Xuất xứ:
Đường Bản Thảo.
Tên Việt Nam:
Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, Nhã khỉ cáy (Thổ), Co boóng bo (Thái), Cức
lợn, Hy kiểm thảo, Lưỡi đồng, Nụ áo rìa.
Tên Hán Việt khác:
Hỏa hiêm thảo, Trư cao mẫu, Cẩu cao (Đường Bản Thảo), Hy tiên
(Bản Thảo Cương Mục), Hỏa liễm, Hy hiền, Hổ thiêm, Loại tỵ, Bạch hoa
thái, Dương thỉ thái, Thiểm thiên cẩm (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Siegesbeckia orientalis Lin. (Siegesbeckia gluinosa Wa. Minyrathes
heterophyla Turcz).
Họ khoa học:
Asterraceae.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học hy thiêm thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
HY THIÊM THẢO
Xuất xứ:
Đường Bản Thảo.
Tên Việt Nam:
Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, Nhã khỉ cáy (Thổ), Co boóng bo (Thái), Cức
lợn, Hy kiểm thảo, Lưỡi đồng, Nụ áo rìa.
Tên Hán Việt khác:
Hỏa hiêm thảo, Trư cao mẫu, Cẩu cao (Đường Bản Thảo), Hy tiên
(Bản Thảo Cương Mục), Hỏa liễm, Hy hiền, Hổ thiêm, Loại tỵ, Bạch hoa
thái, Dương thỉ thái, Thiểm thiên cẩm (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Siegesbeckia orientalis Lin. (Siegesbeckia gluinosa Wa. Minyrathes
heterophyla Turcz).
Họ khoa học:
Asterraceae.
Mô tả:
Cây thảo sống hàng năm, cao 30-60cm, cành có lông. Lá mọc đối,
hình quả trám, có khi tam giác hay hình thoi mũi mác, dài 4-10cm, rộng 3-
6cm, cuống ngắn, đầu là nhọn, phiến lá men theo cuống lá, mép có răng cưa
không đều, 3 gân chính mảnh, mặt dưới hơi có lông. Cụm hoa hình ngù có
lá, đầu màu vàng. Lá bắc ngoài 5, mặt trong có lông, mặt ngoài có tuyến.
Các lá bắc trong có tuyến ở lưng. Hoa ở phía ngoài của đầu là 5 hoa cái hình
lưỡi. Các hoa khác lưỡng tính, hình ống. Bầu hình trứng ngược có 4-5 góc.
Quả bế cũng 4-5, góc nhẵn, đen hạt. Ra hoa tháng 4-5 đến 8-9. Mùa quả
tháng 6-10.
Địa lý:
Hy thiêm thuộc loại cây thảo, thường mọc ở những nơi đất tương đối
ẩm và màu mỡ, trên các nương rẫy, bờ bãi ven đường, bãi sông trong thu
lũng. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh về mùa hè xuân và thường tàn lụi vào
mùa thu đông. Do khả năng tái sinh hữu tính mạnh nên Hy thiêm phân bố
khá tập trung trên một khu tương đối rộng. Điều kiện này giúp chúng ta
thuận tiện thu hái, nhưng cũng dễ có phương hướng khai thác triệt để trong
cả một vùng Cây khoanh vùng chủ yếu là hạn chế chăn thả trâu bò để tránh
cho cây con khỏi bị dẫm nát hoặc cắt phá cây Hy thiêm với mục đích không
cần thiết. Hy thiêm thường mọc trong nương ngô cho nên khi chăm sóc ngô
cần bảo vệ cây Hy thiêm con. Sau khi thu hái ngô một thời gian là có thể thu
hái Hy thiêm con. Do chất dính ở lá bắc, cho nên quả Hy thiêm có khả năng
phát tán nhờ động vật và con người. Ngoài ra, Hy thiêm còn có khả năng tự
phát tán hạt giống ra xung quanh nhờ gió mưa.
