Với tưcách là một hình thức cộng đồng tổchức đời sống xã hội. Gia
đình được hình thành từrất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu
dài. Xuất phát từnhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từsựcần thiết phải dựa
vào nhau đểsinh tồn, các hình thức quần tụgiữa nam và nữgiới, những hình
thức cộng đồng tổchức đời sống gia đình đã xuất hiện. Lịch sửnhân loại đã
trải qua nhiều hình thức gia đình như: Gia đình đối ngẫu, gia đình hôn nhân
từng cặp, gia đình một vợmột chồng.
Trên cơsởcủa sựphát triển kinh tế- xã hội các kiểu dạng tổchức cộng
đồng mang tính tựnhiên, ngay từ đầu đã chịu sựquy định của sựbiến đổi
trong sản xuất trong đời sống kinh tế- xã hội.
76 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Gia đình - Tế bào của xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đây:
- Tham gia họp phụ huynh học sinh theo định kỳ (hay đột xuất).
- Thông qua sổ liên lạc gia đình và nhà trường.
- Thông qua thư hoặc điện thoại gia đình.
- Gặp trực tiếp GVCN hay GV bộ môn để trao đổi thông tin.
- Thông qua hội phụ huynh học sinh.
- Thông qua cộng đồng dân cư nơi học sinh cư trú.
(Sinh viên: cần xem lại nội dung và cách thức làm việc của giáo viên
chủ nhiệm lớp).
III. GIÁO DỤC XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH
1. Giáo dục của xã hội
Cụm từ “giáo dục của xã hội” đang xem xét và được hiểu là giáo dục
mang tính xã hội và hiểu theo nghĩa rộng hơn là: Nó là nền giáo dục được tổ
chức và tiến hành trong các cơ quan do nhà nước muốn hoặc do xã hội thiết
lập. Xã hội vì chịu trách nhiệm đào tạo những công dân tương lại của mình,
xã hội hoạch định các chương trình, quyết định giá và như vậy dù mục tiêu
cuối cùng, xác định các chuẩn mực đánh giá và như vậy dù muốn hay không:
giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội. Bởi vậy giáo dục gia đình luôn
phải cập nhật những yêu cầu, đòi hỏi do xã hội đề ra.
Giáo dục của xã hội rất giàu tiềm năng và được thể hiện ở nhiều lĩnh
vực. Ví dụ như: giáo dục truyền thống, sự định hướng các giá trị và những
chuẩn mực giá trị mà xã hội đã quy định… Tất cả các tiềm năng trong các
lĩnh vực giáo dục của xã hội đã truyền lại cho thế hệ trẻ những tập tính xã hội.
55
Và chính những tập tính này đã làm cho thế hệ trẻ trở thành những công dân
của đất nước.
Phạm vi của chương này chúng ta chỉ xem xét giáo dục của xã hội theo
nghĩa hẹp hơn đó là: Những hoạt động giáo dục do các đoàn thể của nhân dân
tham gia thực hiện, cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan chức năng đóng
tại cộng đồng nơi học sinh sinh sống và học tập. Huy động được các tiềm
năng giáo dục trên tham gia vào quá trình giáo dục được xem như là đã tiến
hành xã hội hoá giáo dục một trong những quan điểm lớn mà chúng ta đang
theo đuổi và đang thực hiện.
Công tác giáo dục của xã hội được thực hiện bằng các phương thức như:
- Sự nêu gương của người lớn, việc đỡ đầu của nhà trường (củng cố và
phát triển cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực).
- Việc thành lập và hoạt động của hội đồng giáo dục các cấp (đặc biệt là
hội đồng giáo dục cấp huyện).
- Sự tham gia tích cực của các đoàn thể ở địa phương đối với công tác
giáo dục trẻ em nơi cộng đồng dân cư.
- Đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội phụ nữ, CCB hội khuyến học ở địa
phương.v.v…
Mỗi một tổ chức, đoàn thể quần chúng đều có sức mạnh và thế mạnh
khác nhau trong công tác giáo dục trẻ em. Gia đình phải biết tận dụng những
kinh nghiệm quý báu đó của các tổ chức, đoàn thể quần chúng đó trong quá
trình giáo dục trẻ em.
2. Nội dung phối hợp giáo dục
a. Phối hợp với các tổ chức các lực lượng giáo dục của người lớn trong
xã hội để nắm tình hình học tập, tu dưỡng rèn luyện của con em.
b. Chủ động vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện cùng các cơ sở sản
xuất, các đoàn thể xã hội. Các cơ quan văn hoá giáo dục ngoài trường với hội
phụ huynh học sinh để nắm bắt được nhà trường cái đúng, sai của con em để
bảo ban dạy dỗ uốn nắn.
56
c. Theo dõi quá trình học tập rèn luyện và tu dưỡng của học sinh ở địa
phương phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.
d. Tham gia tích cực trong các buổi tổ chức phổ biến tri thức về KHGD.
e. Tích cực tham gia vào quỹ khuyến học ở địa phương.
Tóm lại: Kết hợp chặt chẽ các ảnh hưởng giáo dục cảu gia đình với giáo
dục nhà trường và giáo dục xã hội là thể hiện quán triệt đúng tinh thần chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước, là ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước và
nguyện vọng của nhân dân trong sự nghiệp CNH - HĐH hiện nay. Vì vậy đòi
hỏi những người làm cha, mẹ hãy thực hiện đúng quyền và bổn phận của
mình trong quá trình giáo dục con trẻ.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Tại sao phải kết hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình giáo dục
học sinh.
2. Nêu đầy đủ những hình thức kết hợp giữa giáo dục gia đình với giáo
dục nhà trường.
3. Trình bày những điều kiện kết hợp của xã hội mà cha mẹ có thể tận
dụng và huy động vào quá trình giáo dục con trẻ (học sinh)
4. Bác Hồ có nói: “Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội cũng không hoàn toàn” Bằng lý luận giáo
đã học Anh(chị) hãy chứng minh ý kiến trên của Bác.
57
Chương IV
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH MỘT BỘ PHẬN ĐẶC BIỆT
CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
Thời gian giảng dạy: Thời gian thảo luận:
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1. Tình hình chung trên thế giới
Giáo dục giới tính là một vấn đề được nhiều nước ở châu Âu tiến hành
rất sớm.
- Năm 1921 Thuỵ Điển đã nghiên cứu vấn đề giáo dục giới tính. Ngay từ
thời đó Thuỵ Điển đã coi tình dục là quyền tự do của con người. Là quyền
bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công dân đối với xã hội.
- Năm 1933 Thuỵ Điển thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục”. Mục tiêu
của hiệp hội này là:
+ Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính nói chung và tình dục nói riêng.
+ Sản xuất và bán thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai.
Nhìn chung vấn đề giáo dục giới tính trong giai đoạn này gắn bó với
phong trào “Phấn đầu vì những cải cách tình dục”. Những người tham gia
phong trào này đã nêu lên hàng loạt những đòi hỏi tiến bộ như: Bình đẳng
nam nữ, giải phóng hôn nhân khỏi quyền lực nhà thờ, Tự do ly hôn, sử dụng
các biện pháp tránh thai, giáo dục tình dục trên cơ sở khoa học.
- Năm 1942 Bộ Giáo dục Thuỵ Điển quyết định đưa thí điểm giáo dục
tình dục vào trong nhà trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập từ tất cả các
loại trường từ tiểu học đến trung học.
- Sau Thuỵ Điển là các nước đông Âu như: Đức, Balan, Hunggari, Tiệp
Khắc và các nước Tây Âu, Bắc Âu khác. Hầu hết các nước này đều coi giáo
dục tình dục là một vấn đề lành mạnh, đem lại tự do cho con người vì thế mà
họ quan niệm rằng: Cần nói rõ cho mọi người hiểu biết những quy luật hoạt
58
động của tình dục, chương trình giáo dục giới tính của họ rất đa dạng, các
trường có thể chọn vấn đề phù hợp với đối tượng học mà giảng dạy và nhà
nước tận dụng các phương tiện truyền thông để tiến hành giáo dục giới tính.
