Gà trong y dược học

Đối với Đông y, rất nhiều bộ phận của gà đã

được dùng làm thuốc. Thí dụ: Kê phân bạch

là chất trắng trong phân con gà, kê quan

huyết là máu gà, kê nội kim là màng trong

màu vàng của mề gà, ô kê cốt là xương gà

ác, kê can là gan gà, kê tử là trứng gà, thậm

chí ngay cả lông gà cũng được dùng làm

thuốc. Không chỉ gà nhà mà một số con vật

khác nằm trong bộ gà như công, đa đa, cút

cũng được Đông y dùng chữa bệnh.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Gà trong y dược học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gà trong y dược học Gà có mặt trong rất nhiều bài thuốc Đông y. Còn y học hiện đại lại sử dụng phôi gà để điều chế văcxin. Đối với Đông y, rất nhiều bộ phận của gà đã được dùng làm thuốc. Thí dụ: Kê phân bạch là chất trắng trong phân con gà, kê quan huyết là máu gà, kê nội kim là màng trong màu vàng của mề gà, ô kê cốt là xương gà ác, kê can là gan gà, kê tử là trứng gà, thậm chí ngay cả lông gà cũng được dùng làm thuốc. Không chỉ gà nhà mà một số con vật khác nằm trong bộ gà như công, đa đa, cút cũng được Đông y dùng chữa bệnh. Tây y tuy không sử dụng bộ phận nào của gà để ly trích hoạt chất dùng làm thuốc, nhưng lại dùng gà để làm phương tiện nghiên cứu và lấy phôi gà làm môi trường cấy virus và điều chế vaccin. Nhà khoa học Batesson đã chọn gà làm vật thí nghiệm về di truyền học và nhờ vậy mà mở rộng được các quy luật di truyền sang giới động vật (trước đó Mendel chỉ nghiên cứu trên đậu Hà Lan). Cùng với các loài thực vật, ruồi dấm, chuột nhắt, chuột lang..., gà đã góp phần thúc đẩy ngành di truyền học phát triển, đạt những tiến bộ vượt bậc như ngày nay. Nhờ nghiên cứu bệnh của gà, nhà bác học Mỹ F.D. Rous đã trở nên nổi tiếng. Từ năm 1911, ông phát hiện một loại khối u trên gà và xác định bệnh có nguồn gốc virus qua việc chứng minh tính siêu lọc của mầm bệnh. Ông cho dịch chế từ khối u của gà đi qua màng lọc vi khuẩn, nếu mầm bệnh là vi khuẩn thì chắc chắn nó sẽ được giữ lại trên màng lọc. Kết quả là Rous không tìm được vi khuẩn nào trên màng lọc nhưng nó vẫn có khả năng truyền bệnh trong 25 năm khi được giữ ở 40 độ C. Điều này chứng tỏ mầm bệnh phải là virus. Mãi đến năm 1966, Rous mới được trao giải Nobel y học cho nghiên cứu này vì chỉ lúc đó, người ta mới thấy được tầm quan trọng của công trình. Đó là bước khởi đầu của việc nghiên cứu thực nghiệm các khối u do virus, góp phần cho việc nghiên cứu các bệnh ung thư sau này. Virus chỉ có thể sống ký sinh trong tế bào sống của ký chủ. Vì vậy, từ khi phát hiện virus tới nay, phôi gà trong trứng gà lộn đã được dùng làm môi trường để nuôi cấy virus. Nhiều loại văcxin chống virus đã được sản xuất trong môi trường phôi gà. Chẳng hạn, văcxin chống bệnh cúm gà, sốt vàng, sởi, quai bị đã được sản xuất bằng cách cấy virus trên phôi gà, sau đó tách virus ra khỏi tế bào, làm tinh khiết và cô đặc. Từ giữa thế kỷ 18, người ta đã phát hiện tác dụng của hoóc môn sinh dục đực từ những thí nghiệm trên gà. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nếu cắt bỏ tinh hoàn của gà trống thì mào gà sẽ héo hon, gà không còn ham muốn đạp mái nữa. Nhưng nếu ghép một mảnh tinh hoàn mới cho gà thì mào gà tươi thắm trở lại và gà sẽ “hồi xuân”. Chính nhờ thí nghiệm này mà đến khoảng cuối thế kỷ 18, người ta đã mạnh dạn cho một cụ già suy kiệt về tình dục dùng thử một loại thuốc làm từ tinh chất của tinh hoàn. Kết quả cụ đã tìm lại được phần nào sức mạnh tình dục thời thanh niên tưởng đã vĩnh viễn mất đi. Như vậy, ngoài việc cung cấp thịt, trứng cho con người, gà còn có những đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực nghiên cứu y dược.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfga_trong_y_duoc_hoc_6673.pdf
Tài liệu liên quan