Đặt vấn đề: Xác định suy yếu là một phần quan trọng của đánh giá lão khoa toàn diện. Có nhiều công cụ để đánh giá suy yếu trong thực hành lâm sàng. Phương pháp Timed up and go là công cụ đánh giá suy yếu đơn giản, có giá trị và tin cậy. Mục tiêu: Xác định điểm cắt tối ưu của phương pháp Timed up and go trong chẩn đoán suy yếu và so sánh thời gian đánh giá suy yếu theo phương pháp Timed up and go với tiêu chuẩn Fried tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020, trên người cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Người cao tuổi sẽ được đánh giá suy yếu theo tiêu chuẩn Fried và phương pháp Timed up and go. Xác định điểm cắt tối ưu của phương pháp Timed up and go dựa vào trị số Youden. Trị số Youden cao nhất ở điểm cắt nào thì điểm cắt đó chính là điểm cắt tối ưu. Phép kiểm T-Student được dùng để để so sánh thời gian đánh giá suy yếu giữa 2 phương pháp. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 484 người cao tuổi, với tuổi trung bình: 73,05 ± 7,99, tỷ lệ nữ giới: 63,22%. Tỷ lệ suy yếu theo thang điểm Fried 29,75%, tiền suy yếu 48,56%, khỏe mạnh 21,69%. Diện tích dưới đường cong ROC của phương pháp Timed up and go là 0,9583. Điểm cắt tối ưu là ≥14 giây có độ nhạy = 92,36%, độ đặc hiệu = 90%. Thời gian đánh giá suy yếu theo phương pháp TUG là 2,51 ± 0,42 phút, ngắn hơn có ý nghĩa thống kê với p <0,001 so với thời gian đánh giá suy yếu theo tiêu chuẩn Fried: 6,95 ± 0,57 phút. Kết luận: Phương pháp Timed up and go có giá trị cao trong chẩn đoán suy yếu ở người cao tuổi với diện tích dưới đường cong là 0,9583. Điểm cắt tối ưu là ≥ 14 giây có độ nhạy = 92,36%, độ đặc hiệu = 90%. Thời gian đánh giá suy yếu theo phương pháp Timed up and go nhanh hơn có ý nghĩa thống kê so với tiêu chuẩn Fried
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giá trị của phương pháp Timed up and go trong chẩn đoán suy yếu tại Phòng khám Lão khoa Bệnh viện Nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 154
GIÁ TRỊ CỦA PHƢƠNG PHÁP TIMED UP AND GO
TRONG CHẨN ĐOÁN SUY YẾU TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nguyễn Hữu Ấn1, Nguyễn Thanh Vy2, Nguyễn Thanh Huân2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xác định suy yếu là một phần quan trọng của đánh giá lão khoa toàn diện. Có nhiều công cụ để
đánh giá suy yếu trong thực hành lâm sàng. Phương pháp Timed up and go là công cụ đánh giá suy yếu đơn
giản, có giá trị và tin cậy.
Mục tiêu: Xác định điểm cắt tối ưu của phương pháp Timed up and go trong chẩn đoán suy yếu và so sánh
thời gian đánh giá suy yếu theo phương pháp Timed up and go với tiêu chuẩn Fried tại phòng khám lão khoa
bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 06
năm 2020, trên người cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Người cao tuổi sẽ được
đánh giá suy yếu theo tiêu chuẩn Fried và phương pháp Timed up and go. Xác định điểm cắt tối ưu của phương
pháp Timed up and go dựa vào trị số Youden. Trị số Youden cao nhất ở điểm cắt nào thì điểm cắt đó chính là
điểm cắt tối ưu. Phép kiểm T-student được dùng để để so sánh thời gian đánh giá suy yếu giữa 2 phương pháp.
Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 484 người cao tuổi, với tuổi trung bình: 73,05 ± 7,99, tỷ lệ nữ giới:
63,22%. Tỷ lệ suy yếu theo thang điểm Fried 29,75%, tiền suy yếu 48,56%, khỏe mạnh 21,69%. Diện tích dưới
đường cong ROC của phương pháp Timed up and go là 0,9583. Điểm cắt tối ưu là ≥14 giây có độ nhạy =
92,36%, độ đặc hiệu = 90%. Thời gian đánh giá suy yếu theo phương pháp TUG là 2,51 ± 0,42 phút, ngắn hơn có
ý nghĩa thống kê với p <0,001 so với thời gian đánh giá suy yếu theo tiêu chuẩn Fried: 6,95 ± 0,57 phút.
