Giá trị sinh thiết lõi bằng kim jamshidi trong chẩn đoán bướu mô mềm tứ chi

Mở đầu – Mục tiêu: Bướu mô mềm tứ chi là bệnh lý phức tạp. Sinh thiết (ST) bướu được coi như chìa

khóa để chẩn đoán và điều trị. ST mổ là lựa chọn đầu tiên, nhưng thường đi kèm với tỷ lệ biến chứng đáng kể.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được ST lõi có các ưu điểm như độ chính xác cao, ít biến chứng. Mục tiêu: (i)

Xác định khả năng lấy được lõi mô bướu; (ii) xác định sự phù hợp kết quả giải phẫu bệnh (GPB) của ST lõi với

chẩn đoán cuối cùng; (iii) xác định tỉ lệ các biến chứng gần.

Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Từ 07/2012 tới 04/2013, 50

trường hợp BN bướu mô mềm tứ chi được ST lõi ngay trước khi họ được ST mổ hay mổ chính thức. Mỗi kết quả

GPB của ST lõi được so sánh với chẩn đoán cuối cùng. Khảo sát độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên

đoán dương, giá trị tiên đoán âm

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giá trị sinh thiết lõi bằng kim jamshidi trong chẩn đoán bướu mô mềm tứ chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 424 GIÁ TRỊ SINH THIẾT LÕI BẰNG KIM JAMSHIDI   TRONG CHẨN ĐOÁN BƯỚU MÔ MỀM TỨ CHI  Nguyễn Anh Khoa*, Đỗ Phước Hùng*  TÓM TẮT  Mở đầu – Mục tiêu: Bướu mô mềm tứ chi là bệnh lý phức tạp. Sinh thiết (ST) bướu được coi như chìa  khóa để chẩn đoán và điều trị. ST mổ là lựa chọn đầu tiên, nhưng thường đi kèm với tỷ lệ biến chứng đáng kể.  Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được ST lõi có các ưu điểm như độ chính xác cao, ít biến chứng. Mục tiêu: (i)  Xác định khả năng lấy được lõi mô bướu; (ii) xác định sự phù hợp kết quả giải phẫu bệnh (GPB) của ST lõi với  chẩn đoán cuối cùng; (iii) xác định tỉ lệ các biến chứng gần.  Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Từ 07/2012 tới 04/2013, 50  trường hợp BN bướu mô mềm tứ chi được ST lõi ngay trước khi họ được ST mổ hay mổ chính thức. Mỗi kết quả  GPB của ST lõi được so sánh với chẩn đoán cuối cùng. Khảo sát độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên  đoán dương, giá trị tiên đoán âm.  Kết quả: Độ chính xác chung là 84%. Độ nhạy là 85,2%, độ đặc hiệu là 100%. giá trị tiên đoán dương và  giá trị tiên đoán âm là 100% và 85,2%. Cần không tới 2 lần (1,2 lần) đâm kim để có được một lõi mô. Không có  biến chứng nào trong 50 trường hợp.  Kết luận: ST lõi có độ chính xác cao, an toàn, thao tác tiện lợi và có tiềm năng thay thế được ST mổ.   Từ khóa: sinh thiết lõi, bướu mô mềm, độ chính xác  ABSTRACT  VALUE OF JAMSHIDI CORE NEEDLE BIOPSY IN THE DIAGNOSIS   OF EXTREMITY SOFT TISSUE TUMORS  Nguyen Anh Khoa, Do Phuoc Hung   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 424 ‐ 429  Background  ‐ Objectives: Soft  tissue  tumors of extremity  (STToE) are rare and complicated. Biopsy  is  considered the key for diagnosis and treatment program. Open biopsy has been regarded as the biopsy of choice by  some, but it has a high rate of wound complications. Reported advantages of core needle biopsy (CNB) include the  high  accuracy  and minimal  complication.  