Tên gọi:
1- Cây Hy thiêm đầu tiên thấy ở nước Sở (miền Nam Trung Quốc)
dân địa phương gọi là “Hy”. Gọi cỏ có vị đắng cay có độc gọi là “Thiêm” vì
cây có khí vị hôi như mùi lợn cho nên gọi là “Hy thiêm thảo”.
2- Hoa của cây này có chất dính, khi người ta đi qua nó đeo dính theo
người ta nên gọi là “Cỏ đĩ”.
Phân biệt:
1- Ở Thiêm tây và một số tỉnh khác của Trung Quốc, ngoài việc dùng
cây vừa mô tả, họ còn dùng cây Hy kiểm thảo hay Mao hy kiểm có tên khoa
học Siegesbeckias pubescens Makino, cũng thuộc họ Asteraceae, rất giống
và dùng với tác dụng như cây Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis Linn)
vừa mô tả ở trên. Đó là cây thân thảo sống 1 năm, toàn thân đều có lông
mềm ngắn màu trắng, thân mọc thẳng, phân nhánh ở phần trên, cao 50-
60cm, màu tím đậm.
Lá mọc đối, hình trứng, hẹp, dài 8-12cm, nhọn trước mút, vùng gốc từ
lớn tràng nhỏ xuống cuống lá như dạng hình chim bay, hai bên mép có răng
cưa không chỉnh tề, hai mặt đều có lông. Hoa tự hình đầu mọc ở ngọn hoặc
nách lá, sắp xếp thành hình viên chùy, mọc toả ra thành hình sao, có lông
dính, hoa màu vàng, quả bế hình trứng ngược.
2- Cần phân biệt với Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L) thuộc họ
ASTERACEAE. Có 2 cây cứt lợn cây có hoa màu tím và cây có hoa trắng
về đặc điểm hình thái và giải phẫu giống nhau, đều có tinh dầu, chỉ có màu
sắc hoa khác nhau (Xem: Bạch hoa thảo, thường dùng nhầm với Hy thiêm
thảo).
3- Phân biệt cây Hy thiêm thảo với cây Nụ áo hoa tím (Vermonia
hinensis Less) họ Asteraceae. Đó là cây thảo cứng phân nhiều nhánh không
có lông, mọc so le, hình gần quả trám, mép khía răng, mặt dưới có lông.
Tràng hình ống màu tím hoa cà, mào lông rất nhiều sợi.
Thu hái, sơ chế: Hạt Hy thiêm nảy mầm vào mùa xuân. Hy thiêm
được thu hái trước khi cây có hoa mọc hoặc lúc cây bắt đầu ra hoa. Khi thu
hái cần chừa lại một số cây phân bố đều trong toàn bộ phạm vi phân bố để
cây tự gieo giống bảo đảm thu hoạch cho năm sau. Để chủ động, có thể tổ
chức thu hạt Hy thiêm khi quả gìa. Sang xuân, gieo hạt thẳng vào những khu
không canh tác hoặc gieo dặm vào những chỗ cây mọc tự nhiên còn thừa
đất. Hái về phơi khô bó thành từng bó nhỏ phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây (Herba Siegesbeckiae).
Mô tả dược liệu:
Thân khô biểu hiện màu nâu tro hoặc nâu đen, hình ống tròn, ở giữa
bộng, có đường nhăn, vùng đốt phình lớn, nhánh mọc đối, lá nhăn teo màu
nâu đen, có lông màu trắng như nhung.
