Gia nhập hiệp định TPP và AEC - Cơ hội, thách thức đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam

Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Kết quả đàm phán là một hiệp

định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ

trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao

mức sống, giảm nghèo tại các nước và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ

lao động và bảo vệ môi trường. Việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP với các tiêu chuẩn

mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương được đánh giá là

một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn

khu vực.

Hiệp định TPP bao gồm các quy định và cam kết thương mại truyền thống và phi

truyền thống, tại đó các nội dung về thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng

hóa, xuất nhập khẩu, thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp tại biên giới vẫn tiếp tục duy

trì và thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn; Hiệp định sẽ điều chỉnh các nội dung

thương mại phi truyền thống, trực tiếp gắn với hoạt động kinh doanh đầu tư, cũng như hình

thành thị trường trao đổi các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, đất đai, môi trường,

vốn, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ Gia nhập hiệp định TPP và AEC kế toán kiểm toán,

kiểm toán Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và

có những định hướng phát triển. Bài viết đề cập đến những thuận lợi cũng những khó khăn,

thách thức của kế toán, kiểm toán Việt Nam, đồng thởi đưa ra mộ số kiến nghị về định hướng

phát triển

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Gia nhập hiệp định TPP và AEC - Cơ hội, thách thức đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam đã có những bước tiến lớn trong công cuộc tự do hoá nền kinh tế và đã trở thành thành viên của WTO. Tuy vậy, Việt Nam vẫ còn nhiều hạn chế các tiêu chuẩn lao động, sở hữu trí tuệ và vấn đề tham nhũng. Về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ chưa được đảm bảo, sản phẩm lậu và nhái vẫn được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, vi phạm bản quyền là vấn đề nhức nhối và chưa có biện pháp triệt để. 2.2.Thách thức, khó khăn đối với kế toán kiểm toán Việt Nam Đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC gặp không ít thách thức, trước hết thách thức liên quan đến việc thừa nhận chứng chỉ nghề nghiệp giữa các nước tham gia, vì thế Việt Nam cần phải có sự đánh giá lại về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung tổ chức thi và cấp chứng chỉ kế toán viên hành nghề để đáp ứng được đòi hỏi của quốc tế. Khả năng cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay còn thấp so với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Phần lớn các công ty Việt Nam có quy mô nhỏ, chỉ có 10 -15% doanh nghiệp có quy mô lớn, năng lực tài chính giới hạn, đội ngũ nhân viên thiếu về số lượng và yếu về chất lượng nên chưa đủ tiềm lực để cung cấp dịch vụ sang nước ngoài mà chỉ mới cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nước. Như vậy, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn nhân lực thì có khả năng kiểm toán viên các nước phát triển hơn như Singapore, Thailand, Malaysia, Philippin có thể sang Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với người lao động nước ta, lao động trong nước có thể khó tìm việc ở các công ty kiểm toán lớn (Big 4) ngay trên sân nhà. Nhân viên có chứng chỉ kế toán còn nhiều hạn chế trong sử dụng ngoại ngữ vì thế khó làm việc trong môi trường hội nhập. Số lượng nhân sự ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo hàng năm của các cơ sở đào tạo là rất lớn nhưng trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác của đội ngũ cán bộ kế toán, kiểm toán chưa cao, chưa đạt được đến mặt bằng chung của khu vực. Hiện tại số lượng kiểm toán viên nắm vững các thông lệ và nguyên tắc kế toán quốc tế chưa nhiều Quá trình hội nhập tạo cơ hội cho công dân các nước di chuyển tự do trong khối dẫn đến việc các nước trong khối ASEAN phát triển ngành kiểm toán đi trước chúng ta như Singapore, Thailand, Malaysia, Philippines với số lượng kiểm toán viên lớn và trình độ 252 ngoại ngữ tốt sẽ chuyển sang Việt Nam làm việc và cạnh tranh trực tiếp với đội ngũ kế toán, kiểm toán trong nước. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Phát biểu tại Hội thảo quốc tế "Gia nhập TPP & AEC- thời cơ và thách thức đối với kế toán kiểm toán Việt Nam", PGS.TS Đặng Văn Thanh khẳng định: Theo cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ mở cửa lĩnh vực kế toán kiểm toán và tài chính, với mục tiêu mở cửa rộng rãi vào năm 2020. Với thực tế AEC là thị trường dịch vụ tự do, cho phép tự do di chuyển thể nhân, lao động chuyên nghiệp và thừa nhận những chứng chỉ hành nghề... đây sẽ là một thách thức lớn cho Việt Nam; đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực để có thể đáp ứng và cạnh tranh được. Để có thể hội nhập tốt, theo chúng tôi, cần giải quyết những vấn đề căn bản sau: Rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp lý, luật pháp, hệ thống chuẩn mực kế toán, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán cho dịch vụ kiểm toán, ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công. Hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán cần hoàn thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Để thực hiện được điều này, cơ quan nhà nước cần huy động sự hợp tác của các chuyên gia đến từ các Bộ, ban ngành có liên quan, các trường đại học, các công ty kế toán – kiểm toán, hội nghề nghiệpNgoài ra, cần tranh thủ sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài để học tập kinh nghiệm, trao đổi nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Việt Nam. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các giải pháp chiến lược do Chính phủ đã đề ra, cần phải phân định rõ vai trò của Nhà nước và vai trò của tổ chức nghề nghiệp trên cơ sở củng cố, đề cao vai trò, nâng cao tính tự chủ của các tổ chức nghề nghiệp Việt Nam, dần chuyển giao việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho các hội nghề nghiệp. Theo đó, việc ban hành chuẩn mực kế toán, kiểm toán, việc quản lý và kiểm tra hành nghề kế toán, kiểm toán, việc tổ chức ôn thi, thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán cần sớm giao cho hội nghề nghiệp theo đúng thông lệ quốc tế. Nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp như hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA), chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA) giúp tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hành nghề kế toán, kiểm toán để đảm bảo những người đủ điều kiện mới có thể hành nghề. Có như vậy mới nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của những công ty kiểm toán Việt Nam trên thị trường. Đồng thời khi những chuẩn mực mới ban hành, hội nghề nghiệp nên mời những chuyên gia trao đổi, cập nhật kiến thức mới thông qua các lớp đào tạo để nâng cao trình độ đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các hội nghề nghiệp trên thế giới để đào tạo đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên đạt trình độ ngang bằng với trình độ của khu vực. Đẩy mạnh việc thỏa thuận, hợp tác giữa các quốc gia trong khối ASEAN để tiến tới công nhận các bằng cấp và chứng chỉ hành nghề lẫn nhau. Thiết lập mối liên kết giữa cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp và doanh nghiệp. Trong đó các cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp đóng vai trò ban hành, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp sẽ đóng góp ý kiến để cơ quan nhà nước điều chỉnh lại hệ thống văn bản pháp luật phù hợp hơn với tình hình thực tế. Tổ chức quản lý tốt thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng cung cấp các công cụ cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và thực hiện các 253 dịch vụ của mình ở trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán trong nước bằng cách tái cơ cấu, sáp nhập đối với các công ty có quy mô nhỏ, tham gia các hãng kiểm toán nước ngoài. Các cơ sở đào tạo kế toán cần đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Đẩy mạnh phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA Úc, CIMA để đổi mới nội dung và chương trình đào tạo. Tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành thông qua mô hình đào tạo cử nhân kế toán chất lượng cao để sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế (ACCA, CPA Úc, CIMA) dễ dàng hơn. Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần thực hiện nghiêm ngặt quy định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới qua đó giúp nhà trường đẩy nhanh việc đổi mới giáo trình một cách toàn diện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và tiếp nhận các ý kiến phản hồi để đổi mới chương trình và nội dung đào tạo. Các hội nghề nghiệp tăng cường chất lượng kiểm soát chất lượng hội viên, quản lý đạo đức nghề nghiệp, đổi mới về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động để làm trọn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp. Đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng các dịch vụ kiểm toán nhằm hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng và lập kế hoạch triển khai quy chế hoạt động hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng dịch vụ và kiểm soát chất lượng hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp hành nghề kế toán, kiểm toán cần thường xuyên huấn luyện các nhân viên kế toán hiểu biết các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới, các quy định về thuế hiện hành và đóng góp các ý kiến về việc áp dụng các văn bản pháp quy về kế toán trong thực tế tại doanh nghiệp thông qua các tổ chức nghề nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân viên học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế; phối hợp với các trường đại học trong việc đổi mới nội dung và chương trình đào tạo thông qua việc phản hồi về chất lượng sinh viên ra trường; phối hợp với các trường đại học trong công tác đào tạo thông qua việc tiếp nhận sinh viên thực tập nghề nghiệp, các buổi nói chuyện chuyên đề, định hướng nghề nghiệp; tham gia phản biện các chính sách chế độ kế toán, kiểm toán mới. Đối với các nhân viên hành nghề kế toán, kiểm toán cần thường xuyên cập nhật kiến thức về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế; tăng cường năng lực ngoại ngữ; học chuyển đổi sang các bằng cấp quốc tế được công nhận tại Việt Nam: ACCA, CPA Úc, CPA Mỹ, CIMA 254 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Công thương Việt Nam- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP 2. 3. 4. Tài liệu Hội thảo quốc tế: Gia nhập TPP & AEC- thời cơ và thách thức đối với kế toán kiểm toán Việt Nam ngày 18/12- Hà Nội 5. 3115344 6. baotintuc.vn/van-de-quan-tam/gia-nhap-tpp-aecthoi-co-va-thach-thuc-doi-voi-ke- toan-kiem-toan-viet-nam-20151218123356604.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_nhap_hiep_dinh_tpp_va_aec_co_hoi_thach_thuc_doi_voi_ke_t.pdf