The  aims  of  the  study were  (i)  to  assess  the  utility  of  obtaining  specimens from Jamshidi needle; (ii) to assess the pathologic correlation between CNB and open biopsy result; and  (iii) to assess CNB complications.  Method: This was a cross‐sectional study of case notes and pathology records. Between July 2012 and April  2013, 50  Jamshidi CNB were performed without  imaging guidance before  the  incision biopsies  or  the  en‐bloc  excision  performed.  For  each  CNB  pathologic  result  we  compared  to  the  final  diagnosis.  The  accuracy  of  diagnostic  biopsies was  calculated,  as were  the  sensitivity,  specificity,  positive  predictive  value  and  negative  predictive value.   Results: The overall accuracy of CNB was 84%. The sensitivity was 85.2%, with 100% specificity. The  positive  predictive  value  and  negative  predictive  value  rates  for CNB was  100%  and  85.2%. The  utility  of  obtaining one specimen was 1.2 needle puncture. None of 50 cases had any complication.  Conclusion: Core biopsy has a high degree of accuracy in the diagnosis of STToE. CNB is safe, convenient  * Bộ Môn Chấn Thương Chỉnh Hình – Phục Hồi Chức Năng Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.  Tác giả liên lạc. BSNT. Nguyễn Anh Khoa  ĐT: 0919406333  Email: khoaemail@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình  425 and potentially can be the substitutive method for open biopsy.  Keywords: core needle biopsy, soft tissue tumor, accuracy  ĐẶT VẤN ĐỀ  Bướu mô mềm  tứ  chi  là bệnh  lý phức  tạp,  ảnh  hưởng  chất  lượng  cuộc  sống  người  bệnh.  Quá  trình điều  trị cần phải có sự phối hợp của  lâm sàng, hình ảnh học và GPB. Để chẩn đoán  chính  xác,  xác  định hướng  điều  trị,  tiên  lượng  ban đầu thì GPB chính là tiêu chuẩn vàng. Sinh  thiết (ST) mổ đã được tiến hành thường quy với  ưu điểm: quan sát trực tiếp mô bướu về mặt đại  thể,  lấy  được mẫu mô  theo  ý muốn  nên  khả  năng chẩn đoán chính xác cao. Tuy nhiên, bệnh  nhân  (BN) phải  trải qua một  cuộc phẫu  thuật,  với  các  biến  chứng  như  gieo  rắc  tế  bào,  chảy  máu, tụ máu sau mổ(9,12). Nhằm hạn chế những  nhược  điểm  này,  ST  bằng  kim  qua  da  ra  đời.  FNA  chỉ  lấy  được  tế  bào  và dịch nên  khó  đại  diện  cho  tổn  thương bướu mô mềm. ST  lõi  có  thể lấy đủ lõi mô đại diện cho bướu sẽ giúp ích  cho việc chẩn  đoán mô học của bướu. Phương  pháp này có độ chính xác  là 69%  tới 99%, biến  chứng  thấp  (0%  tới  6%).  Theo  Oetgen,  ST  lõi  bướu hệ cơ xương với độ chính xác trung bình là  93% cho bướu ác, riêng bướu mô mềm là 100%,  chỉ có 1/119 BN nhiễm  trùng nhẹ vết  thương(8).  