Dược lý thú y

Dược lý theo tiếng la tinh là Pharmachologos do chữPharmacho: Thuốc và

Logos: khoa học. Nghĩa là môn khoa học vềthuốc.

Dược lý là môn khoa học rộng lớn chuyên nghiên cứu vềquá trình biến đổi hoạt

động sinh lý, sinh hoá là quá trình bệnh lý xảy ra trong cơthểvật nuôi do ảnh hưởng

của thuốc gây nên. Đồng thời, có nhiệm vụtham gia tìm hiểu cơchếtác dụng của

thuốc đối với cơthể. Dược lý có liên quan đến nhiều môn khoa học khác nhưdược

liệu hoá dược, lý dược, bệnh lý học, sinh lý học, hoá sinh học, điều trịhọc.

pdf20 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Dược lý thú y, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
177 Chương 8 DƯỢC LÝ THÚ Y 8.1. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC, NGUỒN GỐC THUỐC 8.1.1. Khái niệm về thuốc Dược lý theo tiếng la tinh là Pharmachologos do chữ Pharmacho: Thuốc và Logos: khoa học. Nghĩa là môn khoa học về thuốc. Dược lý là môn khoa học rộng lớn chuyên nghiên cứu về quá trình biến đổi hoạt động sinh lý, sinh hoá là quá trình bệnh lý xảy ra trong cơ thể vật nuôi do ảnh hưởng của thuốc gây nên. Đồng thời, có nhiệm vụ tham gia tìm hiểu cơ chế tác dụng của thuốc đối với cơ thể. Dược lý có liên quan đến nhiều môn khoa học khác như dược liệu hoá dược, lý dược, bệnh lý học, sinh lý học, hoá sinh học, điều trị học... Dược lý bao gồm 4 chuyên khoa chính: - Dược lý phòng bệnh: Nghiên cứu về các loại thuốc phòng bệnh cho vật nuôi. - Dược lý điều trị: Nghiên cứu về các loại thuốc điều trị bệnh ở vật nuôi. - Dược lý kích thích: Nghiên cứu các loại thuốc có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ thể nhằm không ngừng nâng cao năng suất chăn nuôi nên đã thu hút nhiều ngành khoa học tham gia. - Dược lý phân tích: Nghiên cứu các loại thuốc có tác dụng đối với từng quá trình biến đổi của cơ thể vật nuôi trong hoạt động sống. Như vậy: Dược lý là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về thuốc và các tác dụng của thuốc đối với cơ thể vật nuôi. Vậy thuốc là gì ? chúng ta có thể khái niệm chung về thuốc như sau: Thuốc hay dược phẩm thú y là những chất lấy từ thực vật, động vật xạ khuẩn, vi sinh vật, nấm hay dùng phương pháp tổng hợp hoá học mà thành. Thuốc dùng để phòng và trị bệnh cho vật nuôi. 8.1.2. Nguồn gốc của thuốc Nguồn gốc của thuốc vô cùng phong phú, có ở mọi nơi, mọi chỗ từ các cây cỏ thực vật đến các động vật, vi sinh vật, nấm, xạ khuẩn. hoá chất... đều có thể sản xuất, chiết xuất ra các loại thuốc khác nhau. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà nhiều loại thuốc có tác dụng khác nhau từ các nguồn gốc khác nhau đã được con người tìm ra và sản xuất. Trong đó, kinh nghiệm gia truyền trong nhân dân về các bài thuốc đông y rất có giá trị, cần được khai thác, bổ sung cho kho tàng khoa học. Thuốc có tác dụng là nhờ đặc tính của thuốc và phương pháp đưa thuốc vào cơ thể cũng như điều kiện môi trường và cơ thể bệnh lý vật nuôi. Nghiên cứu cơ chế tác dụng của thuốc và mối quan hệ của thuốc với vật nuôi là vấn đề khoa học hết sức quan trọng của công tác thú ý. 178 8.2. TÁC DỤNG CỦA THUỐC 8.2.1. Các tác dụng của thuốc Thuốc có tác dụng với cơ thể và phản ứng của cơ thể với thuốc là phản ứng với cơ chế sinh