Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Ngũ Mộc hương (Đồ Kinh), Nam mộc hương (Bản Thảo Cương
Mục), Tây mộc hương, Bắc mộc hương, Thổ mộc hương, Thanh mộc
hương, Ngũ hương, Nhất căn thảo, Đại thông lục, Mộc hương thần (Hòa
Hán Dược Khảo), Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Xuyên mộc hương,
Ổi mộc hương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học:
Saussurea lappa Clarke.
Họ khoa học:
Họ Cúc (Compositae).
Mô Tả:
Cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu
nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 –30cm, rộng 6 –15cm,
cuống dài 20 –30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có
lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên
trên lá càng nhỏ dần. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại,
phía trên cùng lá gần như không cuống hoặc có khi như ôm lấy thân cây.
Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong, mầu nâu nhạt, có
những đốm mầu tím.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học mộc hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
MỘC HƯƠNG
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Ngũ Mộc hương (Đồ Kinh), Nam mộc hương (Bản Thảo Cương
Mục), Tây mộc hương, Bắc mộc hương, Thổ mộc hương, Thanh mộc
hương, Ngũ hương, Nhất căn thảo, Đại thông lục, Mộc hương thần (Hòa
Hán Dược Khảo), Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Xuyên mộc hương,
Ổi mộc hương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học:
Saussurea lappa Clarke.
Họ khoa học:
Họ Cúc (Compositae).
Mô Tả:
Cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu
nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm,
cuống dài 20 – 30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có
lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên
trên lá càng nhỏ dần. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại,
phía trên cùng lá gần như không cuống hoặc có khi như ôm lấy thân cây.
Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong, mầu nâu nhạt, có
những đốm mầu tím.
Mùa hoa vào các tháng 7-9. Mùa quả tháng 8 – 10.
Địa lý:
Đa số trồng ở Vân Nam (Trung Quốc – Vì vậy mới gọi là Vân Mộc
hương).
Thu hái, Sơ chế:
Về mùa đông, sau khi đào lên, rửa sạch đất, rễ tơ và thân lá, cắt thành
những khúc ngắn 6,6 – 13,3cm. Loại thô to, rỗng ruột thì chẻ dọc thành 2-4
miếng, phơi khô, bỏ vỏ ngoài là được.
Bộ phận dùng:
Rễ khô. Loại cứng chắc, mùi thơm nồng, nhiều dầu là tốt. Loại hơi
xốp, ít mùi thơm, ít dầu là loại vừa.
Mô tả dược liệu:
Mộc hương hình trụ tròn, hình giống xương khô, dài 5 – 11cm, đường
kính 1,6 – 3,3cm. Mặt ngoài mầu vàng nâu, nâu tro, có vằn nhẵn và rãnh dọc
rõ rệt, đồng thời có vết của rễ cạnh. Chất chắc, khó bẻ gẫy, vết bẻ không
phẳng. Chung quanh méo. Ở giữa mầu trắng tro hoặc mầu vàng. Còn phần
khác mầu nâu tro, nâu tối, có tâm hình hoa cúc. Cả thân rễ có thể nhìn thấy
điểm dầu mầu nâu phân tán. Có mùi thơm đặc biệt, vị đắng.
Có nhiều loại Mộc Hương:
1- Vân Mộc Hương hoặc Quảng Mộc Hương: tên khoa học: Saussurea
lappa Clarke. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo, lá phía gốc hình 3 cạnh
tròn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều
hơn. Lá phía thân cũng hình 3 cạnh, càng lên cao lá càng nhỏ, mép có răng
cưa. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế.
2- Thổ Mộc Hương hoặc Hoàng Hoa Thái, tên khoa học: Inula
helenium L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo. Lá phía gốc to, lá phía
thân nhỏ hơn, mọc so le. Mép lá có răng cưa không đều. Cụm hoa hình đầu,
màu vàng. Quả bế.
3- Xuyên Mộc Hương hoặc Thiết Bản Mộc Hương, tên khoa học
Jurinea aff souliei Franch. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo. Mép lá
chia thùy. Mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông nhung trắng. Cụm hoa
hình đầu. Quả dẹt.
