Giá trị của thang điểm bisap trong tiên lượng viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp (VTC) là một cấp cứu nội

ngoại khoa thường gặp.Bệnh thường nhẹ, tuy

nhiên, có khoảng 22% diễn tiến nặng và khoảng

3,8% tử vong(9). Ở châu Á, tỷ suất mới mắc hàng

năm khoảng 28,8 – 42,8/100.000 dân(13,10). Tỷ lệ

VTC nặng gần đây khá cao, dao động từ 14,6 –

25%(7,10,11). Tuy tỷ lệ tử vong chung do VTC chỉ

khoảng 1,5 – 7,5%(7,11,12), nhưng tỷ lệ tử vong do

VTC nặng lên đến 11,8 – 16,3%(1,5). Ở Việt Nam,

VTC và tử vong do VTC nặng vẫn còn là một

thách thức trên lâm sàng. Tại Bệnh viện Nhân

Dân Gia Định (BVNDGĐ), trong 2 năm 2002 –

2003, có tổng cộng 232 trường hợp VTC nhập

viện. Trong đó, VTC nặng chiếm 5,6%, tỷ lệ tử

vong trong nhóm bệnh nặng lên đến 84,6%(4). Vì

tính chất quan trọng về diễn tiến VTC, với

những trường hợp nặng đe dọa tính mạng bệnh

nhân do các biến chứng đa cơ quan nên có nhiều

hệ thống tính điểm đã được đề xuất nhằm tiên

đoán diễn tiến nặng và tử vong như Ranson,

APACHE‐II, CTSI,

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giá trị của thang điểm bisap trong tiên lượng viêm tụy cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Nghiên cứu Chúng tôi Singh Papachristou Cho AUC (KTC 95%) 0,9 (0,75 – 1,00) 0,82 (0,70 – 0,95) 0,82 (0,67 – 0,91) 0,94 (0,86 – 1,02) Điểm  BISAP  ≥  3  có  ĐN  66,67%,  ĐĐH  96,2%, GTTĐD 40% và GTTĐ 98,7%. Các kết  quả này  khá  tương  đồng  với  các  nghiên  cứu  gần  đây  của Singh(14) và Papachristou(9).Trong  các  nghiên  cứu  này,  ĐN,  ĐĐH  và  GTTĐ  tương  tự  kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  (bảng 10). Riêng GTTĐD của 2 nghiên cứu trên  thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, chỉ đạt lần  lượt 17,5% và 15,4%.  Bảng 11: So sánh các giá trị của BISAP ≥ 3 điểm  trong tiên lượng tử vong giữa các nghiên cứu  Nghiên cứu ĐN (%) ĐĐH (%) GTTĐD (%) GTTĐ (%) Chúng tôi 66,67 96,2 40 98,7 Singh 71 83 17,5 99 Papachristou 57,1 87,6 15,4 98,1 Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị tiên  đoán  tử  vong  40%  của  BISAP  ≥  3  điểm  tuy  thấp nhưng có thể xem  là đạt rất gần với  tiêu  chuẩn  Atlanta  hiệu  chỉnh.  Theo  tiêu  chuẩn  này, tỷ lệ tử vong của nhóm VTC nặng là 50%  (3/6 trường hợp).  Phân  tích  sống  còn  28  ngày  từ  khi  khởi  phát bệnh  Theo dõi diễn biến sống còn của bệnh nhân  với BISAP lớn hơn và nhỏ hơn 3 điểm theo thời  gian đến 28 ngày sau khởi phát bệnh bằng phân  tích  Kaplan  Meier,  chúng  tôi  ghi  nhận  bệnh  nhân có điểm BISAP ≥ 3 có tỷ  lệ sống còn thấp  hơn  có  ý  nghĩa  thống  kê  so  với  nhóm  điểm  BISAP thấp, với p = 0,01. Sự khác biệt này thấy  rõ nhất từ khoảng ngày thứ 3 sau khi xuất hiện  triệu chứng đầu tiên. Khi đó, tỷ lệ sống còn của  nhóm BISAP  ≥ 3  điểm  đã  rớt xuống  thấp nhất  còn 80% và giữ ổn định đến hết 28 ngày.Trong  nghiên cứu của chúng  tôi, đặc biệt có 1  trường  hợp tử vong sau 108 ngày từ khi khởi phát bệnh,  đó  cũng  là  thời gian nằm viện  của bệnh nhân.  