hoá học rất phức tạp. Thuốc có thể gây kích thích, ức chế hay điều hoà hoạt động thần kinh tuỳ phương pháp đưa thuốc vào cơ thể và liều lượng thuốc hoặc trạng thái sinh lý cơ thể. Có một số tác dụng sau: 8.2.1.1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân Một số thuốc chỉ có tác dụng tại nơi cho thuốc như thuốc xoa bóp, sát trùng, thuốc gây tê... Tuy nhiên, nếu dùng liều cao sẽ gây tác dụng toàn thân. Ví dụ: bôi thuốc đỏ nhiều có thể gây nhiễm độc thuỷ ngân. Một số loài thuốc có tác dụng toàn thân. Kích thích hoặc ức chế thần kinh trung ương như thuốc gây mê, thuốc ngủ. Tác dụng phản xạ: Cho ngửi amoniac kích thích thần kinh khứu giác, truyền xung động lên thẩn kinh trung ương làm thần kinh trung ương tăng cường hoạt động, kích thích tim hoạt động, làm tuần hoàn máu tăng, dẫn tới hô hấp tăng, do đó cơ thể động vật hồi tỉnh lại. 8.2.1.2. Tác dụng chính và tác dụng phụ Mỗi loại thuốc dùng đều có tác dụng chính có lợi và tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Ví dụ: thuốc tẩy giun sán ngoài tác dụng chính là tẩy giun sán ký sinh cho vật nuôi còn có tác dụng phụ là làm kích thích thần kinh, có hại cho con vật. Hoặc cho uống digital làm tăng cường co bóp cơ tim là chính nhưng còn tác dụng phụ là kích thích co bóp dạ dày, ruột, gây ỉa chảy. Cho nên, khi sản xuất thuốc và điều trị, người ta phải cố gắng hạn chế tác dụng phụ có hại và tăng cường tác dụng chính. 8.2.1.3. Tác dụng hồi phục và không hồi phục Thuốc gây tê tại chỗ chỉ ức chế nhất thời, khi thuốc thải trừ hết, cơ thể lại trở lại bình thường gọi là thuốc có tác dụng hồi phục. Một số loại thuốc khi dùng gây huỷ hoại tổ chức tế bào, làm thay đổi hoạt động của cơ quan. Ví dụ: Bôi cồn iod làm chết tế bào vùng bôi, vì vậy phải hết sức cẩn thận. 8.2.1.4. Tác dụng hiệp đồng và đối lập Dùng hai loại thuốc mà có tác dụng nâng cao hiệu lực điều trị gọi là tác dụng hiệp đồng, ngược lại làm giảm hiệu lực điều trị gọi là thuốc có tác dụng đối lập. Ví dụ: Kết hợp streptomicine và penicilline trong điều trị nhiễm trùng sẽ làm tăng hiệu lực điều trị; còn khi dùng pilocacpin có tác dụng đối lập với atropinsunfat vì pilocacpin làm hẹp đồng tử mắt, tăng co bóp cơ trơn như tim, phổi, ruột. sinh dục... làm tăng tiết nước bọt. Còn atropin lại làm giãn đồng tử mắt, giảm co bóp cơ trơn, giảm tiết nước bọt. 8.2.1.5. Tác dụng tương kỵ chọn lọc. Apomorphin chỉ chọn lọc tác dụng trên trung tâm nôn, digital chọn lọc trên tim nhanh nhất, nhiều nhất, còn tác dụng trên cơ quan khác chậm và ít hơn. Có nhiều loại 179 thuốc dùng chung sẽ tương kỵ nhau. Gây độc cho cơ thể nên phải hết sức thận trọng. Ví dụ: Dùng natrisunphat + stricnin tạo thành hợp chất không tan. Dùng calomen để tẩy giun sán không được cho ăn nhiều muối vì calomen sẽ tác dụng với muối thành bichlorua thuỷ ngân rất độc cho cơ thể. HgCl2 + NaCl →NaHgCl2 (bichlorua thủy ngân) 8.2.1.6. Tác dụng giải độc - Rửa dạ dày bằng lòng trắng trứng hoặc hút hơi độc bằng than hoạt tính (tính chất vật lý). - Uống tamin, nước chè đặc để kết tủa alcaloit (tính chất hoá học). - Ngộ độc thuốc phiện thì dù tiêm hay uống đều phải rửa dạ dày vì thuốc thải trừ qua đường tiêu hoá, rồi cho uống thuốc tím (KMnO4 pha loãng để biến morphine thành oxy morphine không độc). - Ngộ độc pilocacpin dùng atropin và ngược lại (tác dụng giải độc sinh lý). 