Ngoài ra, trong nhân dân còn dùng với tên Mộc hương nam cây
Aristolochia balansae Franch. Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae). Cây
bụi, cành đen. Lá nhẵn hình trái xoan dài. Hoa màu đỏ. Quả nang.
Có nơi còn gọi vỏ cây Tai Nghé (Hymenodictyon excelsum (Roxb)
Wall var. veluttinum Pierre, họ Cà phê (Rubiaceae) là vỏ Rụt, cần chú ý
tránh nhầm lẫn. Loại cây này cao 7-8m, lá rộng 8-13cm, 2 mặt lá đều có
lông. Hoaậppp trung thành bông dài, quả nang.
Bào chế:
+ Dùng để điều khí thì dùng sống. Nếu muốn cho ruột sáp lại thì bọc
bột, nướng chín dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lấy rễ ngâm nước, vớt ra, trên ủ vải ướt. Khi nước ngấm vào mềm
đều, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc trộn với bột mì bọc lại, đem
nướng lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, phơi trong râm cho khô. Thái mỏng, tán bột. Khi dùng,
cho vào nước thuốc đã sắc xong rồi, quấy đều, uống. Hoặc mài với nước
thuốc thang đã sắc rồi, uống (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, kín. Kỵ nóng. Không nên phơi nhiều
làm mất mùi thơm.
Thành phần hóa học:
+ Trong tinh dầu có Aplotaxene, a Ionone, b Seline, Saussurea
lactone, Costunolide, Costic acid, a Costene, Costuslacone, Camphene,
Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin (Trung Dược
Học).
+ Aplotaxene, a-Ionone, b-Selinene, Saussurealactone, Custunolide,
Costic acid, Costol, a-Costene,Costuslactone, Camphene, Phellandrene,
Dehydrocostuslactone, Dihydrodehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin,
Saussuine (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong Vân và Quảng Mộc hương có chừng 1 – 2,8% tinh dầu, 6%
chất nhựa Sausurin và chừng 18% chất Inulin. Thành phần chủ yếu trong
tinh dầu là Aplotaxen C17H28 và b Costen C15H24 chất Costuslacton
C15H20O2, chất Dihydrocostus lacton C15H22O2, acid đặc biệt của Vân
Mộc hương là Costus aid C15H22O3, rượu Costola C15H24O, một ít
Camphen và Phelandren (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Rễ Mộc hương có: Aplotaxene, a-Ionone, b-Seline, Saussure
alactone, Custonolide, Costic acid, a-Costene (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+ Trên thực nghiệm Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột,
trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và
Acetylcholin, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm gĩan cơ trơn của phế
quản (Trung Dược Học).
+ Nồng độ tinh dầu 1:3000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu
vàng (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị cay đắng, tính nhiệt, không độc (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vị chua, đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị, Tỳ, Bàng quang (Lôi Công Bào Chế
Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Đại Trường, Đởm (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, Can và Tỳ (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Can và Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Trừ độc dịch, trị tà khí (Bản kinh).
+ Tả lãnh khí ủng trệ ở vùng ngực (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tán trệ khí, điều chư khí, hòa vị khí, tả phế khí (Trân Châu Nang).
+ Hành Can kinh (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Hành khí, chỉ thống, điều khí trệ ở trường vị, kiện tỳ, ngừa trệ
(Trung Dược Học).
+ Hành khí, chỉ thống, ôn trung, hòa vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Kiện vị, điều hòa khí, giải hàn, chỉ thống (Đông Dược Học Thiết
Yếu).
