Giả sử một doanh nghiệp mới thành lập phát hành 1 triệu
cổ phiếu lần đầu để huy động 10 tỷ đồng thực hiện một dự
án đem lại suất sinh lợi 20% một năm mãi mãi, đây cũng
là suất sinh lợi yêu cầu (lãi suất) đối với hoạt động kinh
doanh mới và rủi ro này. Giá một cổ phiếu lúc này sẽ là 10
nghìn đồng và bằng đúng mệnh giá của nó. Doanh nghiệp
nhận được 10 tỷ đồng ghi vào mục vốn chủ sở hữu trong
bảng cân đối kế toán của mình. Con số này được gọi là
giá trị số sách ban đầu của cổ phiếu hay vốn chủ sở hữu
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giá trị sổ sách, giá trị thị trường và tỷ số M/B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá trị sổ sách, giá trị thị trường
và tỷ số M/B
Giả sử một doanh nghiệp mới thành lập phát hành 1 triệu
cổ phiếu lần đầu để huy động 10 tỷ đồng thực hiện một dự
án đem lại suất sinh lợi 20% một năm mãi mãi, đây cũng
là suất sinh lợi yêu cầu (lãi suất) đối với hoạt động kinh
doanh mới và rủi ro này. Giá một cổ phiếu lúc này sẽ là 10
nghìn đồng và bằng đúng mệnh giá của nó. Doanh nghiệp
nhận được 10 tỷ đồng ghi vào mục vốn chủ sở hữu trong
bảng cân đối kế toán của mình. Con số này được gọi là
giá trị số sách ban đầu của cổ phiếu hay vốn chủ sở hữu.
Thêm vào đó, sau một số năm hoạt động có lợi nhuận,
doanh nghiệp không chia hết cho các cổ đông mà giữ lại
một phần (giả sử là 10 tỷ) thì lúc này giá trị sổ sách của
vốn chủ sở hữu sẽ là 20 tỷ đồng. Như vậy giá trị sổ sách
của vốn chủ sở hữu hay cổ phiếu chính là số tiền thu
được từ việc bán cổ phiếu cộng với các khoản thặng dư
cũng như lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Đây chính
là số tiền thực tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nói
riêng, giá trị gia tăng cho nền kinh tế nói chung.
Sau khi hoàn tất dự án nêu trên, người ta mới biết rằng, tỷ
suất lợi nhuận sau thuế bình quân của doanh nghiệp đạt
được lên đến 40% một năm mãi mãi chứ không phải chỉ
20% như ước tính ban đầu. Lúc này, giá cổ phiếu sẽ tăng
lên 20 nghìn đồng, giá trị vốn hóa thị trường (số cổ phiếu
nhân với giá thị trường của cổ phiếu) sẽ là 20 tỷ đồng, và
tỷ số M/B giữa giá thị trường (Market value) và giá trị sổ
sách (Book value) của cổ phiếu sẽ là 2 thay vì 1 như ban
đầu. Sau một thời gian, hoạt động ổn định, rủi ro của
doanh nghiệp giảm đi nên suất sinh lợi yêu cầu của cổ
phiếu này giảm dần xuống còn 10%, thay vì 20% như
trước thì giá cổ phiếu trên thị trường sẽ là 40 nghìn và tỷ
số M/B sẽ bằng 4.
Ý nghĩa của giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự được
đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận
của doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý
nghĩa của giá thị trường là mức độ kỳ vọng của công
chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh
nghiệp; và tỷ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền
thực tạo sẽ phải gánh cho M/B đồng kỳ vọng. Hơn thế
nữa, khi nhìn vào tỷ số này và số vốn hóa thị trường sẽ
biết thực tế có bao nhiều tiền thực sự đang được đưa vào
nền kinh tế (đương nhiên là ở nhiều thời điểm khác nhau).
Nhìn chung, tỷ số M/B thường lớn hơn 1, nhưng câu hỏi
đặt ra là lớn bao nhiều thì hợp lý? Bằng chứng thực
nghiệm cho thấy, tỷ số này thường dao động từ 2 đến 3 là
hợp lý. Ở các nước đang phát triển, trong những thời
điểm thị trường đang nóng, chỉ số này cũng chỉ dao động
quanh 4 là cùng. Nhìn chung, việc doanh nghiệp có tỷ số
M/B lớn hơn 4 phải là những doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh rất tốt có rất nhiều triển vọng và khó có thể thất bại
như Google, IBM, Microsoft..., nếu không con số như vậy
sẽ là rất bất thường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_so_sach.pdf