8.2.1.7. Tác dụng chuyên trị và chữa triệu chứng Quinin chuyên chữa sốt rét, kháng sinh chuyên chữa nhiễm trùng, aspirin, pHraxetamol làm giảm sốt để chữa triệu trứng sốt cho vật nuôi. 8.2.2. Các nhân tố quyết định tác dụng của thuốc 8.2.2.1 Đặc điểm của thuốc 8.2.2.1.1. Tính vật lý, hoá học Thuốc thường điều chế ở 3 thể: rắn, lỏng và khí. - Rắn: Dạng bột hay viên, là những thuốc dễ tan trong nước dùng để uống. - Lỏng: Xiro hoặc thuốc pha chế sẵn trong dung môi, dầu, trong nước, đôi khi phải dùng chất bổ trợ vì thuốc không tan trong nước. Ví dụ: hoà tan cafein phải dùng natribenzoat nếu không sẽ kết tủa, không tan. - Dạng khí: Càng bay hơi nhanh thì thấm càng nhanh. Cơ thể chóng hồi phục. Các loại thuốc càng dễ oxy hoá thì tính chất tác dụng càng mạnh. 8.2.2.1.2. Cấu trúc hoá học - Vô cơ: ít dùng đơn chất, thường ở dạng kết hợp. Ví dụ: HgCl2, FeSO4, H2O. - Hữu cơ: Tác dụng thay đổi tuỳ theo cấu trúc hoá học. Ví dụ: CH4 không có tác dụng; CH3CI tác dụng gây mê. CCL4, CH2, Cl2 gây co giật cho cơ thề. - Mạch nối hoá học càng nhiều, lính chất càng mạnh. Ví dụ: CH3 – CH3, tác dụng ít. CH2 = CH2, tác dụng vừa. CH ≡ CH , tác dụng mạnh. 180 - Đồng phân L adrenaline mạnh gấp 15 lần D adrenaline. 8.2.2.2. Phương pháp dùng thuốc 8.2.2.2.1. Liều lượng Xác định liều thuốc có nhiều cách khác nhau: - Nếu tính theo thời gian thì xác định liều một lần, liều một ngày, liêu một đợt điều trị. - Tính theo tác dụng: Liều tối thiểu, liều điều trị, liều tôi đa, liều độc liều chết. Dùng từ liều tối thiểu đến liều điều trị là phạm vi an toàn. 8.2.2.2.2. Đường dẫn thuốc vào cơ thể - Đường tiêu hoá: Nếu thuốc uống ngấm nhanh, đây là phương pháp được dùng phổ biến. Có nhược điểm là khi cần cấp cứu thì thuốc có tác dụng chậm, một số bị dịch vị và dịch ruột phá huỷ, một số không ngấm qua niêm mạc. - Thụt trực tràng: Thường dùng với các loại thuốc có mùi vị khó uống hoặc khi cần gây tác dụng ở trực tràng. Sau khi uống, tuỳ từng loại thuốc mà sau 7-40 phút sau mới có tác dụng. Khả năng hấp thụ thuốc qua trực tràng kém, hao phí nhiều. - Tiêm: Là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể với liều chính xác và hiệu lực cao nhất: Tiêm dưới da sau 5-10 phút thuốc có tác dụng. Tiêm bắp sau 3-5 phút có tác dụng. Tiêm tĩnh mạch sau 30 giây thuốc đã có tác dụng, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tim nên phải thận trọng, khi dùng thuốc phải tuyệt đối vô trùng. Thật tình khiết, không có lẫn tạp chất. Không được tiêm các thuốc có pH cao hoặc thấp quá so với pH máu, hoặc nhữmg loại thuốc không hoà tan trong máu. - Ngửi: Thường dùng với thuốc bay hơi như thuốc gây mê, thuốc xông hơi. - Đường ngoài da: Các thuốc bôi ngoài da, xoa bóp, sát trùng, mỡ gẻ, dầu thảo mộc, dầu thông, rượu xoa bóp các loại... - Thuốc nhỏ mắt, mũi: Chữa các bệnh ở mắt, mũi, như chloroxit, chloramphenicol. tetracycline...Xác định liều lượng theo đường cho thuốc thường áp dụng tỷ lệ: Nếu uống liều là 1 thì tất trực tràng liều gấp đôi và tiêm bắp, tiêm dưới da là 112, còn tiêm tĩnh mạch là 1/4. 