Giá trị của Tứ Diệu Đế trong việc định hướng lối sống cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp hiện nay

Tứ Diệu Đế - bốn chân lý tuyệt vời và thiêng liêng của nhà Phật. Trong

bài viết này, tác giả sẽ làm rõ nội dung của Tứ Diệu Đế, từ đó chỉ ra những giá trị tích

cực, thiết thực của Tứ Diệu Đế đối với việc định hướng lối sống cho sinh viên ngành

giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giá trị của Tứ Diệu Đế trong việc định hướng lối sống cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến hành động đúng. Bên cạnh đó, chính tư duy còn là giải pháp tốt nhất hạn chế cái tôi trong nội tâm, khi cái tôi quá lớn sẽ dẫn đến việc sinh viên trở nên bảo thủ luôn suy nghĩ cho bản thân, đề cao bản thân quá mức sẽ dẫn đến nhiều điều phát sinh khác như: sống ích kỉ, vị lợi, thâm độc thậm chí để đạt được mục đích bất chấp thủ đoạn. Ngược lại, tư duy đúng đắn sẽ giúp sinh viên nhận ra tham vọng là điều không tốt, rằng danh vọng là phù du, là cái ảo, mãi chạy theo danh vọng, địa vị sẽ khiến bản thân mệt mỏi, đau buồn, thất vọng khi không đạt được. Tóm lại, đối với sinh viên ngành Giáo dục chính trị nói chung và sinh viên ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp nói riêng, việc nhận thức không đúng là điều vô cùng nghiêm trọng. Chính vì nhận thức không đúng nên dẫn đến sinh viên có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu tính chuẩn mực, thậm chí nếu bản lĩnh chính trị không vững vàng sinh viên có còn trở thành mục tiêu của các phần tử phản động, dụ dỗ lôi kéo xuyên tạc chống phá lại Đảng và Nhà nước. 2.2.2.2. Điều chỉnh hành vi để hình thành lối sống đẹp cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp Tứ Diệu Đế của Phật giáo có giá trị trong việc hình thành hành vi chuẩn mực, những quan niệm sống tích cực và nhân bản cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị. Việc kế thừa, cải tạo, tiếp biến những điểm “tương đồng, hợp lý, tích cực” trong Tứ Diệu Đế của Phật giáo và áp dụng nó một cách linh hoạt, mềm dẻo nhằm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội là rất cần thiết cho sinh viên. Một số sinh viên ngành giáo dục chính trị hiện nay có một vài biểu hiện vướng vào các tệ nạn xã hội, cũng chỉ vì ham vui nghe theo lời bạn bè hoặc vì buồn bực bất mãn gia đình mà tự mình lao vào bẫy, một phút bồng bột ham vui cuối cùng mang họa vào thân, mà sống trong mê muội. Chính mệnh của Tứ Diệu Đế giúp cho sinh viên ngành giáo dục chính trị biết sống với tình yêu thương chân thật, biết sống với trái tim hiểu biết, hay giúp người và không làm tổn hại ai, biết hổ thẹn với chính mình khi làm điều sai. Biết ăn năn hối lỗi tự biết xấu hổ với chính mình. Ngừng lôi kéo bản thân, ngừng tìm kiếm những thứ làm mình có suy nghĩ dục vọng tức là sinh viên phải học cách chống lại thói quen xấu. Việc này rất khó và vấn đề là sinh viên ngành giáo dục chính trị là phải kiên nhẫn. Không phải lúc nào hành vi của cá nhân sinh viên đều đúng, nhưng quan trọng là khi 211 biết mình sai thì phải cố gắng sửa và hoàn thiện dần. Đó không những đem lại cho mình hạnh phúc ngay hiện tại mà sau này sẽ thanh thản hơn khi nhìn lại những việc đã làm, đã trải qua một cách chân thật. Vì thế, chính mệnh của Tứ Diệu Đế còn đóng vai trò là nghệ thuật sống giúp cho mỗi sinh viên ngành giáo dục chính trị tự hoàn thiện hành vi và giúp ngăn giữ dục vọng cho bản thân. Lời nói là một phương tiện hữu hiệu để truyền đạt cho con người biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín, nhờ đó tạo nên một nhịp cầu cảm thông cho nhau. Hiện nay, một số sinh viên ngành giáo dục chính trị có những biểu hiện lời nói không tốt như: mất uy tín với bạn bè xung quanh và thầy cô, một số còn nhầm lẫn khi sử dụng ngôn phông trong sinh hoạt bạn bè lại dùng trong hoạt động lên lớp, những hoạt động trải nghiệm, sáng tạo... Chính ngữ trong Tứ Diệu Đế sẽ giúp sinh viên ngành Giáo dục chính trị điều chỉnh cách ăn nói và sử dụng ngôn phông đúng hoàn cảnh. Là sinh viên ngành giáo dục chính trị nếu biết chỉnh chu lời nói thì sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích trao đổi khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn mọi người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Giữ lời nói chân thật là biểu hiện đạo đức của bản thân sinh viên, không che giấu điều gì và luôn sống tốt hơn với mọi người và xã hội. Sự hình thành hành vi của sinh viên