I.MỤC TIÊU
+Kiến thức : Hệ thống các kiến thức cơ bản cho HS dễ nhớ.
+Kỹ năng : HS trình tự phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chương.
-HS được củng cố lại các dạng bài tập cơ bản trong chương:
+Cách tìm dấu hiệu,các giá trị của dấu hiêu.
+Lập bảng “tần số”.
+Vẽ biểu đồ đoạn thẳng, nêu được nhận xét từ biểu đồ.
+Tính số trung bình cộng.
-HS trình tự phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chương.
+Thái độ: Tập trung, chú ý nghe giảng.
14 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giá án toán học - ÔN TẬP CHƯƠNG III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG III
I.MỤC TIÊU
+Kiến thức : Hệ thống các kiến thức cơ bản cho HS dễ nhớ.
+Kỹ năng : HS trình tự phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chương.
-HS được củng cố lại các dạng bài tập cơ bản trong chương:
+Cách tìm dấu hiệu, các giá trị của dấu hiêu.
+Lập bảng “tần số”.
+Vẽ biểu đồ đoạn thẳng, nêu được nhận xét từ biểu đồ.
+Tính số trung bình cộng.
-HS trình tự phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chương.
+Thái độ: Tập trung, chú ý nghe giảng.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên.
-Chuẩn bị bảng tổng kết, bảng phụ bài tập 20.
2.Học sinh.
-Chuẩn bị các câu hỏi đã nêu ở ôn tập chương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số : 7A: /37. Vắng:
....................................................................................................................................
....
7B: /38. Vắng:
....................................................................................................................................
....
2.Kiểm tra.
-Kết hợp trong giờ
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Lý thuyết.
-Nêu câu hỏi lần lượt theo trình tự SGK.
-Đưa bảng tổng kết nội dung lý thuyết
của chương lên bảng phụ (Nội dung
bảng này ở cuối bài soạn).
-Yêu cầu HS theo dõi và ghi nhớ
I.Lý thuyết
HS đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 2. Bài tập.
-Đưa bảng phụ bài ghi bài tập 20 lên
II.Bài tập.
Bài 20.Tr.20.SGK.
HS quan sát bảng
-Yêu cầu HS quan sát và suy nghĩ làm bài
tập 20.
-Để dựng được biểu đồ đoạn thẳng, các em
làm theo các bước đã nêu.
-Gọi 1 HS lên bảng trình bày ý c)
GV hỏi thêm:
-Dấu hiệu là gì?
-Tìm mốt của dấu hiệu?
-Đưa ra 1 số nhận xét từ bảng tần số?
Một HS lên bảng trình bày ý a.
a) Bảng tần số.
Nă
ng
suấ
t
(x)
20 25 30 35 40 45 50
Tầ
n
số
(n)
1 3 7 9 6 4 1 N
=
31
b) HS làm bài ít phút.
c) HS lên bảng trình bày.
Số trung bình cộng
X = (20.1 + 25.3 + 30.7 + 35.9 + 40.6 +
45.4 + 50.1) : 31 = 35 (tạ/ha)
HS đứng tại chỗ trả lời những câu hỏi thêm
của GV.
4.Củng cố.
-Nhắc lại các dạng bài tập trong chương III cần nắm vững.
5.Hướng dẫn.
-Ôn tập theo bảng.
-Chuẩn bị tốt cho giờ kiểm tra.
Nội dung bảng tổng kết kiến thức
ĐIỀU TRA VỀ MỘT DẤU HIỆU
Thu thập số liệu thống kê
Kiến thức
-Dấu hiệu.
-Giá trị của dấu hiệu.
-Tần số.
Kỹ năng
-Xác định dấu hiệu.
-Lập bảng số liệu ban đầu.
-Tìm các giá trị khác nhau trong dãy giá
trị.
-Tìm tần số của mỗi giá trị.
Bảng “tần số”
Kiến thức
-Cấu tạo của bảng tần số.
