Dược thư quốc gia Việt Nam

Acarbose là một tetrasacharid chống đái tháo đƣờng, ức chế men alpha

- glucosidase ruột đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu

carbohydrat. Kết quả là glucose máu tăng chậm hơn sau khi ăn, giảm

nguy cơ tăng glucose máu, và nồng độ glucose máu b an ngày dao

động ít hơn. Khi dùng liệu pháp một thuốc, acarbose làm giảm nồng độ

trung bình của hemoglobin glycosylat (vào khoảng 0,6 đến 1%). Giảm

hemoglobin glycosylat tƣơng quan với giảm nguy cơ biến chứng vi

mạch ở ngƣời đái tháo đƣờng. Acarbose không ức chế men lactase và

không gây mất dung nạp lactose.

pdf3415 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dược thư quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khử cực" kiểu cura. Với những thuốc gây khử cực bền ở tấm vận động, nhƣ suxamethonium thì neostigmin không thể đối kháng đƣợc. Nếu dùng cùng với suxamethonium, neostigmin gây tăng giãn cơ và gây tăng nguy cơ suy giảm hô hấp. Ðiều này cần phải đƣợc chú ý. Neostigmin là hợp chất amoni bậc bốn và dạng muối bromid đƣợc hấp thu kém qua đƣờng tiêu hóa. Nếu dùng dạng tiêm là dạng muối NEOSTIGMIN methylsulfat thì neostigmin đƣợc thải trừ nhanh và bài xuất qua nƣớc tiểu ở dạng không đổi và dạng chuyển hóa. Neostigmin bị thủy phân bởi acetylcholinesterase và cũng đƣợc chuyển hóa ở gan. Liên kết với protein ở huyết thanh ngƣời khoảng từ 15 đến 25%. Nửa đời của thuốc chỉ từ 1 đến 2 giờ. Neostigmin không qua đƣợc nhau thai và không bài tiết vào sữa mẹ. Chỉ định Mất trƣơng lực ruột và bàng quang. Bệnh nhƣợc cơ. Giải độc khi dùng quá liều thuốc giãn cơ kiểu cura. Chống chỉ định Tắc ruột và tắc đƣờng tiết niệu nguyên nhân cơ học hoặc viêm màng bụng. Có tiền sử quá mẫn với neostigmin và bromid (ion bromid từ neostigmin bromid có thể gây phản ứng dị ứng). Thận trọng Ngƣời hen, do nguy cơ gây co thắt phế quản và hen. Khi dùng neostigmin để giải độc cura, điều trị phải do bác sĩ gây mê có kinh nghiệm đảm nhiệm. Phải hết sức thận trọng khi dùng neostigmin cho ngƣời bệnh mới phẫu thuật ruột hoặc bàng quang và ở ngƣời có bệnh tim mạch bao gồm loạn nhịp tim, nhịp tim chậm và giảm huyết áp cũng nhƣ ở ngƣời tăng trƣơng lực thần kinh phó giao cảm, bệnh động kinh, cƣờng giáp, Parkinson, hen phế quản hoặc loét dạ dày (vì gây tăng nguy cơ loạn nhịp tim). Không đƣợc dùng neostigmin cho ngƣời bệnh đang gây mê bằng cyclopropan, halothan. NEOSTIGMIN Cần thận trọng ở ngƣời dùng neostigmin toàn thân đối với bệnh nhƣợc cơ, đồng thời dùng các thuốc kháng acetylcholinesterase tra mắt nhƣ ecothiopat, vì có thể tăng thêm độc tính. Vì neostigmin đƣợc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận, nên cần thận trọng khi dùng neostigmin ở ngƣời bị bệnh gan hoặc bệnh thận. Cũng dùng thận trọng ở ngƣời bệnh sau phẫu thuật, vì neostigmin có thể gây trầm trọng các vấn đề hô hấp do đau sau phẫu thuật, dùng thuốc giảm đau, giữ lại các chất tiết hoặc xẹp phổi. Cần cẩn thận ở ngƣời nhiễm khuẩn đƣờng niệu, vì trƣơng lực cơ bàng quang tăng có thể làm triệu chứng nặng thêm. Thời kỳ mang thai Chƣa có tƣ liệu về chất ức chế cholinesterase gây tổn hại cho thai nhi. Tuy nhiên vài trƣờng hợp trẻ sơ sinh bị yếu cơ tạm