Dược tính của nấm ăn và nấm dược liệu

NẤM ĂN: Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có các giá trị dược tính:

Nấm mỡ tên khoa học là Agaricus bisporus: Có chứa hợp chất ngăn cản

enzym aromatas, một enzym liên kết với sinh trưởng của khối u. Hợp chất

này điều trị và ngăn ngừa được ung thư vú. Nấm kim châm (Flammulina

velutipes): Thành phần nấm luôn thay đổi bởi chất trồng. Polysaccharid tan

trong nước là Flammulin, có tác dụng hiệu quả từ 80 - 100% trên u báng

(sarcoma 180) và ung thư biểu bì. Các khảo cứu ở Nhật cho thấy các nhà

trồng nấm kim châm ở tỉnh Nagano có tỷ lệ ung thư rất thấp so với cộng

đồng.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Dược tính của nấm ăn và nấm dược liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dược tính của nấm ăn & nấm dược liệu NẤM ĂN: Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có các giá trị dược tính: Nấm mỡ tên khoa học là Agaricus bisporus: Có chứa hợp chất ngăn cản enzym aromatas, một enzym liên kết với sinh trưởng của khối u. Hợp chất này điều trị và ngăn ngừa được ung thư vú. Nấm kim châm (Flammulina velutipes): Thành phần nấm luôn thay đổi bởi chất trồng. Polysaccharid tan trong nước là Flammulin, có tác dụng hiệu quả từ 80 - 100% trên u báng (sarcoma 180) và ung thư biểu bì. Các khảo cứu ở Nhật cho thấy các nhà trồng nấm kim châm ở tỉnh Nagano có tỷ lệ ung thư rất thấp so với cộng đồng. Nấm hương (Lentinula edodes): Chất lentinan, một polysaccharid tan trong nước được chiết xuất từ nấm hương là thuốc chống ung thư ở Nhật. Một polysaccharid có phân tử lượng cao khác (KS-2) chiết xuất bởi Fujii và cộng sự (1978) cũng có tác dụng chống lại sarcoma 180 và ung thư biểu bì. Chất aritadenin còn làm giảm cholesterol trong máu. Nấm bào ngư: (Pleurotus ostreatus) Những khảo cứu gần đây cho thấy, bào ngư xám chứa lovastatin (3- hydroxy-3-methylglutaryl - coenzym A reductase) được Cơ quan Thực dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đồng ý cho điều trị dư cholesterol trong máu. Lovastatin hiện diện nhiều trong mũ nấm hơn là cuống, tập trung ở phiến nấm và đặc biệt có nhiều ở bào tử nấm. Chuột bị nhiễm sarcoma 180 dùng khẩu phần ăn có bổ sung 20% nấm bào ngư, sau 1 tháng khối u bị ngăn cản nhiều hơn 20% so với nhóm đối chứng. Nấm rơm (Volvariella volvacea): Những khảo sát khoa học cho thấy nấm rơm có chứa nhiều vitamin B, nhiều khoáng và các amino acid cân xứng. Gần đây (Vincent E.C.Ooi, 2002) chiết từ nấm rơm ra một chất có phân tử lượng khoảng 10 kDa có tác dụng hạ huyết áp, hoạt động như seretonin. Nấm mèo (còn gọi mộc nhĩ) (Auricularia polytricha): Những khảo cứu cho biết chất chiết từ nấm mèo có tác dụng hiệu quả từ 80 - 90% trên ung thư biểu bì và sarcoma 180. Phần chiết polysaccharid tan trong nước của nấm mèo làm giảm đường huyết của chuột tiểu đường do di truyền; phần glucan không tan trong nước có phân tử lượng 560.000 - 610.000 phân lập từ dịch chiết nóng của tai nấm chống lại thể cứng của sarcoma 180 trong ống nghiệm. Ngoài ra, polysaccharid chiết từ nấm mèo kích thích sinh tổng hợp DNA và RNA bởi bạch huyết bào người trong ống nghiệm. Ngân nhĩ hay nấm tuyết: (Tremella fuciformis): Polysaccharid của ngân nhĩ là một heteropolysaccharid chứa xylose, glucuronic acid, mannose và glucose có tính chống ung thư. Chất chiết từ ngân nhĩ bảo vệ tế bào gan chó bị tổn thương bởi phóng xạ và được dùng để điều trị bệnh gan. Polysaccharid và glycoprotein làm tăng hiệu quả của interferon, một thuốc trị viêm gan siêu vi B. Hầu thủ (Hericium erinaceus): Không chỉ là loài nấm ăn ngon, hầu thủ có tác dụng chủ yếu kích thích hệ miễn dịch, phòng chống ung thư dạ dày, ung thư phổi di căn. Chất erinacin chiết từ hầu thủ có tác dụng kích thích tái sinh trưởng neuron, có khả năng quan trọng trong điều trị lão suy, bệnh Alzheimer, tăng trí nhớ, phục hồi chấn thương thần kinh do đột quỵ, cải thiện con đường kích thích cơ - vận động và