Gây mê cho bệnh nhân có thai

Có khoảng 1 -2% phụ nữ được mổ trong quá trình mang

thai và đa số mổ trong quý đầu qua nội soi. Thường gặp

bóc u buồng trứng, viêm ruột thừa (1/1500 sản phụ), viêm

túi mật (1/2000 -1/10000 sản phụ) và đa chấn thương.

Cả gây mê lẫn phẫu thuật đều ảnh hưởng đến sản phụ và

thai nhi (google image)

Đôi khi, cần mổ nặng do bệnh từ trước diễn biến xấu khi có

thai (mổ tim, phình mạch não ). Thai sản làm thay đổi

quá trình bệnh nên chẩn đoán khó và bệnh thường đến

trong tình trạng nặng. Do vậy, phải xem xét việc gây mê

trong quá trình mang thai dưới góc độ mẹ và thai để áp

dụng kỹ thuật gây mê tùy loại phẫu thuật.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Gây mê cho bệnh nhân có thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gây mê cho bệnh nhân có thai Có khoảng 1 - 2% phụ nữ được mổ trong quá trình mang thai và đa số mổ trong quý đầu qua nội soi. Thường gặp bóc u buồng trứng, viêm ruột thừa (1/1500 sản phụ), viêm túi mật (1/2000 - 1/10000 sản phụ) và đa chấn thương. Cả gây mê lẫn phẫu thuật đều ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi (google image) Đôi khi, cần mổ nặng do bệnh từ trước diễn biến xấu khi có thai (mổ tim, phình mạch não…). Thai sản làm thay đổi quá trình bệnh nên chẩn đoán khó và bệnh thường đến trong tình trạng nặng. Do vậy, phải xem xét việc gây mê trong quá trình mang thai dưới góc độ mẹ và thai để áp dụng kỹ thuật gây mê tùy loại phẫu thuật. Thay đổi sinh lý khi mang thai làm tăng mức độ bệnh và tỷ lệ tử vong. Cả gây mê lẫn phẫu thuật đều ảnh hưởng đến sản phụ và thai. Một số phụ nữ không biết mình mang thai, vì thế nên mổ phiên trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt đối với phụ nữ tuổi mang thai và không sử dụng các biện pháp tránh thai. Khi nghi ngờ, cần làm các test phát hiện thai trước phẫu thuật. Cuộc gây mê phải đạt được các yêu cầu sau: - Bảo đảm an toàn cho mẹ. - Tránh các thuốc có nguy cơ gây thai bất thường. - Tránh gây co tử cung (sảy thai hoặc đẻ non). - Đề phòng nguy cơ tắc mạch do huyết khối và nguy cơ dị ứng. Đảm bảo an toàn cho mẹ * Đề phòng và xử lý - Hội chứng chèn ép động tĩnh mạch chủ bụng: Sau tuần 28, tử cung to chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và làm giảm máu về tim, dẫn đến giảm lưu lượng tim. Có khi, tử cung còn chèn cả động mạch chủ bụng gây nguy kịch cho mẹ và thai (20% sản phụ đủ tháng bị tụt huyết áp khi nằm ngửa). Triệu chứng là tụt huyết áp, nhợt, toát mồ hôi, buồn nôn và nôn. Nên tránh cho sản phụ nằm ngửa, hoặc kê gối dưới hông phải lên 15o để đẩy tử cung lệch sang trái. - Hội chứng Meldenson: Dễ sảy ra ngay từ quý hai, mọi sản phụ phải được coi là có dạ dầy đầy dù nhịn ăn uống hay không. Hầu hết, các sản phụ đều có pH dịch vị dưới 2.5 và lượng dịch vị trên 25ml. * Chọn kỹ thuật vô cảm - Tùy loại mổ, tuổi thai và tính chất cấp cứu. - Luôn ưu tiên tê vùng nếu cần giảm liều thuốc tê 20 - 30%. - Nếu phải gây mê, cần chú ý không dùng các thuốc sau: + Thuốc mê gây quái thai. + Thuốc chống viêm không steroid: Qua rau thai dễ và gây nguy hiểm cho thai nhi vì làm đóng sớm ống động mạch, viêm ruột hoại tử, chảy máu nội sọ. + Dextran, gelatin: Vì dễ gây sốc phản vệ, nguy hiểm cho thai. Bảo vệ thai nhi * Chọn thời điểm mổ phiên Nên hoãn mổ phiên vào quý hai là an toàn nhất vì trong quý đầu đang hình thành cơ quan, nêú dùng thuốc và thiếu oxy máu trong quý này có thể gây dị tật bẩm sinh. Không để muộn quá vì thai to làm giảm phẫu trường, dễ ảnh hưởng tới tử cung, đặc biệt phẫu thuật ổ bụng. * Gây mê và mổ xẻ dễ gây hại cho thai Tụt huyết áp, thiếu khối lượng tuần hoàn, thiếu máu nặng, thiếu oxy máu, tăng trương lực giao cảm có thể tổn hại nặng sự vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng qua tuần hoàn tử cung - rau thai và gây ngạt thai trong tử cung. Stress của mổ xẻ cũng có thể gây chuyển dạ đẻ non, nhất là mổ bụng gần tử cung. * Tránh nguy cơ quái thai - Ba giai đoạn mẫn cảm khác nhau: Trong hai tuần đầu, các chất gây quái thai hoặc làm chết, hoặc không có tác dụng gì đối với phôi. Từ tuần 3 - 8 là giai đoạn nguy hiểm nhất vì có sự hình thành các cơ quan, các thuốc dùng trong giai đoạn này có thể gây phát triển phôi bất thường. Từ tuần 8 trở đi, các cơ quan tăng trưởng và các chất gây quái thai dùng trong giai đoạn này chỉ gây bất thường rất nhỏ về hình thể nhưng có thể gây bất thường lớn về sinh lý và chậm phát triển. Không dùng thuốc mê mới hoặc thuốc mê nghi ngờ có tính chất gây quái thai ở giai đoạn nguy hiểm. Tránh dùng N2O trong 6 tuần đầu vì nghi ức chế tổng hợp AND. Có mối quan hệ giữa dùng bezodiazepin trong quý đầu với dị dạng bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch). * Bảo đảm sự trao đổi mẹ - thai nhi Nếu mất sự cân bằng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi có thể gây dị dạng hoặc chết thai. Do vậy, cần tránh: - Thiếu oxy máu, toan máu. - Nhược thán và ưu than. - Giảm hoặc tăng huyết áp động mạch. * Bảo vệ quá trình mang thai. Quá trình thai kỳ luôn có thể xảy ra co bóp tử cung, nhất là khi mổ bụng và thao tác gần tử cung. Cần đề phòng xảy thai hoặc đẻ non. Nằm nghiêng trái lúc nghỉ, cho progesteron… * Không nên dùng Hạ huyết áp chỉ huy, thuốc lợi tiểu thẩm thấu, máu Rh dương nếu mẹ Rh âm. Chỉ nên mổ nội soi nếu kíp mổ thành thạo và gần trung tâm sản khoa. Th.S Đỗ Văn Lợi – BV Phụ sản TƯ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf74_5232.pdf
Tài liệu liên quan