thời khi mẹ dùng neostigmin trong khi có thai. Việc dùng neostigmin cần đƣợc cân nhắc, lợi ích điều trị phải cao hơn nguy cơ có thể xảy ra. Thời kỳ cho con bú Neostigmin không bài tiết vào sữa, vì vậy thuốc có thể sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Ðối với neostigmin, chƣa có thông tin đầy đủ đáng tin cậy để có thể ƣớc lƣợng chính xác về mức độ nguy cơ đối với các phản ứng có hại khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung phản ứng có hại có liên quan trực tiếp với tác dụng liệt thần kinh đối giao cảm của thuốc và các triệu chứng này đã xảy ra thƣờng xuyên. Thiếu các triệu chứng nhƣ co đồng tử, tăng tiết nƣớc bọt và tăng chảy nƣớc mắt coi nhƣ là dấu hiệu của liều neostigmin quá thấp, nhƣng phản ứng phụ nặng nhƣ co thắt phế quản, hen và chậm nhịp tim là những NEOSTIGMIN dấu hiệu của quá liều. Những tác dụng phụ khác nhau nhƣ blốc nhĩ thất và phản ứng tại chỗ tiêm là rất hiếm. Thường gặp, ADR >1/100 Toàn thân: Tiết nƣớc bọt, ra mồ hôi. Tuần hoàn: Chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Hô hấp trên: Co thắt phế quản. Mắt: Co đồng tử. Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100 Tiêu hóa: Ỉa chảy. Cơ xƣơng: Co cứng cơ (chuột rút). Liều lượng và cách dùng Mất trương lực ruột hoặc bàng quang: Ðiều trị dự phòng càng sớm càng tốt sau phẫu thuật, tiêm dƣới da 0,25 mg (0,1 ml) cứ 4 - 6 giờ một lần, trong 2 - 3 ngày. Ðiều trị liệt ruột sau phẫu thuật: Tiêm dƣới da 0,5 - 1,0 mg (0,2 - 0,4 ml). Thuốc có tác dụng trong 10 - 30 phút sau khi tiêm. Bệnh nhược cơ: Liều cho từng cá thể tùy theo mức độ của bệnh và đáp ứng của từng ngƣời. Ðiều trị bằng đƣờng uống, khi có thể. Liều ngƣời lớn: Khởi đầu uống 15 mg, cứ 3 - 4 giờ 1 lần. Liều và khoảng cách thời gian uống đƣợc điều chỉnh nếu cần. Liều duy trì trung bình là 150 mg (dao động từ 15 - 375 mg) mỗi ngày. Với ngƣời bị bệnh nhƣợc cơ nặng, cần phải tiêm bắp hoặc dƣới da 0,5 mg. Các liều tiếp theo phải dựa vào đáp ứng của từng ngƣời. Liều trẻ em: Uống 2 mg cho 1 kg thể trọng mỗi ngày, chia thành 6 - 8 liều. Trƣờng hợp tiêm bắp hoặc dƣới da: 0,01 - 0,04 mg cho 1 kg thể trọng, cách 2 - 3 giờ một lần. NEOSTIGMIN Giải độc quá liều cura: Bắt đầu điều trị bằng tiêm tĩnh mạch atropin sulphat (ít nhất 1 mg). Phải chờ tần số mạch tăng, và sau đó tiêm tĩnh mạch neostigmin với liều 0,5 - 5 mg. Tiêm chậm, từng bƣớc và điều chỉnh cẩn thận để đạt tác dụng. Tương tác thuốc Neostigmin tƣơng tác với các thuốc gây mê đƣờng hô hấp hydrocarbon, nhƣ cloroform, cyclopropan, enfluran, halothan, methoxylfluran, tricloroethylen, Tác dụng ức chế hoạt tính cholinesterase trong huyết tƣơng của thuốc trị nhƣợc cơ làm giảm sự chuyển hóa của những thuốc gây mê này, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính. Neostigmin, đặc biệt ở liều cao, có thể làm giảm hoạt tính chẹn thần kinh - cơ của quinin. Khi sử dụng đồng thời với các tác nhân chẹn thần kinh - cơ khử cực nhƣ succinylcholin, tác dụng chẹn pha I của các thuốc này có thể kéo dài; tuy nhiên, khi đã dùng thuốc chẹn thần kinh - cơ khử cực trong một thời gian dài và chẹn khử cực đã chuyển thành chẹn không khử cực thì neostigmin có thể đảo ngƣợc tác dụng chẹn không khử