Không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của dược phẩm trong
lĩnh vực phòng và chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của
con người. Nhưng vì là một ngành liên quan nhiều đến hóa chất, do đó
trong quá trình sản xuất, lưuthông, tiêu dùng, nó có thể gây tác hại đối
với môi trường.
Không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của dược phẩm trong
lĩnh vực phòng và chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ
của con người. Nhưng vì là một ngành liên quan nhiều đến hóa chất, do
đó trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, nó có thể gây tác hại
đối với môi trường. Điều này đòi hỏi cần có sự lưu tâm, tìm các biện
pháp phòng ngừa và khắc phục .
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược phẩm xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dược phẩm xanh
Không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của dược phẩm trong
lĩnh vực phòng và chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của
con người. Nhưng vì là một ngành liên quan nhiều đến hóa chất, do đó
trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, nó có thể gây tác hại đối
với môi trường.
Không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của dược phẩm trong
lĩnh vực phòng và chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ
của con người. Nhưng vì là một ngành liên quan nhiều đến hóa chất, do
đó trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, nó có thể gây tác hại
đối với môi trường. Điều này đòi hỏi cần có sự lưu tâm, tìm các biện
pháp phòng ngừa và khắc phục .
Gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất
Mỗi loại nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc đều có những đặc tính lý,
hóa, sinh, nhằm mục đích trị liệu, trong đó có những chất thuộc loại độc,
chưa kể qua công đoạn bào chế, pha trộn lẫn với nhau, mức độ độc hại có sự
thay đổi. Nếu đó là những chất hòa tan hữu cơ, khi tiếp xúc không thận
trọng, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng qua da, tích tụ
trong các mô có nhiều chất mỡ như não, chất myelin (vỏ dây thần kinh) và
mô mỡ. Việc phơi nhiễm với các chất trên làm cho hệ thần kinh trung ương
suy yếu, mỏi mệt hay trầm cảm, gây rối loạn tâm trí hay mất tập trung suy
nghĩ, ảnh hưởng đến sự điều phối của vận động, tổn thương mao mạch hệ
thần kinh trung ương, thiếu oxy ở não, nhức đầu và làm giảm khả năng nhận
thức. Phơi nhiễm lâu dài có thể tác động đến khí chất: trầm cảm, dễ kích
động, mỏi mệt mất khả năng điều phối trong hành động, mất trí nhớ trong
một thời gian ngắn. Ngoài ra nếu cơ sở sản xuất thuốc không xử lý nước thải
theo đúng quy chuẩn, hoặc có xử lý nhưng không loại bỏ được tất cả hóa
chất có trong nguồn nước thải (số lượng nước thải này thường có khối lượng
rất lớn) – mà xả thẳng vào hệ thống cống rãnh, sẽ gây ô nhiễm trầm trọng.
Tại Mỹ, khi nghiên cứu và phân tích 139 nguồn nước, Cơ quan thăm dò địa
chất (USGS) cảnh báo có đến 80% nguồn nước có chứa vi lượng của nhiều
dược phẩm, trong đó hơn 50% chứa trên 7 hóa chất khác nhau, đặc biệt có
nguồn nước chứa đến 38 hóa chất (!). Việc ô nhiễm này có thể có ảnh hưởng
tới sức khỏe con người, như với một dung lượng thật nhỏ thalidomide hoặc
chất DES (diethylstilbestrol) trong nguồn nước đều có thể ảnh hưởng đến
thai nhi, thalidomide từng gây hàng vạn thai nhi dị dạng trong những năm
1950 và chất DES cũng khoảng thời gian trên, đã gây khuyết tật bẩm sinh và
nhiều vấn đề rắc rối ở bộ máy sinh sản của cả hai giới (ung thư tinh hoàn, vô
sinh, ung thư âm đạo và cổ tử cung, tình dục đồng giới khi trưởng thành).
Ô nhiễm trong quá trình sử dụng
Sau khi thuốc được đưa vào cơ thể, sẽ biến đổi theo quá trình chuyển
hóa tại các cơ quan bộ phận và được thanh thải ra ngoài qua đường nước
tiểu, phân... sau đó có mặt dưới dạng lỏng hoặc rắn trong hệ thống cống
nước thải sinh hoạt, tiếp xúc với môi trường tự nhiên
Dược phẩm cũng còn được dùng trong chăn nuôi động vật và cũng
được thải trừ theo quá trình trên ra môi trường. Ở Mỹ đã có theo dõi: nước
thải từ công việc này hàng năm tuồn vào môi trường khoảng 500 triệu tấn
gồm thuốc kháng sinh, các loại hormon tăng trưởng tổng hợp và nhiều loại
hóa chất khác...
