Xuất xứ:
Bản Thảo Diễn Nghĩa.
Tên khác:
Đan Lệ (Bản Thảo Cương Mục), Sơn Chi, Thiên Chi, Đại Lệ, Nhuế,
Hỏa Chi, Đan Chi, Xích Chi, Kim Chi, Hỏa Thực, Nhân Chi, Quế Chi, Tử
Chi, Thần Chi, Lôi Chi, Ly Chi, Cam Dịch, Trắc Sinh, Lệ Chi Nhục, Lệ
Cẩm, Thập Bát Nương, Ngũ Đức Tử, Thiên Cấu Tử, Ngọc Tình Tử, Cam Lộ
Thủy, Yến Hấp Tử, Sanh Xà Châu, Hải Sơn Tiên Nhân, Đỉnh Tọa Chân
Nhân, Phong Y Tiên Tử, Trứu Ngọc Thiên Tương (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Litchi chinensis Sonn.
Họ khoa học:
Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học lệ chi hạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
LỆ CHI HẠCH
Xuất xứ:
Bản Thảo Diễn Nghĩa.
Tên khác:
Đan Lệ (Bản Thảo Cương Mục), Sơn Chi, Thiên Chi, Đại Lệ, Nhuế,
Hỏa Chi, Đan Chi, Xích Chi, Kim Chi, Hỏa Thực, Nhân Chi, Quế Chi, Tử
Chi, Thần Chi, Lôi Chi, Ly Chi, Cam Dịch, Trắc Sinh, Lệ Chi Nhục, Lệ
Cẩm, Thập Bát Nương, Ngũ Đức Tử, Thiên Cấu Tử, Ngọc Tình Tử, Cam Lộ
Thủy, Yến Hấp Tử, Sanh Xà Châu, Hải Sơn Tiên Nhân, Đỉnh Tọa Chân
Nhân, Phong Y Tiên Tử, Trứu Ngọc Thiên Tương (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Litchi chinensis Sonn.
Họ khoa học:
Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
Mô tả:
Cây gỗ, cao 8-15m. Cành tròn, màu gụ.Tán lá rộng. Lá kép lông chim,
2-4 đôi lá chét, cứng, dai, đầu nhọn, gốc hơi tù, mặt trên sáng, mặt dưới
thẫm. Hoa xếp thành hình chùy ở ngọn cành, có lông nâu, cuống hoa có đốt.
Đài hình đấu phân thùy nhẵn, có lông cả 2 mặt. Không có tràng. Đĩa vòng
phân thùy, nhẵn. Nhị 7-10. Bầu 2 ô, có lông. Quả hình trứng, vỏ sù sì. Áo
hạt dày bao gần hoàn toàn hạt, hạt màu nâu. Hoa tháng 2-3. Quả chín từ
tháng 5-7.
Địa lý:
Trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Nổi tiếng nhất là ở Hưng Yên.
Thu hái, Sơ chế:
Thu hái quả vào mùa Hạ. Áo hạt dùng tươi hoặc sấy khô.
Bộ phận dùng:
Hạt gọi là Lệ Chi Hạch (thường dùng hơn), Áo hạt gọi là Lệ Chi Nhục
(chỉ để ăn sống, ít dùng làm thuốc). Lấy thứ hột to, mập, sáng bóng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Lệ chi hạch hình tròn dài hoặc hình trứng, hơi hẹp, dài 2-2,4cm, rộng
1,3-1,6cm. Mặt ngoài mầu hồng hoặc mầu nâu tía, nhẵn, trơn, sáng bóng.
Một đầu có vết sẹo mầu trắng vàng, đường kính 1-1,3cm, bên cạnh có 1 cục
nổi nhỏ. Chất cứng, cạo bỏ vỏ ở trong có 2 miếng nhân mầu vàng tro. Không
mùi, vị chát (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Hạt: rửa sạch, thái mỏng, tẩm nước muối sao (1kg hạt Vải dùng 30g
muối) hoặc đốt tồn tính hoặc đồ chín, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô (Dược
Liệu Việt Nam).
+ Ăn khi còn tươi hoặc sấy khô để dùng dần (Phương Pháp Bào Chế
Đông Dược).
Bảo quản:
Phơi cho thật khô, cầm không dính tay, cho vào thùng đậy thật kín.
Thường sấy cho khô để tránh ẩm, mốc.
Thành phần hóa học:
+Trong hạt có Saponin, Tannin, a(Methylenecyclopropyl)-Glycine
(Trung Dược Học).
+Trong hạt có a(Methylenecyclopropyl)-Glycine, Saponosid, Tanin.
Áo hạt chứa đường và các Aminoacid (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng nội tiết: tiêm dưới da a (Methylenecyclopropyl) - Glycine
liều 60-400mg/kg cho chuột nhắt nhịn đói 24 giờ thấy đường huyết hạ,
lượng Glycogen ở gan giảm rõ (Trung Dược Học).