8.2.2.3. Ảnh hưởng của cơ thể súc gia Tuỳ loài, giống gia súc, gia cầm khác nhau mà ảnh hưởng của thuốc có tác dụng khác nhau. Vì vậy. người ta phải xác định liều lượng phù hợp theo trọng lượng và theo loài vật nuôi như sau: Nếu lấy liều dùng cho ngựa tiêu chuẩn là: 1 Thì trâu bò trưởng thành liều dùng và: 1/2-1/5 Lợn: 1 /5 181 Dê cừu: Thỏ chó: Gia cầm: 1 /6 1/10 l/30- l/20 Liều thay đổi theo tuổi của gia súc: Trâu bò 3-8 tuổi liều là: 1 Trâu bò 15-20 tuổi liều là: 1 /2 Ngựa 3-12 tuổi liều là: 1 Ngựa 15-20 tuổi liều là: 3/4 Bê nghé 4-8 tháng liều là: 1/8-1/4 Ngựa 21-25 tuổi và 1-2 tuổi liều là: 1/2 Ngựa 2-6 tháng liều là: i/24-l/12 Ngoài ra, gia súc non phản ứng mạnh với các loại thuốc nên khi dùng phải hết sức thận trọng. - Thời gian gia súc có thai phải chú ý, nếu dùng các loại thuốc kích thích mạnh sẽ gây sẩy thai. - Chú ý hiện tượng quen và nghiện thuốc: Khi dùng một loại thuốc nào đó lâu dài sẽ dẫn dấn khả năng quen thuốc do thuốc đã tham gia vào chuyển hoá vật chất trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh hoặc nhiều loại vi sinh vật có khả năng hấp thụ và biến đổi thuốc thành chất vô hại dẫn đến quen thuốc, mất tác dụng của thuốc. - Trạng thái sức khoẻ: Khi cơ thể ốm yếu thì phản ứng với thuốc thường mạnh hơn mức bình thường. 8.2.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Độ ẩm không khí cao sẽ làm giảm tác dụng của một số loại thuốc. Ví dụ: ở 70"C phenol có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn ở nhiệt độ thấp. 8.2.3. Biến đổi của thuốc trong cơ thể 8.2.3.1. Thuốc uống Khi thuốc vào đến dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị HCI, có một số loại bị phá huỷ, đặc biệt khi đói như apomorphine, insuline. peniciline... HCI còn biến đổi một số chất thành sản phẩm độc, ví dụ: BrCl2 rất độc cho cơ thể, vì vậy đa số các loại thuốc đều phải cho uống sau khi ăn no. - Tại tá tràng, men và dịch mật có tác dụng phá huỷ một số thuốc chứa dầu làm xà phòng hoá (lipaza làm xà phòng hoá se lon và dầu), trypsine phân huỷ pepsin và polypeptit. 182 - Tại ruột non làm mất sự nhũ tương hoá của các lipit nhưng hấp thụ vitamin A, D, E, K. - Tại ruột già: vi trùng giúp khừ khí H2S. 8.2.3.2. Đường máu Khi thuốc ngấm vào máu hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch thì các loại thuốc gắn với protit càng mạnh bao nhiêu thì sự biến đổi càng chậm bấy nhiêu, tích luỹ càng lâu trong cơ thể. Một số bị men esteraza phá huỷ: Ví dụ: 8.2.3.3. Vào đến tổ chức Tổ chức nào có nhiều mạch máu, thuốc sẽ tới nhiều hơn, phần lớn thuốc đều qua gan, thận. Sự biến đổi của thuốc ở tổ chức xảy ra bằng nhiều cách: oxy hoá, oxy hoá khử, metyl hoá, axetyl hoá... 8.2.3.4. Thời gian tác dụng của thuốc trong cơ thể Có loại thuốc chỉ tác dụng vài giờ rồi thải trừ như iodua, có loại tới vài ngày. Khi đưa thuốc vào cơ thể với tốc độ nhanh thì thời gian tác dụng khác với đưa thuốc vào với tốc độ chậm. Ví dụ: Đưa amonichlorua vào cơ thể mà tiêm từ từ thì không việc gì nhưng nếu tiêm nhanh thì con vật sẽ bị vật vã, thậm chí bị chết (đặc biệt là tiêm tĩnh mạch). 