Sau nhiều năm chuẩn bị và đàm phán, Việt Nam cùng với các nước thuộc khu vực
ASEAN đã hoàn tất thủ tục cho việc chính thức ra đời Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào
ngày 31/12/2015 và Quốc hội 12 nước châu Á - Thái Bình Dương thông qua Hiệp định Đối
tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 2 năm 2016. Cả hai cơ chế hợp tác
đều có mục tiêu, luật lệ, quy tắc và lợi ích cụ thể, nhưng đều mang lại thời cơ lớn và thách
thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành kinh doanh dịch vụ Kiểm
toán.
Bài viết tập trung phân tích , làm rõ thực trạng dịch vụ Kiểm toán Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ; Phân tích những cơ hội và thách thức đối với thị trường dịch
vụ Kiể m toán của Việt Nam khi tham gia TPP , AEC; Đồng thời đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp các Doanh nghiệp dịch vụ Kế toán - Kiểm toán tận dụng cơ hội và hạn chế được
thách thức.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Gia nhập TPP, AEC – Thời cơ và thách thức đối với thị trường dịch vụ kiểm toán việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa đạt được đến mặt bằng chung của khu vực . Hiện tại số lượng ki ểm toán
viên nắm vững các thông lệ và nguyên tắc kế toán quốc tế chưa nhiều . Đặc biệt là ngoại ngữ
vấn – vấn đề được coi là chìa khóa mở cánh cửa hội nhập thì người lao động Việt Nam không
sử dụng được tiếng Anh và các ngoại ngữ khác chiếm tỷ lệ quá lớn. Trong khi lao động từ các
quốc gia khác trong ASEAN như Thái Lan, Singapore, Philipin, Malaysia và các quốc gia bên
kia bờ Thái Bình Dương như Brunei, Canada, Chile sử dụng tiếng Anh thành thạo. Ngoài
ngoại ngữ, để làm việc được tại môi trường nước ngoài đòi hỏi người lao động phải “lành
nghề”, có kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, phương thức làm việc chuyên nghiệp và đòi
hỏi phải có kỹ năng mềm và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Trong khi nhân lực thực hiện
dịch vụ kiểm toán vừa thiếu (về số lượng, chất lượng) vừa làm việc quá tải. Đây cũng là một
thách không nhỏ đối với lao động ngành kiểm nói riêng và lao động Việt Nam nói chung. Nếu
không chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn nhân lực thì có khả năng kiểm toán viên các nước ASEAN
phát triển hơn nước ta như Singapore, Thailand, Malaysia, Philippines có thể sang Việt Nam
cạnh tranh trực tiếp với người lao động nước ta. Do đó, lao động trong nước có thể khó tìm
việc ở các công ty kiểm toán lớn (Big 4).
157
Thứ hai, hạn chế về chương trình đào tạo: Sự phát triển quá nhanh chóng của quy
mô đào tạo trong gần 20 năm (từ năm 1998 đến năm 2015) có trên 300 trường đại học, cao
đẳng được thành lập mới hoặc nâng cấp , trong đó 2/3 có đào tạo ngành kế toán –kiểm toán.
Áp lực này còn tăng lên từ việc phát triển đồng thời với các hệ đào tạo không chính quy như :
Vừa học vừa làm, liên thông từ Cao đẳng, Trung cấp lên đại học, văn bằng 2, đào tạo từ
xaTheo số liệu thống kê hiện tại Việt nam hiện có trên 50 trường đại học có đào tạo chính
quy về kế toán – kiểm toán. Thời lượng đại học là 4 năm. Tuy nhiên, khung chương trình cho
chuyên ngành kế toán – kiểm toán mà Bộ Giáo dục đào tạo ban hành chủ yếu nhấn mạnh đến
phần giáo dục đại cương, các yêu cầu về kiến thức chuyên ngành còn rất thấp so với những
yêu cầu của IFAC, thời lượng học kế toán chủ yếu là lý thuyết, ít có cơ hội thực hành nghề
nghiệp. Đặc điểm này chưa thể hiện được tinh thần hội nhập trong chương trình đào tạo và
phần nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp khi người học muốn tiếp tục theo học các chương trình đào
tạo hay thi lấy bằng CPA ở các quốc gia khác theo chuẩn quốc tế sau khi tốt nghiệp. Về giáo
trình, phần lớn được biên soạn thuần tuý theo chế độ kế toán và trên tinh thần của các Thông
tư hướng dẫn chuẩn mực. Trên thực tế, đây chỉ là phần hướng dẫn thực hành nên hạn chế
phần nào đến khả năng suy luận và phát triển kiến thức của sinh viên, cũng cần nhận thức một
vấn đề là hệ thống chuẩn mực quốc tế vế trình bày báo cáo tài chính cũng luôn thay đổi. Do
vậy, hiểu đúng bản chất các chuẩn mực và vận dụng vào điều kiện Việt nam là rất cần thiết.