Kết luận: Phương pháp Timed up and go có giá trị cao trong chẩn đoán suy yếu ở người cao tuổi với diện
tích dưới đường cong là 0,9583. Điểm cắt tối ưu là ≥ 14 giây có độ nhạy = 92,36%, độ đặc hiệu = 90%. Thời gian
đánh giá suy yếu theo phương pháp Timed up and go nhanh hơn có ý nghĩa thống kê so với tiêu chuẩn Fried.
Từ khóa: suy yếu, người cao tuổi
ABSTRACT
THE VALIDATION OF TIMED UP AND GO TEST IN FRAILTY DIAGNOSIS AT THE GERIATRIC
CLINIC OF NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Nguyen Huu An, Nguyen Thanh Vy, Nguyen Thanh Huan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 154 - 160
Background: Identification of frailty is an important part of a comprehensive geriatric assessment. There are
many tools to diagnose frailty in clinical practice. Timed up and go test is a simple, valuable and reliable frailty
screening tool recommended for use.
Objective: Identify the optimal cutoff point of timed up and go test in frailty diagnosis and compare the
time for the assessment of using timed up and go test with Fried criteria at the geriatric clinic of Nhan Dan
Gia Dinh Hospital.
Methods: The study was conducted from December 2019 to June 2020, on the elderly at the geriatric clinic
1Bệnh viện Chợ Rẫy 2Bộ môn Lão Khoa – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hữu Ấn ĐT: 0975362445 Email: huuanqn2010@gmail.com
1Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lâm Minh Quang ĐT: 0908297705 Email: minhquang0202@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 155
of Nhan Dan Gia Dinh Hospital. The patients were assessed frailty by Fried criteria and timed up and go test. The
highest value of Youden index at the cutting point represented the optimal cutoff point of timed up and go test. T-
student test was used to compare the difference of frailty assessment time between two the methods.
Results: Out of 484 elderly people enrolled in our study, mean age was 73.05 ± 7.99, the percentage of
women was 63.22%. The prevalence of frailty, pre-frailty and robust according to Fried criteria were
29.75%, 48.56%, and 21.69%, respectively. The area under the curve (AUC) of the timed up and go test in
frailty diagnosis was 0.9583. Optimal cutoff point was ≥14 seconds with sensitivity = 92.36%, specificity =
90%. The time for frailty assessment according to timed up and go test was 2.51 ± 0.42 minutes which was
statistically significantly shorter than the time for frailty assessment according to Fried criteria: 6.95 ± 0.57
minutes with p <0.001.
Conclusions: The area under the ROC curve of timed up and go test for frailty diagnosis in the elderly is
0,9583. Optimal cutoff point is ≥14 seconds with sensitivity = 92.36%, specificity = 90%. The frailty assessment
time according to timed up and go test is statistically significantly faster than that of Fried.
Keywords: frail, elderly
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đ{nh gi{ suy yếu rất quan trọng vì nhận
diện được suy yếu sẽ đưa ra chiến lược điều trị
thích hợp cho người cao tuổi (NCT)(1). Năm 2013,
đồng thuận của Hiệp Hội Tích Tuổi Học Và Lão
Khoa Quốc Tế (International Association of
Gerontology and Geriatrics) and Tổ chức Y tế thế
giới (World Health Organization): “Suy yếu là
một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân
và yếu tố hình th|nh, đặc trưng bởi sự giảm sức
mạnh, sự dẻo dai và giảm các chức năng sinh lý
l|m tăng sự phụ thuộc và tử vong”(2). Có nhiều
công cụ đ{nh gi{ suy yếu như: tiêu chuẩn Fried,
thang điểm suy yếu l}m s|ng, phương ph{p
Timed up and go (TUG)(3,4). Tiêu chuẩn Fried
được xem là tiêu chuẩn v|ng, được nghiên cứu
nhiều v| tiên lượng: tái nhập viện, tử vong, té
ngã, gãy xương(4,5,6). Tuy nhiên, tiêu chuẩn Fried
cồng kềnh, thời gian đ{nh gi{ lâu và cần đến
dụng cụ chuyên biệt nên áp dụng tại phòng
khám lão khoa (PKLK) là không khả thi(7,8).
