Nghiên cứu này nhằm mục đích gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Tác giả thu thập, phân tích các số liệu, nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các giải pháp và môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua để phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính thời gian 2005 đến 2012 tác động đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội của Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển trong thời gian tới
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 171
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
GIA TĂNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020
INTENSIFYING FINANCIAL RESOURSE FOR THE SOCIOECONOMIC
DEVELOPMENT INVESTMENT OF KHANH HOA PROVINCE TO 2020
Nguyễn Ngô1, Nguyễn Văn Ngọc2
Ngày nhận bài: 26/5/2013; N gày phản biện thông qua: 05/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa
đến năm 2020. Tác giả thu thập, phân tích các số liệu, nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các
giải pháp và môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua để phân tích thực trạng huy động nguồn
lực tài chính thời gian 2005 đến 2012 tác động đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và
các vấn đề xã hội của Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư
phát triển trong thời gian tới.
Từ khóa: nguồn lực tài chính, đầu tư phát triển, kinh tế xã hội, tỉnh Khánh Hòa
ABSTRACT
The purpose of this research is to intensify the fi nancial resource for the socioeconomic development investment
of Khanh Hoa Province to 2020. The authors has collected data and researched the policies of the Party and the State;
solutions and environment for business investments in the province in the recent years to analyze the real situations of the
fi nancial resources mobilization with the period from 2005 to 2012 affecting economic growth, economic restructuring, job
creation and social issues of Khanh Hoa. On that basis, the authors has proposed the solutions to intensify the fi nancial
resources for socioeconomic development investment in the future.
Keywords: fi nancial resources, development investment, socioeconomic, Khanh Hoa Province
1 Nguyễn Ngô: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khánh Hòa có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận
lợi: Nằm trên các trục giao thông quốc gia quan
trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và
hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có
các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra
biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
có đường hàng không nối với các trung tâm kinh tế
lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và nối với các nước trong khu vực và trên thế
giới, Đó là điều kiện thuận lợi cho Khánh Hòa mở
rộng giao lưu kinh tế với cả nước và quốc tế.
Bờ biển Khánh Hòa có những vũng, vịnh, bãi
triều, bãi cát mịn, đẹp cùng với khí hậu lý tưởng
rất thuận lợi cho hình thành và phát triển các khu
du lịch biển cao cấp, hấp dẫn như bãi biển Nha
Trang, Đại Lãnh, Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi Sạn, bãi
Thủy Triều Cam Ranh, Ngoài ra, bờ biển Khánh
Hòa có nhiều cửa lạch, đầm, vịnh sâu và rộng cho
phép hình thành hệ thống cảng biển lớn như cảng
Cam Ranh, Vân Phong, Nha Trang, Đặc biệt
vịnh Vân Phong hội tụ nhiều điều kiện lý tưởng để
phát triển Khu kinh tế Vân Phong thành cảng trung
chuyển quốc tế, cảng trung chuyển dầu, lọc, hóa
dầu, lớn ngang tầm với các cảng lớn và trung tâm
công nghiệp gắn với biển lớn trong khu vực và trên
thế giới.
Khánh Hòa có nguồn lợi biển phong phú với ngư
trường rộng lớn với nhiều loại thủy, hải sản quý như
cá, mực, tôm, tảo, rong biển, bào ngư, yến sào,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
172 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 1. Tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Khánh Hòa 2005 - 2012
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
I GDP (giá thực tế) 13.397 15.608 18.687 23.408 28.101 33.911 39.981 46.793
II Tổng đầu tư xã hội 3.213 5.176 6.819 8.480 11.456 15.524 18.201 19.815
A Nguồn vốn trong nước 3.029 4.756 6.584 7.680 10.906 14.274 17.601 19.615
1 NSNN địa phương 649 652 907 1.092 2.197 2.355 2.509 2.535
2 Tín dụng đầu tư 418 490 586 500 650 820 870 900
3 Doanh nghiệp nhà nước 210 396 403 425 450 550 560 580
4 Khu vực dân doanh 1.752 3.218 4.688 5.543 7.376 10.213 13.341 15.116
5 Các nguồn vốn khác 120 233 336 321 484
B Nguồn vốn nước ngoài 184 420 235 800 550 1.250 600 200
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT-XH 2005-2010 và số liệu thực hiện 02 năm 2011, 2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa
Nhìn vào hình 1, ta thấy nguồn vốn từ khu vực dân doanh chiếm 68%, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm
15% TVĐTXH. Trong khi đó các nguồn khác chiếm từ 2% đến 6% TVĐTXH. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại
Khánh Hòa huy động qua các năm chiếm 5% TVĐTXH, so với cả nước là 22,75% thì kết quả đạt được rất thấp
(theo báo cáo Cơ cấu tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư công bố ngày 27/03/2013).