- Sau đó ở nhiều nước châu Mỹ la tinh, vùng Caribê cũng quan tâm đến
việc giáo dục giới tính. Đối với các nước châu Á giáo dục giới tính vẫn còn là
lĩnh vực “cấm kỵ” xuất phát từ quan niệm phong kiến và tôn giáo trong khi đó
thì châu Á, châu Phi lại là những vùng dân số tăng nhanh nhất thế giới.
Từ những năm 1950 trở lại đây tốc độ gia tăng dân số trên thế giới ngày
càng nhanh chóng ở những quốc gia nghèo tức là “Ở những nước ít được
trang bị đáp ứng nhu cầu của những công dân mới ra đời và để đầu tư cho
tương lai” (Theo TS N.Sadik - Giám đốc chấp hành quỹ dân số Liên hiệp
quốc). Ông tổng giám đốc UNECSCO - Julia, Hixley đã nhắc nhở các quốc
gia rằng: “Dân số quá đông có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn minh
tương lại. Bằng cách này hay cách khác phải cân bằng dân số với các nguồn
tài nguyên hoặc là để cho nền văn minh tàn lụi đi”. Bởi vì dân số càng tăng thì
sô lượng người nghèo bị thiếu ăn, mù chữ đau ốm, bệnh tật không có phương
tiện chạy chữa càng tăng lên và chất lượng cuộc sống ngày càng giảm xuống.
Năm 1968 Đại hội LHQ bắt đầu có những hoạt động về giáo dục dân số
trong từng khu vực. Ngành khoa học về giáo dục ra đời và phát triển làm năng
sinh yêu cầu giáo dục giới tính trong giáo dục dân số.
- Năm 1973 - Hội nghị quốc tế về giáo dục trong các nước nói tiếng Pháp.
- Năm 1974 - Hội nghị quốc tế về tình dục ở Giơnevơ đã thảo luận đến
sự cần thiết phải đưa chương trình giáo dục giới tính và trong chương trình
giảng dạy ở các ngành giáo dục và y tế.
- 1977 - Có hội thảo quốc tế của các nước XHCN về kế hoạch hoá gia
đình, giáo dục giới tính, hôn nhân và gia đình ở Vacxava (Balan)
- Năm 1984 - Có hội nghị Quốc tế ở Mihico về kế hoạch hoá gia đình và
giáo dục giới tính.
59
- Từ năm 1984 - 1986, UNESCO đã làm sáng tỏ những yêu cầu về giáo
dục gia đình và giáo dục giới tính trong quá trình giáo dục ở các nước châu Á
Thái Bình Dương. Nội dung, phương pháp giáo dục giới tính ở các nước có
thể có những khía cạnh khác nhau vì mỗi nước có phong tục tập quán tôn giáo
riêng… Nhưng tất cả đều thống nhất ý kiến về tầm quan trọng và sự cần thiết
phải giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ giúp họ làm chủ quá trình sinh sản của
mình một cách khoa học và phù hợp với tiến bộ của xã hội.
2. Giáo dục giới tính ở Việt Nam
Việt Nam là 1 nước phương Đông trước đây chịu nhiều ảnh hưởng của
tư tưởng phong kiến vì thế mà vấn đề giáo dục giới tính với đúng nghĩa của
nó thì hầu như bị “né tránh”, “thả nổi” hoặc giả có nói thì cũng chỉ đề cập đến
khía cạnh đạo đức theo kiểu “giáo dục giới tính trong thời đại nàng Kiều”
Bước vào những năm 90 của thể kỷ XX với tầm nhìn thế giới Quỹ dân
số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã dự báo sự bùng nổ dân số ở cuối thế kỳ 20 và
đầu thế kỷ 21 cùng những thảm hoạ có thể xảy ra cho tương lai của loài
người. Và kêu gọi các quốc gia hãy tham gia một cách tích cực hơn nữa, có
hiệu quả hơn nữa trong công tác giáo dục dân số cho phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể của nước mình.