Bào chế:
1- Hễ dùng Hy thiêm thảo cần phải dùng phép uống riêng một vị Hy
thiêm như người nước Thục, cứ ngày mùng 5 tháng 5 hay mồng 6 tháng 6,
hoặc ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch chỉ hái lá, còn rễ cành hoa bỏ hết, rửa
sạch phơi khô, cho vào trong một cái hông, đặt lên từng lớp cứ mỗi lớp rưới
một lần rượu và mật, hông lên rồi lấy ra phơi, cứ hông rồi phơi làm như vậy
cho được 9 lần thì khí vị thơm ngon. Khi khô hẳn đem ra tán nhỏ hoàn với
mật mà uống. Bệnh ở tay chân tê, đau xương, mỏi lưng, mỏi gối bởi phong
thấp ở ngoài, thì nên dùng sống không nên dùng chín. Bệnh bởi can thận hư
âm huyết kém thì không nên dùng sống, phải dùng cửu chế mới được, nếu
để khô, mỗi ngày uống 5-6 mươi viên, với Rượu nhạt hoặc nước muối lúc
đói.
Tính vị:
Vị đắng, Tính lạnh. Có độc ít.
Quy kinh:
Vào 2 kinh, Can, Thận.
Tác dụng:
Khu phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng giảm
độc, an thần, hạ huyết.
Chủ trị:
+ Trị phong thấp, Can dương vượng mất ngủ, Dùng đắp ngoài chữa
rắn cắn.
Liều lượng:
3 chỉ -4 chỉ.
Kiêng kỵ:
Không có phong thấp mà thuộc âm hư thì cấm dùng. Kỵ Sắt.
Bảo quản:
Dễ hút ẩm, mốc, mục, mọt. Để nơi khô ráo hay phơi và xem lại.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị các chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, dùng trị phong khí
chạy vào trường và gây tiêu chảy, dùng Hy thiêm thảo tán bột trộn hồ giấm
làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần uống 30 viên với nước (Hỏa Thiêm
Hoàn - Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ, dùng Hy thiêm thảo 1
lượng (Hái vào Tết Đoan ngọ), Nhũ hương 1 lượng, Bạch phàn (phi) nửa
lượng, Tán bột lần uống 2 chỉ với Rượu nóng cho tới khi lành (Càn Khôn Bí
Uẩn Phương).
+ Đinh nhọt sưng độc, vào tết Đoan ngọ hái Hy thiêm thảo phơi khô
tán bột, lần uống nửa lượng với Rượu nóng, khi mồ hôi ra là đạt, rất có hiệu
quả (Tập Giản Phương).
+ Bệnh ăn vào mửa ra, dùng Hy thiêm thảo sậy khô tán bột luyện mật
làm viên với nước nóng (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Chữa phong thấp: Hy thiêm thảo 250 lượng (100g) Thiên niện kiện
12 lượng (50g), Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một
ly nhỏ trước khi ăn trưa tối (Kinh nghiệm phương).
+ Trị phong thấp, tê mỏi, đau nhức xương: dùng cao mềm Hy thiêm 9
lượng, bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng bột Xuyên khung
2 lượng. Trộn lại làm viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa
bữa ăn (Hy Thiêm Thảo - Kinh Nghiệm Phương).
+ Miệng méo mắt xiên, phong thấp đau nhức, dùng Hy thiêm thảo
(sống) 4 lượng tán bột, chưng phơi 9 lần, luyện mật làm viên lần uống 2 chỉ,
mỗi lần 3 lần với Rượu nóng (Kinh Nghiệm Phương).
+ Phong thấp viêm đa khớp dạng thấp, dùng Hy thiêm thảo 4 lượng
sắc nước cốt gia thêm đường đen, cô lại thành cao, lần uống 1 chén trà nhỏ,
ngày 2 lần uống.