2. Thành tựu nổi bật
2.1. Kinh tế tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chuyển dịch
tích cực
Từ năm 2005 đến năm 2012, tổng vốn đầu tư xã
hội tại Khánh Hòa huy động được đáng kể, đã tạo được
nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm qua địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP
cao, từ 2005 đến 2010 bình quân hàng năm tăng là 10,6%
(cả nước là 7,01%); nếu tính thêm hai năm 2011, 2012 thì
GDP bình quân hàng năm tăng là 10,0%.
cho phép phát triển mạnh đánh bắt, nuôi trồng và
chế biến thủy sản. Đặc biệt yến sào là sản phẩm
đặc trưng của Khánh Hòa xuất khẩu nhiều nơi trên
thế giới.
Với các tiềm năng thế mạnh và lợi thế của
mình, Khánh Hòa cần tiếp tục tạo ra những cơ hội
mới, chính sách cởi mở hơn, năng động hơn để tạo
môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến đầu tư và cùng hợp tác phát triển.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển,
gồm: Vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng; vốn
đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; vốn đầu
tư của khu vực doanh dân và vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
2. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích các nguồn vốn trong nước và ngoài
nước tác động đến hoạt động đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa từ năm 2005 đến
năm 2012.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp và
tham khảo ý kiến các chuyên gia và người có kinh
nghiệm. Thông tin và số liệu thu thập từ nguồn số
liệu thứ cấp dựa trên hệ thống lưu trữ hồ sơ của Sở,
các tài liệu, sách báo
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho
đầu tư phát triển tại tỉnh Khánh Hòa 2005 - 2012
Trong 08 năm tổng vốn đầu tư xã hội (TVĐTXH)
trên địa bàn tỉnh huy động được là 88.683 tỷ đồng
chiếm 38% GDP so với cả nước là 37,25% (theo
Niên giám thống kê năm 2012 của Tổng cục Thống
kê). Năm 2005, trên địa bàn tỉnh huy động được 3.213
tỷ đồng chiếm 23,9% GDP, đến năm 2012 huy động
19.815 tỷ đồng gấp 6 lần so với năm 2005 và chiếm
42,3% GDP. Số liệu cụ thể từng năm thể hiện ở bảng 1.
Hình 1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội tỉnh Khánh Hòa
2005 - 2012
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 173
Bảng 2. Tình hình lao động làm việc ở các loại hình doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa 2005 - 2012
STT Chỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số lao động Ng 165.311 182.588 204.025 204.006 211.329 222.349 234,084
1 Lao động DN NN Ng 18.454 18.110 18.478 19.488 18.238 19.028 19.228
2 Lao động DN TN Ng 56.932 62.515 71.955 75.329 82.626 91.609 101.700
3 Lao động DNCVĐTNN Ng 19.703 18.963 17.535 14.302 14.015 13.762 13.700
4 Lao động hộ KDCT Ng 70.222 83.000 96.057 94.887 96.450 97.950 99.456
Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa
Nhìn vào số liệu bảng 2 và hình 4 về tình hình
lao động làm việc ở các loại hình doanh nghiệp tỉnh
Khánh Hòa 2005-2012, ta thấy lao động làm việc ở
doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và hộ kinh doanh cá
thể (KDCT) có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ cao. Năm
2012, số lao động DNTN chiếm tỷ lệ là 43,45%, số lao
động hộ KDCT chiếm tỷ lệ 42,49% tổng số lao động
làm việc ở các loại hình doanh nghiệp.