Theo Auyeung năm 2008, 33/34 BN được ST lõi  bướu mô mềm  ngay  tại  phòng  khám  cho  kết  quả chính xác(2). Phương pháp này còn mới mẻ  với  ngành  chấn  thương  chỉnh  hình  (CTCH),  chưa  được  thực hiện  rộng  rãi  ở Việt Nam vì e  ngại  khả  năng  lấy  lõi mô  không  đại  diện  cho  chẩn đoán. Hiện tại chưa có nghiên cứu về ST lõi  bướu mô mềm  tứ  chi  tại Việt Nam. Mục  tiêu  nghiên cứu:  Xác  định  giá  trị  chẩn  đoán  các  bướu  mô  mềm và  tổn  thương dạng bướu mô mềm  ở  tứ  chi của phương pháp ST lõi:  1.  Xác định khả năng lấy được mẫu mô bướu.  2.  Xác định sự phù hợp kết quả GPB của ST  lõi với kết quả GPB cuối cùng.   3.  Xác định tỉ lệ các biến chứng gần.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Tiêu chuẩn chọn bệnh  BN  tại  Khoa  CTCH  bệnh  viện  Chợ  Rẫy  được  chẩn  đoán  bướu  mô  mềm  hoặc  tổn  thương dạng bướu mô mềm,  có  chỉ  định mổ  ST hoặc mổ chính thức.   Tiêu chuẩn loại trừ  BN  có  chống  chỉ  định  phẫu  thuật;  khối  bướu nhỏ hơn 4 cm, nằm trong khoang hẹp có  nhiều cấu thần kinh‐mạch máu; bướu nằm bao  xung quanh thần kinh, mạch máu hoặc có thần  kinh, mạch máu, gân nghi ngờ đi qua phần dự  kiến đâm kim ST và bướu có chẩn đoán trước  mổ là bướu mạch máu, bướu dạng nang, bướu  hoạt dịch.  Thiết kế nghiên cứu  Tiến  cứu mô  tả  cắt  ngang,  với  cỡ mẫu dự  kiến là 60.  Hình 1: Bộ kim ST Jamshidi  Ghi nhận các đặc tính lâm sàng phối hợp với  hình ảnh học của  tổn  thương để dự định  trước  vị  trí và đường ST. Tối  thiểu có chẩn đoán của  siêu âm bướu mô mềm. Tốt nhất có kết quả hình  ảnh cộng hưởng từ và cả siêu âm. Trong trường  hợp BN có nhiều  tổn  thương, chọn  tổn  thương  có khả năng cho chẩn đoán cao nhất và nguy cơ  biến chứng thấp nhất để ST.  Cắt lòng máng Kim sinh thiết Que thông Nòng kim Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 426 Hình 2: Lõi mô bướu  Đâm kim tối  thiểu 3  lần  trên đường mổ dự  kiến của phẫu thuật viên chính, lấy ít nhất 3 lõi  mô bướu. Mẫu nghiên cứu bao gồm các  lõi mô  mềm  từ  kim  và mẫu mô  bướu  đối  chứng  của  mỗi BN được mã hóa, gửi đến bộ môn GPB Đại  Học Y Dược  TP HCM.  Thời  gian  lấy mẫu:  từ  07/2012 đến 04/2013; Thời gian phân tích số liệu:  05/2013; Thời gian hoàn  thành:  từ  05/2013  đến  06/2013.   Ghi  nhận:  Số  lần  đâm  kim,  Số  lõi mô  lấy  được. Khả năng  lấy được  lõi mô bướu:  là  tỷ  lệ  được  tính bằng  tổng số  lõi mô  trên  tổng số  lần  đâm kim và tỷ lệ trường hợp lõi mô bướu cho ra  chẩn  đoán  chuyên  biệt.  Trong  đó,  chẩn  đoán  chuyên  biệt  là  những  trường  hợp  ST  lõi  cho  chẩn đoán cụ thể, không phải  là mô phản ứng,  thoái hóa, hoại tử. Chẩn đoán cuối cùng: là chẩn  đoán dựa vào kết quả ST trọn khối (nếu có) hoặc  ST mổ có phối hợp, đối chiếu với lâm sàng‐ hình  ảnh học. Trong những  trường hợp kết  quả  ST  mổ không phù hợp với lâm sàng‐ hình ảnh học,  chẩn đoán cuối cùng dựa vào ST mổ lần 2.   Kết quả ST  lõi được so sánh với chẩn đoán  cuối  cùng, phân  thành  3 nhóm  sau: Chính xác:  kết quả ST lõi phù hợp với chẩn đoán cuối cùng;  Không chính xác: kết quả ST  lõi không đúng với  chẩn  đoán  cuối  cùng;  Không  chẩn  đoán:  ST  lõi  không cho chẩn đoán chuyên biệt nào, gổm các  trường hợp không lấy được mẫu hoặc mẫu mô  không đúng mục tiêu, chỉ là mô phản ứng, thoái  hóa, hoại tử. Điều quan trọng nhất của ST bướu  mô mềm là xác định lành – ác vì quyết định sự  sống  còn  của  chi.  