TUG là một phương ph{p đ{nh gi{ di
chuyển, dựa trên phương ph{p Get-up-and-go.
Get-up-and-go cho NCT ngồi ghế có tay vịn,
đứng dậy đi thẳng về phía trước 3 m, quay 1800
v| đi lại vị trí ban đầu và ngồi xuống. TUG thực
hiện giống như phương ph{p Get-up-and-go
nhưng có ghi lại tổng thời gian hoàn thành(9).
TUG l| phương ph{p vận động thực hiện nhanh
chóng, không cần dụng cụ chuyên biệt cũng như
không cần phải huấn luyện cho nhân viên y tế,
được Hội Lão Khoa Anh Quốc (British Geriatrics
Society) khuyến c{o dùng trong đ{nh gi{ suy
yếu với điểm cắt ≥10 giây với độ nhạy l| 93%, độ
đặc hiệu 62% và diện tích dưới đường cong
(AUC: Area Under the Curve) = 0,87(4,10). Theo
NICE (National Institute for Health and Care
Excellence), đ{nh gi{ suy yếu ở PKLK có thể
dùng phương ph{p TUG, với điểm cắt 12 giây(11).
Tại PKLK ở các bệnh viện (BV) cần có công
cụ đơn giản, nhanh, dễ thực hiện và giá trị để
thầy thuốc đ{nh gi{ suy yếu thường quy và
cũng phần n|o đó nhắc nhở thầy thuốc ảnh
hưởng của suy yếu lên chăm sóc v| điều trị sức
khỏe NCT(8,12).
Mục tiêu
X{c định điểm cắt tối ưu của phương pháp
TUG trong chẩn đo{n suy yếu và so sánh thời
gian đ{nh gi{ suy yếu theo phương ph{p TUG
với tiêu chuẩn Fried tại PKLK bệnh viện (BV)
Nh}n D}n Gia Định.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
NCT (≥60 tuổi) đến kh{m v| điều trị ngoại
trú tại PKLK BV Nh}n D}n Gia Định trong
khoảng thời gian nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 156
Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Có
khả năng giao tiếp, nghe và hiểu tiếng Việt.
Tiêu chuẩn loại ra
Không có khả năng đi lại, phải di chuyển
bằng xe lăn, chấn thương, phẫu thuật chi dưới,
chi trên trong vòng 3 th{ng trước.
Tiền sử phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc
võng mạc trong vòng 6 tuần trước.
Suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ mức độ
nặng, không giao tiếp được.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Ước tính AUC:
nsuy yếu ≥
V(AUC) = (13)
Với . α: x{c suất sai lầm
loại I=0,05, d: sai số ước tính, chọn d=0,05.
Chọn AUC=0,87 theo nghiên cứu George M
Savva và cộng sự thực hiện trên NCT tại Ireland
khi tìm giá trị của phương ph{p TUG trong chẩn
đo{n suy yếu(10). Từ đó cỡ mẫu tối thiểu cầu 268
NCT (tối thiểu 134 NCT suy yếu và 134 NCT
không suy yếu).
Thu thập dữ liệu
Chọn mẫu liên tục, không xác suất. NCT
được giải thích và mời tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu viên thu thập các thông tin chung,
sau đó tiến hành thu thập c{c tiêu chí đ{nh gi{
suy yếu theo tiêu chuẩn Fried v| đ{nh gi{ suy
yếu theo phương ph{p TUG.
Tiêu chuẩn đánh giá suy yếu theo Fried gồm 5 tiêu
chí gồm (phụ lục 1)(6)
(1) Sụt cân không chủ ý 4,5 kg hoặc giảm 5%
trọng lượng cơ thể so với năm trước.
(2) Tình trạng yếu cơ: cơ lực tay thấp hơn so
với mức cơ bản (đã điều chỉnh theo giới và chỉ số
khối cơ thể). M{y đo sức cơ có mã số
Jamar@5030JI Hand Dynamometer.