cực. Thuốc tiêm neostigmin ức chế một cách hiệu quả tác dụng của các chất giãn cơ không khử cực và có thể sử dụng tƣơng tác này để điều trị làm mất tác dụng giãn cơ sau phẫu thuật. Chẹn thần kinh - cơ đối kháng với tác dụng của neostigmin trên cơ xƣơng. Trong suy thận, neostigmin có tác dụng kéo dài (1 - 2 giờ) tác dụng của suxamethonium (thuốc này đã cho vài giờ sau mổ ghép thận). Atropin đối kháng với tác dụng muscarinic của neostigmin và tƣơng tác này đƣợc sử dụng để làm mất các triệu chứng muscarinic trong ngộ độc neostigmin. Ðộ ổn định và bảo quản NEOSTIGMIN Bảo quản trong lọ kín ở nhiệt độ dƣới 400C, tốt nhất là trong khoảng từ 15 đến 300C. Tránh để lạnh và tránh ánh sáng. Ðể tránh xa tầm với của trẻ em. Tương kỵ Tránh dùng neostigmin và atropin trong cùng một bơm tiêm, vì có khả năng gây phản ứng. Quá liều và xử trí Triệu chứng của quá liều và độc tính: Tác dụng quá liều neostigmin biểu hiện bằng các triệu chứng muscarinic và nicotinic cùng các dấu hiệu liên quan tới hệ thần kinh trung ƣơng. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ƣơng: Lú lẫn, thất điều, nói líu nhíu, mất phản xạ, nhịp thở Cheyne - Stockes, co giật toàn thân, hôn mê và liệt hô hấp trung ƣơng. Tác dụng trên vận mạch và các trung tâm tim mạch khác ở hành não dẫn đến hạ huyết áp. Triệu chứng muscarinic: Mờ mắt, ỉa chảy nặng, tăng tiết dịch phế quản hoặc tăng tiết nƣớc bọt quá mức, nôn nhiều, hơi thở nông, rối loạn hô hấp, thở khò khè, căng ngực, nhịp tim chậm, chuột rút cơ hoặc co giật cơ. Triệu chứng nicotinic: Tăng yếu cơ hoặc liệt, đặc biệt ở cánh tay, cổ, vai, lƣỡi, chuột rút cơ hoặc co giật cơ. Ðiều trị quá liều: Atropin, tiêm tĩnh mạch 2 đến 4 mg, ngoài ra có thể tiêm bắp 2 mg, cứ 5 đến 10 phút một lần, cho đến khi mất các triệu chứng muscarinic và nicotinic. Thông tin qui chế NEOSTIGMIN Neostigmin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tƣ năm 1999. Thuốc độc bảng A. NHÔM HYDROXID NHÔM HYDROXID Tên chung quốc tế: Aluminium hydroxide. Mã ATC: A02A B01. Loại thuốc: Kháng acid. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nhộng: 400 mg, 475 mg, 500 mg; viên nén 300 mg, 500 mg, 600 mg (khả năng trung hoà acid: 8 mEq/ viên 300 mg); viên nén bao fim: 600 mg; Hỗn dịch: 320 mg/5 ml, 450 mg/5 ml, 600 mg/5 ml, 675 mg/5 ml (khả năng trung hoà acid: 30 - 48 mEq/15 ml). Dược lý và cơ chế tác dụng Gel nhôm hydroxid khô là bột vô định hình, không tan trong nƣớc và cồn. Bột này có chứa 50 - 57% nhôm oxyd dƣới dạng hydrat oxyd và có thể chứa các lƣợng khác nhau nhôm carbonat và bicarbonat. Nhôm hydroxyd có khả năng làm tăng pH dịch dạ dày. Nhôm hydroxyd làm tăng pH dịch dạ dày chậm hơn các chất kháng acid nhóm calci và magnesi. Uống khi đói, thuốc có thể đi qua dạ dày rỗng quá nhanh để thể hiện hết tác dụng trung hòa acid của nó. Sự tăng pH dịch vị do chất kháng acid gây nên sẽ ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin; tác dụng này rất quan trọng ở ngƣời bệnh loét dạ dày. Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid clohydric dạ dày tạo thành nhôm clorid và nƣớc. Khoảng 17 - 30% nhôm clorid tạo thành đƣợc hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở ngƣời có chức năng thận bình thƣờng. ở ruột non, nhôm clorid chuyển nhanh thành muối nhôm kiềm không tan, kém hấp thu. Nhôm có trong các thuốc kháng acid (trừ nhôm phosphat) phối hợp với phosphat ăn vào tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột và đƣợc thải trừ qua phân. Nếu chế độ ăn ít phosphat, các NHÔM HYDROXID thuốc kháng acid chứa nhôm sẽ làm giảm hấp thu phosphat và gây chứng giảm phosphat trong máu và chứng giảm phosphat nƣớc tiểu. Nhôm hydroxyd thƣờng dùng phối hợp với thuốc kháng acid chứa magnesi để giảm táo bón. Gel nhôm - magnesi hydroxyd uống với liều có khả năng trung hòa đƣợc 200 mEq acid, dùng 6 - 8 lần mỗi ngày, gây liền vết loét dạ dày tá tràng tƣơng đƣơng với cimetidin. Chỉ định Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid). Tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng. Phòng và điều trị loét và chảy máu dạ dày tá tràng do stress. Ðiều trị triệu chứng trào ngƣợc dạ dày - thực quản. Tăng phosphat máu: Cùng với chế độ ăn ít phosphat. Tuy nhiên, dùng thuốc kháng acid chứa nhôm để làm chất gắn với phosphat (nhằm loại phosphat) có thể dẫn đến nhiễm độc nhôm ở ngƣời suy thận. Nên dùng thuốc khác. Chống chỉ định Mẫn cảm với nhôm hydroxyd. Giảm phosphat máu. Trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt ở trẻ mất nƣớc hoặc bị suy thận. Thận trọng Cần dùng thận trọng với ngƣời có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với ngƣời mới bị chảy máu đƣờng tiêu hóa. NHÔM HYDROXID Ngƣời cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn. Cần thận trọng về tƣơng tác thuốc. Kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat trong quá trình điều trị lâu dài. Thời kỳ mang thai Thuốc đƣợc coi là an toàn, nhƣng nên tránh dùng liều cao kéo dài. Thời kỳ cho con bú Mặc dầu một lƣợng nhỏ nhôm bài tiết qua sữa, nhƣng nồng độ không đủ để gây tác hại đến trẻ bú mẹ. Tác dụng không mong muốn (ADR) Nhuyễn xƣơng, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở ngƣời suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxyd làm tác nhân gây dính kết phosphat. Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Ngộ độc nhôm, và nhuyễn xƣơng có thể xảy ra ở ngƣời bệnh có hội chứng urê máu cao. Thường gặp, ADR>1/100 Táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng. Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100 Giảm phosphat máu, giảm magnesi máu. Liều lượng và cách dùng Ðể chống acid: Liều thuốc cần để trung hòa acid dạ dày thay đổi tùy theo ngƣời bệnh, phụ thuộc vào lƣợng acid tiết ra và khả năng đệm của từng chế phẩm riêng biệt. In vivo, khả năng trung hòa acid của các thể NHÔM HYDROXID tích bằng nhau của các chất kháng acid và chế phẩm kháng acid biến thiên rất lớn. Dạng lỏng của các thuốc kháng acid đƣợc coi là hiệu lực lớn hơn dạng rắn hoặc dạng bột. Trong phần lớn trƣờng hợp, phải nhai các viên nén trƣớc khi nuốt nếu không thuốc có thể không tan hoàn toàn trong dạ dày trƣớc khi đi vào ruột non. Dạng phối hợp thuốc kháng acid chứa hợp chất nhôm và/hoặc calci cùng với muối magnesi có ƣu điểm là khắc phục tính gây táo bón của nhôm và/hoặc calci nhờ tính chất nhuận tràng của magnesi. Liều dùng tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, không nên dùng quá 2 tuần, trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc. Ðể dùng trong bệnh loét dạ dày - tá tràng: Ðể đạt đầy đủ tác dụng chống acid ở thời điểm tối ƣu, cần uống thuốc kháng acid 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và vào lúc đi ngủ để kéo dài tác dụng trung hòa. Có thể uống thêm liều thuốc để đỡ đau giữa các liều đã đƣợc quy định. Ðối với bệnh loét dạ dày tá tràng, liều lƣợng thuốc kháng acid thƣờng dùng theo kinh nghiệm và đã có nhiều liều lƣợng khác nhau đƣợc dùng. Vì không có mối liên quan giữa hết triệu chứng và lành vết loét, cần uống tiếp tục thuốc chống acid ít nhất 4 - 6 tuần sau khi hết triệu chứng. Liều dùng (uống): Ðiều trị loét dạ dày: Trẻ em: 5 - 15 ml, hỗn dịch nhôm hydroxid, cứ 3 - 6 giờ một lần hoặc 1 đến 3 giờ sau các bữa ăn và khi đi ngủ. Ngƣời lớn 15 - 45 ml, cứ 3 - 6 giờ một lần hoặc 1 đến 3 giờ sau khi ăn và khi đi ngủ. NHÔM HYDROXID Phòng chảy máu đƣờng tiêu hóa: Trẻ nhỏ: 2 - 5 ml/liều, cứ 1 - 2 giờ uống một lần. Trẻ lớn: 5 - 15 ml/liều, cứ 1 - 2 giờ uống một lần. Ngƣời lớn: 30 - 60 ml/liều, cứ 1 giờ 1 lần. Cần điều chỉnh liều lƣợng để duy trì pH dạ dày >5. Chứng tăng phosphat máu: Trẻ em: 50 - 150 mg/kg/24 giờ, chia làm liều nhỏ, uống cách nhau 4 - 6 giờ; liều đƣợc điều chỉnh để phosphat huyết thanh ở mức bình thƣờng. Ngƣời lớn: 500 - 1800 mg, 3 - 6 lần/ngày, uống giữa các bữa ăn và khi đi ngủ, tốt nhất là uống vào bữa ăn hoặc trong vòng 20 phút sau khi ăn. Ðể kháng acid: Ngƣời lớn uống 30 ml, hỗn dịch nhôm hydroxyd, vào lúc 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và lúc đi ngủ. Tương tác thuốc Nhôm hydroxid có thể làm thay đổi hấp thu của các thuốc. Uống đồng thời với tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, itraconazol có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc này. Vì vậy, cần uống các thuốc này cách xa thuốc kháng acid. Tương kỵ Gel nhôm hydroxyd làm giảm hấp thu các tetracylin khi dùng kèm do tạo phức. NHÔM HYDROXID Ðộ ổn định và bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong đồ đựng đậy kín. Thông tin qui chế Nhôm hydroxyd có trong danh mục thuốc thiết yếu ban hành lần thứ 4 năm 1999. NHÔM PHOSPHAT NHÔM PHOSPHAT Tên chung quốc tế: Aluminium phosphate. Mã ATC: A02A B03. Loại thuốc: Kháng acid. Dạng thuốc và hàm lượng Túi (gói): 13 g nhôm phosphat keo trong 100 g gel; viên nhai: 540 mg nhôm phosphat/viên. Dịch treo (hỗn dịch) để uống: Túi 20 g hỗn dịch chứa 12,38 g nhôm phosphat keo, tƣơng đƣơng với 2,476 g nhôm phosphat và lọ chứa 250 g hỗn dịch kể trên (Tên thƣơng mại: Phosphalugel). Dược lý và cơ chế tác dụng Nhôm phosphat đƣợc dùng nhƣ một thuốc kháng acid dịch dạ dày dƣới dạng gel nhôm phosphat (một hỗn dịch) và dạng viên nén. Nhôm phosphat làm giảm acid dịch vị dƣ thừa nhƣng không gây trung hòa: Gel dạng keo tạo một màng bảo vệ tựa chất nhầy che phủ diện rộng niêm mạc đƣờng tiêu hóa. Lớp màng bảo vệ gồm nhôm phosphat phân tán mịn làm liền nhanh ổ viêm và loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tác động bên ngoài và làm ngƣời bệnh dễ chịu ngay. Bình thƣờng thuốc không đƣợc hấp thu vào cơ thể và không ảnh hƣởng đến