chức năng nhận thức. Nấm thái dương (Agaricus brasiliensis): Lần đầu tiên trồng thành công ở Việt Nam, có hàm lượng đạm cao và có giá trị dược tính tốt, ăn ngon. Vân chi vàng NẤM DƯỢC LIỆU: Linh chi: (Ganoderma lucidum) Nổi tiếng từ hơn 2.000 năm nay, linh chi là nấm có giá trị dược tính cao, có chứa các hoạt chất sinh học như các saponin triterpen, các polysacharid, các steroid, các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Các nhóm trên hiện diện nhiều nhất trong tai nấm, bào tử nấm; có khả năng chống viêm, ổn định huyết áp, nâng cao và phục hồi chức năng gan, chống nhiễm mỡ xơ mạch, hỗ trợ trong điều trị ung thư. Ngoài ra, linh chi còn có khả năng kháng oxy hóa do vai trò của các saponin triterpen, các polyphenol. Trung Quốc và Việt Nam đã chứng minh tác dụng khử gốc tự do hydroxyl và khả năng chống lão hóa của linh chi. Vân chi: (Trametes versicolor) Có tác dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư và nâng cao hệ miễn dịch nhờ các polysaccharid PSK và PSP. Nhật Bản thường xuyên dùng thuốc chiết xuất từ vân chi có tên là Krestin để điều trị các bệnh ung thư. Đông trùng hạ thảo: Là tên chung chỉ các loài nấm Cordiceps, trong đó gồm: Cordiceps sinensis và Bắc trùng thảo Cordiceps militaris. C. sinensis có vị ngọt, hăng, chua và ấm; khi xưa chỉ để dùng cho vua chúa, vì rất hiếm có. Trung Quốc dùng đông trùng hạ thảo làm thuốc bổ phổi, thận, tăng sản xuất máu, dùng để hồi phục cơ thể sau khi bị kiệt quệ hoặc do bệnh kéo dài. Được dùng như một món thuốc bổ nấu với thịt vịt. Đông trùng hạ thảo có 17 amino acid, dầu béo, nhiều nguyên tố vi lượng và nhiều chất có hoạt tính sinh học khác. Đông trùng hạ thảo làm nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, bổ phổi, ích thận, cầm máu, tan đờm, chữa hen suyễn, liệt dương… Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất về đông trùng hạ thảo và bắc trùng thảo mà không cần sâu bướm. Nấm phục linh (Poria cocos), còn gọi là bạch phục linh, phục thần: Nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông và sâu dưới đất. Người ta cho là linh khí của cây thông nên gọi là phục linh. Nấm hình khối to có thể nặng đến 10 kg, mặt ngoài màu xám đen, bên trong màu trắng hoặc hơi hồng xám. Thành phần hóa học của phục linh gồm 3 nhóm chất: - Nhóm triterpen. - Nhóm chất đường: đường pachyman của phục linh có thể chiếm đến 75%. - Nhóm ergosterol, cholin, histidin… Công dụng của phục linh: Phục linh có vị ngọt, tính bình, có tác dụng vào 5 kinh: tâm, phế, thận, tì, vị, thường được dùng như là vị thuốc bổ, lợi tiểu, làm trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh. Các toa thuốc bắc thường có phục linh, là những khối lập phương trắng, nhỏ dùng như thuốc bồi bổ cơ thể. Phục linh có nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam có phát hiện phục linh tự nhiên ở Đà Lạt, nhưng chưa trồng được. Phục linh hiện dùng là nấm của Trung Quốc. Nấm trư linh (Zhu ling) Polyporus umbellatus Là một loại nấm có hạch (sclerotia) và từ hạch này mọc lên một chùm quả thể là các tai nấm. Thành phần dinh dưỡng: protein: 8%; sợi 47%; carbohydrat: 5%; tro: 7%. Về dược tính: Trư linh có tính chất chống ung thư, phục hồi hệ miễn dịch. Đối với bệnh nhân bị ung thư phổi đã xạ trị, trư linh giúp ăn ngon miệng, giảm đau và bình thường hóa chức năng hệ miễn dịch. Ying (1987) thử nghiệm trên chuột cho thấy, giảm 70% khối u. Miyaski (1983) nhận thấy trư linh chống lại u báng (sarcoma 180). Theo Bo và Yun-sun (1985) các nhà dược học Trung Quốc đã dùng dịch chiết của hạch nấm trư linh điều trị: “Ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ruột, ung thư tuyến vú và u bạch huyết”. Trư linh là nấm xứ lạnh, gần như chỉ trồng ở Trung Quốc, nấm tươi được dùng làm thực phẩm, hạch nấm được Trung Quốc xuất khẩu. Chưa trồng được ở Việt Nam cũng như ở Bắc Mỹ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduoc_tinh_cua_nam_an_0721.pdf
Tài liệu liên quan