+ Bài thuốc kinh nghiệm “Hy thiêm hoàn” chữa những chứng miệng
méo, mắt trợn cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép, uống lâu có
thể sáng mắt rõ tai, đen nhánh râu tóc và cứng mạch gân cốt. Ngày mùng 5
tháng 5 lấy lá và cành non cây Hy thiêm rửa sạch phơi hông được 9 lần, sao
khô tán nhỏ làm viên với mật bằng hạt Ngô đồng, lần uống 40 viên với nước
cơm hoặc rượu nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Đinh nhọt phát bối, dùng Hy thiêm thảo, Ngũ diệp thảo (tức Ngũ
trảo long), Dã hồng hoa (tức Tiểu kế), Đại toán, các vị bằng nhau đâm nát
rồi vắt lấy nước uống, khi ra mồ hôi là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
+ Trị đau đầu cảm mạo: Hy thiêm thảo 3 chỉ, Lục nguyệt sương 5 chỉ,
Tử tô 3 chỉ, Thông bạch 2 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương:
Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất)
5 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tất, rắn cắn: Hy thiêm
thảo (tươi) liều lượng tùy ý, rửa sạch đâm nát đắp nơi đau (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngoài ra, Hy thiêm thảo lại có tác dụng hạ huyết áp, có thể dùng Hy
thiêm thảo, Hòe hoa, mỗi thứ 5 chỉ sắc uống. Lại có tác dụng an thần, cũng
có thể dùng nó trong trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Những người bị sốt rét cơn lâu ngày lấy Hy thiêm thảo gĩa lấy nước
mà uống cho nôn ra là khỏi, những người bị Cọp cắn, Chó cắn, Nhện
cắn...gĩa nát Hy thiêm thảo mà đắp vào đều khỏi cả (Bản Thảo Thập Di).
. Hy thiêm vị đắng tính lạnh vào can chữa chủ về phong khí tê mỏi,
đau xương, mỏi gối và phong thấp lở ra. Trong sách có nói rằng Hy thiêm để
sống thì hàn mà hông chín thì ấm là đúng, nếu nói để sống thì tả mà hông
chín thỉ bổ có lẽ là không đúng, bởi rằng tính của nó đã khô thì có lẽ nào
hông lên là bổ ích được, chẳng qua nó chữa khỏi được phong thì chính khí
vượng lại tức là bổ, chứ bản tính của nó có gì là bổ đâu (Bản Thảo Đồ Giải).
. Hy thiêm vị đắng mà cay, tính hàn không ấm, cho nên trong sách bảo
phải hông và phơi làm như thế cho được 9 lần, lại thêm Rượu và Mật vào để
chế thì biến mất mùi hôi, thành ra mùi thơm, hễ những chứng phong thấp ở
Can và Thận rồi sinh ra tay chân tê mỏi, gân xương đau nhức và sinh ra ghẻ
lở, đều dùng được cả. Vì rằng vị đắng thì táo được thấp, tính hàn thì trừ
được nhiệt, và vị cay thì tán được phong, nếu không phải phong thấp mà
sinh ra những chứng như trên, thì lại thuốc về bệnh huyết hư, vì thuốc này
tân tán không thể dùng được, vả lại dùng chín còn khá, không đến nỗi
thương phạt tới chính khí, nếu dùng sống không chế uống vào sẽ sinh ra ỉa
chảy ngay. Cứ ngày mùng 5 tháng 5, mồng 6 tháng 6, mùng 7 tháng 7, mồng
8 tháng 8, mồng 9 tháng 9 đi lấy dùng rất tốt (Bản Thảo Cầu Chân).
. Cây Hy thiêm có mùi hôi như mùi của Lợn nên gọi là Hy, Hy là con
Lợn, nên có tên là “Hy cao mẫu” cũng nghĩa như thế. Vậy tôi xét ra vị này
để sống thì mùi hôi khô sáp, nếu uống nhiều thì hay nôn, vì tính nó vẫn hàn
mà mà khí mãnh liệt rất hay chạy bốc khai tiết, cho nên chữa được chứng
phiền nhiệt ung độc và thổ nôn ra được nghịch đàm, đến lúc đã dầm rượu và
mật hông phơi 9 lần và làm hoàn với mật nữa thì khí vị nó ôn hòa, thông lợi
được cơ quan, điều hòa được huyết mạch, cho nên những chứng tê mỏi
thuộc về phong làm thấp nhiệt thì uống vào là có hiệu quả ngay, thật là một
vị thuốc hay ở trong loài cỏ tầm thường (Trương Sơn Lôi).