Đảng cộng sản Việt Nam đã coi vấn đề giáo dục dân số là công tác
thuộc chiến lược con người đã có hàng loạt chủ trương chính sách được đưa
ra nhằm thực hiện xã hội hoá giáo dục dân số một cách hữu hiệu. Trong đó
nhấn mạnh thực hiện khuyến nghị của Hội nghị tư vấn khu vực về giáo dục
dân số năm 1986 ở Băng Kốc gồm 4 điểm:
- Giáo dục đời sống gia đình.
- Giáo dục giới tính.
- Giáo dục tuổi già.
- Giáo dục về đô thị hoá.
Thực ra ngay từ ngày 24.12.1984 chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm
Văn Đồng đã ký chỉ thị 176A - mà nội dung chỉ thịc có đoạn viết: “Bộ giáo
60
dục, bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, tổng cục dạy nghề phối hợp với
các tổ chức liên quan xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm
bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên những kiến thức khoa học về giới tính, về
hôn nhân và gia đình, về nuôi dạy con”.
- Sau đó năm 1985 Bộ THCN phối hợp với công đoàn ngành Đại học tổ
chức hội thảo về giáo dục giới tính cho sinh viên Đại học, tổ chức 2 lớp tập
huấn cho cán bộ đoàn, cán bộ tuyên huấn, cán bộ giáo vụ các trường ĐH và
THCN về vấn đề giáo dục giới tính.
- Cùng năm 1985 trung ương hội LHPN Việt Nam đã triển khai phong
trào giáo dục “3 triệu bà mẹ nuôi con khoẻ dạy con ngoan” trong đó có nội
dung giáo dục giới tính cho con trẻ ở tuổi dậy thì. Và lần đầu tiên ở nước ta
vấn đề giáo dục giới tính cho con ở lứa tuổi các bà mẹ có con ở tuổi dậy thì.
- Đến năm 1988 được sự tài trợ của quỹ dân số LHQ-UNEPA cùng với
sự giúp đỡ kỹ thuật của UNESCO khu vực - Bộ giáo dục đào tạo đã giao cho
Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện đề án VIE/88/P09 về giáo dục
gia đình và giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10 - 11- 12 mà trọng tâm là
giáo dục gia đình cho học sinh lớp 10-11, giáo dục giới tính cho học sinh lớp
9 và lớp 12. Chương trình của đề án tập trung vào 2 chủ điểm.
* Các chủ điểm về tâm lý - giáo dục gồm: gia đình - khái niệm vai trò và
các giai đoạn phát triển của gia đình, các mối quan hệ gia đình và cách ứng
xử, quản lý gia đình, trách nhiệm làm cha mẹ, bổn phận làm con v.v.. tình
yêu, tình bạn.
* Các chủ điểm về sinh học như là: giới tính về sự khác biệt nam, nữ;
những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì; Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh
sản nam và nữ các bệnh lây lan qua đường sinh dục, hậu quả có thai ở tuổi vị
thành niên.v.v...
Như vậy là lần đầu tiên (năm 1988) trong nhà trường phổ thông ở nước
ta học sinh được học một cách có hệ thống về "những điều bí ẩn, của chính
mình và của các mối quan hệ với người khác giới".
61
Tóm lại: Có thể nói rằng trong tình hình dân số phát triển nhanh như ở
nước ta giáo dục gia đình, giáo dục giới tính là cách tiếp cận vi mô để giải
quyết vấn đề dân số của quốc gia. Nó tác động vào khía cạnh cá nhân, hướng
vào thanh thiếu niên tuổi hôn nhân để giải quyết tận gốc vấn đề tăng dân số
của những năm cuối thế kỷ 20 và ổn định dân số vào những năm đầu TK 21.
II. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1. Khái niệm giới và giới tính
Thuật ngữ Giới (Gender) mà ta quen dùng là một khái niệm xã hội
huyện hiện đại, một phạm trù triết học chỉ vai trò, trách nhiệm, hành vi, cách
sống mối quan hệ của nam hay giới nữ trong xã hội. Những yếu tốt do xã hội
tạo nên do xã hội quyết định chứ không phải do sự khác biệt về mặt sinh học
giữa nam và nữ. Và vì thế nội dung của khái niệm giới có thể thay đổi theo
từng thời đại, từng nền văn hoá.
Giới sinh học (sex) đã được quyết định ngay từ khi một con người ra
đời, thuộc về nam (male) hay nữ (female). Sự sắp xếp loài người thuộc 2 giới
nam, nữ thực hiện ở giai đoạn sau đẻ này thường chỉ căn cứ vào bộ phận sinh
dục ngoài và mới chỉ có ý nghĩa hành chính nhằm hoàn thành những thủ tục
khai sinh. Thủ tục đăng ký một con người bắt đầu ra nhập cộng đồng xã hội.
Muốn phân chia chính xác và đầy đủ 2 giới nam, nữ về mặt sinh học. Người
ta còn phải căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn phức tạp hơn như: nhiễm sắc đồ, bộ
phận sinh dục ngoài và trong, tuyến sinh dục, tình trạng hoóc moon.v.v... Giới
sinh học là tổng thể những đặc tính hình thái và chức năng có sẵn ngay từ khi
mới sinh ra không thay đổi.
Thí dụ: Chỉ có phụ nữ (ở mọi thời đại và mọi nước) mới sinh đẻ và chỉ
có nam giới mới có tính trùng.
Những vấn đề về bản sắc giới (gendef identity) nữ tính (feminity)
nam tính (maseulinity) gọi chung là giới tính - vì chúng là một khu vực rất
phong phú trong khoa học về giới, và là đề tài lý thú của nhiều công trình
khoa học nghiên cứu. Không phải giới sinh học như thế nào thì sẽ phát
62
triển một giới tính tương tự. Sự hình thành giới tính còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nữa.
Giới tính là tổng thể những đặc điểm tâm lý, tính cách hành vi của từng
giới là toàn bộ những biểu hiện mà ta quan sát được (cách ứng xử, nói năng,
ăn mặc sở thích) nó chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường sống, hoàn
cảnh xã hội, nền văn hoá của môi trường sống, hoàn cảnh xã hội, nền văn
hoá của môi trường đó nó không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự
phát triển của xã hội. Mỗi thời đại, mỗi xã hội có những chuẩn mực riêng về
giới tính, đòi hỏi mỗi giới phải có những phẩm chất nhất định về hành vi ứng
xử, đạo đức.
2. Khái niệm giáo dục giới tính
Có nhiều định nghĩa về giáo dục giới tính
* Theo A.G Khơricôpva và D.B. Kôlêxôp:
Giáo dục giới tính là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nét,
những phẩm chất những đặc trưng và những khuynh hướng phát triển của
nhân cách nhằm xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với những
người thuộc giới khác.
Định nghĩa này cho thấy phạm vi của giáo dục giới tính không chỉ bó
hẹp ở việc giáo dục mối quan hệ giữa nam và nữ mà bao gồm cả việc giáo dục
những mới quan hệ nam nữ trong đời sống cũng như học tập, lao động, nghỉ
ngơi, giải trí... Giáo dục cho con người biết rèn luyện những phẩm chất giới
tính nhằm phát huy thế mạnh của giới tính.
* Theo bách khoa toàn thư y học phổ thông do Pêtrôpski chủ biên
"Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo
dục cho nhi đồng, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn đối với các
vấn đề giới tính".
Định nghĩa này ngoài góc độ giáo dục còn đứng ở góc độ y học để xem
xét nội dung giáo dục giới tính, giúp thế hệ trẻ biết bảo vệ sức khoẻ của chính
mình và những người khác trong quan hệ nam nữ.