+ Hành khí, chỉ thống, kiện vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị ngực bụng đầy trướng, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, lỵ, đau do
sán khí, phù thũng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Âm hư, táo nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ:
+ Vì Mộc hương vị cay thơm, có tác dụng tiết khí, vì vậy, người khỏe
mạnh nếu uống dài ngày sẽ không thích hợp (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Mộc hương dùng chung với Hoàng liên để trị chứng lỵ độc. Mộc
hương nướng lên dùng thì có tác dụng sáp trường. Làm sứ cho Binh lang thì
phá khí; Làm tá cho Khương, Quế thì điều hòa Vị; Gặp Thảo quả, thương
truật thì trị ôn ngược, chướng ngược; Dùng Binh lang làm tá thì có tác dụng
tiêu nhọt độc, sán khí thể hàn, đau trong bàng quang; Có Sinh khương,
Nhục đậu khấu làm tá thì công hiệu càng nhanh; Dùng Hoàng lien kềm chế
Mộc hương thì tác dụng khơi thông không mạnh lắm; Dùng Hoàng bá, Tri
mẫu ức chế Mộc hương thì đưa lên không nhiều (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Mộc hương là vị thuốc số 1 của phần khí Tam tiêu. Khí và vị của nó
thuần dương, cho nên trừ được tà, giảm đau. Vì tiêu chảy và thức ăn ngưng
động là bệnh của Tỳ. tỳ thổ thích ôn táo mà gặp được Mộc hương thì hiệu
nghiệm ngay. Khí uất, khí nghịch là bệnh của Can, gặp được Mộc hương
khơi thông thì bình an ngay. Khi có thai, nên dùng phép thuận khí, gặp được
Mộc hương thì thai yên (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Âm hư: không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư, tân dịch bất túc: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo: không dùng (Đông
Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 2 - 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị trúng ác khí bất tỉnh, mắt nhắm, cấm khẩu, giống như trúng
phong: Một hương, tán bột. Hạt Bí đao nấu lấy nước, hòa Mộc hương cho
uống (Tế Sinh Phương).
+ Trị đầy hơi, không muốn ăn uống: Thanh mộc hương, tán bột cho
uống. Nếu nhiệt, uống với sữa bò, nếu hàn uống với rượu (Thánh Huệ
Phương).
+ Trị khí đau xóc: Mộc hương 40g, Tạo giáp (nướng kỹ) 40g. Tán bột.
Trộn với hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với
nước sôi (Giản Tiện Phương).
+ Trị khí đau xóc: Mộc hương, Diên hồ sách, tán bột Trộn với hồ làm
viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi (Giản
Tiện Phương).
+ Trị khí đau xóc: Mộc hương, mài với nước sôi, thêm ít nước, uống
(Giản Tiện Phương).
+ Trị sán khí: Mộc hương 160g. nấu với rượu uống, mỗi ngày 3 lần
(Tôn Thiên Nhân Tập Hiệu Phương).
+ Trị nội điếu, ruột đau thắt: Mộc hương, Nhũ hương, Một dược nấu
lấy nước uống (Nguyên Thị Tiểu Nhi Phương).
+ Trị khí trệ, lưng đau: Mộc hương, Nhũ hương mỗi thứ 8g, ngâm vào
trong rượu, hấp trong nồi cơm cho sôi, uống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị khí trệ, lưng đau: Mộc hương, Trần bì, Sa nhân, Bạch đậu khấu,
Tử tô (lá) (Thánh Huệ Phương).
+ Trị tai bỗng nhiên ù, điếc: Mộc hương 40g, ngâm giấm 1 đêm, rồi
cho vào ít dầu Mè, đun sôi 3 lần. Dùng bông gòn lọc bỏ bã. mỗi ngày nhỏ
vào tai 2 – 3 giọt (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị trong tai đau: Mộc hương, tán bột, lấy củ Hành nhúng vào mỡ
ngan rồi chấm vào thuốc bột, nhét vào trong lỗ tai (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị lỵ: Mộc hương 1 tấc, Hoàng liên 20g. Nấu với nước cho cạn, bỏ
hoàng liên đi, chỉ lấy Mộc hương, thái mỏng, bồi khô, tán bột. Chia làm 3
lần uống. Lần thứ nhất uống với nước sắc Trần bì, lần thứ 2 uống với nước
sắc Trần mễ, lần thứ 3 uống với nước sắc Cam thảo. Bài này do ông Lý
Cảnh Thuần truyền cho. Ngày trước có người phụ nữ bị lỵ lâu ngày, gần
chết. Trong lúc ngủ mơ thấy Phật Bà Quan Âm dậy cho bài thuốc trên, rồi
uống và khỏi (Tôn Triệu Bí Bảo Phương).
+ Trị trường phong hạ huyết: Mộc hương, Hoàng liên, 2 thứ bằng
nhau, tán bột, cho vào trong ruột gìa của heo, buộc chặt 2 đầu, nấu cho nhừ,
bỏ thuốc đi, chỉ ăn ruột. Hoặc để chung, tán nhuyễn, làm thành viên, uống
(Liên Tùng Thạch Bảo Thọ Thư Phương).