(3) Kiệt sức (Sức bền v| năng lượng kém): Tự
báo cáo về tình trạng kiệt sức, x{c định bằng hai
câu hỏi trong thang điểm tự báo cáo trầm cảm
CES–D (Center for Epidemiologic Studies
Depression Scale): Trong tuần qua Ông/Bà có
cảm thấy mọi việc Ông/Bà làm là một sự gắng
sức? và Trong tuần qua Ông/Bà không thể đi lại?
(4) Chậm chạp: nhỏ hơn mức cơ bản đã được
điều chỉnh theo giới và chiều cao, dựa trên thời
gian đi bộ 4,57m. NCT được hướng dẫn đi
quãng đường 4,57m ở hành lang PKLK với tốc
độ bình thường, chúng tôi sẽ ghi lại tổng thời
gian bệnh nh}n đi quãng đường này.
(5) Mức hoạt động năng lượng thấp: Tổng
số kilocalo tiêu hao trong mỗi tuần được tính
toán dựa trên bộ câu hỏi các 18 hoạt động
trong tuần qua.
Suy yếu khi có từ ≥ 3 tiêu chí, tiền suy yếu
khi có 1-2 tiêu chí, khỏe mạnh khi không có tiêu
chí nào(6).
Thời gian đ{nh giá suy yếu theo Fried là biến
định lượng liên tục (phút), được tính từ lúc bắt
đầu phỏng vấn NCT để hỏi về tình trạng sụt cân,
kiệt sức, mức hoạt động năng lượng thấp, hướng
dẫn NCT v| NCT đi quãng đường 4,57m, hướng
dẫn NCT v| NCT bóp m{y đo sức cơ. Dụng cụ
đo thời gian: đồng hồ bấm giờ.
Phương pháp TUG
Thời gian thực hiện phương ph{p TUG l|
biến định lượng liên tục (giây).
Quy trình thực hiện:
- Đặt một chiếc ghế ở không có vật cản,
không bị gi{n đoạn, có thể theo dõi bước đi
của NCT.
- Đo khoảng cách 3 m và kẻ vạch x{c định,
vạch kẻ này nên có màu nổi bật hơn s|n nh|.
- NCT ngồi vào ghế, nếu NCT đang dùng
dụng cụ hỗ trợ việc đi lại thì cần trang bị cho NCT.
- NCT cần được mang giày/dép thật vừa
vặn, an toàn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 157
- Bảo NCT “bắt đầu” v| bấm giờ. NCT đứng
dậy v| đi qua vạch 3m v| sau đó quay đi về ghế
và ngồi lại thẳng như vị trí ban đầu. Ghi lại thời
gian ho|n th|nh phương ph{p.
- Ghế thực hiện phương ph{p TUG của
chúng tôi là ghế 4 chân, có chất liệu là gỗ. Chiều
cao từ sàn nhà lên mặt ghế là 45 cm, chiều cao từ
sàn ghế lên thành ghế là 50 cm, diện tích sàn ghế
là 45 cm x 45 cm.