Do  vậy  chúng  tôi  qui  ước  những  trường  hợp  “ác  tính”  là  “ác”,  những  trường  hợp  còn  lại  là  “không  ác”  nhằm  tính  được  độ  nhạy,  độ  đặc  hiệu,  giá  trị  tiên  đoán  dương và tiên đoán âm.   Ghi nhận các biến chứng gần.  KẾT QUẢ  Số trường hợp thực hiện ST là 50. Tuổi trung  bình là 45,5 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi  ‐  lớn nhất 79  tuổi. Tỷ lệ Nam và Nữ bằng nhau.  Vị trí thực hiện ST nhiều nhất là vùng đùi, 20  trường  hợp,  chiếm  40%.  Loại  bướu  được  thực  hiện ST nhiều nhất là bướu thần kinh, 12 trường  hợp (chiếm 24%).   Số  lõi  mô  trung  bình  lấy  ở  mỗi  BN  là  177/50 = 3,54  lõi. Khả năng mỗi  lần  đâm kim  để  lấy  được  lõi  mô  mong  muốn  là  (177/213)*100% = 83,09%. Nói cách khác, để lấy  được một  lõi mô mong muốn  cần  đâm  kim  (213/177)  =  1.2,  tức  là  không  quá  2  lần.  Khả  năng  lấy  được  mô  bướu  cho  chẩn  đoán  là  (46/50)*100% = 92%, khả năng không lấy được  mô bướu cho chẩn đoán là (4/50)*100% = 8%.  Độ chính xác đạt 84%. Độ nhạy thu được là  85,2% với  độ  đặc hiệu  100%. Giá  trị  tiên  đoán  dương là 100%, giá trị tiên đoán âm 85.2%.  Không  có  biến  chứng  khi  thực  hiện  nghiên cứu.  BÀN LUẬN  Khả năng lấy được lõi mô bướu bằng kim  46/50  trường  hợp  (92%)  cho  chẩn  đoán  chuyên biệt, chỉ có 4/50  trường hợp không cho  chẩn  đoán  chuyên  biệt. Với  92%  lõi mô  bướu  cho chẩn đoán, cho phép kết  luận khả năng ST  lõi  lấy  được  lõi mô bướu  tốt. Khả năng  lấy  lõi  mô bướu của kim chịu sự ảnh hưởng của nhiều  yếu  tố,  bao  gồm  kỹ  thuật  ST  và  bản  chất mô  bướu.  Những  yếu  tố  kỹ  thuật  ảnh  hưởng  tới  khả  năng lấy được lõi mô bướu bằng kim  Đâm kim đa hướng là nguyên tắc cơ bản của  kỹ  thuật. Trong mỗi  trường hợp ST,  chúng  tôi  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình  427 giữ nguyên tắc quan trọng trong kỹ thuật ST lõi  là đâm kim đa hướng, tối thiểu là 3 hướng, lấy ít  nhất 3 lõi mô. Tổng số lõi mô là 177 lõi với số lần  đâm kim là 213 lần. Hiệu suất mỗi lần đâm kim  để lấy được lõi mô mong muốn là 83.09%, tức là  chỉ phải đâm kim không quá 2  lần để  lấy được  một  lõi mô bướu. Pohlig nhấn mạnh  tầm quan  trọng của việc lấy mẫu mô từ thao tác đâm kim  đa hướng(10).   Tổng  thể  tích  của mẫu  ST  lấy  được  càng  lớn  thì cơ hội  lấy  được mẫu mô  đại diện  cho  bướu càng cao. Vì vậy chúng  tôi  lấy  ít nhất 3  lõi mô. Chúng tôi còn chú ý tới chất lượng lõi  mô bướu. Chất  lượng  của  lõi mô  bướu  được  xem là đạt khi có thể quan sát được tương đối  rõ hình dáng, màu sắc, mật độ lõi mô nhằm có  phân  biệt  với mô  bình  thường  hay mô  phản  ứng. Khả năng lấy được lõi mô đạt chất lượng  chắc chắn sẽ được nâng cao nếu có sự tham gia  của bác sĩ GPB lý có kinh nghiệm. Điều này là  một  trong những yếu  điểm  trong nghiên  cứu  của chúng tôi, khi mà nhận định chủ quan của  người  thực hiện chỉ  được  sự hỗ  trợ của phẫu  thuật viên khoa CTCH. Jelinek thực hiện ST lõi  với sự có mặt của bác sĩ GPB, có thể xem như  là tương đương với “cắt lạnh”(4).   