+ Trị tiểu đục như nước gạo: Mộc hương, Một dược, Đương quy,
lượng bằng nhau. Tán bột. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần
uống 30 viên với nước muối (Phổ Tế Phương).
+ Trị hôi nách hoặc chỗ kín bị ẩm ướt, lở loét: Mộc hương, ngâm
giấm. Tán bột. Xtá vào vết thương (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị bụng đầy, bụng đau do hàn thấp trở trệ ở trường vị: Mộc hương,
Bạch đậu khấu, Đàn hương, Cam thảo đều 4g, Hoắc hương 12g, Đinh hương
2g, Sa nhân 6g. Sắc uống (Mộc Hương Điều Khí Tán - Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ruột viêm cấp, lỵ, bụng đau, bụng đầy trướng: Mộc hương 4g,
Hoàng liên 8g, sắc uống (Hương Liên Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bụng đầy, táo bón, lỵ, ruột viêm cấp, bụng đau do khí trệ: Mộc
hương 4g, Ngô thù 4g, Binh lang, Hương phụ, Đại hoàng, Khiên ngưu,
Mang tiêu (để riêng) đều 12g, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác, Nga truật, Tam
lăng đều 8g, sắc uống (Mộc Hương Binh Lang Hoàn - Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu hóa rối loạn, ruột viêm cấp, dạ dầy viêm mạn: Mã Văn
Quang dùng dịch Mộc hương 100% chích bắp 2ml/lần, ngày 2 lần, trị 29
cas, kết quả 93% (Thông Tin Trung Thảo Dược 1979, 3: 37).
+ Trị cơn đau thắt túi mật: Hoàng Dục Quang dùng Mộc hương trị 8
cas, kết quả tốt (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1958, 1: 24).
Tham khảo:
+ Mộc hương gặp được Thảo quả, Thương truật thì trừ được chứng ôn
dịch, trướng ngược. Gặp được hoàng liên giúp sức thì trị được xích bạch lỵ.
Mộc hương tính nó chuyên thông Phế khí, đờm nghẽn ở ngực (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ông Chu Đan Khê nói rằng Mộc hương có tính cách hành Can khí.
Vì vị của nó đắng nên dễ vào tâm, nhờ vị cay nên dễ vào Phế, làm cho Tâm
Phế điều hòa, ức chế được hảo củaCan, cho nên không lo hỏa bốc lên chứ
không phải là Can khí tự hành vậy (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Khí vị của Mộc hương đều đậm, có thể tuyên thông và sơ tán được
những gì ngưng tụ và trở trệ ở thượng tiêu và hạ tiêu. Trong bài thuốc có
Mộc hương, khi sắc lên mùi thơm bay khắp nhà. Công dụng của Mộc hương
trị về khí, có thể thăng hoặc giáng. Nếu dùng vào thuốc bổ dưỡng thì có tác
dụng sơ thông được khí để tránh không cho chất béo nhờn ngưng trệ, sít lai
khiến cho thuốc không có tác dụng tốt. Vì vậy, trong bài Quy Tỳ Thang có
vị Mộc hương. Nếu dùng vào thuốc khổ hàn thì Mộc hương có thể điều hòa,
thông sướng được khí cơ, vì vậy, bài Hương Liên Hoàn dùng vị Mộc hương
là theo ý đó (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mộc hương nhập từ Quảng Đông là tốt, gọi là Quảng Mộc hương,
mùi thơm, không gắt. Trồng ở Tứ Xuyên gọi là Xuyên Mộc hương, cũng
giống như loại nhập từ Quảng Đông, nhưng mùi không thơm, vị không
đậm. Có người gọi rễ cây Mã đâu linh là Thanh Mộc hương. Trồng ở những
nơi khác, gọi là Thổ mộc hương, chẳng những không điều hòa được khí, trái
lại còn làm hao tổn chân khí và trợ hỏa (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thường dùng vỏ Mộc hương nam còn gọi là vỏ Rụt (Ilexgodajam
Colebr. ex Wall), họ Nhựa Ruồi (Iliaceae) để thay thế Mộc hương (Dược
Liệu Việt Nam).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 119_9374.pdf