8.2.3.5. Đường thải trừ - Qua thận: Các loại thuốc tan trong nước đều thải trừ qua thận và tuyến mồ hôi. Hầu hết các loại thuốc sau 24 giờ thải từ tới 80%. - Qua đường tiêu hoá: Morphine thải trừ qua dịch vị nên khi ngộ độc thường phải rửa dạ dày; một số loại muối kim loại nặng, sắt, tetacycine thải trừ theo con đường gan, ruột và đẩy ra ngoài theo phân. Kể cả các loại thuốc không tan như cao lanh hoặc ít hấp thụ như MgSO4 , streptomicine. - Qua hô hấp: Chủ yếu là các loại thuốc bay hơi như ete, rượu, tinh dầu, các chất khí... - Thải trừ qua các tuyến khác: Niêm mạc mắt thải trừ iodua, Hg..., mồ hôi thải trừ bromua, muối kim loại..., khí quản bài tiết các chất nhầy như long não, tuyến sữa thải trừ kháng sinhấm, thuốc bay hơi và nhiều thuốc khác. Ý nghĩa: Nghiên cứu đường thải trừ của thuốc sẽ có biện pháp xử lý các trường hợp ngộ độc thuốc. Ví dụ: Ngộ độc qua đường hô hấp cần tăng cường hô hấp nhân tạo. Ngộ độc qua đường bài tiết thì phải tăng cường bài tiết nước tiểu. Ngộ độc qua đường tiêu hoá cần tăng nhu động ruột, rửa dạ dày, ruột. Ngộ độc qua da thì tăng cường tiết mồ hôi. ht tp :/ /c nt y. ru me na si a. or g, T L th am k ha o, P .V . Ha i 183 8.3. PHÂN LOẠI THUỐC VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 8 3.1. Phân loại Có nhiều phương pháp phân loại khác nhau: - Phân loại theo dạng thuốc: Thuốc bộ thuốc viên, thuốc nước, thuốc mỡ... - Phân loại theo tác dụng:T sát trùng, kháng sinh, điều trị ký sinh trùng, hạ nhiệt, thuốc bồi dưỡng cơ thể. - Phân loại theo độ độc: thuốc độc bảng A, thuốc độc bảng B, thuốc thường. Nói chung, các loại thuốc khí dùng quá liều chỉ định của bác sỹ đều gây độc cho cơ thể. Tuỳ theo độ độc nhiều hay ít mà người ta chia ra các loại: + Thuốc độc bảng A: độ độc hại cao nhất, tuyệt đối không được dùng quá liều. + Thuốc độ bảng B: ít độc hơn. + Thuốc thường: Ít gây tai biến cho cơ thể. 8.3.2. Các loại thuốc và phương pháp sử dụng Cho đến nay, các loại thuốc được dùng trong thú y rất nhiều loại nhưng điều kiện thời gian có hạn nên chỉ giới thiệu một số loại thường dùng nhiều nhất trong thực hành thú y. 8.3.2.1. Thuốc hạ sốt Trước khi nghiên cứu về cơ chế và tác dụng của thuốc, chúng ta cần tủn hiểu khái niệm về thân nhiệt và sự cân bằng nhiệt trong cơ thể. Chúng ta biết rằng năng lượng không ngừng được tạo ra trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể nên sự ổn định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọng trong hoạt động bình thường của các men sinh học tham gia quá trình trao đổi chất ấy. Dựa vào khả năng duy trì thân nhiệt với sự thay đổi nhiệt của môi trường ngoài mà người ta chia động vật làm 2 loại: - Động vật máu lạnh: Còn gọi là động vật biến nhiệt, bao gồm các loài động vật không xương sống, có xương sống bậc thấp như cá, ếch, bò sát. Thân nhiệt của các loài động vật này hoàn toàn thay đổi theo nhiệt độ môi trường, chúng không có khả năng điều hoà thân nhiệt. - Động vật máu nóng: Còn gọi là động vật hằng nhiệt, gồm lớp chim và lớp thú. Thân nhiệt của các loài động vật này luôn ổn định và độc lập với nhiệt độ của môi trường nhờ 2 quá trình điều hoà trong + Quá trình sản nhiệt: Còn gọi là điều hoà hoá học, là quá trình ôxy hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động sống và phát triển cơ thể. + Quá trình thải nhiệt: Còn gọi là quá trình điều hoà vật lý, được thực hiện theo 3 phương thức: truyền