Một số nghiên cứu đã nêu lên ảnh hưởng không tốt đến môi trường
mà chịu tác động đầu tiên là các loại thủy, hải sản Khi nghiên cứu trên cá
hồi tiếp xúc với một số nước thải sinh hoạt, các nhà khoa học nhận thấy: số
cá này bị phơi nhiễm với quá nhiều chất estrogen do đó đã làm cho một số
cá đực không còn khả năng truyền giống, mất khả năng sinh sản. Có ý kiến
cho rằng đây là hậu quả của việc các chị em dùng các thuốc tránh thai có
chứa estrogen tổng hợp, đó là chất etthinyl estradiol (EE) có trong nước tiểu.
Thử nghiệm bằng cách cho cá tiếp xúc với nước có chứa EE, thấy dù hàm
lượng chất này ở mức rất nhỏ, chỉ vài nanogam (một phần tỉ của gam) cũng
làm cho cá bị ảnh hưởng. Một số thuốc khác như prozac có trong nước thải
cũng làm giảm khả năng tăng trưởng của cá và ếch.
Ô nhiễm do thuốc
Qua thống kê, tại Mỹ có đến 45% dược phẩm không cần dùng nữa
hay hết hạn dùng đã được hủy bỏ qua đường cống rãnh, hoặc vứt vào bãi rác
(28%).
Tại Thâm Quyến (Trung Quốc), qua phỏng vấn 22 người dân về việc
xử lý các thuốc ở gia đình khi quá hạn dùng, có 20 người đều giải quyết
bằng cách cho vào thùng rác, chỉ có 2 người tìm đến cơ quan thu hồi phế
phẩm để đưa nộp, nhưng khi đến đây cũng không được sự tiếp nhận mặn mà
nên họ cũng chọn cách vứt vào bãi rác, tuy biết rằng cách làm đó là không
nên vì gây ô nhiễm môi trường hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, lấy thuốc đó thay
đổi nhãn, bao bì, hạn dùng đưa vào tiêu thụ ở vùng nông thôn hẻo lánh, ít
hiểu biết. Một tài liệu khác ở Mỹ cho thấy hàng năm chỉ riêng việc đổ bỏ
dược phẩm không dùng nữa sau khi bệnh nhân đã mất, ở các bệnh viện vào
hệ thống cống rãnh, rác thải đã lên đến gần 20 tấn các loại: kháng sinh,
thuốc chống trầm cảm, thuốc ngừa thai và đủ các loại khác...
Việc xử lý các thuốc quá hạn, không cần dùng nữa là vấn đề không
đơn giản Sự vứt bỏ tùy tiện khiến thuốc bị bốc hơi, phân hủy tạo ra hợp chất
độc hại khiến cho không khí, môi trường sống bị ô nhiễm Nếu chôn không
đúng cách, các chất độc có trong thuốc phân hủy sẽ hòa nhập gây ô nhiễm
đất và nguồn nước Đem đốt tự nhiên cũng dễ phát sinh các loại khí rất độc
hại.
Đây mới chỉ là việc xử lý thuốc trong phạm vi nhỏ, còn đối với các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc khi nhận được thông báo của Cơ
quan quản lý nhà nước về dược, về việc phải thu hồi và xử lý các lô thuốc do
chất lượng không đảm bảo (thiếu hoạt chất hoặc hoạt chất không đạt quy
định theo tiêu chuẩn, thuốc nhiễm khuẩn...) chắc vấn đề còn phức tạp hơn
nhiều vì khối lượng sản phẩm lớn.
Hướng khắc phục
Tại Mỹ, từ năm 2007 đã triển khai chương trình “Dược phẩm xanh”,
dưới danh nghĩa Dược phẩm và sản phẩm dùng cho cá nhân (PPCPS), nhằm
cảnh báo về sự ô nhiễm của PPCPS, giáo dục cho mọi người hiểu biết mức
độ tác hại của sự ô nhiễm này đưa ra khuyến cáo về thái độ đúng đắn khi xử
lý các thuốc quá hạn hay không cần dùng, tổ chức tốt việc thu nhận các
thuốc này tại một địa phương do một đơn vị có chức năng thực hiện, sau đó
tiêu hủy theo đúng quy định.
Ở Trung Quốc, cũng đã nhận thấy mối hiểm họa do các chế phẩm là
thuốc gây ra nên nhiều tổ chức đã kêu gọi Chính phủ Trung Quốc nên có
quy định liên quan đến việc này. Cần tạo thói quen cho người dân trong việc
thu gom và nộp các loại thuốc cần hủy bỏ bằng cách các nhà thuốc bán lẻ có
thiết kế một hộp thu hồi thuốc sau đó tập trung cho một đơn vị có chức năng
nhiệm vụ (được cung cấp tài chính) để triển khai hoạt động tiêu hủy có hiệu
quả, dưới sự giám sát của Cơ quan quản lý dược phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 55_6094.pdf