Tên khác:
Nhục tùng dung, Hắc ty lãnh [Ngô Phổ Bản Thảo], Thung dung [Bản
Thảo Kinh Tập Chú], Địa tinh [Thạch Dược Nhĩ Nhă], Mã túc, Mã chi [Bảo
Khánh Bản Thảo Chiết Trung], Kim duẫn [Hiện Đại Thực Dụng Trung
Dược], Đại vân [Trung Dược Chí] Thốn vân [Toàn Quốc Trung Thảo Dược
Hối Biên].
Tên khoa học:
Boschniakia glabra C. A. Mey.
Họ khoa học:
Họ Lệ Dương (Orobanchaceae).
Mô Tả:
Cây ký sinh trên rễ các cây khác, sống hàng năm. Thân cỏ hình trụ,
cao chừng 30cm. Phần thân rễ phát triển thành củ. Lá thành vảy, màu vàng
sẫm, xếp như lợp ngói. Hoa tự bông, mọc ở ngọn. Mùa thu hoa nở màu tím
sẫm, hình môi. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học nhục thung dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
NHỤC THUNG DUNG
Tên khác:
Nhục tùng dung, Hắc ty lãnh [Ngô Phổ Bản Thảo], Thung dung [Bản
Thảo Kinh Tập Chú], Địa tinh [Thạch Dược Nhĩ Nhă], Mã túc, Mã chi [Bảo
Khánh Bản Thảo Chiết Trung], Kim duẫn [Hiện Đại Thực Dụng Trung
Dược], Đại vân [Trung Dược Chí] Thốn vân [Toàn Quốc Trung Thảo Dược
Hối Biên].
Tên khoa học:
Boschniakia glabra C. A. Mey.
Họ khoa học:
Họ Lệ Dương (Orobanchaceae).
Mô Tả:
Cây ký sinh trên rễ các cây khác, sống hàng năm. Thân cỏ hình trụ,
cao chừng 30cm. Phần thân rễ phát triển thành củ. Lá thành vảy, màu vàng
sẫm, xếp như lợp ngói. Hoa tự bông, mọc ở ngọn. Mùa thu hoa nở màu tím
sẫm, hình môi. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt.
Địa lý:
Cây mọc chủ yếu trên núi cao ở các cây to râm mát. Cây có ở Trung
Quốc, Nhật Bản, ở Việt Nam chưa thấy có.
Thu hoạch:
Mùa xuân hoặc mùa thu đều thu hoạch được.
. Mùa xuân hái về, để trên đất cát phơi khô, gọi là Điềm Đại Vân.
. Mùa thu hái về, lựa thư to mập, cho vào thùng muối, qua một năm
lấy ra, phơi khô, gọi là Diêm Đại Vân.
Bộ Phận Dùng:
Dùng thân, rễ (Caulis Cistanchis). Củ to mập, mềm, nhiều dầu, ngoài
có vẩy mịn, mềm, mầu đen, không mốc là tốt.
Mô tả dược liệu:
. Điềm Đại Vân: hình trụ, tròn, dẹp, hơi cong, dài 16 – 33cm, đường
kính 2 – 6cm. Mặt ngoài mầu nâu tro hoặc nâu, phủ đầy những lát vẩy, chất
thịt béo, dầy, xếp giống như những mảnh ngói chồng lên nhau. Chất mềm,
thể nặng. Mặt cắt ngang mầu nâu, có đốm hoa trắng hoặc có kẽ nứt. Mùi
nhẹ, vị ngọt.
. Diêm Đại Vân: Mầu nâu đen, chất mềm. Mặt ngoài có bột muối. Mặt
cắt ngang mầu đen. Vị mặn (Dược Tài Học).
Bào Chế:
+ Để nguyên củ, đồ chín, phơi hoặc sấy khô hoặc có thể tẩm muối rồi
phơi, sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, thái lát khoảng 1-2mm, phơi khô. Có thể
đồ mềm cho dễ thái (Dược Liệu Việt Nam).
+ Thái phiến, trộn ngâm với rượu, bổ bỏ lõi trắng nếu có, đồ hoặc hấp
để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Nhục thung dung: Lấy Điềm Đại Vân, bỏ tạp chất, ngâm nước hoặc
lấy Diêm Đại Vân cho vào nước rửa sạch phần muối, vớt ra, sau khi thấm
mềm đều, cắt dọc thành lát, phơi khô (Dược Tài Học).
+ Tửu Thung dung: Lấy Nhục thung dung sạch, cho rượu vào trộn đều
(cứ 50kg Thung dung dùng 15kg rượu), cho vào trong bình thích hợp, đậy
kín, chưng cách thủy cho ngấm hết rượu, lấy ra, để khô (Dược Tài Học).
Thành Phần Hóa Học:
+ Trong thuốc có ít Ancaloit (Trung Dược Học).
