Dược học khổ qua

Xuất Xứ:

Trấn Nam Bản Thảo.

Tên Khác:

Cẩm lệ chi, Lại Bồ Đào (Cứu Mang Bản Thảo), Hồng cô nương

(Quần Phương Phổ), Lương Qua (Quảng Châu Thực Vật Chí), Lại qua (Dân

Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên), Hồng dương (Tuyền Châu Bản

Thảo), Mướp đắng (Việt Nam).

Tên Khoa Học:

Momordica charantia L.

Họ Khoa Học:

Thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae).

Mô Tả:

Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng

4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặtdưới lá

mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở

nách lá, có cuống dài. Cánh hoa mầu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài 8-15cm,

mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu

vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt Bí ngô.

Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt Gấc).

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học khổ qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC KHỔ QUA Xuất Xứ: Trấn Nam Bản Thảo. Tên Khác: Cẩm lệ chi, Lại Bồ Đào (Cứu Mang Bản Thảo), Hồng cô nương (Quần Phương Phổ), Lương Qua (Quảng Châu Thực Vật Chí), Lại qua (Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên), Hồng dương (Tuyền Châu Bản Thảo), Mướp đắng (Việt Nam). Tên Khoa Học: Momordica charantia L. Họ Khoa Học: Thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Mô Tả: Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa mầu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài 8-15cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt Bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt Gấc). Địa lý: Trồng khắp nơi. Thu Hái: Mùa thu hái quả vào các tháng 5, 6, 7. Bộ Phận Dùng: Quả, hoa, rễ. Dùng làm thuốc thường chọn quả mầu vàng lục. Nếu dùng hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô. Thành phần hóa học: + Trong quả Khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25-Stigmastadien-3b-D-glucoside (Trung Dược Đại Từ Điển). + Trong quả có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Còn có các Vitamin B1, C, Caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam). + Quả chứa Glycosit đắng là Momordicin, Vitamin B1, C, Adenin, Betain. Hạt có chất keo (Dược Liệu Việt Nam). Tác dụng Dược Lý: + Tác dụng hạ đường huyết: Xác định lượng đường niệu của thỏ nuôi, sau đó cho uống nước cốt Khổ Qua, thấy đường huyết hạ rõ (Trung Dược Đại Từ Điển). Tiêm não thùy thể dưới da của chuột lớn để gây tăng đường huyết rồi cho uống nước cốt Khổ qua, thấy có tác dụng hạ đường huyết (Trung Dược Đại Từ Điển). Độc Tính: Cho chuột có thai uống 6ml/Kg cơ thể có thể làm cho tử cung ra máu, sau đó ít giờ thì chết. Uống 6ml/kg cơ thể thì 80-90% sau 5-23 ngày thì chết. Uống 15-40ml/kg cơ thể thì sau 6-18 giờ sẽ chết (Trung Dược Đại Từ Điển). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn, bình (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị đắng, tính hàn, không độc (Bản Thảo Cương Mục). + Để sống thì tính hàn, nấu chín thì tính ôn (Bản Kinh Phùng Nguyên). + Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển). Quy Kinh: . Vào kinh Tâm, Tỳ và Vị (Trấn Nam Bản Thảo). . Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Cứu Chân). Tác Dụng: + Tả thực hỏa ở 6 kinh, thanh thử, ích khí, chỉ khát. Trị đơn hỏa độc khí, mụn nhọt kết độc (Trấn Nam Bản Thảo). + Trừ nhiệt tà, giải lao, thanh tâm, minh mục (Sinh Sinh Biên). + Trừ nhiệt, giải phiền (Bản Thảo Cầu Chân). + Còn sống thì trừ nhiệt, minh mục, thanh tâm. Nấu chín thì dưỡng huyết, tư can, nhuận tỳ, bổ thận (Tùy Cức Cư Ẩm Thực Phổ). + Trị phiền nhiệt, tiêu khát, phong nhiệt làm cho mắt đỏ, trúng thử, hạ lỵ (Tuyền Châu Bản Thảo). Liều Dùng: Sắc uống: 8-20g. Hoặc đốt tồn tính, uống. Kiêng Kỵ: Người tỳ vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau (Trấn Nam Bản Thảo). Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: + Trị mắt đau: Khổ qua, cắt ra, ăn, uống thêm nước sắc Đăng Tâm (Trấn Nam Bản Thảo). + Trị vị khí đau: Khổ qua, cắt, ăn (Trấn Nam Bản Thảo). + Trị mụn nhọt: Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da (Tuyền Châu Bản Thảo). + Trị trúng thử phát sốt: Khổ qua sống 1 quả, khoét bỏ ruột. Cho trà (chè) vào, phơi trong râm cho khô. Mỗi lần dùng 8-12g sắc uống thay nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược). + Trị phiền nhiệt, miệng khô: Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược). + Trị lỵ: Khổ qua tươi nghiền nát, ép lấy 1 bát nước cốt uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược). + Trị rôm sẩy: Lá Khổ qua tươi, nấu lấy nước tắm, ngày 3-4 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương). + Trị đinh độc đau chịu không nổi: Lá Khổ qua, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu nhạt. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng rễ Khổ qua nghiền nát, hòa với mật, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf61_4547.pdf
Tài liệu liên quan