Hình 1: Ghế thực hiện phương pháp TUG
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata
13.0. Vẽ đường cong ROC v| tính được AUC.
X{c định độ nhạy v| độ đặc hiệu của từng điểm
cắt. Tính trị số Youden = *(độ nhạy + độ đặc
hiệu) – 1]. Chỉ số Youden cao nhất tại điểm nào
thì điểm đó có gi{ trị tốt nhất. Kiểm định t-
student (Mann-Whitney) để kiểm định 2 giá trị
trung bình giữa thời gian đ{nh gi{ suy yếu. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Y đức
Nghiên cứu n|y được thông qua bởi Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại
học Y Dược TP. HCM, số 508/ĐHYD-HĐĐĐ,
ngày 17/10/2019.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu thu thập được 484 người cao
tuổi đồng ý tham gia nghiên cứu với đặc điểm:
Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội của dân số nghiên
cứu (n=484)
Đặc điểm N (%)
Tuổi 73,05 ± 7,99 (60 – 93)
Giới tính
60 – 69 tuổi 187 38,84
70 – 79 tuổi 181 37,4
≥ 80 tuổi 116 23,96
Giới tính
Nam 178 36,78
Nữ 306 63,22
Bệnh mạn tính
thường gặp
Tăng huyết áp 439 90,7
Bệnh tim thiếu máu
cục bộ
368 76,03
Thoái hóa khớp 308 63,64
Đái tháo đường 120 24,79
Tỷ lệ suy yếu
theo tiêu
chuẩn Fried
Khỏe mạnh 105 21,69
Tiền suy yếu 235 48,56
Suy yếu 144 29,75
Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu
tương đối trẻ, có sự phân bố rộng rãi của tuổi
trong dân số nghiên cứu. Nhóm tuổi từ 60 – 69
chiếm ưu thế. Tỷ lệ nữ giới chiếm cao, hơn ½
dân số nghiên cứu. Tăng huyết áp là bệnh lý
mạn tính thường gặp nhất ở NCT trong dân số
nghiên cứu. Tỷ lệ suy yếu tương đối phổ biến, tỷ
lệ tiền suy yếu chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ khỏe
mạnh chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Thời gian phương ph{p TUG của dân số
nghiên cứu trung bình: 12,89 ± 4,55 giây, dao
động từ: 7 – 43 giây.
Hình 2: AUC của phương pháp TUG trong chẩn
đoán suy yếu (n=484)
Phương ph{p TUG có gi{ trị chẩn đo{n suy
yếu tốt với AUC=0,9583.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 158
Bảng 2: Độ nhạy, độ đặc hiệu từng điểm cắt của phương pháp TUG trong chẩn đoán suy yếu (n=484)
Điểm cắt Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Trị số Youden LR + LR -
Giá trị dự báo
dương (%)
Giá trị dự báo âm
(%)
≥ 7 100 0 0 1
≥ 8 100 3,53 0,04 1,04 0 30 100
≥ 9 100 11,47 0,11 1,13 0 32,4 100
≥ 10 100 27,65 0,28 1,38 0 36,9 100
≥ 11 99,31 49,71 0,49 1,97 0,01 45,5 99,4
≥ 12 96,53 63,53 0,6 2,65 0,05 52,9 97,7
≥ 13 95,14 78,82 0,74 4,49 0,06 65,6 97,5
≥ 14 92,36 90,00 0,824 9,24 0,08 79,6 96,5
≥ 15 83,33 96,47 0,8 23,61 0,17 90,9 93,2
≥ 16 65,28 97,65 0,63 27,74 0,36 92,2 86,9
≥ 17 41,67 98,82 0,4 35,42 0,59 93,8 80
≥ 18 32,64 99,12 0,32 36,99 0,68 94 77,6
≥ 19 28,47 99,41 0,28 48,40 0,72 95,3 76,6
≥ 20 25,69 99,71 0,25 87,36 0,75 97,4 76
≥ 21 19,44 100 0,19 0,81 100 74,6
≥ 22 12,50 100 0,13 0,88 100 73
≥ 23 11,81 100 0,12 0,88 100 72,8
≥ 24 11,11 100 0,11 0,89 100 72,6
≥ 25 10,42 100 0,10 0,90 100 72,5
≥ 26 9,03 100 0,09 0,91 100 72,2
≥ 27 5,56 100 0,06 0,94 100 71,4
≥ 28 4,17 100 0,04 0,96 100 71,1
≥ 29 2,78 100 0,03 0,97 100 70,8
≥ 36 2,08 100 0,02 0,98 100 70,7
≥ 43 1,39 100 0,01 0,99 100 70,5
Độ nhạy v| độ đặc hiệu của phương ph{p
TUG thay đổi ở từng điểm cắt. Với điểm cắt ≥14
giây thì trị số Youden cao nhất = 0,824 nên điểm
cắt tối ưu của phương ph{p TUG trong chẩn
đo{n suy yếu là 14 giây với độ nhạy 92,36%, độ
đặc hiệu 90%.