nhiệt vào môi trường, khuếch tán nhiệt, bốc nhiệt. Cả 3 quá trình này đều phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bên ngoài. Nếu nhiệt độ môi trường thấp thì quá trình thải nhiệt thuận lợi, nếu nhiệt độ môi trường cao thì quá trình thải nhiệt bị cản 184 trở. Người ta đo được cứ 1 g H2O bốc hơ; Sẽ lấy đi 0,6kcalo nhiệt. Quá trình trả nhiệt xảy ra qua mồ hôi, nước tiểu, phân, hơi thở... Quá trình thải nhiệt này là chủ yếu, đông thời nhiệt còn khuếch tán và tỏa ra môi trường qua bề mặt cơ thể. Hai quá trình điều hoà hoá học và lý học đối lập nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, cân bằng nhau dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh trung ương, đảm bảo cho nhiệt độ cơ thể không thay đổi và hằng định ở mỗi loài, giống vật nuôi. Ví dụ: ngựa 37-380C, bò 38-390C; lợn 38-390C; chó 37,5-390C; gà, ngỗng 40-420C... Nếu bất kỳ lý do nào đó gây rối loạn sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt thì thân nhiệt cơ thể cũng rối loạn theo. * Cơ chế tác dụng của thuốc hạ sốt Theo nghiên cứu của Zavadovsk (1887) đã tiến hành gây sốt cho khỉ và cho uống entipyrin để hạ nhiệt cho khỉ. Khi khỉ khỏi sốt, ông lại gây sốt cho khỉ và phá huỷ vùng dưới đồi. Sau đó cho uống thuốc hạ sốt entipyrin nhưng thuốc mất tác dụng. Từ đó ông kết luận: Thuốc hạ sốt đã có tác dụng ức chế vùng dưới đồi làm giãn mạch ngoại biên, mồ hôi tiết ra làm tăng thải nhiệt, làm thân nhiệt giảm xuống. Nhưng vùng dưới đồi chỉ cảm ứng với thuốc khi cơ thể bị sốt, bình thường thì ít tác dụng. Đồng thời, sốt là phản ứng tổng hợp của cơ thể và thuốc giảm sốt chỉ có tác dụng chữa triệu chứng sốt chứ không có tác dụng chữa nguyên nhân, do đó không nên dùng bừa bãi mà chỉ dùng khi cơ thể sốt cao có nguy cơ làm biến tính albumin, làm rối loạn hoạt động của một số men, một số enzím sinh học trong cơ thể. Người ta xác định được khi thân nhiệt tăng lên 10C thì hoạt tính của men sinh học trong cơ thể có thể tăng lên 1000 lần. Trong khi ở ngoài có thể hoạt tính của men chỉ tăng lên 20 lần. Ngoài tác dụng giảm sốt, thuốc còn có tác dụng tới trung khu cám giác đau nên còn được dùng chữa bệnh đau khớp, nhức lãng... * Các loại thuốc thường dùng: - Entipyrine: có công thức cấu tạo Được tổng hợp từ cây cỏ thực vật. Hiện nay, người ta đã tổng hợp được bằng phương pháp hoá học. Đây là loại thuốc dạng tinh thể, không màu, không mùi vị đắng, tan trong nước, trong cồn. chloroform. ít tan trong ether. tương kỵ với calomen, hoà tan với calomen tạo thành hợp chất rất độc cho cơ thể. + Tác dụng dược lý: Giống như tác dụng của thuốc hạ sốt, entipynne ức chế trung tâm điều tiết thân nhiệt, chuyển xung động thần kinh đến trung khu hô hấp và 185 vận mạch làm giãn mạch ngoại biên, co mạch nội tạng, do đó hô hấp được cải thiện, mồ hôi toát ra nhiều, quá trình thải nhiệt tăng làm thân nhiệt giảm. + Ứng dụng: Chủ yếu chữa giảm sốt trong các bệnh cảm nóng, sốt cao do nhiễm trùng, cầm máu, chữa viêm khớp... + Liều dùng: Ngựa và đại gia súc: l0-30g; lợn và tiểu gia súc: 2-5g; chó: 0,2-2g. gia cầm: 0,1g. - Pyramydon: + Công thức: C13H17ON3 do Knoer và Stolz tìm ra năm 1896, được tổng hợp từ entipyrine. Có tác dụng tương tự entypyrine. + Liều