63
* Theo từ điển bách khoa về giáo dục:
"Giáo dục giới tính là giáo dục về chức năng làm một con người, có
giới tính điều quan trọng là đề cập vấn đề giới tính một cách công khai và đầy
đủ trong lớp học, từ nhà trẻ đến đại học giúp cho học sinh cảm thấy an toàn và
tự do trong việc biểu lộ các cảm xúc liên quan đến đời sống giới tính".
Định nghĩa này nêu bật được bản chất của công tác giáo dục giới tính.
Đó là sự định hướng cho thế hệ trẻ cách sống đúng đắn của con người có giới
tính. Việc giúp cho thế hệ trẻ làm "một con người có giới tính" là điều hết sức
cần thiết trong cuộc sống. Nhiều người không nhận thức được việc thiếu "nữ
tính" của phụ nữ hoặc "nam tính" của đàn ông là một tai hại. Tại hại vì khi
mất đi "cái tôi" thì đồng thời hệ thống quan hệ với người khác giới cũng bị
phá vỡ "tính nữ" bị mất đi khi người con gái cố bắt chước để giống con trai
nên hành vi cử chỉ tác phong trở thành thô kệch hoặc ngang tàng đến mức lố
lăng. Họ đánh mất "nữ tính" khi họ coi sự e thẹn, dịu dàng, danh dự của người
con gái là những cái đã "cũ rích" cần phải được vứt bỏ. Làm như vậy thật ra
họ đã vứt bỏ mất những đặc trưng giới tính mang tính hấp dẫn nhất đối với
người khác giới, khiến thế giới cũng thiệt thòi vì mất đi vẻ đẹp dịu dành của
người phụ nữ.
Trong phạm vi gia đình thì sự đi lệch chuẩn mực trong lĩnh vực tự ý
thức về giới tính cũng chứa đầy những hậu quả tiêu cực làm mất đi sự hài hào
của đời sống gia đình. Tính nữ ở người vợ thể hiện sự dịu dành âu yếm, sự
tinh tế và lòng tin cậy, lòng vị tha thể hiện ở ý thức mong muốn làm vui lòng
người khác và biết cách mang lại nguồn vui cho người thân yêu trong gia
đình. Ý thức đó là nguồn cổ vũ giữ vững nghị lực của chồng.
* Nam tính ở người chồng đó là: tính công dân đi đôi với tính chất của
người cha xứng đáng: có đôi tay vững vàn để chèo chống con thuyền gia đình
vượt lên mọi sóng gió, thác ghềnh của cuộc đời. Tính độc lập tự chủ và ý thức
trách nhiệm đối với công việc trong gia đình và ngoài xã hội, lòng hào hiệp độ
lượng sự trung thực trong tình yêu và trong cuộc sống.
64
Những "tính nam", "tính nữ" không thể hình thành một cách tự nhiên
mà con người phải trả qua một quá trình được giáo dục, được rèn luyện mới
có được. Ngay những chức năng giới tính mà thiên nhiên đã bẩm phú cho
người đàn ông và người đàn bà đó là chức năng truyền giống ở người đan
ông, chức năng sinh để ở người đàn bà cũng cần được giải thích làm sáng tỏ
cơ sở khoa học của sự hoạt động có quy luật của hành vi tình dục nhằm mang
lại sự "an toàn" và "tự do" cho con người. Con người chỉ cảm thấy "tự do" khi
đã nắm vững được cái "tất yếu" nắm vững những quy luật phát triển sinh lí,
tâm lí của con người mà thôi. Định nghĩa còn đề cập đến vai trò của các cơ
quan giáo dục của nhà trường là nơi có đủ điều kiện thuận lợi trong việc
truyền thụ cho thế hệ trẻ những kiến thức giới tính một cách hệ thống.