Bảng 3: So sánh thời gian đánh giá suy yếu theo tiêu
chuẩn Fried và phương pháp TUG (n=484)
Thời gian đánh
giá suy yếu theo
tiêu chuẩn Fried
Thời gian đánh
giá suy yếu
theo phương
pháp TUG
p
Trung bình ±
độ lệch chuẩn
6,95 ± 0,57
(phút)
2,51 ± 0,42
(phút)
<0,001*
*: phép kiểm t-student
So với đ{nh gi{ suy yếu theo tiêu chuẩn
Fried thì việc đ{nh gi{ suy yếu theo phương
pháp TUG có thời gian đ{nh gi{ ngắn hơn, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
BÀN LUẬN
Phương ph{p TUG chúng tôi thực hiện
tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới
khi tìm điểm cắt trong chẩn đo{n suy
yếu(10,14,15,16). Chiều cao từ s|n đến mặt ghế trong
nghiên cứu của chúng tôi l| 45cm, tương đồng
với các nghiên cứu về TUG. Trong một bài tổng
quan về các nghiên cứu TUG, chiều cao từ mặt
đất đến sàn ghế dao động từ 40 – 50 cm và
quãng đường đi đều là 3m(17). Để khách quan
cho việc thực hiện phương ph{p thì chúng tôi
đảm bảo đường 3m bằng phẳng, không có vật
cản, đồng thời chiều rộng đủ tho{i m{i để NCT
có thể đi đúng với tốc độ, trong suốt quá trình
thực hiện phương ph{p thì không bị ảnh hưởng
bởi tiếng ồn hay vật cản. Đồng thời, để kết quả
chính x{c chúng tôi đã hướng dẫn cho NCT và
cho NCT thực hiện phương ph{p 2 lần và lấy giá
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 159
trị trung bình giữa 2 lần. Thời gian thực hiện
TUG của dân số nghiên cứu là 12,89 ± 4,55 giây,
thời gian n|y ≥10 gi}y.
AUC phương ph{p TUG trong chẩn đo{n
suy yếu tại PKLK là 0,9583 có giá trị tốt. Phương
ph{p TUG l| phương ph{p vận động đ{nh gi{
nhiều khả năng của NCT như tốc độ di chuyển,
phối hợp động tác, giữ thăng bằng, đứng lên
ngồi xuống nên chính vì vậy có giá trị cao trong
việc chẩn đo{n suy yếu ở NCT. Về phương ph{p
TUG, cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào tìm giá trị
trong chẩn đo{n suy yếu. Kết quả của chúng tôi
cao hơn nghiên cứu của tác giả Filippin LI thực
hiện trên NCT ≥60 tuổi, ở cộng đồng tại Brazil,
AUC=0,775, tác giả Savva G M và cộng sự thực
hiện trên NCT ≥ 65 tuổi tại Anh, AUC=0,87, tác
giả Sukkriang N thực hiện trên NCT ≥60 tuổi ở
cộng đồng tại Thái Lan thì AUC=0,81(10,15,16). AUC
trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn nghiên cứu
của tác giả Abizanda P thực hiện trên NCT ≥70
tuổi, tại cộng đồng ở Tây Ban Nha,
AUC=0,984(14). Cả 4 nghiên cứu n|y đều được
thực hiện ngoài cộng đồng còn nghiên cứu của
chúng tôi thực hiện tại PKLK, đồng thời, do đặc
điểm dân số của mỗi nghiên cứu khác nhau, thời
gian thực hiện phương ph{p TUG phụ thuộc
vào sức khỏe, tốc độ đi của NCT, mà những đặc
điểm này khác biệt giữa các cộng đồng dân số
khác nhau nên có thể dẫn đến sự khác biệt.
Kết quả cho thấy với điểm cắt ≥14 gi}y có độ
nhạy = 92,36% v| độ đặc hiệu = 90% có trị số
Youden = 0,824 l| điểm cắt tốt nhất của phương
pháp TUG trong chẩn đo{n suy yếu tại PKLK.