. Cỏ này người ta tặng cho cái tên là ‘Cỏ thần’, nó có tính chất kích
thích làm cho ra mồ hôi, chữa được chứng cước khí. Ở Tahiti, người ta dùng
nó để chữa thương tích đau chân, sai gân, ghẻ lở, và cả điều kinh nữa. Trong
thuốc Âu mỹ thấy dùng nó trong thuốc bổ, thuốc khớp, thuốc Giang mai
(Đông Dương Dược Vật).
. Quan tiết độc ở phủ Giang Lăng tên gọi là Thành Nội, có làm bài
biểu dâng thuốc Hy thiêm lên nhà vua rằng: “Hạ thần có người em tên là
Nghiêm, năm 21 tuổi bị chứng phong nằm không dậy được, đến 5 năm,
thuốc nào chữa cũng không khỏi, có một đạo nhân tên là Chung Châm vào
thăm bệnh rồi bảo phải uống ‘Hy Thiêm Hoàn’ mới khỏi, Hy thiêm là một
giống cỏ thường sinh vào chổ ẩm ướt...(sao chế như trên) mỗi khi đói bụng
uống vào với rượu nóng hoặc là nước cơm 30 viên. Theo lời chỉ dẫn, kiên trì
uống tới 200 viên, thấy bệnh lại tăng hơn, nhưng vẫn cứ tin tưởng uống tiếp
không ngại ngùng, sở dĩ bệnh tăng là vì bước đầu sức thuốc kích thích. Uống
đến 4000 hoàn thì bệnh quả nhiên khỏi, uống đến 5000 hoàn thì sức lực thấy
khỏe khoắn hơn thêm. Kẻ hạ thần thật lấy làm mừng, thấy được sự hiệu quả
như là không sai”. Nhà vua duyệt xong tờ biểu, liền sắc cho y viên biên rõ
và khảo cứu thêm.
. Lại có một tờ biểu nữa gởi dâng vua của quan Tri Châu tên là
Trương Vĩnh, dâng Thuốc hoàn Hy thiêm rằng “Đá với nước mà thay xong
cơm bữa, cỏ với cây mà chữa khỏi người đau, ấy cho nên ăn khỏi đói, không
kỳ đồ ăn ngon, chữa khỏi bệnh không cần sống thì khí lạnh, đem chưng chín
thì khí ấm (Bản Thảo Tái Tân).
. Hy thiêm thảo vị cay đắng, khí lạnh, nên phải chế nó chín lần đồ
chín lần phơi, lại phải tẩm rượu và mật, thì những trọc khí của bệnh đắng
lạnh mới hết, và mới có được mùi thanh hương, nếu không thế thì chưa hết
chất âm trọc, tất nhiên không thể thấu đến gân xương, và không trừ được
phong khí (Bản Thảo Hội Biên).
. Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh than hoán (liệt trái gọi than, liệt
phải gọi hoán) dùng bài thuốc Cửu Chế Hy Thiêm’, dùng 10 cây Hy thiêm
rửa sạch, phơi âm can cho khô tán bột, trộn với mật và rượu bỏ vào hông,
dùng 6 lượng Song bạch, 6 lượng Xuyên ô, xắt nhỏ để lên trên thuốc rồi
hông chừng cháy hết cây hương, lấy ra phơi cho gần khô, lần thứ 2 dùng 6
lượng Sinh khương, 6 lượng Thảo ô (bỏ vỏ nhọn) xắt nhỏ bỏ lên trên thuốc
hông như lần trước, lần thứ 3 dùng 6 lượng Oai linh tiên, 6 lượng Thương
truật (chế nước vo gạo) thái nhỏ bỏ lên trên thuốc lại hông như lần trước, lần
thứ 4 dùng 6 lượng Khương hoạt, 6 lượng Độc hoạt, thái nhỏ rửa sạch bỏ lên
trên thuốc hông như lần trước, lần thứ 5 dùng 6 lượng Ngũ gia bì, 6 lượng Ý
dĩ nhân thái nhỏ bỏ lên trên thuốc lại hông như lần trước, lần thứ 6 dùng 6
lượng Ngưu tất, 6 lượng Cát cánh làm như lần trước, lần thứ 7 dùng 6 lượng
Sinh địa, 6 lượng Đương quy cũng làm như mấy lần trước, lần thứ 8 dùng 6
lượng Phòng phong, 6 lượng Tục đọan cũng làm như mấy lần trước, lần thứ
9 dùng 6 lượng Thiên môn, 6 lượng Thạch hộc cũng làm như trước, nấu
xong 9 lần rồi chế mật bỏ vào cối gĩa cho nhuyễn, hoàn viên bằng hạt Ngô,
phơi phép chữa lạ, miễn có thuốc hay cứu vớt, dám đưa vật mọn trình bày,
quản chi kiến thức hẹp hòi, mong được thánh minh soi xét “Số là kẻ hạ thần
này, nhân lúc tới nhà của Long Hưng đào được 1 cái bia, thấy trong bia có
nói về phép dưỡng khí và bài thuốc uống, kẻ hạ thần theo bài thuốc uống, kẻ
hạ thần theo bài thuốc ấy sai người đi hỏi thăm tìm kiếm đi lấy cho bằng
được thứ cỏ Hy thiêm này, theo phép chế hoàn, hạ thần thấy uống đến đâu
thấy kiến hiệu tới đó, uống được 100 viên thì thấy sáng mắt rõ tai, uống đến
100 viên thì thấy đen râu láng tóc, gân xương mỗi ngày 1 khỏe, hiệu nghiệm
càng thấy được nhiều. Ở hạ châu, kẻ hạ thần có quan Đô Áp La Thủ Nhất,
nhân bị trúng phong bổ ngựa, câm đi không nói được, kẻ hạ thần cho uống
10 viên thì bệnh thấy khỏe hẳn. Lại có cụ Hoà thượng Trí Nghiêm, đã 70
tuổi bị cảm phong, trợn mắt méo miệng, thường sùi bọt miếng ra, kẻ hạ thần
cho uống 10 viên thì bệnh được khỏi ngay. Vậy nay kẻ hạ thần hợp lại được
100 tể, sai người chức cống tên là Sử Nguyên dâng lên bệ thánh” (Trung
Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. Lưu Nhược Kim nói rằng: “Khi tôi 80 tuổi thường uống thuốc tể bổ
âm ích dược,vẫn cũng có công hiệu, nhưng đại tiện thường táo, tiểu tiện
thường đỏ, sau chế thêm bài thuốc hoàn Hy thiêm uống chung, chữa được 1
tháng thì có công hiệu hơn tể thuốc trước nhiều, khi ấy đại tiện không táo,
tiểu tiện không đỏ nữa, ngày xưa thánh hiền có nói “Hy thiêm chế cho đúng
phép thì rất ích cho khí huyết, bệnh tê bại tay chân uống vào rất công hiệu.
Những bài thuốc ngày xưa ‘Dũ Phong Thang’, ‘Tử Bách Đơn’, nhiều vị
thuốc tân tán, bệnh loại trúng phong dùng không thích hợp, còn bệnh bán
thân bất toại đã lâu rồi, uống thuốc bổ khí bổ huyết hóa đàm cũng nên
thường uống bài Hy thiêm hoàn nữa, uống Hy thiêm rất hay như thế thì Hy
thiêm chữa được chứng bán thân bất toại và miệng méo mắt xếch mà thôi,
còn bệnh trúng phong hôn mê thì không dùng được (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77_0298.pdf