Qua  trường hợp bệnh này, chúng  tôi rút ra kết  luận  rằng VTC  cũng  có khả năng gây  tử vong  sau khoảng thời gian bệnh khá dài, không nhất  định là ngay trong giai đoạn cấp.  Tương quan giữa từng thang điểm BISAP với  tử vong do VTC  Qua khảo sát nguy cơ tử vong do VTC theo  từng  bậc  của  thang  điểm  BISAP  bằng  phép  kiểm  tương quan Linear‐by‐Linear,  chúng  tôi  ghi  nhận  được  mối  tương  quan  có  ý  nghĩa  thống kê giữa sự tăng dần từng điểm số BISAP  với tỷ lệ tử vong, với p = 0,001 (bảng 4)  Kết quả này phù hợp với phân tích của các  nghiên  cứu  trước  đây  như  nghiên  cứu  của  Cho(3), Singh(14) và Papachristou(9) p  lần  lượt  là  < 0,001, < 0,0001 và < 0,01 (bảng 12).  Bảng 12: So sánh tương quan giữa từng thang  điểm BISAP với tử vong giữa các nghiên cứu  Tương quan Linear‐by‐ Linear  Phân tích Cochrane‐Amitage  Trend Test  Chúng tôi  p = 0,001  Singh  p < 0,0001  Cho  p < 0,001  Papachristou  p < 0,01  Tất cả các nghiên cứu đều có tỷ lệ tử vong  đạt đỉnh cao nhất ở điểm BISAP bằng 4 và tỷ lệ  này nhóm  bệnh  nhân  có  điểm BISAP  bằng  5  giảm thấp hơn so với nhóm 4 điểm. Lý giải cho  hiện  tượng  này,  theo  chúng  tôi  có  lẽ  do  số  trường hợp  trong nhóm  điểm BISAP  =  5 quá  thấp, không đủ để thể hiện đúng tỷ lệ tử vong  trong nhóm.  Tương quan giữa điểm BISAP ≥ 3 với thời gian  nằm viện do VTC  Về thời gian nằm viện trung bình, chúng tôi  ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa  hai  nhóm  bệnh  nhân  BISAP  ≥  3  vả  <  3  điểm.  Hiệu  2  giá  trị  trung  bình  là  22,77  ngày  (KTC  95%:  12,88  –  32,66).Tham  khảo  kết  quả nghiên  cứu tại Chi Lê của Gompertz(6), nhóm bệnh nhân  với điểm BISAP ≥ 3 có thời gian nằm viện trung  bình  dài  hơn  gấp  2,7  lần  nhóm  bệnh  nhân  có  điểm BISAP thấp hơn (p = 0,0001).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 577 KẾT LUẬN  Qua khảo sát giá trị thang điểm BISAP trong  tiên lượng VTC ở 82 bệnh nhân, chúng tôi rút ra  các kết luận như sau:  Bệnh nhân có điểm BISAP ≥ 3 lúc nhập viện  có nguy cơ VTC nặng.  Trong tiên lượng VTC nặng, BISAP ≥ 3 điểm  có  ĐN  66,67%,  ĐĐH  98,68%,  GTTĐD  80%,  GTTĐ 97,4%.  Đối chiếu với kết cục lâm sàng:  ‐BISAP  ≥ 3  điểm  lúc nhập viện  tăng 50  lần  nguy cơ tử vong.  ‐Trong  tiên  lượng  tử vong, BISAP ≥ 3 điểm  có  ĐN  66,67%,  ĐĐH  96,2%,  GTTĐD  40%,  GTTĐ 98,7%.  ‐BISAP  ≥  3  điểm  tăng nguy  cơ  tử vong do  VTC sau 28 ngày từ khi khởi phát bệnh.  ‐BISAP ≥ 3 điểm kéo dài thời gian nằm viện  trung bình  thêm 22,77 ngày  (KTC 95%: 12,88 –  32,66).  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bai Y, Jia L, Jiang H, et al (2007). Severe acute pancreatitis in  China:  etiology  and  mortality  in  1976  patients.  Pancreas.  35(3), pp.232‐237.  