Thứ ba, khả năng cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay còn thấp
so với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài . Khác với các hiệp định khác, TPP và AEC
hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt trình độ phát triển của các quốc gia và vì
thế không có một ưu tiên nào cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó,
số lượng và hoạt động của nhiều công ty cung cấp dịch vụ kế toán còn yếu cả về nội dung,
chất lượng dịch vụ cũng như mức tăng trưởng. Phần lớn các công ty Việt Nam có quy mô
nhỏ, năng lực tài chính giới hạn , đội ngũ nhân viên thiếu về số lượng v à chất lượng nên chưa
đủ tiềm lực để cung cấp dịch vụ sang nước ngoài mà chỉ mới cung cấp dịch vụ cho khách
hàng trong nước . Mặt khác, nội dung dịch vụ cung cấp đơn giản, chủ yếu là ghi sổ kế toán,
lập BCTC, quyết toán thuế, tư vấn kế toán tài chính, thuế, rà soát báo cáo tài chính trong khi
giá cao hơn nhiều so với thuê lao động tự do. Tại nhiều công ty kiểm toán lượng khách hàng
sử dụng dịch vụ kế toán rất ít trong khi đây lại là nhu cầu của nhiều DN và có khả năng đem
lại nguồn thu lớn. Đây rõ ràng là một bất lợi lớn khi các DN dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt
Nam không đủ năng lực để cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng với các DN đến từ các nền kinh
tế phát triển hơn như Mỹ, Úc.
Như vậy, những thách thức đặt ra cho thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán Việt Nam
trước hiệp định TPP là rất lớn. Các DN dịch vụ kế toán - kiểm toán của Việt Nam sẽ phải rất
thận trọng và năng động trong giai đoạn này để có thể thích ứng với sự thay đổi sâu rộng mà
TPP và AEC mang lại cho nền kinh tế ViệtNam.
4.Một số giái pháp phát triển dịch vụ kế toán – kiểm toán trước yêu cầu hội nhập của
Việt Nam
Từ những phân tích về những cơ hội và thách thức cho thị trường dịch vụ kế toán –
kiểm toán Việt Nam, theo chúng tôi trong thời gian trước mắt cần phát triển dịch vụ kế toán
theo hướng tăng khả năng cạnh tranh cho các DN dịch vụ kế toán trên cơ sở nâng cao chất
158
lượng. Về lâu dài mới tập trung vào phát triển số lượng. Để đạt mục tiêu này cần có sự phối
hợp một cách đồng bộ giữa các bên liên quan. Cụ thể:
Về phía Nhà nước: Cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán , kiểm toán
theo hướng phù hợp với chuẩn mực , thông lệ quốc tế , một mặt phát triển dịch vụ kế toán -
kiểm toán, mặt khác kiểm soát được chặt chẽ hoạt động này. Để thực hiện được điều này, cơ
quan nhà nước cần huy động sự hợp tác của các chuyên gia đến từ các Bộ , ban ngành có liên
quan, các trường đại học , các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán , Hiêp hội nghề
nghiệpNgoài ra , cần tranh thủ sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài để học tập kinh
nghiệm, trao đổi nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống chuẩn mực Kế toán , Kiểm toán Việt
Nam; Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các Hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới để đào tạo đội ngũ
kế toán viên, kiểm toán viên đạt trình độ ngang bằng với trình độ của khu vực . Đẩy mạnh việc
thỏa thuận, hợp tác giữa các quốc gia trong khối ASEAN để tiến tới công nhận các bằng cấp
và chứng chỉ hành nghề lẫn nhau.