Đâm kim mù sẽ trở nên sáng nếu có hướng  dẫn  của phương  tiện  chẩn  đoán hình  ảnh. Vị  trí ST  được  ước  định  trước mổ dựa vào hình  ảnh  học  nên  kết  quả  không  tối  ưu  như  các  nghiên cứu khác. Theo Mitsuyoshi, nếu ST kim  được  thực  hiện  dưới  hướng  dẫn  của  CT‐ Scanner  thì  khả  năng  không  lấy  đủ mô  thấp  hơn nhiều  so với khi  được  thực hiện  ST mù,  6,8% so với 14,2%(7).   Loại kim ST và sự  thành  thạo về kỹ  thuật  cũng  là các yếu  tố ảnh hưởng không nhỏ đến  việc  lấy  lõi mô.  Chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu với kim Jamshidi, với ưu điểm là khả năng  tạo áp lục hút của kim, kéo được mô mềm vào  kim nhiều hơn. Khi  thực hiện ST  càng nhiều,  dần  thành  thạo  được  khả  năng  cắt‐hút  của  kim, chúng  tôi  thu  thập  lõi mô  thuận  lợi hơn.  Adams, Woon khẳng  định  chất  lượng  lõi mô  phụ thuộc vào sự quen thuộc kỹ thuật và nhận  định của ê kíp bác sĩ nhiều chuyên khoa phối  hợp thực hiện(1,13).  Tình trạng vật lý của mô thương tổn góp phần  ảnh hưởng đến khả năng lấy lõi mô  ST  lõi dễ  lấy được mô bướu bở, mềm hơn  mô bướu dai chắc. Chúng tôi gặp khó khăn khi  ST  lõi  loại bướu dai,  chắc. Yang nhận xét  các  loại bướu lành, hay có grade mô học thấp chứa  nhiều mô sợi dai dính sẽ khó ST hơn các  loại  bướu ác tính(14).   Độ chính xác  Độ chính xác  trong nghiên cứu của chúng  tôi  là 84%, nằm trong khoảng dao động  trong  khoảng 80%  tới 97% độ chính xác của các  tác  giả nước ngoài.  Sự thành thạo về mặt kỹ thuật có ảnh hưởng  không nhỏ lên độ chính xác  Hầu  hết  các  trường  hợp  không  chính  xác,  không chẩn đoán là ở giai đoạn đầu. Về sau, việc  thực hiện kỹ  thuật ST kim  Jamshidi của chúng  tôi đã quen thuộc, hầu hết các kết quả đều chính  xác.  Adams  có  được  độ  chính  xác  91%  với  nghiên cứu được thực hiện ở hai trung tâm nơi  ST lõi được thực hiện thường quy(1).   Những khiếm khuyết về hỗ trợ của hình ảnh  học có thể  làm cho độ chính xác dao động  khá lớn  Sự hỗ trợ của hình ảnh học trong nghiên cứu  của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo  trước mổ. Tuy nhiên, độ chính xác 84% cũng gặp  trong  nghiên  cứu  của  Serpell  khi  tác  giả  cũng  thực hiện ST mù bướu mô mềm(11).   Ảnh  hưởng  của  bản  chất  mô  bướu  tới  độ  chính xác  ST lõi chính xác hơn với các loại bướu ác tính  và các  loại bướu  lành  tính  có  tính  chất mô bở,  lỏng  lẻo;  gặp  khó  khăn  với  bướu mô mềm  có  tính chất dai chắc như bướu sợi.   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 428 Độ nhạy và độ đặc hiệu  Độ nhạy của phương pháp ST  lõi  là 85,2%,  nghĩa  là  khả  năng  phát  hiện,  chẩn  đoán  bệnh  của phương pháp này khá tốt. Độ đặc hiệu 100%  chứng minh được độ tin cậy cao của ST lõi.   Ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật và yếu tố GPB  lên độ nhạy, độ đặc hiệu  Các  lỗi ST chắc hẳn sẽ giảm đi nếu kết quả  của chúng  tôi  được  đọc bởi một nhóm  chuyên  gia  thuần nhất. Đó  cũng  là một  điểm yếu nữa  trong nghiên cứu. Tuy nhiên,  tất cả các  trường  hợp ST  lõi do một người  thực hiện với sự  tăng  dần mức thành thạo về kỹ thuật, đều có so sánh  với kết quả cuối cùng đọc bởi các cán bộ giảng  của  bộ môn GPB,  có  đối  chiếu  với  lâm  sàng  ‐  hình ảnh học nên các số liệu có giá trị. Kissin cho  rằng  kết  quả  GPB  nên  được  đọc  bởi  bác  sĩ  chuyên sâu về bệnh học sẽ có độ nhạy cao hơn  các bác sĩ GPB không chuyên khác. Ông so sánh  3 nhà GPB,  độ nhạy do bác  sĩ  chuyên  sâu  đọc  thu  được  là  90,9%,  cao  hơn  hai  bác  sĩ  không  chuyên sâu (86,4% và 81,8%)(5).   Hiện nay, nhiều  tác giả nghiên  cứu dùng  phương  tiện  chẩn  đoán  hình  ảnh  để  hướng  dẫn  đường  kim  ST  nhằm  tăng  độ  chính  xác,  có  độ  nhạy  cao hơn hẳn nghiên  cứu  của  chúng  tôi.  Dưới sự hướng dẫn của MRI với độ mở 0,23T  Imager, Parkkola  có kết quả  độ nhạy,  độ  đặc  hiệu là 96,5% và 100%(9), còn với sự hỗ trợ của  máy hút áp lục âm có CT hướng dẫn, Mohr đạt  99% và 100%(6).   Biến chứng  Không có biến chứng nào  trong và  sau khi  ST kim. Kết quả này cũng tương tự với nhiều tác  giả  khác  như  Adams,  Kissin,  Serpell,  Pohlig,  Woon.  Các  tài  liệu  y  văn  đều  ghi  nhận  biến  chứng ST lõi rất ít, chỉ từ 0% đến 1%. Trong khi  đó, biến chứng của ST mổ cao gấp nhiều lần, từ  4%  đến  19%(1).  Serpell  ghi  nhận  2  BN  có  biến  chứng nghiêm trọng khi ST mổ. Một trường hợp  phải hoãn xạ trị vì thám sát thấy mô bướu phát  triển  trong  vùng mổ  ST.  BN  còn  lại  bị  nhiễm  trùng khu vực mổ, phải cắt bỏ một phần ba dưới  đùi(11).  Tỷ  lệ  biến  chứng  rất  thấp,  không  ảnh  hưởng tới quá trình điều trị là một ưu điểm vượt  trội của của phương pháp ST lõi so với ST mổ.   Khả năng thay thế ST mổ bằng ST lõi  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  đã  chứng minh  được khả năng  lấy được đủ  lõi mô bướu bằng  kim ST đủ cho việc đọc kết quả GPB chính xác.  Biến  chứng  của  phương  pháp  này  hầu  như  không đáng kể. Tuy nhiên, độ chính xác của ST  mổ vẫn cao hơn ST lõi. ST lõi vẫn chưa thay thế  hoàn toàn được ST mổ. Thế nhưng, ST  lõi giúp  BN giảm bớt số lần ST mổ, hay nói cách khác là  ST lõi giúp chừa lại những trường hợp chỉ có thể  ST mổ mà thôi.  KẾT LUẬN  Từ  tháng  07/2012  –  04/2013, qua  50  trường  hợp ST kim:  1.  Khả  năng  lấy  được mẫu mô  bướu  cho  chẩn đoán đạt 92%. Giữ nguyên  tắc  tối  thiểu 3  lần đâm kim, lấy ít nhất 3 lõi mô bướu, quan sát  kĩ vị trí bướu trên hình ảnh học trước mổ cùng  với sự quen thuộc trong thực hiện kỹ thuật giúp  nâng cao chất lượng mẫu mô ST.  2. Phương pháp ST  lõi có giá  trị chẩn đoán  cao, độ chính xác đạt 84%. Độ nhạy của phương  pháp ST  lõi đạt 85.2% và độ chuyên biệt  là 100  %, cho phép phát hiện bệnh  tốt và  tin cậy vào  kết  quả  của  phương  pháp.  