dùng: Đại gia súc: 2-5g; chó, lợn: 0,2-2g. Trong một số trường hợp có thể gây xung huyết não, giảm hồng cầu nước tiểu đỏ vàng. Vì vậy khi dùng phải hết sức cẩn thận. - Aspyrine (APC: Aspyrin + phenacitin +cafein): + Công thức cấu tạo: HOOC – C6H4O – CO – CH3là tinh thể hình tim, có mùi nhẹ khó tan trong nước lạnh, dễ tan trong cồn và các dung dịch kiềm. Trong dạ dày, thuốc không bị biến chất; trong ruột non (hành tá tràng), thuốc phân huỷ thành axit axetic và axit salisilic, do đó ảnh hưởng tới niêm mạc đường tiêu hoá vùng hành tá tràng, nhất là những có thể bị viêm dạ dày-hành tá tràng. + Tác dụng dược lý: Sau khi uống 15 phút cơ thể toát mồ hôi và hạ sốt kéo dài, làm giảm sốt, giảm đau. Cơ chế tác dụng giống như các loại thuốc hạ sốt khác. + Liều dùng: Ngựa: 25-50g/ngày chia 3 lần. Lợn, tiểu gia súc: 3-7g/ngày. Tai biến nhẹ gây vật vã, thở nông nhanh, nặng bị hôn mê do nhiễm độc axit hoặc có thể gây dị ứng, tương kỵ với calomen, urolropin. Chống chỉ định: Trong các trường hợp viêm dạ dày, viêm tá tràng. chí được uống sau khi đã ăn no. Ngày nay, người ta đã sản xuất được nhiều loại thuốc hạ sốt như seda, paracetamon. tipphi. decolgen... về bản chất không có gr thay đổi chỉ thêm những tác dụng phụ khác có lợi. 8.3.2.2. Thuộc kháng sinh Thuốc kháng sinh bắt nguồn từ chữ antibios (anti: chống, bios: sự sống). Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc tổng hợp hoá học mà thành, có khả năng ức chế sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Tuỳ theo nguồn gốc mà người ta chia kháng sinh thành 2 nhóm lớn là kháng sinh tổng hợp và kháng sinh sinh vật. 186 8.3.2.2.l. Kháng sinh tổng hợp hoá học Đại diện là sunphamid và các dẫn xuất của nó. Tính chất chung:.sunphamid là tên chung chỉ những chất kháng sinh do tổng hợp hoá học từ dẫn xuất của sunphanilamid hay amino phenyl sunphamid. Nhìn chung, sunphamid có một số đặc điểm sau: Tính chất lý học: Đa số sunphamid đều là chất bột trắng, kết tinh nhỏ, không mùi, hơi chat, rất ít tan trong nước, dễ tan trong kiềm, axeton (có loại có màu đỏ như protosin của Đức sản xuất). Khi vào cơ thể, phần lớn được hấp thụ qua vách ruột vào máu và gắn chặt vào protit huyết tương theo tỷ lệ nhất định rồi đi vào khắp các mô trong cơ thể trừ mô mỡ và mô xương. Đậm độ sau khi uống tử 3-4 giờ là cao nhất ở trong máu. Ở gia súc có thai, sunphamid được hấp thụ qua nhau thai, ảnh hưởng đến bào thai và cuối cùng được thải trừ qua thận. Tuỳ theo từng loại sunphamid mà sau 24 giờ. trong cơ thể có từ 33%-83% thuốc được thải ra ngoài qua thận theo nước tiểu. Trong môi trường axit ở bể thận hoặc niệu đạo thì sunphamid sẽ kết tinh tạo thành sỏi. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận ở người. Cơ chế tác dụng: Cấu tạo của sunphamid gần giống như cấu tạo của phía amino benzoicaxit (viết tắt là PABA). là một chất rất cần thiết cho sự phân bao của tế bào vi khuẩn. Là thành phần của một loại enzym của vi khuẩn, là một proenzym trong axit folic, là yêu tố sinh trưởng quan trọng của vi khuẩn. Nhờ axit folic mà vi khuẩn tổng hợp được phân, từ đó tổng hợp được axit nucleic (thành phần chính của nhân tế bào vi khuẩn), vì thế nên nếu thiếu PABA thì vi khuẩn phải tự tổng hợp