Sự gia tăng nguồn lực tài chính từ khu vực dân
doanh tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, hàng năm
khu vực này thu hút và giải quyết được 12.980 lao
động; trong khi đó doanh nghiệp nhà nước có số lượng
lao động cầm chừng khoảng 18.000 lao động/ năm
Hình 2. Tổng vốn đầu tư xã hội tác động đến tăng trưởng
kinh tế tỉnh Khánh Hòa 2005 - 2012
Trên cơ sở đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng
từ 746 USD/người năm 2005 lên 1.865 USD/người
năm 2012. Nhìn vào hình 2, ta thấy đường đồ thị
GDP (màu xanh) và đường đồ thị tổng vốn đầu tư
xã hội (màu hồng) có xu hướng tăng lên cùng chiều.
Điều đó chứng tỏ rằng tổng vốn đầu tư xã hội tăng
tác động đến GDP tăng.
Nhìn vào hình 3 ta thấy cơ cấu kinh tế của
chuyển dịch theo hướng phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế của địa phương. Ngành Dịch vụ -
Du lịch (màu xanh nước biển), ngành Công nghiệp,
Xây dựng (màu đỏ) có xu hướng tăng lên, ngành
Nông nghiệp (màu tím) có xu hướng giảm dần.
Đến cuối năm 2012, Ngành Dịch vụ - Du lịch chiếm
46,90%, ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm
41,40%; ngành Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản chiếm
11,70% trong tổng sản phẩm xã hội.
Hình 3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa 2005 - 2012
2.2. Giải quyết việc làm
Qua thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh
tế, các nguồn lực tài chính được phân bổ tập trung
vào khai thác tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh - Phát
triển dịch vụ, du lịch. Từ năm 2005 đến năm 2012,
nguồn vốn huy động từ khu vực dân doanh chiếm
68% tổng vốn đầu tư xã hội và được đầu tư vào lĩnh
vực dịch vụ - du lịch chiếm gần 70%; nguồn vốn
tín dụng ngân hàng cho vay bình quân hàng năm
là 13.875 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng tín
dụng là 20,7% và được đầu tư vào lĩnh vực ngành
dịch vụ - du lịch tỷ lệ cao (44%). Từ sự đầu tư đúng
hướng, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Qua
08 năm, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư
nhân, có đóng góp lớn cho ngân sách và giải quyết
được việc làm cho người lao động.
Hình 4. Tình hình lao động làm việc ở các loại hình
doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa 2005 - 2012
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
174 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
và doanh nghiệp có vốn ĐTNN có xu hướng giảm
lao động.
2.3. Giải quyết các vấn đề xã hội
- Công tác thu ngân sách (NS) địa phương đạt
được một số kết quả nhất định, hàng năm tổng thu
ngân sách nhà nước (NSNN) đều có sự gia tăng
hơn năm trước. Việc điều hành chi NSNN có tiến bộ,
tỉ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NS ngày
càng tăng. Vốn đầu tư thuộc NSNN đã được tập
trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các công trình
trọng điểm vừa phục vụ cho nhu cầu phúc lợi xã hội
của nhân dân, vừa góp phần thu hút nguồn vốn của
các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh.
Bảng 3. Các khoản chi bảo đảm xã hội tỉnh Khánh Hòa 2005 - 2012 ĐVT: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng chi thường xuyên 915 1,035 1,227 1,668 1,918 2,460 2,905 3,858
1 Chi SN giáo dục đào tạo và dạy nghề 336 409 481 613 725 857 1,046 1,577
2 Chi sự nghiệp y tế 72 79 108 140 175 292 338 425
3 Chi SN văn hóa, thể dục – thể thao 41 39 45 41 58 81 70 79
4 Chi đảm bảo xã hội 48 51 41 61 93 134 169 195
Nguồn: Sở Tài chính Khánh Hòa
- Nguồn lực tài chính trong 08 năm qua không
những tác động đến phát triển kinh tế mà còn ổn
định được các vấn đề xã hội. Nhìn vào số liệu bảng
3 và hình 6, ta thấy các khoản chi bảo đảm xã hội
hàng năm đều tăng. Cụ thể, chi sự nghiệp giáo dục -
đào tạo tăng bình quân hàng năm là 24,7%, chi sự
nghiệp y tế là 28,9%, chi sự nghiệp văn hóa, thể
dục thể thao là 9,8%, chi an sinh xã hội (các đối
tượng thuộc chính sách của trung ương, của tỉnh)
là 22,2%.
