên tục, có khi hàng chục lần/ngày. Vấn đề là ở chỗ không có một cơ quan quản lý nào kiểm tra, kiểm soát xem liệu giá niêm yết của SJC, ngân hàng và các đầu mối giao dịch vàng lớn đã ở mức hợp lý so với giá quốc tế và cung cầu thị trường.
Mục tiêu hàng đầu của SJC và các doanh nghiệp vàng là lợi nhuận, chứ không phải làm nhiệm vụ ổn định thị trường. Vì thế quan niệm cho rằng doanh nghiệp nhà nước như SJC phải gánh vác trách nhiệm ổn định thị trường là thiếu thực tế.
Sự điều tiết và kiểm soát thị trường vàng, nhìn từ góc độ này, đang bị buông lỏng. Nhớ lại năm 1991-1992 mỗi chi nhánh NHNN địa phương có một công ty kinh doanh vàng bạc đá quý. Sau đó các công ty này được giải thể và thế vào đó là tổng công ty vàng bạc đá quý do NHNN quản lý. Thị trường vàng mở ra, tư nhân được tham gia mua bán chính thức.
Mở cửa thị trường vàng là một chủ trương đúng. Tuy nhiên mở như thế nào, ở mức độ nào, mới là cốt lõi vấn đề. Quản lý vàng phải như quản lý ngoại tệ. Một khi xác định được rõ ràng như vậy thì mới xác định được vai trò của Nhà nước đến đâu trên thị trường vàng!
Đối với thị trường vàng hiện nay, Nhà nước mà cụ thể là NHNN, phải thực thi hai nhiệm vụ cùng lúc: kiểm soát, ổn định giá vàng (ổn định hiểu theo nghĩa giá trong nước ngang bằng giá quốc tế) và tìm biện pháp thu hút nguồn vàng trong dân đưa vào sử dụng phát triển kinh tế.
Ở thời điểm hiện tại, giải pháp tối ưu có lẽ là thành lập công ty kinh doanh vàng trực thuộc NHNN hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Với vai trò người mua bán vàng cuối cùng trên thị trường giống như ngoại tệ, công ty kinh doanh vàng có chức năng xuất nhập khẩu, điều hòa thanh khoản thị trường, mở tài khoản vàng nước ngoài để trực tiếp giao dịch. Vàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành ngoại tệ và ngược lại trên thị trường thế giới, nên việc thu hút được nguồn vàng trong dân sẽ có tác động tích cực đến dự trữ ngoại hối quốc gia. Và quan trọng hơn, ổn định được giá vàng sẽ giúp ổn định tỷ giá và giá trị đồng nội tệ.
NGUYÊN NHÂN THỨ 3 LÀ DO TỶ GIÁ USD/VND TĂNG
Trong những ngày này, giá vàng trong nước đã xuống khá nhiều. Tuy rằng vẫn còn chênh lệch với giá thế giới sau quy đổi đến gần 2 triệu đồng/lượng nhưng đồng thời người ta cũng đang chờ đợi những đợt giảm giá tiếp theo. Khi vàng không còn là nơi chốn an toàn để đầu tư thì giá USD leo thang từng ngày.
Theo đó, vào ngày hôm nay (6/10), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, giá USD bán ra của các ngân hàng tiếp tục bám trần. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 6/10 ở mức 1 USD = 20.648 VND, tức tiếp tục tăng thêm 10 VND so với ngày hôm qua (5/10).
Tiếp tục bám sát diễn biến trên, các ngân hàng thương mại sáng nay đều nâng giá USD bán ra kịch trần biên độ cho phép, ở mức 20.854 VND; giá USD mua vào cũng theo sát với 20.850 VND.
Nguyên nhân dẫn đến động thái này của Ngân hàng Nhà nước vì được cho là trong bối cảnh giá USD trên thị trường tự do đang có xu hướng tăng khá mạnh những ngày gần đây.
Như vậy, sau hơn một tháng đứng yên, nhà điều hành đã liên tiếp tăng tỷ giá và mức 20 VND là một bước tăng đáng chú ý. Hy vọng, với động thái này, đô la chợ đen sẽ không "hoành hành" với mức trên 21.000 đồng/USD nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giavangthegioibiebdongmanh.doc