+ Chất trung tính, Aminoaxit, d-Mannitol (Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
+ Chất đường, chất béo (Dược Liệu Việt Nam).
+ Cistanoside A, B, C, H, Acteoside, 2’-acetylacteoside,
Echinacoside, Liriodendrin, 8-epiloganic acid, Daucosterol, Betaine, b-
sitosterol, Mannitol (Từ Văn Hào, Trung Thảo Dược 1994, 25 (10): 509).
+ N, N_dimethylglycine methylester (Tiêu Dũng, Trung Thảo Dược
1990, 21 (12): 564).
+ Phenylalanine, Valine, Leucine, Isoleucine, Lysine, Serine (La
Hướng Túc, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (6): 342).
+ Succinic acid, Triacontanol [Trần Diệu Hoa, Trung Quốc Trung
Dược Tạp Chí 1993, 18 [7] : 424].
Tác Dụng Dược lý:
1. Tác dụng hạ áp (Trích Yếu Báo Cáo Luận Văn Năm 1956, Tập II,
Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc Xuất Bản 70, 1956).
2. Làm tăng tiết nước dãi (nước miếng) của chuột nhắt (Trích Yếu
Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược Do NXB Khoa Học Xuất Bản Năm
1965).
3. Tác dụng đối với sự tăng trưởng: Cho chuột ăn thức ăn trộn chung
với Nhục thung dung chiết xuất bằng cồn, thấy chúng lớn nhanh hơn lô đối
chứng (Trung Dược Học).
4. Tác dụng đối với hệ hô hấp: Saponin của Nhục thung dung có tác
dụng gây liệt hô hấp nơi chuột nhắt (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị ngọt, hơi ôn (Bản Kinh).
+ Vị chua, mặn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị ngọt, mặn, hơi cay, chua, tính hơi ôn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vị ngọt, mặn, tính ôn (Trung Dược Học).
+ Vị ngọt, mặn, chua, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị ngọt, chua, mặn, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
Quy Kinh:
+ Vào kinh Thận, Tâm bào lạc, Mệnh môn (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh túc Quyết âm Can kinh, túc Thiếu âm Thận kinh, thủ
Dương minh Đại trườøng kinh (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Thận, Đại trường (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng:
+ Ích tinh, kéo dài tuổi thọ, đại bổ, tráng dương, trị đàn bà băng huyết
(Dược Tính Bản Thảo).
+ Bổ Mệnh môn tướng hỏa, tư nhuận ngũ tạng, ích tủy cân, hoạt đại
tiện (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Nhuận ngũ tạng, trưởng cơ nhục, ấm lưng gối (Nhật Hoa Tử Bản
Thảo).
+ Bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận trường, thông tiện (Trung
Dược Học).
+ Tư bổ Thận dương, thông nhuận đường ruột (Đông Dược Học Thiết
Yếu).
Chủ Trị:
+ Trị 5 chứng lao, 7 chứng thương tổn, bổ trung, dưỡng ngũ tạng,
cường âm, ích tinh khí, sinh nhiều con, trị chứng trưng hà, làm khỏe người
(nếu uống lâu dài) (Bản Kinh)
trị các chứng nam tử tuyệt dương bất hứng, nữ tử tuyệt âm bất sản,
nam tử tiết tinh, niệu huyết di lịch, nữ tử đái hạ âm thống (Nhật Hoa Tử Bản
Thảo).
+ Trị ngũ lao thất thương, tuyệt dương bất hứng, tuyệt âm bất sản, yêu
tất lãnh thống, băng đới, di tinh (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Trị liệt dương, vô sinh, táo bón (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng Kỵ:
+ Vị thuốc kỵ sắt (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ Tiêu chảy: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Thận và Mệnh môn có hỏa uất, bàng quang có thấp nhiệt, dương vật
cương cứng, tinh quan không vững: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vị trường hư yếu: không dùng (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Tỳ hư, thận hỏa vượng: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Tiêu lỏng, trong thận có nhiệt, dương sự dễ cương mà tinh không
bền: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị nam giới bị ngũ lao, thất thương, liệt dương, tiểu nhỏ giọt, buốt,
khi suy yếu thì nước tiểu vàng, đỏ: Nhục thung dung, Thỏ ti tử, Xà sàng tử,
Ngũ vị tử, Viễn chí, Tục đoạn, Đỗ trọng đều 1,6g. Tán bột, luyện mật làm
thành viên to bằng hạt ngô đồng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên Nhục
Thung Dung Hoàn – Y Tâm Phương).
+ Cường cân, kiện tủy: Nhục thung dung, con Lươn. Sấy, tán bột, trộn
với rượu Hoàng tinh, làm thành viên, giúp tăng lực đến 10 lần (Bản Thảo Bổ
Di).
+ Trị tinh suy, da mặt sạm đen, lao thương: Nhục thung dung 160g,
chưng cho nát nhừ. Cho thêm thịt Dê và gạo vào nấu thành cháo ăn lúc đói
(Dược Tính Luận).