ngành Giáo dục chính trị bao giờ cũng kéo theo quá trình tự rèn luyện và tự giác của bản thân. Cuộc sống là sự phát triển, nếu không rèn luyện bản thân sẽ không lớn lên được, không thể tạo được những thành công vượt bậc nếu cứ sống trong vùng an toàn của chính mình. Một số sinh viên ngành Giáo dục chính trị hiện nay có lối sống buông thả bản thân, ít quan tâm đến những hoạt động của liên chi hội, đoàn thể, các hoạt động bổ ích khác do khoa và trường tổ chức. Kéo theo đó, sinh viên sẽ thiếu trải nghiệm và rèn luyện bản thân theo nhiều cách thức khác nhau. Chính vì thế, chính tịnh tiến của Tứ Diệu Đế có vai trò trong việc hình thành hành vi và rèn luyện bản thân cho sinh viên ngành giáo dục chính trị, không ngừng thử thách, coi thất bại là những trải nghiệm để phát triển bản thân. Từ đó, sinh viên ngành Giáo dục chính trị sẽ phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Có những lúc không tránh khỏi những khó khăn, thất bại, vào những thời điểm như vậy, sinh viên hãy luôn biết cách nhìn nhận vào mặt tốt của vấn đề, nhận ra ưu điểm của chính mình và có niềm tin vào cuộc sống. Chỉ khi sinh viên có lòng tin ở bản thân mình thì mới có động lực để phấn đấu và nỗ lực. Phải luôn rèn luyện, tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ và khẳng định tài năng của chính mình mới có bước tiến mới, những đột phá trên con đường đi đến thành công. Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc và cả xã hội. Hãy luôn lắng nghe và thấu hiểu người khác tức là việc bắt đầu một cuộc giao tiếp và gây dựng các mối quan hệ. Vì thế, chính tịnh tiến đóng vai trò định hướng trong việc rèn luyện bản thân một cách khoa học và đúng đắn. Tóm lại, Tứ Diệu Đế của phật giáo giúp cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị tự điều chỉnh hành vi, rèn luyện bản thân theo hướng tự hoàn thiện về đạo đức theo xu hướng hiện nay. Những giá trị tích cực của Tứ Diệu Đế mang lại còn góp phần định 212 hướng lối sống tích cực, vì cộng đồng, vì xã hội, cho bản thân và gia đình của mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, Tứ Diệu Đế còn giáo huấn cho sinh viên ngành giáo dục chính trị xa rời và từ bỏ lối sống hưởng thụ, suy nghĩ lệch lạc, thiếu văn hóa. Góp phần xây dựng sinh viên thành con người chính trị với tác phong và hành vi đúng chuẩn mực. 3. Kết luận Qua việc tìm hiểu vấn đề chúng ta phần nào hiểu thêm được sự ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế trong việc định hướng lối sống đẹp, sống thiện cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp. Tứ Diệu Đế giúp cho sinh viên thức tỉnh, vượt qua mọi khổ đau phiền muộn ngay ở trong hiện tại để có một cuộc sống hạnh phúc, an lạc cho dù còn nhiều thiếu thốn về vật chất hay bất cứ một yếu tố khách quan nào, đưa lại qua đó cho sinh viên thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hình thành nhân cách và tư duy. Dù còn những hạn chế, song không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà Tứ Diệu Đế đã mang lại, giúp sinh viên tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác, sống thân ái, yêu thương nhau. Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Tứ Diệu Đế trong phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực hợp lý Tứ Diệu Đế của Đạo Phật nhằm định hướng lối sống cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Giáo dục chính trị, là một mục tiêu quan trọng đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của gia đình - nhà trường – xã hội và bản thân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ sinh viên ngành Giáo dục chính trị hôm nay và mai sau cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, lối sống đẹp, sống thiện, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Duy Hinh (2006), Triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin và viện văn hóa. [2]. Phan Thị Hội (2013), Tứ diệu đế và việc xây dựng đạo đức trong xã hội hiện đại, Nghiên cứu tôn giáo, số 2. [3]. Trần Đăng Sinh (2017), Tôn giáo học, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [4]. Võ Văn Thắng (2017), Tập bài giảng lịch sử triết học, Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM. [5]. Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6]. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2007), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_tri_cua_tu_dieu_de_trong_viec_dinh_huong_loi_song_cho_si.pdf
Tài liệu liên quan