hoặc ôâsy từ môi trường. Khi uống sunphamid với nồng độ cao trong cơ thể, do sunphamid có cấu tạo giống như PABA nên vi khuẩn da hấp thụ nhầm tạo thành hợp chất mới. Hợp chất này không phù hợp với sự phát triển của vi khuẩn làm cho hệ thống enzym của vi khuẩn bị rối loạn dẫn đến quá trình tổng hợp nucleic bị ngừng trệ, vi khuẩn không sinh trưởng và phát triển được, không phân chia tế bào nên vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trước sức đề kháng của cơ thể. Sơ đồ cấu trúc hoá học: 187 Vì vậy: Khi dùng sunphamid để điều trị phải dùng liều cao ngay từ đầu để đảm bảo có nồng độ cao trong cơ thể, nếu liều lượng thấp sẽ làm cho cơ thể vi khuẩn quen thuốc, vi khuẩn hấp thụ như một thành phần vô hại nên vẫn sinh trưởng phát triển bình thường. Khả năng này có thể di truyền cho đời sau làm cho khả năng kháng thuốc của vi khuẩn tăng lên. Đồng thời, chú ý khi điều trị bằng kháng sinh phải tăng cường bồi dưỡng cơ thể để tăng sức đề kháng của cơ thể vật nuôi đối với vi khuẩn. - Công dụng: Phạm vi công dụng của sunphamid rất lớn, trong thú y người ta dùng một số sunphamid để điều trị các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng như sufaganidan chữa thương hàn cho trâu bò, sufanilamid chữa vết thương nhiễm trùng có mủ, sunfathiazol chữa viêm phổi, sunfamerazin chữa tụ huyết trùng ra nhiệt thán. - Liều dùng: Ngựa 5-20g/ngày, trâu bò lo-20g/ngày. lợn 15g/ngày. Tổng liều điều trị từ 7-10 ngày. Nếu không khỏi phải thay thuốc khác. - Những tai biến xảy ra khi dùng sunphamid: + Có thể gây chóng mặt, nhức đầu, dễ tạo thành dân chất acetyl hoá không tan kết tinh trong ống thận làm tắc đường niệu gây sỏi thận, sỏi niệu quản... Vì vậy, khi uống sunphamíd phải cho uống nhiều nước và dùng kèm với các chất kiềm hoá nước tiểu như natri hydro cacbon. Tránh dùng chung với methionin và axit glutamic. + Có thể gây lở, mẩn ngứa. Ngoài ra, có khi gây tổn thương da kèm theo kiêm gan, thận vì thế nếu mắc bệnh gan, thận thì không được dùng. Gia súc có chửa hay đang nuôi con cũng không được dùng. 8.3.2.2.2. Kháng sinh nấm Kháng sinh nấm là những chất do nấm bài tiết ra, ngày nay người ta đã tìm ra rất nhiều loại khác nhau có tác dụng kìm hãm vi khuẩn phát triển nhưng chỉ có một số không độc là dùng được. * Penicillìne do nhà khoa học Fleming người Anh tìm ra năm 1928, có công thức cấu tạo: Tính chất: Penicilline được chia xuất từ một loại nấm mốc penixillumnotatum. Có rất nhiều loại penicilline do sự khác nhau trong gốc hoá học R-. Những loại peniciltine có tác dụng mạnh nhất là penicilline G tức benzyn penicilline. Các chế phẩm muối matri và khu của penicilline G là những thứ đang dùng trong nhân y và thú y. Penicilline ở dạng bột tinh thể trắng không mùi, vị đắng, tan trong nước, trong cồn, đồng thời dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao hoặc dưới tác dụng của axit. kiềm. các chất oxy hoá và men penicillaza nên người ta dùng penicilline dưới 188 dạng muối nam, kim. Dung dịch để trong phòng sẽ bị phân huỷ dần. Trong cơ thể, penicilline dễ bị dịch vị và các men tiêu hoá trong đường tiêu hoá phá huỷ n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_co_so_chan_nuoi_177_2703.pdf
Tài liệu liên quan