Hình 5. Các khoản chi bảo đảm xã hội tỉnh Khánh Hòa
2005 - 2012
Trên cơ sở đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo
phát triển cả về qui mô và chất lượng; công tác bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân được nâng
lên; xóa được hộ đói và giảm được hộ nghèo; các
chính sách đền ơn đáp nghĩa được quan tâm và giải
quyết kịp thời.
3. Hạn chế
- Kinh tế của tỉnh tăng trưởng liên tục với nhịp
độ cao nhưng chủ yếu dựa vào các yếu tố phát
triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển
theo chiều sâu; kinh tế phát triển chưa thực sự bền
vững, là một trong những trung tâm kinh tế lớn của
cả nước nhưng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả
đầu tư và sức cạnh tranh của Tỉnh còn thấp.
- Thời gian qua chưa thu hút mạnh các nguồn
vốn FDI, hầu hết các dự án đầu tư từ nguồn vốn
này có quy mô nhỏ, có nhiều dự án chậm triển khai
hoặc không thực hiện. Tính đến năm 2012, trên địa
bàn tỉnh có 73 dự án với số vốn là 618 triệu USD; so
với các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, thì Khánh Hòa huy động
vốn đầu tư nước ngoài quá thấp (theo tài liệu tổng
kết 20 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài: Thành
phố Hồ Chí Minh có vốn đăng ký đầu tư nước ngoài
là 20 tỷ USD, Đồng Nai là 17 tỷ USD, Bình Dương
là 11,5 tỷ USD).
- Nguồn vốn thu hút từ khu vực doanh dân
được xem là chủ lực trong cơ cấu vốn đầu tư của
Tỉnh, số doanh nghiệp tư nhân tăng thêm đáng kể
nhưng đa số là loại doanh nghiệp vừa và nhỏ; áp
dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn
thấp, trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp kém và
đội ngũ công nhân có tay nghề chưa cao nên DNTN
thiếu khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp
lớn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có sản xuất
kinh doanh cùng ngành hàng. Đây là hạn chế cơ
bản cần có giải pháp khắc phục để nâng chất lượng
tăng trưởng của tỉnh nhà.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng chủ
yếu là từ NSNN nhưng nguồn thu ngân sách của
tỉnh trong thời gian qua và trong vài năm tới cũng
tăng ở mức độ nhất định. Trong khi đó nhu cầu
vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển
kinh tế - xã hội là rất lớn. Vì vậy ngoài việc bố trí
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 175
vốn NSNN một cách thỏa đáng, đúng hướng, sử
dụng có hiệu quả còn phải tích cực tìm kiếm thêm
các nguồn vốn khác, đa dạng hóa các hình thức
đầu tư để đáp ứng yêu cầu cấp bách này. Đây
là thách thức rất lớn đối với sự nghiệp phát triển
của tỉnh nhà.
4. Nguyên nhân của những hạn chế
- Đội ngũ cán bộ còn yếu, thiếu kỹ năng; có một
bộ phận cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, gây khó
khăn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư; làm hạn
chế việc thu hút vốn đầu tư cho địa phương.
- Chưa kiên quyết xử lý đối với các dự án chậm
triển khai hoặc các nhà đầu tư không có năng lực
tài chính.
- Môi trường đầu tư chưa thông thoáng; thủ tục
hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp; thiếu giải
pháp thực hiện thu hút vốn đầu tư dưới các hình
thức BOT, BT, PPP; phân bổ nguồn lực tài chính
còn phân tán.
- Công tác giải phóng mặt bằng chậm.
5. Giải pháp
- Huy động vốn đầu tư từ NSNN: Quản lý tốt
công tác thu, chi ngân sách; khai thác tốt các khoản
thu về đất; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ
ngân sách.
- Huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhà
nước: Thông qua các biện pháp như cổ phần hóa,
tái cơ cấu các doanh nghiệp.
- Huy động vốn từ nguồn tín dụng: Tiếp tục củng
cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và
các tổ chức tín dụng; hiện đại hóa công nghệ thanh
toán; tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân
tiếp cận vốn dễ dàng.
