First aid: sơ cứu chấn thương đầu

Hầu hết chấn thương đầu thường nhẹ mà không

cần điều trị nội trú

• Tuy nhiên, ngay cả những chấn thương nhẹ có thể

gây những triệu chứng mạn tính dai dẳng

– Đau đầu

– Khó tập trung

Thường cần phải xa rời các hoạt động bình thường một

thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ mới đảm bảo hồi phục hoàn

toàn

pdf16 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu First aid: sơ cứu chấn thương đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FIRST AID: SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU Bác sĩ Lương Quốc Chính Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU • Hầu hết chấn thương đầu thường nhẹ mà không cần điều trị nội trú • Tuy nhiên, ngay cả những chấn thương nhẹ có thể gây những triệu chứng mạn tính dai dẳng – Đau đầu – Khó tập trung Thường cần phải xa rời các hoạt động bình thường một thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ mới đảm bảo hồi phục hoàn toàn • Gọi dịch vụ cấp cứu y tế nếu thấy: – Người lớn: • Chảy máu nhiều vùng đầu hoặc mặt • Rỉ máu hoặc dịch từ mũi hoặc tai • Đau đầu nhiều • Thay đổi ý thức trong hơn một vài giây • Xuất hiện vết xanh tím dưới mắt hoặc sau tai (Battle's Sign) • Ngừng thở • Lú lẫn SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU • Gọi dịch vụ cấp cứu y tế nếu thấy: – Người lớn: • Mất thăng bằng • Yếu/liệt một tay hoặc chân • Kích thước đồng tử không đều • Nói lắp • Co giật – Trẻ em • Bất cứ dấu hiệu nào giống người lớn • Khóc dai dẳng • Bỏ bú, bỏ ăn • Thấy khối phồng phía trước đầu trẻ (sơ sinh) • Nôn nhiều lần SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU • Nếu xảy ra chấn thương đầu nặng – Giữ nạn nhân bất động cho tới khi nhân viên y tế tới • Đặt nạn nhân nằm xuống và để yên tĩnh. Nâng đầu và vai hơi cao • Không di chuyển nạn nhân nếu không cần thiết • Tránh cử động cổ nạn nhân. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm, không tháo bỏ mũ SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU • Nếu xảy ra chấn thương đầu nặng – Cầm máu • Áp một lực chắc chắn lên vết thương bằng gạc vô trùng hoặc vải sạch • Không áp trực tiếp lên vết thương nếu nghi ngờ có vỡ xương sọ – Theo dõi sự thay đổi nhịp thở và ý thức • Không có dấu hiệu tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ĐỌC THÊM TẠI WEBSITE: BACSINOITRU.VN FIRST AID: SƠ CỨU VẾT ĐỨT VÀ XƯỚC Bác sĩ Lương Quốc Chính Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai SƠ CỨU VẾT ĐỨT VÀ XƯỚC • Các vết đứt và xước nhỏ thường không cần chuyển tới khoa cấp cứu • Hướng dẫn này giúp bạn chăm sóc những vết thương như vậy • Rửa tay bạn – Điều này giúp tránh nhiễm trùng – Nên đeo găng bảo vệ dùng một lần nếu có sẵn • Cầm máu – Vết đứt và xước nhỏ thường tự cầm máu – Nếu không cầm, ấn nhẹ bằng gạc vô trùng hoặc vải sạch và nâng cao vết thương SƠ CỨU VẾT ĐỨT VÀ XƯỚC • Rửa sạch vết thương – Sử dụng nước sạch để rửa vết thương – Rửa xung quanh vết thương bằng xà phòng và khăn • Giữ xà phòng xa vết thương vì nó có thể gây kích ứng – Nếu bụi bẩn hoặc mảnh vụn vẫn còn trên vết thương sau khi rửa: • Dùng nhíp làm sạch bằng cồn để loại bỏ chúng • Làm sạch kỹ lưỡng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và uốn ván SƠ CỨU VẾT ĐỨT VÀ XƯỚC • Thoa thuốc kháng sinh – Thoa một lớp mỏng kem hoặc mỡ kháng sinh (Neosporin, Polysporin) • Giúp giữ ẩm bề mặt • Không làm vết thương lành nhanh hơn • Ngăn chặn nhiễm trùng và giúp cho quá trình lành bệnh tự nhiên – Một số thành phần của thuốc mỡ kháng sinh có thể gây phát ban nhẹ • Nếu phát ban xuất hiện thì ngừng sử dụng thuốc mỡ • Chườm mát hoặc thoa kem aloe vera để làm giảm ngứa SƠ CỨU VẾT ĐỨT VÀ XƯỚC • Băng vết thương – Giúp vết thương sạch và ngăn ngừa vi khuẩn có hại – Nếu vết thương chỉ là vết xước hoặc cào nhỏ thì không cần băng • Thay băng – Tối thiểu 1 lần/ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt hoặc bẩn – Nếu dị ứng với chất kết dính trong băng thì có thể dùng cuộn gạc – Khi vết thương đã gần lành, không cần băng SƠ CỨU VẾT ĐỨT VÀ XƯỚC • Khâu vết thương sâu – Vết thương sâu, lởm chởm hoặc hở miệng có bộ lộ lớp mỡ hoặc cơ thì cần được khâu – Các loại băng dính hoặc băng cánh bướm có thể sử dụng để giữ các mép vết thương gần nhau, nhưng khó kín – Khám bác sĩ ngay khi có thể – Đóng kín vết thương trong vòng vài giờ làm giảm thiểu sẹo và nhiễm trùng SƠ CỨU VẾT ĐỨT VÀ XƯỚC • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng – Đi khám bác sĩ nếu vết thương không liền hoặc bị đỏ, đau ngày càng tăng, chảy dịch rỉ, nóng hoặc sưng • Tiêm phòng uốn ván – Nếu nạn nhân chưa tiêm phòng uống ván trong 5 năm qua – Vết thương sâu và bẩn – Tiêm nhắc lại một liều phòng uốn ván càng sớm càng tốt SƠ CỨU VẾT ĐỨT VÀ XƯỚC XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ĐỌC THÊM TẠI WEBSITE: BACSINOITRU.VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffirst_aid_head_trauma_cuts_and_scrapes_1713.pdf
Tài liệu liên quan