Kỹ năng
-Lập bảng tần số.
-Tiện lợi của bảng tần số so với bảng số liệu
ban đầu.
-Nhận xét từ bảng tần số.
Biểu đồ
Kiến thức
-Cấu tạo của bảng “tần số”.
-Ý nghĩa của biểu đồ: Cho 1 hình ảnh về
dấu hiệu.
Kỹ năng
-Lập bảng tần số.
-Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
-Nhận xét từ biểu đồ.
Số trung bình cộng, “mốt” của dấu hiệu
Kiến thức
-Ý nghĩa của số trung bình cộng.
-Ý nghĩa của “mốt” của dấu hiệu.
Kỹ năng
-Tính số Tb cộng theo công thức từ bảng.
-CT: 1 1 2 2 ... k kx n x n x nX
N
-Tìm “mốt” của dấu hiệu.
Vai trò của bảng thống kê trong đời sống
KIỂM TRA CHƯƠNG III.
I.MỤC TIÊU
+Kiến thức: Kiểm tra khả năng nắm kiến thức và vận dụng những kiến thức đó để
trình bày lời giải các bài tập.
-Phân loại học sinh để có phương pháp bồi dưỡng và phụ đạo.
+Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán, giải bài tập
+Thái độ: Rèn luyện tính tự giác, kiên trì, chủ động trong học tập.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên.
-Chuẩn bị đề bài
2.Học sinh.
-Chuẩn bị giấy, máy tính bỏ túi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số : 7A: /37. Vắng:
....................................................................................................................................
....
7B: /38. Vắng:
....................................................................................................................................
....
2.Kiểm tra.
-Kết hợp trong giờ
3.Bài mới.
ĐỀ BÀI
Câu 1.
a) Thế nào là tần số của mỗi giá trị?
b) Thế nào là mốt của dấu hiệu?
Câu 2.
2. Một giáo viên theo dõi thời gian làm 1 bài tập (thời gian tính theo phút) của 30
học sinh (ai cũng làm được) và ghi lại như sau:
10 5 8 8 9 7 8 9 14 8
5 7 8 10 9 8 10 7 14 8
9 8 9 9 9 9 10 5 5 14
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số và nhận xét.
c) Tính số trung bình cộng và tìm Mốt của dấu hiệu.
d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Câu 3.
Cho bảng tần số sau:
Giá trị (x) 152 156 160 164 168
Tấn số (n) 3 6 12 10 9 N = 40
Hãy từ bảng này, viết lại một bảng số liệu thống kê ban đầu.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2.0 điểm). Mỗi ý đúng được 1.0 điểm.
a) Tần số là số lần xuất hiện của 1 giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu.
b) Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
Câu 2 (6.0 điểm).
a) Dấu hiệu là thời gian làm 1 bài của mỗi HS (tính theo phút) (1.0 điểm)
b) Bảng “tần số”. (1.0 điểm)
Thời gian (x) 5 7 8 9 10 14
Tần số (n) 4 3 8 8 4 3 N = 30
*Nhận xét: (1.0 điểm)
-Thời gian làm bài ít nhất là 5 phút.
-Thời gian làm bài nhiều nhất là 14 phút.
-Số đông các bạn đều làm xong trong khoảng từ 8-9 phút.
c)
___
X =8,6 (phút) (1.0 điểm)
M0= {8, 9} (0.5 điểm)
d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng đúng. (1.5 điểm)
Câu 3 (2.0 điểm)
Bảng số liệu thống kê ban đầu:
152 168 160 168 164
168 156 152 156 152
164 160 156 168 160
160 168 160 156 164
164 164 164 160 168
168 160 168 168 160
160 156 160 164 164
164 160 164 160 156
4.Củng cố.
-GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
5.Hướng dẫn.
-Làm lại đề kiểm tra vào vở.
-Đọc trước bài “Khái niệm về biểu thức đại số”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_2973..pdf