Với điểm cắt ≥14 giây của phương ph{p TUG
trong đ{nh gi{ suy yếu, có khác biệt với nhiều
nghiên cứu v| hướng dẫn đ{nh gi{ suy yếu trên
thế giới. Nghiên cứu của Abizanda P và cộng sự
trên NCT tại T}y Ban Nha thì điểm cắt là 17,8
giây, Savva GM trên NCT tại Ireland thì điểm cắt
10 giây, Filippin LI trên NCT tại Brazil thì điểm
cắt 8 giây(10,14,15). Khuyến cáo của Hội Lão Khoa
Anh Quốc điểm cắt của phương ph{p TUG
trong chẩn đo{n l| 10 gi}y, theo hướng dẫn
NICE việc đ{nh gi{ suy yếu tại PKLK có thể sử
dụng phương ph{p TUG, với điểm cắt là 12
giây(4,11). TUG l| đ{nh gi{ di chuyển, giữ thăng
bằng cũng như tốc độ đi nên phụ thuộc rất
nhiều v|o đặc điểm nhân trắc như tuổi, BMI, sức
khỏe của NCT cũng như bệnh đồng mắc, điển
hình trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ NCT
mắc thoái hóa khớp gối chiếm tỷ lệ cao (76,03%)
nên điều này dẫn đến NCT sẽ đi chậm hơn, từ
đó dẫn đến điểm cắt trong nghiên cứu chúng tôi
cao hơn hầu hết các nghiên cứu và khuyến cáo
trên thế giới.
Với điểm cắt ≥14 giây của phương ph{p
TUG có độ nhạy 92,36%, độ đặc hiệu 90%, có giá
trị cao. Theo Hội Lão Khoa Anh Quốc thì với
ngưỡng cắt 10 gi}y, phương ph{p TUG có độ
nhạy 93%, độ đặc hiệu 62%, trong nghiên cứu
của chúng tôi, độ nhạy của chúng tôi là 92,36%
tương đương so với hướng dẫn của Hội Lão
Khoa Anh Quốc nhưng độ đặc hiệu trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn(4). Với điểm
cắt 10 giây, nếu áp dụng vô dân số tại PKLK thì
phương ph{p TUG có độ nhạy 100%, nhưng độ
đặc hiệu chỉ 27,65% chứng tỏ đối tượng dân số
ảnh hưởng nhiều lên giá trị của TUG. Kết quả
nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu của
Filippin LI tại Brazil thì điểm cắt 8 gi}y có độ
nhạy 85%, độ đặc hiệu 59,5%(15). Có thể giải thích
do đối tượng nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu
của Filippin LI chỉ thực hiện trên đối tượng NCT
từ 60 – 79 tuổi ở ngoài cộng đồng, còn nghiên
cứu chúng tôi có độ tuổi dao động nhiều hơn từ
60 – 93 tuổi, tỷ lệ NCT ≥80% chiếm 23,96% và
nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại PKLK.
Các công trình nghiên cứu về giá trị của phương
ph{p TUG trong đ{nh gi{ suy yếu có độ nhạy
dao động từ 72% đến 93% v| độ đặc hiệu từ
59,5% đến 98% chính vì vậy với kết quả độ nhạy
92,36% v| độ đặc hiệu 90% tương đồng với giá
trị của các nghiên cứu trên thế giới(10,14,15,16).
Thời gian đ{nh gi{ suy yếu theo phương
pháp TUG nhanh, trung bình khoảng 2,5 phút.
Trong một bài tổng quan khi đ{nh gi{ suy yếu
tại cơ sở chăm sóc y tế ban đầu thì thời gian
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 160
đ{nh gi{ suy yếu theo phương ph{p TUG <5
phút, điều n|y tương đồng với nghiên cứu
chúng tôi(18). Khi so sánh với tiêu chuẩn Fried thì
phương ph{p TUG rút ngắn được thời gian rất
nhiều, sự khác biệt n|y có ý nghĩa thống kê với
p <0,001. Trung bình phương ph{p TUG tiết
kiệm được khoảng 4,5 phút sơ với việc đ{nh gi{
bằng tiêu chuẩn Fried. Phương ph{p TUG có
thời gian đ{nh gi{ nhanh hơn, đơn giản hơn
cũng như không cần các dụng cụ chuyên biệt
như m{y đo sức cơ hay việc khảo sát thời gian
thực hiện các hoạt động để tính mức năng lượng
nhưng lại có giá trị cao trong chẩn đo{n suy yếu
với độ nhạy 92,36% rất cao v| độ đặc hiệu cũng
cao 90%. Chính vì vậy trong thực hiện hành lâm
sàng có thể sử dụng phương ph{p n|y để tầm
soát suy yếu ở NCT.