2. Banks PA, Bollen TL, Dervenis C, et al (2012). Classification of  acute  pancreatitis  —  2012:  revision  of  the  Atlanta  classification and definitions by international consensus. Gut;  0, pp.1–10.  3. Cho  YS, Kim HK,  Jang  EC,  et  al  (2013). Usefulness  of  the  bedside  index  for  severity  in  acute pancreatitis  in  the  early  prediction  of  severity  and  mortality  in  acute  pancreatitis.  Pancreas. 42(3), pp.483‐487.  4. Đào Xuân Lãm, Trần Viết Phồn, Mai Thị Diệu Trinh và cộng  sự  (2005). Tình hình viêm  tụy cấp  tại Bệnh viện Nhân Dân  Gia Định trong hai năm 2002 ‐ 2003. Phụ bản Tạp chí Y Học  Tp.HCM, tháng 9 năm 2005.  5. Fu CY, Yeh CN, Hsu JT, et al  (2007). Timing of mortality  in  severe acute pancreatitis: Experience from 643 patients. World  J Gastroenterol. 13(13), pp.1966‐1969.  6. Gompertz M, Fernández L, Lara I, et al (2012). Bedside index  for severity in acute pancreatitis (BISAP) score as predictor of  clinical outcome in acute pancreatitis. Retrospective review of  128 patients. Rev Med Chil. 140(8), pp.977‐983.  7. Kandasami  P, Harunarashid H  and  Kaur H  (2002). Acute  pancreatitis  in  a multi‐ethnic  population.  Singapore Med  J.  43(6), pp.284‐288.  8. Marshall  JC,  Cook DJ,  Christou NV,  et  al  (1995). Multiple  organ dysfunction  score:  a  reliable descriptor  of  a  complex  clinical outcome. Crit Care Med. 23(10), pp.1638–1652  9. Papachristou  GI,  Venkata  M,  Dhiraj  Y,  et  al  (2010).  Comparison of BISAP, Ranson’s, APACHE‐II, and CTSI Score  in Predicting Organ Failure, Complications, and Mortality in  Acute Pancreatitis. Am J Gastroenterol. 105, pp.435‐441.  10. Shen  H.  and  Lu  C.  (2011).  Incidence,  Resource  Use,  and  Outcome of Acute Pancreatitis With/Without Intensive Care:  A Nationwide Population‐Based Study  in Taiwan. Pancreas.  40(1), pp.10‐15.  11. Shen HN,  Lu  CL  and  Li  CY  (2012).  Effect  of Diabetes  on  Severity  and  Hospital  Mortality  in  Patients  With  Acute  Pancreatitis. Diabetes Care. 35, pp.1061–1066.  12. Shen HN, Wang WC, Lu CL, et al (2013). Effects of Gender on  Severity,  Management  and  Outcome  in  Acute  Biliary  Pancreatitis. PLoS ONE 8(2), e57504. doi:10.1371.  13. Shen HN, Chang YH, Chen HF, et al (2012). Increased risk of  severe  acute  pancreatitis  in  patients  with  diabetes.  Diabet  Med. 29(11), pp.419‐424.  14. Singh  VK, Wu  BU,  Bollen  TL,  et  a.  (2009).  A  Prospective  Evaluation  of  the  Bedside  Index  for  Severity  in  Acute  Pancreatitis  Score  in  Assessing Mortality  and  Intermediate  Markers of Severity in Acute Pancreatitis. Am J Gastroenterol.  104, pp.966–971.  15. Wu BU, Johannes RS, Sun X, et al (2008). The early prediction  of mortality  in  acute  pancreatitis:  a  large  population‐based  study. Gut, 57, pp.1698‐1703, doi:10.1136.  Ngày nhận bài báo:       01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   30/11/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf570_5424.pdf
Tài liệu liên quan