Dược học Vừng đen
Vừng là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum
indicum; Đông y g ọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân.
100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g
protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg
manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.
Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo
một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý
thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão
hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như
vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước
khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung
toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi
muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả
các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.
Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa
ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:
Vò thì vò đỗ vò vừng,
Như đây với đó xin đừng vò nhau.
100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g
protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1257mg calci,
347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid.
Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.
Đông y dùng Vừng đen làm thuốc. Nó có vị ngọt, tính bình, không độc. Nó có
tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng,
tăng khí l ực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy. Mặc d ù phân
tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và
vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen
đi vào thận nên vừng đen bổ thận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vung_den_7924.pdf