Về phía các cơ sở đào tạo: Để đảm bảo tính chuyên nghiệp hơn, chúng tôi cho rằng
Chính phủ cần chỉ đạo Bộ giáo dục, Bộ Tài chính xây dựng những quy định của nghề kế toán
- kiểm toán giống như chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch, dịch thuật, bảo hộ trí tuệMặt
khác, chúng ta cần thay đổi toàn bộ quy trình tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề này. Nhà
nước chỉ cần ban hành các quy chế, quy trình tổ chức thi, tiêu chuẩn và giám sát việc thực
hiện. Công việc tổ chức thực hiện nên giao cho tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp. Đổi mới
chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS. Mạnh
dạn phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA Úc, CIMA để đổi mới giáo trình đào
tạo. Tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể chuyển
đổi sang bằng cấp quốc tế (ACCA, CPA Úc, CIMA) dễ dàng hơn. Đối với sinh viên chuyên
ngành kiểm toán cần qui định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ nâng cao hơn nữa so với hiện nay.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp trong việc
soạn thảo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới qua đó giúp nhà trường đẩy nhanh việc đổi
mới giáo trình một cách toàn diện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phối hợp chặt chẽ với các
doanh nghiệp và tiếp nhận các ý kiến phản hồi để đổi mới chương trình đào tạo.
Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán
Các công ty kiểm toán cần đảm bảo độ tin cậy và tăng tính chuyên nghiệp trong công
việc. Muốn vậy, cần xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các quy chế ràng buộc và tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kế toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán toán bằng các
quy chế, quy trình công tác, quy trình nghiệp vụ đối với các nhóm, tổ, đoàn công tác và đối
với kiểm toán toán viên góp phần tăng cường tính chuyên nghiệp. Phải coi trọng chất lượng
dịch vụ kiểm toán cung cấp cho khách hàng, lấy “chữ tín” làm đầu để duy trì và phát triển
khách hàng. Tăng cường công tác đào tạo nhân viên, cố gắng giảm áp lực trong công việc
bằng việc tạo môi trường làm việc thân thiện, vì đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến
sai phạm trong công việc. Để phát triển, các công ty cần tính toán các chi phí chi ra khoa học
nhằm giảm thiểu chi phí, tăng tính cạnh tranh nhưng không được bỏ qua yếu tố chất lượng.
Hợp lý nhất là các công ty xây dựng qui trình làm việc khoa học và hướng dẫn cụ thể cho
nhân viên dưới dạng “Cẩm nang/Sổ tay công việc”. Có như vậy hoạt động của đơn vị mới bền
vững. Các công ty cũng cần có chính sách giữ chân lao động có kinh nghiệm gắn bó với
159
doanh nghiệp. Các công ty qui mô nhỏ nên tính tới việc hợp nhất thành công ty lớn, khi đó
khả năng cạnh tranh với các công ty kiểm toán lớn, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài sẽ cao hơn.
Đối với người hành nghề dịch vụ Thường xuyên cập nhật kiến thức về kế toán, kiểm
toán, tài chính, thuế; Tăng cường năng lực ngoại ngữ; Học chuyển đổi sang các bằng cấp
quốc tế được công nhận tại Việt Nam cũng như các nước ASEAN như ACCA, CPA Úc, CPA
Mỹ, CIMA
Kết luận
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đã tập trung trao đổi một số vấn đề cơ bản liên
quan đến thực trạng, những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập của thị trường dịch
vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam. Để đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội nhập này, Việt Nam
cần thiết phải thực hiện đầy đủ các cam kết về cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán theo thông
lệ chung của quốc tế, chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nhân lực kế toán trên
cơ sở thay đổi nhận thức của các đối tượng sử dụng dịch vụ trên thị trường; Cả Nhà nước
cùng các Doanh nghiệp đến chính Người lao động cần sớm triển khai việc đào tạo nguồn nhân
lực nâng cao tay nghề, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác một cách hiệu quả
160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Hội thảo “Gia nhập TPP, AEC – Cơ hội và thách thức cho kế toán – kiểm toán
Việt Nam”, Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015
2. PGS, TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Kế toán –
kiểm toán viên trước cơ hội chuyển dịch lớn, Tạp chí công thương điện tử (25/12/2015)
3.
toan/ Truy cập lúc 13h30 ngày 20/2/2016
4. truy cập lúc 14h30 ngày
1/3/2016.
5. truy cập lúc 10h ngày 20/2/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_nhap_tpp_aec_thoi_co_va_thach_thuc_doi_voi_thi_truong_di.pdf