cân bằng acid - kiềm của cơ thể. Nhôm phosphat hòa tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid hydrocloric để tạo thành nhôm clorid và nƣớc. Ngoài việc tạo nhôm clorid, nhôm phosphat còn tạo acid phosphoric. Khoảng 17 - 30% lƣợng nhôm clorid tạo thành đƣợc hấp thu và nhanh chóng đƣợc thận đào NHÔM PHOSPHAT thải, ở ngƣời có chức năng thận bình thƣờng. Nhôm phosphat không đƣợc hấp thu sẽ đào thải qua phân. Nhôm phosphat có khả năng trung hòa chỉ bằng một nửa của nhôm hydroxyd, nhƣng ƣu điểm hơn là không làm ảnh hƣởng đến sự hấp thu phosphat của đƣờng ruột (100 mg nhôm hydroxyd khan có khả năng trung hòa 5 mili đƣơng lƣợng (5 mEq) acid. Chỉ định Viêm thực quản, viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày - tá tràng, kích ứng dạ dày, các hội chứng thừa acid nhƣ rát bỏng, ợ chua, và hiện tƣợng tiết nhiều acid, thí dụ trong thời kỳ thai nghén. Những rối loạn của dạ dày do thuốc, do sai chế độ ăn hoặc sau khi dùng quá nhiều nicotin, cafe, kẹo, hoặc thức ăn quá nhiều gia vị. Biến chứng của thoát vị cơ hoành, viêm đại tràng (bệnh Crohn). Chống chỉ định Các trƣờng hợp mẫn cảm với nhôm hoặc các chế phẩm chứa nhôm. Thận trọng Tránh điều trị liều cao lâu dài ở ngƣời bệnh suy thận. Thời kỳ mang thai Các thuốc kháng acid thƣờng đƣợc coi là an toàn, miễn là tránh dùng lâu dài liều cao. Thời kỳ cho con bú Mặc dù một lƣợng nhỏ nhôm đƣợc thải trừ qua sữa, nhƣng nồng độ không đủ gây tác hại đến trẻ bú mẹ. Tác dụng không mong muốn (ADR) NHÔM PHOSPHAT Thƣờng gặp: Táo bón. Liều lƣợng và cách dùng Cách dùng: Thông thƣờng, hỗn dịch chống acid thƣờng đƣợc ƣa dùng hơn thuốc viên hoặc bột. Nên dành thuốc viên cho ngƣời bệnh không chịu uống hỗn dịch vì bất tiện hoặc không ngon. Phải nhai kỹ viên trƣớc khi nuốt. Liều lượng: 1 - 2 viên (hoặc 1 - 2 thìa canh hỗn dịch hoặc 1 - 2 túi hỗn dịch) uống giữa các bữa ăn hoặc khi thấy khó chịu. Tương tác thuốc Tất cả các thuốc kháng acid đều có thể làm tăng hoặc giảm tốc độ và mức độ hấp thu của các thuốc dùng đồng thời, do làm thay đổi thời gian dịch chuyển qua đƣờng dạ dày ruột, hoặc do liên kết hoặc tạo phức với thuốc. Ví dụ: Tetracyclin tạo phức với các thuốc kháng acid, do vậy, dùng tetracyclin phải cách 1 - 2 giờ trƣớc hoặc sau khi dùng các kháng acid. Các kháng acid làm giảm hấp thu các thuốc: Digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, clodiazepoxid, naproxen. Các kháng acid làm tăng hấp thu dicumarol, pseudoephedrin, diazepam. Các kháng acid làm tăng pH nƣớc tiểu, làm giảm thải trừ các thuốc là bazơ yếu, tăng thải trừ các thuốc là acid yếu (amphetamin, quinidin là các bazơ yếu, aspirin là acid yếu). Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản dƣới 40oC, trong bình kín. NHỰA PODOPHYLUM NHỰA PODOPHYLUM Tên chung quốc tế: Podophyllum resin. Mã ATC: Không có. Loại thuốc: Thuốc làm tróc lớp sừng da. Dạng thuốc và hàm lượng Dung dịch nhựa podophylum dùng bôi ngoài 11,5% (trong cồn thuốc kép benzoin 10% và ethanol 70,5%); 25% (trong cồn thuốc kép benzoin ethanol). Chế phẩm kết hợp của nhựa podophylum dạng dung dịch dùng bôi ngoài chứa nhựa podophylum 5%, cantharidin 1% và acid salicylic 30% (trong tá dƣợc colodion). Dược lý và