- Huy động vốn từ khu vực dân doanh: Tạo
điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển;
đa dạng hóa các hình thức, các công cụ huy động
vốn để người dân đưa đồng vốn tiết kiệm của mình
vào dòng chảy đầu tư phát triển kinh tế. Bên cạnh
đó, cần chú trọng thu hút vốn đầu tư từ Việt kiều về
nước để phát triển Tỉnh nhà.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Cải thiện môi
trường đầu tư, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước
ngoài; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ phát
triển chính thức của nước ngoài.
- Các giải pháp khác:
+ Hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút
mạnh các nguồn lực tài chính.
+ Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội.
+ Đẩy mạnh công tác đền bù giải tỏa.
+ Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch
làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục các dự án
thu hút đầu tư.
+ Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến
đầu tư.
+ Tăng cường công tác quản lý đầu tư và nâng
cao hiệu quả đầu tư.
+ Phát triển đồng bộ các loại thị trường.
+ Phát triển nguồn nhân lực.
6. Một số giải pháp mang tính chất đột phá
- Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh
của tỉnh Khánh Hòa (PCI)
Theo bảng xếp hạng năm 2012, Khánh Hòa
đứng ở vị trí 24 trên tổng số 63 tỉnh, thành trong cả
nước. Điều này cho thấy cho thấy môi trường đầu tư
kinh doanh ở Khánh Hòa ở mức trung bình. Vì vậy
trong thời gian đến cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung
và thực hiện tốt các tiêu chí để cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh. Tỉnh cần lưu ý một số việc như:
Công khai thông tin về các quy hoạch, dự án, để
các doanh nghiệp dễ tiếp cận; cũng cố các đầu mối
tiếp nhận và tham mưu giải quyết các nhu cầu nhà
đầu tư nhanh chóng, kịp thời.
- Giải pháp về huy động các nguồn vốn
Hiện nay, Chính phủ tiếp tục thắt chặt chế độ
chi tiêu, tái cơ cấu trong lĩnh vực đầu tư công nên
nguồn vốn ngân sách nhà nước hổ trợ cho các địa
phương đầu tư cơ sở hạ tầng rất hạn chế trong khi
đó các thành phần kinh tế khác (kể cả nhà đầu tư
nước ngoài) không muốn đầu tư vào lĩnh vực này vì
vốn lớn và khó thu hồi. Vì vậy cần xin Trung ương
chủ trương:
+ Phát hành trái phiếu trung và dài hạn tại
Khánh Hòa để đầu tư các công trình trọng điểm,
có ý nghĩa tác động thu hút các nguồn lực tài chính
khác cho đầu tư phát triển tại địa phương.
+ Thành lập công ty đầu tư tài chính nhà nước:
Học tập theo kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí
Minh thành lập công ty đầu tư tài chính nhà nước
và giao nhiệm vụ, quyền hạn nhiều hơn để doanh
nghiệp này đủ sức huy động được nhiều nguồn lực
tài chính.
- Giải pháp về sử dụng có hiệu quả nguồn lực
tài chính
+ Huy động được nhiều nguồn lực tài chính đã
khó thì việc sử dụng nguồn lực đó có hiệu quả cũng
không phải là nhiệm vụ dễ dàng và càng phải được
chú trọng. Hiện nay, tình trạng đầu tư cho nhiều
chương trình, mục tiêu đã dẫn đến phân tán nguồn
lực tài chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cần được
khắc phục. Tỉnh cần rà soát lại tất cả các chương
trình và mạnh dạn, dũng cảm loại bỏ các chương
trình, dự án đầu tư không thiết thực; tập trung vốn
đầu tư các chương trình, dự án tác động trực tiếp
đến sản xuất, thu hút vốn khai thác thế mạnh, lợi
thế của Tỉnh.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
176 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
+ Cụ thể hóa các giải pháp về xã hội hóa trong
đầu tư: Đối với các chương trình, dự án có tính chất
thu hồi được vốn sau khi đưa vào khai thác, nên
chuyển từ cơ chế đầu tư bằng 100% nguồn vốn
ngân sách nhà nước sang hình hỗ trợ lãi suất để
khuyến khích các loại hình doanh nghiệp vay vốn
đầu tư. Nếu thực hiện được cơ chế này sẽ giải
quyết được: Gắn được trách nhiệm của chủ đầu
tư đối với chất lượng công trình; nhanh chóng thực
hiện được mục tiêu của chương trình, dự án đầu tư
và tiết kiệm được ngân sách nhà nước.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Những năm qua, Tỉnh đã có nhiều cố gắng
trong việc huy động các nguồn lực tài chính cho đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội. Tổng nguồn vốn huy
động ngày càng nhiều, cơ cấu nguồn vốn chuyển
dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nguồn vốn huy
động so với nhu cầu đầu tư phát triển, chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của Tỉnh.
Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh là xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm
kinh tế - văn hóa - du lịch, khoa học và công nghệ,
nhất là công nghệ biển và đại dương của cả nước,
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng duyên
hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; có tiềm lực kinh
tế mạnh và phát triển năng động với cơ cấu kinh tế
hiện đại; có một số sản phẩm sản xuất và dịch vụ
có thương hiệu uy tín tầm quốc gia và quốc tế. Hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, một số công trình
hiện đại đạt trình độ tiên tiến. Đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được nâng cao; môi trường
được bảo vệ và cải thiện; tài nguyên được khai thác
và sử dụng có hiệu quả. Chính trị - xã hội ổn định, là
pháo đài vững chắc về quốc phòng, an ninh; trật tự
an toàn xã hội được giữ vững.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ gia tăng
nguồn lực tài chính, huy động vốn đầu tư phải được
xem một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu. Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cần phải
có hệ thống các giải pháp huy động vốn một cách
tích cực, hiệu quả trong thời gian đến.
Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng
huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát
triển trên địa bàn tỉnh 2005 - 2012, dự báo nhu cầu
vốn đầu tư đến năm 2020, tác giả đề xuất đồng bộ
các giải pháp và có nhấn mạnh một số giải pháp đột
phá với mong muốn: Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa quan
tâm nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong huy
động và sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả
trong thời gian tới để phát triển nhanh nhiệm vụ kinh
tế - xã hội của Tỉnh, xây dựng Khánh Hòa thành địa
phương giàu đẹp - văn minh và hiện đại.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Chính phủ, Bộ, Ngành, Trung ương
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu
kinh tế; kiên quyết loại bỏ các chương trình, dự án
không có hiệu quả, chưa thiết thực; khắc phục tình
trạng phân bổ nguồn lực tài chính phân tán, kém
hiệu quả.
- Giao quyền phân bổ ngân sách ở địa phương
do chính quyền sở tại quyết định nhằm khắc phục
việc phân bổ kinh phí hàng năm cho các nhiệm vụ
chi không phù hợp ở địa phương; tránh tình trạng
“hình thức” trong phân bổ ngân sách ở địa phương.
- Cần có cơ chế cho các địa phương phát hành
trái phiếu trung và dài hạn để đầu tư cơ sở hạ tầng;
cho thành lập công ty đầu tư tài chính nhà nước như
ở thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức này hoạt động
có hiệu quả.
- Cần cụ thể hóa chủ trương “đổi đất lấy công
trình”, thực hiện đầu tư theo cơ chế PPP,
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- Cũng như phần kiến nghị với Trung ương,
lãnh đạo Tỉnh cần kiên quyết loại bỏ các chương
trình, dự án không có hiệu quả, chưa thiết thực;
khắc phục tình trạng phân bổ nguồn lực tài chính
phân tán, kém hiệu quả.
- Trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tỉnh cần:
+ Nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh. Đó là việc làm thiết thực để kêu gọi và
thu hút các nguồn lực tài chính trước mắt cũng như
trong tương lai.
+ Chuyển cơ chế đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước sang hỗ trợ đầu tư bằng lãi suất để
khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.
- Cụ thể hóa chính sách đãi ngộ, khuyến khích
cán bộ có trình độ, năng lực từ các nơi khác (kể cả
kiều bào sống ở nước ngoài) đến công tác và làm việc
lâu dài tại tỉnh Khánh Hòa; mạnh dạn sử dụng, đề bạt
những người có trình độ cao vào các lĩnh vực, các cấp
quản lý, quản trị để sử dụng chất xám và tạo động lực
để họ cống hiến cho sự phát triển của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình thực hiện KT-XH tỉnh Khánh Hòa từ năm 2005 đến 2012.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tang_nguon_luc_tai_chinh_cho_dau_tu_phat_trien_kinh_te_x.pdf