Ở đây cần phân biệt giáo dục giới tính và tình dục. Giáo dục về tình dục
nhằm giúp các em thanh, thiếu niên có được kiến thức khoa học về sinh lý
học, tình dục học và về sinh học... Về các vấn đề giới tính và đời sống tình
dục. Việc giáo dục về tình dục cho các em thiếu niên, thanh niên theo các nhà
khoa học chỉ nên bắt đầu từ năm lớp 10.
Tóm lại: Giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của giáo dục
nhân cách phát triển câu đối, toàn diện. Giáo dục giới tính nhằm bồi dưỡng
cho thế hệ trẻ những hiểu biết giới tính cần thiết. Hình thành cho họ những
phẩm chất giới tính của mình, giới thiệu cho họ thái độ và kỹ năng giao tiếp
ứng xử lịch sự văn minh trong quan hệ với người khác giới ở mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, rèn luyện cho họ ý chí làm chủ bản năng, làm chủ quá
trình sinh sản nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của bản
thân, của gia đình và của cộng đồng xã hội.
3. Nhiệm vụ của giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây.
* Giúp thế hệ trẻ nắm vững hệ thống kiến thức sinh lý học và giải
phẫu cơ quan sinh dục, các giai đoạn phát triển sinh lý giới tính của con
người, tâm sinh lý của đời sống tình dục, sự thụ tinh và sự phát triển của
65
bào thai, có thai và sự sinh đẻ, vô sinh giới tính, vô sinh tình dục và các
biện pháp phòng tránh thai.
* Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng của con người, biết
quan tâm đến những đặc điểm giới tính của người khác giới trong quá trình
hoạt động chung.
* Giáo dục khả năng tự đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với
người khác. Biết phân biệt tốt, xấu đúng sai trong phạm vi quan hệ khác giới.
* Giáo dục thái độ trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân mình và
sức khoẻ của người khác, ý thức được những tai hại, nguy hiểm do quan hệ
tình dục ở tuổi vị thành viên.
* Giáo dục khát vọng có một gia đình hạt nhân hoà thuận, lành mạnh và
vững chắc đáp ứng được những yêu cầu của xuất hiện tiến bộ ngày nay: Có
một, hai con khoẻ mạnh và nuôi dạy con cho tốt.
* Giáo dục thái độ phê phán đối với những biểu hiện của thái độ vô
trách nhiệm, lừa đảo, lối sống phóng đãng coi khinh phụ nữ, tính "nhẹ dạ cả
nể" hoặc tự đánh mất phẩm giá của người phụ nữ trong quan hệ với người
khác giới.
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở CÁC LỨA TUỔI
Có thể nói rằng những nhiệm vụ giáo dục giới tính được thực hiện
thông qua nội dung giáo dục giới tính. Nội dung này phải được phân chia phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Theo tiến sĩ khoa học Khrếpcova và Côlêxôp thì sự lựa chọn nội dung
giáo dục giới tính phải dựa trên những căn cứ sau đây:
+ Theo trình độ phát triển chung của đối tượng giáo dục khả năng của
chúng đối với việc nhận thức thông tin phân tích thông tin ở những mức độ
cao thấp khác nhau.
+ Sự quan tâm có chủ định hoặc quan tâm do tình cờ ngẫu nhiên trong
việc chấp nhận những thông tin nhất định, những thông tin, biểu hiện bằng lời
hoặc những hình thức biểu hiện khác của thông tin.
66
+ Những đặc điểm hoạt động của đối tượng giáo dục cùng những đặc
điểm hành vi của chúng và những mối quan hệ qua lại giữa chúng với những
người cùng giới và những người khác giới.
+ Mức độ trưởng thành về thể chất và tinh thần của đối tượng. Những
đặc điểm biến đổi sinh lý cơ thể.
+ Quy luật chung của việc hình thành tập thể lớp và những đặc điểm cụ
thể của lớp học.
+ Những đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong
gia đình, đối tượng giáo dục và ảnh hưởng của nó đến việc giáo dục trẻ.
- Ở đây một vấn đề được đặt ra là nội dung giáo dục giới tính nên bắt
đầu từ lứa tuổi nào? Cũng có rất nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau.