cơ chế tác dụng Nhựa podophylum là thuốc làm tróc lớp sừng da, có tác dụng ăn da và tẩy. Podophylotoxin (tên chung quốc tế: Podophyllotoxin; mã ATC: D06B B04) là thành phần hoạt tính chủ yếu của nhựa podophylum, có hoạt tính chống gián phân và làm ngừng gián phân theo cách tƣơng tự nhƣ colchicin. Podophylotoxin liên kết với tubulin, phân đơn vị protein của những vi cấu trúc hình ống của thoi, ở cùng vị trí hoặc ở vị trí trùng với colchicin, nhƣng với lực liên kết hơi khác. Tác dụng chống gián phân của podophylotoxin là do ngăn cản chuyển động của nhiễm sắc thể. Cơ chế phân tử của sự chẹn gián phân là phá vỡ những vi cấu trúc hình ống của thoi gián phân, thông qua sự liên kết của podophylotoxin với tubulin. Tác dụng ăn da của nhựa podophylum là do tác dụng chống gián phân của thuốc. Tác dụng của podophylum khác với tác dụng của phần lớn những chất ăn da khác ở chỗ tác dụng ăn da của podophylum không trực tiếp và không tức thời. Sự phá vỡ tế bào và ăn mòn mô xảy ra chậm, sau NHỰA PODOPHYLUM khi tế bào ngừng phân chia và suy giảm những quá trình khác xảy ra trong tế bào. Tác dụng ức chế của podophylotoxin cũng tƣơng tự nhƣ của vinblastin trong việc giải phóng iod từ tuyến giáp (kích thích bởi thyrotropin) và giải phóng catecholamin từ tủy tuyến thƣợng thận. Chỉ định Nhựa podophylum đƣợc dùng điều trị tại chỗ những u biểu mô lành tính nhƣ hột cơm, u xơ, u nhú, hột cơm sinh dục và quanh hậu môn lồi ra ngoài (condylomata acuminata). Nhựa podophylum có thể dùng thay thế liệu pháp đông lạnh trong điều trị sùi mào gà âm đạo nhƣng phải thận trọng. Chống chỉ định Không đƣợc dùng nhựa podophylum trên những sùi mào gà ở cổ tử cung, trong niệu đạo, hậu môn hoặc miệng; nốt ruồi, vết chàm, hoặc bớt sùi có lông mọc. Không đƣợc bôi nhựa podophylum vào những vùng da dễ bị mủn hoặc dễ chảy máu, hoặc vào hột cơm mới đƣợc sinh thiết, hoặc khi hột cơm hoặc mô bao quanh đang bị viêm hoặc bị kích thích, vì thuốc có thể dễ đƣợc hấp thụ vào cơ thể. Chống chỉ định nhựa podophylum đối với ngƣời bệnh đái tháo đƣờng, ngƣời bệnh đang dùng steroid hoặc có suy giảm tuần hoàn máu, ngƣời bệnh mang thai, ngƣời bệnh cho con bú và trẻ em. Thận trọng Vì có thể gây những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng toàn thân, chỉ nên dùng nhựa podo- phylum dƣới sự giám sát điều trị chặt chẽ của thầy thuốc. NHỰA PODOPHYLUM Ðiều quan trọng là phải tuân thủ thời gian điều trị quy định (1 - 6 giờ). Phải rửa sạch thuốc thật cẩn thận trong vòng 1 - 4 giờ sau khi bôi. Nếu ngƣời bệnh tự bôi nhựa podophylum, thì cần hƣớng dẫn cho ngƣời bệnh biết cách dùng thuốc, phải hết sức thận trọng, chỉ bôi thuốc trên vùng bị bệnh (không bôi vào mô lành), và ngăn không cho thuốc lan ra vùng chung quanh thƣơng tổn (ví dụ, bằng cách bôi vaselin vào vùng xung quanh), và rửa sạch thuốc rất kỹ với xà phòng và nƣớc sau khi đã hết thời gian điều trị quy định. Vì có nguy cơ gây độc toàn thân, nên có ý kiến khuyên ngừng bôi trong thời gian tối thiểu 7 - 10 ngày giữa các đợt điều trị. Cũng có ý kiến khuyên chỉ nên dùng thuốc với nồng độ thấp (ví dụ, dung dịch 5%) để điều trị những đám sùi mào gà lớn (lớn hơn 10 - 20 cm2). Ðiều trị sùi mào gà sinh dục