Tính vị:
+Vị ngọt, tính sáp, ôn (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị ngọt, tính sáp, hơi ôn (Trung Dược Học).
+Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc
Dược Điển).
+Vị ngọt, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Can, Tâm bào (Bản Thảo Cương Mục).
+Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vào kinh Tỳ, Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Bị Yếu).
+Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Thận (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược
Điển).
+Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Lý khí, chỉ thống, khu hàn, tán trệ (Trung Dược Học).
+Hành khí, tán kết, khứ hàn, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng
Hòa Quốc Dược Điển).
+Tán khí trệ, khứ hàn thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+Trị Tâm thống, Tiểu trường khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+Trị đau do sán khí, hành kinh đau (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị dạ dày đau, phụ nữ huyết khí thống (Bản Thảo Bị Yếu).
+Trị các chứng hàn sán, bụng đau, dịch hoàn sưng đau, Can khí uất
trệ, dạ dày đau mạn tính, khí huyết ứ trệ, bụng đau trước khi hành kinh và
sau khi sinh (Trung Dược Học).
+Trị hàn sán, bụng đau, dịch hoàn sưng đau (Trung Hoa Nhân Dân
Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều dùng: 10-15g sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn, tán. Lúc dùng
nên gĩa nát.
Kiêng kỵ:
+Chỉ dùng trong trường hợp khí trệ do hàn thấp (Trung Dược Học).
+Không phải là sán khí thuộc hàn thấp: ít dùng (Đông Dược Học
Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị mụn nhọt: Múi vải (Lệ chi nhục) giá nát với Ô mai thành cao,
đắp lên nhọt (Tế Sinh Bí Lãm).
+Trị mụn nhọt: 5-7 múi vải, gĩa nát với hồ nếp, làm thành cao dán lên
mụn nhọt, để hở miệng (Phổ Tế Phương).
+Trị răng đau: dùng quả Vải, cả vỏ, đốt tồn tính, tán bột, sát vào răng
thì khỏi (Phổ Tế Phương).
+Trị đau do khí huyết: Lệ chi hạch (đốt tồn tính) 20g, Hương phụ 40g.
Tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước muối và rượu (Quân Thống Tán – Phụ
Nhân Lương Phương).
+Trị cảm phong răng đau nhức: Lệ chi, 1 quả to, bổ ra, cho muối vào
đầy vỏ, luyện khô. Tán bột, sát vào là khỏi ngay (Tập Hiệu Phương).
+Trị nấc cụt: Cả quả Vải (đốt thành than), thêm ít hạt muối (đốt thành
than), tán nhuyễn, hòa nước nóng uống (Y Phương Trích Yếu).
+Trị ngực bụng đau, dạ dày đau lâu ngày: Lệ chi hạch 4g, Mộc hương
3,2g. tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+Trị Tỳ đau lâu không khỏi: Lệ chi hạch, tán bột, mỗi lần dùng 8g
uống với dấm (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị sán khí, dịch hoàn sưng đau chịu không nổi: Lệ chi hạch, Bát
giác hồi hương, Trầm hương, Mộc hương, Thanh diêm, Muối ăn, Tiểu hồi,
Xuyên luyện tử nhục (lấy cùi). Tán bột, uống với rượu lúc đói (Lệ Chi Tán –
Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+Trị sán khí, dịch hoàn sưng đau: Lệ chi hạch, Quất hạch, Tiểu hồi,
Ngô thù. Tán bột. Ngày uống 4-8g (Sán Khí Nội Tiêu Hoàn - Bắc Kinh
Trung Dược Thành Phẩm Tuyển Tập).
+Trị sán khí: Lệ chi hạch (sao đen), Đại hồi (sao), lượng bằng nhau
tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6g với rượu ấm (Sổ Tay Lâm Sàng
Trung Dược).
+Trị dịch hoàn sưng đau: Hạt vải, Hạt quýt, Tiểu hồi, Thanh bì, lượng
bằng nhau, sao vàng, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-8g với rượu
(Dược Liệu Việt Nam)
Tham khảo:
+ “Lệ chi hạch thiên về trị sán khí. Lệ chi nhục phần nhiều để ăn,
chưa thấy cho vào thuốc. Lệ chi xác có thể trị sởi mọc không đều (Đông
Dược Học Thiết Yếu).
+ “Lệ chi hạch và Quất hạch đều là vị thuốc lý khí, chỉ thống, chuyên
trị sán khí. Lệ chi hạch vị ngọt, tính sáp, ôn, thiên vào hạ tiêu, không những
lý khí trệ ở Can, Thận mà còn ôn trung, hành ứ, chỉ thống, kiêm lý trung
tiêu. Quất hạch vị đắng, tính bình, không độc, thiên vào hạ tiêu, Can, Thận,
sở trường là lý khí trệ ở Can, Thận gây ra sán thống, lưng đau (Trung Dược
Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 85_4021.pdf