Dược học ngô thù du

Tên khoa học:

Evodia rutaecarpa (Juss) Benth.

Họ khoa học:

Cam (Rutaceae).

Mô Tả:

Cây cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có

mang lông mềm dài, khi gìa lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng.

Lá mọc đối, kép lông chim lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, hai đến 5 đôi

lá chét có cuống ngắn. Trên cuống lá và cuống lá chét có mang lông mềm.

Lá chét dài 5-15cm, rộng 2,5-5cm, đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên, 2 mặt

có lông màu nâu mịn, mặt dưới nhiều hơn, soi lên ánh sáng sẽ thấy những

điểm tinh dầu. Hoa đơn tính khác gốc; đa số những hoa nhỏ tụ thành từng

tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thô có nhiều lông, màu nâu

mềm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Nhập của Trung Quốc.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học ngô thù du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC NGÔ THÙ DU Tên khoa học: Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Họ khoa học: Cam (Rutaceae). Mô Tả: Cây cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có mang lông mềm dài, khi gìa lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, hai đến 5 đôi lá chét có cuống ngắn. Trên cuống lá và cuống lá chét có mang lông mềm. Lá chét dài 5-15cm, rộng 2,5-5cm, đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên, 2 mặt có lông màu nâu mịn, mặt dưới nhiều hơn, soi lên ánh sáng sẽ thấy những điểm tinh dầu. Hoa đơn tính khác gốc; đa số những hoa nhỏ tụ thành từng tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thô có nhiều lông, màu nâu mềm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Nhập của Trung Quốc. Địa lý: Thu hái, Sơ chế: Bộ phận dùng: Bào chế: Bảo quản: Thành phần hóa học: Tác dụng dược lý: Tính vị: Quy kinh: Tác dụng: Chủ trị: Kiêng kỵ: Liều dùng: Đơn thuốc kinh nghiệm: Tham khảo: + Chích Ngô thù du: Dùng Cam thảo sắc lấy nước, bỏ bã, cho Ngô thù vào, tẩm, sao qua cho khô (Mỗi 100 cân Ngô thù, dùng Cam thảo 6 cân 4 lạng) (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị cay, tính ôn (Bản Kinh). + Rất nhiệt, có ít độc (Danh Y Biệt Lục). + Vị đắng, cay, rất nhiệ, có độc (Dược Tính Luận). + Vị cay, đắng, tính ôn, có độc (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị cay, đắng, tính nhiệt, có độc (Trung Dược Học). + Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh can, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Vị, Tỳ, Can, Thận (Trung Dược Học). + Ôn trung, chỉ thống, hạ khí, trục phong tà, khai tấu lý (Bản Kinh). + Kiện tỳ, thông quan tiết (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Khai uất, hóa trệ (Bản Thảo Cương Mục). + Ôn trung, chỉ thống, lý khí, táo thấp (Trung Dược Đại Từ Điển). + Khứ hàn, chỉ thống, chỉ ẩu, giáng nghịch, ôn tỳ, chỉ tả, khứ đờm thấp (Trung Dược Học). + Trị nôn nghịch, nuốt chua, đầu đau do quyết âm bệnh, tạng hàn, nôn mửa, ti6eu chảy, bụng trướng đau, cước khí, sán khí, miệng lở loét, răng đau, thấp chẩn, thủy đậu (Trung Dược Đại Từ Điển). + Evoden, Ocimene, Evodin, Evodol, Gushuynic acid, Evodiamine, Rutaecarpine, Wuchuyine, Hydroxyevodiamine, Evocarpine, Isoevodiamine, Evodione, Evogin, Rutaevin (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng khuẩn: Năng suất sắc Ngô thù du có tác dụng ức chế mạnh in vitro đối với Vibrio cholerae, 1 số bệnh ngoài da và nhiều ký sinh trùng kể cả giun đũa và Hirudo (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Ngô thù du Nhật Bản có tác dụng giảm đau. Thí nghiệm ở Trung Quốc chích dịch chiết Ngô thù du vào tĩnh mạch cho thấy có tác dụng giảm đau giống chất antipyrin (Trung Dược Học). + Tác dụng trên cơ mềm:Chất utamine, trích ly từ Rutaecarpine có tác dụng kích thích mạnh trên tử cung (Trung Dược Học). + Điều trị huyết áp cao: Bột Ngô thù du trộn với Dấm dán vào lòng bàn chân để trị huyết áp cao có hiệu qủa tốt. Huyết áp thường hạ trong vòng 12-24 giờ (Trung Dược Học). + Điều trị rối loạn vị trường (dạ dày với ruột): Dùng bột Ngô thù du trộn với Dấm đắp vào rốn, trị 20 ca bị chứng đầy trướng. Phương pháp này cũng dùng trị chứng bụng nóng (Trung Dược Học). + Điều trị bệnh ngoài da: Dùng nước sắc Ngô thù du trị 84 ca bị eczema hoặc viêm da thần kinh có hiệu quả (Trung Dược Học). + Điều trị tai - mũi - họng: Dùng bột Ngô thù du bôi vào huyệt Dũng Tuyền (lòng bàn chân)có hiệu quả tốt để trị trẻ nhỏ miệng lở (đẹn). Hầu hết đều có kết qủa trong 1 ngày (Trung Dược Học). + Tác dụng điều hòa nhiệt độ: dịch chiết chất Isoevodiamine làm hơi tăng nhiệt độ ở thỏ khi cho ăn rau sống (Trung Dược Học). + Âm hư, có triệu chứng nhiệt: không dùng (Trung Dược Học). Độc tính: + Lượng lớn Ngô thù du - tác dụng kích thích thần kinh trung ương và có thể dẫn đến rối lọan thị giác, gây nên ảo giác. Độc tính của Evoxine rất thấp, liều chích tĩnh mạch gây chết (LD50) ở chuột nhắt là 135g/kg (Trung Dược Học).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf117_9202.pdf
Tài liệu liên quan