Sự  thành  thạo  kỹ  thuật,  tham  khảo  hình  ảnh  học  trước mổ,  kết  quả GPB đọc bởi bác sĩ chuyên sâu về bướu tứ  chi sẽ đảm bảo độ chính xác cao.   3. Không ghi nhận bất kỳ biến chứng  trong  và sau mổ. ST lõi là một phương pháp an toàn,  biến chứng sau mổ không đáng kể.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Adams  SC,  Potter  BK,  Pitcher DJ.  2010;  ʺOffice‐based Core  Needle  Biopsy  of  Bone  and  Soft  Tissue Malignancies‐  An  Accurate  Alternative  to  Open  Biopsy  with  Infrequent  Complicationsʺ. Clin Orthop Relat Res. 468 (10): 2774‐80.  2. Auyeung J, Dildey P, Murray S. 2010;ʺAccuracy of trucut and  incision biopsy in the diagnosis of soft tissue massesʺ. Journal  of Bone Joint Surgery. 92.B (68).  3. Bickels  J,  Jelinek  J,  Shmookler  B,  et  al.  2004;  “Biopsy  of  musculoskeletal  tumors”.  Musculoskeletal  cancer  surgery.  89:  37‐46.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình  429 4. Jelinek  JS,  Murphey  MD,  Welker  JA.  2002;  ʺDiagnosis  of  Primary  Bone  Tumors  with  Image‐guided  Percutaneous  Biopsy: Experience with 110 Tumorsʺ. Radiology. 223:731‐7.  5. Kissin M, Fisher C, Carter R. 1986; ʺValue of Tru‐cut biopsy in  the diagnosis of soft tissue tumoursʺ. Br J Surg. 73(9):742‐4.  6. Mohr  Z,  Hirche  C,  Klein  T.  2012;  ʺVacuum‐Assisted  Minimally Invasive Biopsy of Soft‐Tissue Tumorsʺ. Bone Joint  Surg Am. 94:103‐9.  7. Mitsuyoshi G, Naito N, Kawai A. 2006; ʺAccurate diagnosis of  musculoskeletal lesions by core needle biopsyʺ. J Surg Oncol.  94:21‐7.   8. Oetgen ME.  2008;  ʺCore needle biopsies of musculoskeletal  tumors: potential pitfallsʺ. Orthopedics. 31(12).  9. Parkkola  RK,  Mattila  KT,  Heikkila  JT.  2001;  ʺMR‐Guided  Core  Biopsies  of  Soft  Tissue  Tumours  on  an Open  0.23  T  Imagerʺ. Acta Radiologica. 42:302‐5.  10. Pohlig  F,  Kirchhoff  C,  Lenze  U.  2012;  ʺPercutaneous  core  needle biopsy versus open biopsy in diagnostics of bone and  soft tissue sarcoma‐ a retrospective studyʺ. European Journal of  Medical Research. 17:29‐34.   11. Serpell  JW, Fisher C, Fish SH, et al. 1992;  ʺThe diagnosis of  soft  tissue  tumoursʺ. Annals of the Royal College of Surgeons of  England. 74:277‐80.  12. Soudack M, Nachtigal A, Vladovski E. 2006; ʺSonographically  Guided Percutaneous Needle Biopsy  of  Soft Tissue Masses  With Histopathologic Correlationʺ. J Ultrasound Med. 25: 1271‐ 7.  13. Woon DTS, Serpell JW. 2008; ʺPreoperative core biopsy of soft  tissue  tumours  facilitates  their  surgical management:  a  10‐ year updateʺ. ANZ J Surg. 78: 977‐81.  14. Yang  YJ,  Damron  TA.  2001;  ʺComparison  of Needle  Core  Biopsy and Fine‐Needle Aspiration  for Diagnostic Accuracy  in Musculoskeletal Lesionsʺ. Arch Pathol Lab Med. 128: 759‐64.  Ngày nhận bài báo: 24/10/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf424_4841.pdf
Tài liệu liên quan