Ai nuôi con cũng mong con lớn mau nhưng nếu
trẻ lớn đột ngột, phát triển không theo quy luật
thông thường thì phải coi chừng trẻ đang mắc bệnh
dậy thì sớm. Bệnh không chết người ngay nhưng
khiến tâm sinh lý của trẻ phát triển không bình
thường và là nguy cơ dẫn đến những bệnh nguy hiểm
khác.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Gái tám tuổi có ngực, trai chín tuổi có râu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gái tám tuổi có ngực,
trai chín tuổi có râu
Ai nuôi con cũng mong
con lớn mau nhưng nếu
trẻ lớn đột ngột, phát
triển không theo quy luật
thông thường thì phải coi
chừng trẻ đang mắc bệnh
dậy thì sớm. Bệnh không
chết người ngay nhưng
khiến tâm sinh lý của trẻ
phát triển không bình
thường và là nguy cơ dẫn đến những bệnh nguy hiểm
khác.
Ở châu Âu và Mỹ, người ta nhận thấy trong vòng 180 năm
qua tuổi dậy thì đang giảm đi với tốc độ 1 – 3 tháng trong
mỗi 10 năm. Những năm gần đây, tại Mỹ, tuổi dậy thì của
phái nữ là 8 – 13 tuổi còn phái nam là 9 – 14 tuổi. Ở ta
chưa có thống kê về tuổi dậy thì và nhiều người thường căn
cứ vào câu nói của ông bà xưa: “Nữ thập tam, nam thập
lục” và cho rằng tuổi dậy thì của bé gái là 13 còn của bé
trai là 16.
Tám, chín tuổi đã trổ mã là sớm
Nếu cho rằng ông bà xưa ghi nhận tuổi dậy thì hơi trễ do
quan sát những biểu hiện đã thật rõ nét của lứa tuổi này,
cộng với tuổi dậy thì trải qua thời gian dài có giảm, thì tuổi
dậy thì của bé gái ở nước ta phải từ tám tuổi trở lên, bé trai
phải từ chín tuổi trở lên. Như vậy, nếu bé gái trổ mã ở tuổi
là tám hoặc nhỏ hơn tám với các dấu hiệu phát dục như
ngực nở to, có kinh nguyệt, nổi mụn, mọc lông nách hoặc
lông mu nhiều, tăng chiều cao nhanh chóng; bé trai ở tuổi
là chín hay nhỏ hơn với các dấu hiệu miệng đã đầy ria mép,
tăng kích thước dương vật hay tinh hoàn, giọng nói trầm
đi... thì có thể coi là đã bị dậy thì sớm. Căn bệnh này trước
đây ít gặp, trong 100 trường hợp thì hãn hữu mới có 4 – 5
trẻ mắc phải, nhưng hiện ngày càng phổ biến, thậm chí cả
trẻ mới 5 – 6 tuổi cũng đã mắc bệnh. Trong đó thường thấy
xảy ra ở bé gái hơn bé trai.
Vậy hiện tượng dậy thì sớm là do đâu? Trước hết, do tự
thân cơ thể bé có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến
dậy thì sớm. Thí dụ như có bướu ở vùng dưới đồi hoặc ở
tuyến tùng nằm ở não bộ có thể gây tăng tiết estrogen sớm
để làm dậy thì. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá
biệt và rất hiếm xảy ra. Chính hai nguyên nhân còn lại dưới
đây là đáng quan tâm hơn cả.
Do ăn thịt bò, heo, gà… nhiễm estrogen
Dậy thì sớm đã được ghi nhận có xảy ra ở những bé hay
uống sữa bò, dùng các sản phẩm chế biến từ sữa bò, ăn thịt
heo, gà bị nhiễm estrogen. Lâu nay trong chăn nuôi công
nghiệp người ta vẫn hay lạm dụng nhiều các chất gọi là
“hormon tăng trưởng” nhằm thúc các con vật nuôi phát
triển. Trong các hormon tăng trưởng đó có estrogen hoặc
các tiền chất có thể chuyển hoá thành estrogen. Estrogen từ
bên ngoài môi trường đưa vào cơ thể người được gọi là
xenoestrogen. Bé gái chưa đến tuổi dậy thì nhưng lại tiếp
xúc với xenoestrogen do tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi
công nghiệp sẽ có nguy cơ dậy thì sớm.
Ta cũng cần biết estrogen chính là một hormon sinh dục nữ
(người nữ còn có hormon sinh dục thứ hai là progesteron).
Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc với
xenoestrogen xem như có một lượng estrogen có trong cơ
thể, estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở
não tiết ra các hormon hướng dục (gonadotropins) đánh
thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những
hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ.
Cẩn thận bao bì nhựa có phtalat cao
Cho đến nay đã có những chứng cứ xác đáng cho thấy bé
gái dậy thì sớm do nhiễm các “dẫn chất phtalat”. Dẫn chất
phtalat gồm nhiều chất hữu cơ như monobutyl phtalat
(MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP),
diethylhexyl phtalat (DEHP), monomethyl phtalat
(MMP),… Các dẫn chất phtalat thường được dùng làm chất
hoá dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, đầu
núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo,
nhựa… Trong quá trình sử dụng các sản phẩm này, các dẫn
chất phtalat nếu bị một tác động nào đó sẽ thôi ra (ngấm ra
từ từ) và theo đường tiêu hoá vào trong cơ thể người. Tác
hại của các dẫn chất phtalat là làm xáo trộn nội tiết, khiến
trẻ bị dậy thì sớm trước tuổi. Một công trình nghiên cứu
năm 2009 của Chou YY và cộng sự thực hiện tại khoa y,
đại học quốc gia Chen Kung (Đài Loan) trên 30 bé gái dậy
thì sớm so với 33 bé gái bình thường cho thấy trong nước
tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lượng MMP cao hơn nhiều so
với bé gái bình thường, và kết luận MMP có thể là một
nguyên nhân môi trường gây dậy thì sớm ở bé gái Đài
Loan.
Cũng vì tác hại của dẫn chất phtalat nên hiện nay nghị viện
châu Âu không cho phép dùng DBP và DEHP có trong đồ
chơi trẻ em và cả trong mỹ phẩm. Đối với chúng ta, nên
dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể
chứa các dẫn chất phtalat. Không nên chế biến thức ăn quá
nóng trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà thay bằng vật
đựng bằng sứ bởi nhiệt độ quá nóng sẽ làm các phtalat dễ
thôi ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gai_tam_tuoi_5232.pdf