Ở các nước phương tây giáo dục giới tính được bắt đầu ngay từ trước
tuổi học (trước tuổi đến trường) bác sĩ Benjamin Spock (Mỹ) phân tích rằng:
"Khi một đứa con trai lên 3 thấy một đứa con gái ở truồng nó có thể
ngạc nhiên lạ lùng vì đứa con gái ấy không có "chim" như nó. Chuyện tương
tự cũng có thể xảy ra với đứa con gái lần đầu tiên trông thấy một đưa con trai
không giống nó. Thế rồi nó lo lắng "Cái gì đã xảy ra với nó" nó muốn biết tại
sao nó không giống nhau? Nó sẽ hỏi cha mẹ".
Và ông khuyên những người làm cha mẹ: "Bạn đừng nghĩ rằng những
câu hỏi về giới tính là một sự quan tâm không lành mạnh. Đối với trẻ câu hỏi
ấy cũng như mọi câu hỏi khác, không hề có ý nghĩa gì đặc biệt cả. Nếu người
lớn biết trẻ phải im lặng không được hỏi, hoặc mắng trẻ, hoặc đỏ mặt lên
không chịu trả lời đi ngược với sự quan tâm của trẻ. Thái độ ấy của người lớn
sẽ gây cho trẻ những ấn tượng xấu như phiêu lưu vào một nơi mạo hiểm, đó
chính là điều bạn nên tránh".
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cũng có những nhận xét rằng: Từ một tuổi
trở đi trẻ bắt đầu tập tiểu tiện, đại tiện có kỷ luật. Quá trình chủ động thường
khó và kéo dài hơn quá trình đại tiện vì bắp thịt vành khuyên quanh ống đái
khi điều khiển hơn trực tràng và hậu môn nên nhiều cháu lên 2 lên 3 vẫn còn
67
thỉnh thoảng "tè" ra quần rồi mới nói "con tè". Bộ phận tiểu tiện cũng là bộ
phận sinh dục sự quan tâm nhắc nhở bé ỉa, đái đúng chỗ của cha mẹ, cảm giác
khó chịu hoặc khoan khoái của cha mẹ, cảm giác khó chịu khoan khoái của
trẻ khi giải quyết nhu cầu ỉa, đái nảy sinh cùng một thời gian dài và tự nhiên
khiến trẻ trai nhận ra mình có "chim", trẻ gái cũng nhận ra mình chỉ có
"bướm" chứ không có chim như bạn. Từ đó trẻ sẽ thắc mắc "Tại sao người có
người không có"; tại sao phải đứng đái, tại sao phải ngồi đái.v.v... Thêm vào
đó một số người lớn lại hay doạ "cắt chim" hay "chim bay mất"... Tất cả
những hiện tượng trên đều tác động đến trẻ khiến trẻ quan tâm và nhận biết
giới tính của mình.
Như vậy là vào tuổi lên 3 khi trẻ tò mò muốn biết mọi cái xung quanh
mình thì sự khác biệt giới tính cũng nằm trong tầm mắt của trẻ khiến chúng
thắc mắc và tìm hiểu. Vì thế giáo dục giới tính có thể bắt đầu từ khi trẻ có ý
thức về bản thân mình, về "cái tôi" của mình, khi trẻ bắt đầu tự khẳng định
bản thân và cũng bắt đầu tự khẳng định giới tính công dân của mình.
Nhà giáo dục nổi tiếng thế giới Bà Cơrúpxkaia khuyên các bậc cha mẹ
rằng: "Điều quan trọng nhất là không coi đứa con như là một tài sản của riêng
mình muốn làm gì thì làm... cần phải học nhìn đứa con như một con người".
Vấn đề là ở chỗ lựa chọn nội dung và phương pháp thích hợp ở lứa tuổi này,
và các lứa tuổi tiếp theo.
1. Giáo dục giới tính cho trẻ em trước tuổi học
* Hình thành cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quang_gia_dinh_te_bao_cua_xh_3198.pdf