và quanh hậu môn với dung dịch 10 - 25%, mỗi đợt chỉ nên bôi hạn chế trên một diện tích dƣới 10 cm2 và tổng thể tích dung dịch phải dƣới 0,5 ml. Ðối với sùi mào gà âm đạo, mỗi đợt điều trị chỉ nên bôi dung dịch 10 - 20% trên một diện tích dƣới 2 cm2. Bệnh sùi mào gà sinh dục và quanh hậu môn chủ yếu do virus HPV typ 6 và 11 gây nên; tuy vậy, những typ khác (ví dụ, các typ 16, 18 và 31), đôi khi có ở vùng hậu môn - sinh dục, có khả năng gây chứng loạn sản và carcinom sinh dục. Do đó, ở những ngƣời bệnh có sùi mào gà không điển hình, nhiễm sắc tố, hoặc tồn tại dai dẳng thì cần phải làm sinh thiết. Ðối với những phụ nữ có sùi mào gà sinh dục - hậu môn nên làm thử nghiệm Papanicolaou (kính phết Pap) hàng năm; không nên điều trị cho phụ nữ có sùi mào gà ở cổ tử cung khi chƣa có kết quả thử nghiệm Pap. Nhựa podophylum là chất ăn da và kích ứng da mạnh. Cần tránh dây thuốc vào mắt. Thời kỳ mang thai Không đƣợc dùng nhựa podophylum cho ngƣời mang thai. Thuốc có thể gây tác dụng sinh quái thai và gây chết thai. Uống thuốc có chứa NHỰA PODOPHYLUM podophylum có thể gây tác dụng không mong muốn trên thai gồm những vết (tag) ở da tai và má, viêm đa dây thần kinh, dị dạng ở chi, và khuyết tật vách tim. Ðã xảy ra thai chết lƣu sau khi bôi nhựa podophylum để điều trị sùi mào gà âm hộ trong tuần thứ 32 của thời kỳ mang thai. Sau khi bôi thuốc vào tuần thứ 23, 24, 25, 28 và 29 của thời kỳ mang thai ở một phụ nữ, đã thấy có những dị tật nhỏ ở thai nhi gồm những vết ở da trƣớc tai và một nếp nhăn ở lòng bàn tay trái. Có thể dùng những liệu pháp khác (ví dụ, liệu pháp đông lạnh, điện phẫu thuật) để điều trị những sùi mào gà hậu môn - sinh dục trong thời kỳ mang thai. Thời kỳ cho con bú Chƣa biết rõ nhựa podophylum có bài tiết vào sữa mẹ hay không, sau khi dùng bôi tại chỗ. Vì chƣa kiểm tra đƣợc độ an toàn, do đó không nên dùng nhựa podophylum ở ngƣời cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Bôi nhựa podophylum có thể gây những ADR nghiêm trọng. Thuốc có tác dụng kích thích mạnh đối với mắt và niêm mạc. ADR toàn thân nghiêm trọng đã xảy ra sau khi bôi nhựa podophylum vào diện tích rộng hoặc với lƣợng thuốc quá nhiều, hoặc để thuốc tiếp xúc kéo dài với da và niêm mạc. Có thể tăng nguy cơ nhiễm độc toàn thân nếu bôi nhựa podophylum vào vùng da dễ mủn, đang chảy máu, mới sinh thiết, hoặc nếu vô ý bôi thuốc vào da và niêm mạc bình thƣờng xung quanh sùi mào gà. Thường gặp, ADR > 1/100 Da: Ngứa. Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy. NHỰA PODOPHYLUM Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Thần kinh trung ƣơng: Lú lẫn, ngủ lịm, ảo giác. Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm lƣợng tiểu cầu. Gan: Nhiễm độc gan. Thần kinh - cơ và xƣơng: Bệnh thần kinh ngoại biên. Thận: Suy thận. Hướng dẫn cách xử trí ADR Dung dịch nhựa podophylum cần đƣợc sử dụng dƣới chỉ dẫn chặt chẽ của thầy thuốc. Phải lắc kỹ dung dịch nhựa podophylum trƣớc khi dùng; phải rửa sạch dung dịch trong vòng 1 - 4 giờ đối với sùi mào gà sinh dục và quanh hậu môn và trong vòng 1 - 2 giờ đối với sùi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduoc_thu_quoc_gia_viet_nam_2897.pdf
Tài liệu liên quan