+ Trị thận hư, bạch trọc: Nhục thung dung, Lộc nhung, Sơn dược,
Bạch linh. Lượng bằng nhau, tán bột, trộn với nước cơm làm thành viên, to
bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước Táo sắc (Thánh Tế Tổng
Lục).
+ Trị cao lâm, nước tiểu dính như cao: Từ thạch (nung lửa, nhúng vào
dấm 37 lần), Nhục thung dung (tẩm rượu, thái ra, sấy), Trạch tả, Hoạt thạch
đều 40g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng.
Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm (Từ Thạch Hoàn – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị lớn tuổi hay bị quên: Nhục thung dung (tẩm rượu), Tục đoạn
đều 10g, Thạch xương bồ, Bạch linh (bỏ vỏ) đều 30g. Tán bột, mỗi lần uống
8g với rượu ấm, sau bữa ăn (Thung Dung Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị mồ hôi ra, tiểu nhiều, mất tân dịch, tạng phủ bí kết: Nhục thung
dung (tẩm rượu, sấy) 80g, Trầm hương 40g. Nghiền nát, trộn với dầu Mè,
làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viên với nước cơm,
lúc đói (Nhuận Trường Hoàn – Tế Sinh Phương).
+ Noãn thủy tạng, minh mục: Thung dung (tẩm rượu một đêm, sấy
khô), 80g, Ba kích, Câu kỷ tử, Cúc hoa Xuyên luyện tử đều 40g. Tán bột,
trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với
rượu ấm hoặc nước muối, lúc đói, trước bữa ăn và khi đi ngủ (Thung Dung
Hoàn – Hồng Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị tiểu ra toàn máu, ra máu thì ngưng, không đau, hơi thở ngắn, do
dương khí không vững, âm không giữ được, ngũ lâm chảy xuống: Thỏ ti tử
(tẩm rượu một đêm), Thung dung, Lộc nhung (bỏ lông, thái ra, nướng với
dấm), Can địa hoàng. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với hồ làm hoàn, to
bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói (Thung Dung Hoàn –
Toàn Sinh Chỉ Mê).
+ Trị liệt dương do thận hư, lưng đau, gối lạnh, phụ nữ vô sinh:: Nhục
thung dung 16g,
Viễn chí 6g, Xà sàng tử 12g, Ngũ vị tử 6g, Ba kích thiên, Thỏ ty tử,
Đỗ trọng, Phụ tử, Phòng phong, mỗi thứ 12g, tán bột mịn, luyện mật làm
hoàn, mỗi lần uống 12-20g,
ngày 2 lần, với rượu ấm hoặc nước muối nhạt (Nhục Thung Dung
Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị suy nhược thần kinh: Nhục thung dung 10g, Sơn thù 5g, Thạch
xương bồ 4g, Phục linh 6g, Thỏ ty tử 8g, nước 600nl, sắc còn 200ml, chia 3
lần uống trong ngày, uống nóng (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Trị táo bón nơi người lớn tuổi do khí huyết hư: Nhục thung dung
nấu với thịt heo, uống (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị táo bón nơi người lớn tuổi do khí huyết hư: Nhục thung dung
20g, Đương qui 16g, Sinh địa 12g, Bạch thược 12g, Hỏa ma nhân 12g, sắc
nước uống (Nhục Thung Dung Nhuận Trường Thang - Trung Dược Ứng
Dụng Lâm Sàng).
+ Trị táo bón nơi người lớn tuổi do khí huyết hư: Nhục thung dung
24g, Ma nhân 12g, Trầm hương 2g, tán bột mịn, hoàn với mật ong, mỗi lần
uống 12-20g, ngày uống 2 lần (Nhục Thung Dung Nhuận Trường Hoàn - Sổ
Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham Khảo:
+ Thung dung là do tinh của con ngựa rơi xuống đất sinh ra, được âm
khí của đất, dương khí của trời mà hình thành, thuộc hành Thổ, có cả hành
Thủy và hỏa. Đi vào Thận, Tâm bào, Tâm và Mệnh môn, bổ cho tinh huyết,
thêm được cả ở trong thủy, là vị thuốc đầu để nhuận Thận, bổ tinh. Nó có vị
ôn mà không nhiệt, bổ mà không gấp, có ý nghĩa thung dung. Khí của nó có
hơi ấm, nói nhiệt là lầm (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Nhục thung dung vị ngọt, tính ôn, củ mềm và đen là thứ mềm
nhuận, nhiều dịch, có tác dụng tư âm bổ dương. Nói chung những vị thuốc
bổ dương phần nhiều có tính táo, tư âm thì lại nhiều chất béo, duy chỉ có
Nhục thung dung bổ mà không táo, tư nhuận mà không béo, chẳng những ôn
thông được thận dương mà còn có hiệu lực hoạt trường, trị được táo bón
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 113_405.pdf