KẾT LUẬN
Phương ph{p TUG có gi{ trị cao trong chẩn
đo{n suy yếu với AUC=0,9583. Điểm cắt tối ưu
l| ≥ 14 gi}y có độ nhạy = 92,36%, độ đặc hiệu =
90%. Thời gian đ{nh gi{ suy yếu theo phương
ph{p TUG l| 2,51 ± 0,42 phút, ngắn hơn có ý
nghĩa thống kê với p <0,001 so với thời gian
đ{nh gi{ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benetos A, Petrovic M, Strandberg T (2019). Hypertension
Management in Older and Frail Older Patients. Circ Res,
124(7):1045-1060.
2. Berrut G, Andrieu S, Araujo de Carvalho I, et al (2013).
Promoting access to innovation for frail old persons. IAGG
(International Association of Gerontology and Geriatrics),
WHO (World Health Organization) and SFGG (Société
Française de Gériatrie et de Gérontologie). J Nutr Health Aging,
17(8):688-693.
3. Dent E, Lien C, Lim WS, et al (2017). The Asia-Pacific Clinical
Practice Guidelines for the Management of Frailty. J Am Med
Dir Assoc, 18(7):564-575.
4. Turner G, Clegg A (2014). Best practice guidelines for the
management of frailty: a British Geriatrics Society, Age UK and
Royal College of General Practitioners report. Age Ageing,
43(6):744-747.
5. Buta BJ, Walston JD, Godino JG, et al (2016). Frailty assessment
instruments: Systematic characterization of the uses and
contexts of highly-cited instruments. Ageing Res Rev, 26: 53-61.
6. Fried LP, Tangen CM, Walston J, et al (2001). Frailty in older
adults: evidence for a phenotype. J Gerontol A Biol Sci Med Sci,
56 (3): M146-56.
7. Ambagtsheer RC, Archibald MM, Lawless M, et al (2020).
Feasibility and acceptability of commonly used screening
instruments to identify frailty among community-dwelling
older people: a mixed methods study. BMC Geriatr, 20(1):152.
8. Kojima G, Liljas AEM, Iliffe S (2019). Frailty syndrome:
implications and challenges for health care policy. Risk Manag
Healthc Policy, 12:23-30.
9. Sprint G, Cook DJ, Weeks DL (2015). Toward Automating
Clinical Assessments: A Survey of the Timed Up and Go. IEEE
Rev Biomed Eng, 8:64-77.
10. Savva GM, Donoghue OA, Horgan F, et al (2013), Using timed
up-and-go to identify frail members of the older population. J
Gerontol A Biol Sci Med Sci, 68(4) 441-446.
11. National Institute for Clinical Excellence (2016).
Multimorbidity: clinical assessment and management. URL:
https://www.nice.org.uk/guidance/ng56.
12. Dent E, Martin FC, Bergman H, et al (2019). Management of
frailty: opportunities, challenges, and future directions. Lancet,
394 (10206): 1376-1386.
13. Hajian-Tilaki K (2014). Sample size estimation in diagnostic test
studies of biomedical informatics. J Biomed Inform, 48:193-204.
14. Abizanda P, Romero L, Sanchez-Jurado PM, et al (2012).
Association between Functional Assessment Instruments and
Frailty in Older Adults: The FRADEA Study. J Frailty Aging,
1(4):162-168.
15. Filippin LI, Miraglia F, Leite JCC, et al (2017). Identifying frailty
syndrome with TUG test in home-dwelling elderly. Geriatrics,
gerontology and aging, 11(2):80-87.
16. Sukkriang N, Punsawad C (2020). Comparison of geriatric
assessment tools for frailty among community elderly. Heliyon,
6(9):e04797.
17. Bohannon RW (2006). Reference values for the timed up and
go test: a descriptive meta-analysis. J Geriatr Phys Ther, 29
(2):64-68.
18. Abbasi M, Rolfson D, Khera AS, et al (2018). Identification and
management of frailty in the primary care setting. CMAJ, 190
(38):e1134-e1140.
Ngày nhận bài báo: 13/11/2020
Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_cua_phuong_phap_timed_up_and_go_trong_chan_doan_suy.pdf