Dược học hoàng tinh

Xuất xứ:

Biệt lục.

Tên Việt Nam:

Cây cơm nếp. Hoàng tinh hoa đỏ. Hoàng tinh lá mọc vòng.

Tên Hán Việt khác: Hoàng chi (Thụy thảo kinh), Mậu ất chi (Ngũ phù

kinh), Thỏ trúc, Lộc trúc, Cứu cùng thảo, Trùng lâu, Kê cách, Thùy châu,

Mã tiển, Bạch cập, Cẩu cách, Uy nhụy (Biệt lục), Tiên nhân dư lương (Đào

Hoàng Cảnh), Mễ bô, Dã sinh khương (Mông thuyên), Long hàm (Quảng

nhã), Cứu hoang thảo (Cương mục thập di), Hoàng tôn, Hoàng y, Hoàng

độc, Phi anh, Ty thái, Ngọc chi thảo, Thái dương thảo, Trúc đại căn, Sa điền

tùy (Hòa hán dược khảo) Bút quản thái (Tục danh) Chế hoàng tinh.

Tên khoa học:

POLYGONATUM KINGIANUM COLL. ET HEMSL.

Họ khoa học:

LILIACEAE.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học hoàng tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC HOÀNG TINH Xuất xứ: Biệt lục. Tên Việt Nam: Cây cơm nếp. Hoàng tinh hoa đỏ. Hoàng tinh lá mọc vòng. Tên Hán Việt khác: Hoàng chi (Thụy thảo kinh), Mậu ất chi (Ngũ phù kinh), Thỏ trúc, Lộc trúc, Cứu cùng thảo, Trùng lâu, Kê cách, Thùy châu, Mã tiển, Bạch cập, Cẩu cách, Uy nhụy (Biệt lục), Tiên nhân dư lương (Đào Hoàng Cảnh), Mễ bô, Dã sinh khương (Mông thuyên), Long hàm (Quảng nhã), Cứu hoang thảo (Cương mục thập di), Hoàng tôn, Hoàng y, Hoàng độc, Phi anh, Ty thái, Ngọc chi thảo, Thái dương thảo, Trúc đại căn, Sa điền tùy (Hòa hán dược khảo) Bút quản thái (Tục danh) Chế hoàng tinh. Tên khoa học: POLYGONATUM KINGIANUM COLL. ET HEMSL. Họ khoa học: LILIACEAE. Mô tả: Cây cỏ loại sống dai. Thân rễ mập mọc ngang, chia đốt, có khi phân nhánh, hơi lõm, thỉnh thoảng có sẹo lõm, đường kính vết thân có thể tới 2cm, thân củ mẫm màu vàng trắng, chiều dài từ 25-35cm, rộng 6-7cm. Thân mọc đứng nhẵn bóng cao 1-1,5m. Lá hẹp không cuống, mọc vòng 5-10 lá. Đầu lá có mũi nhọn dài, quăn lại. Hoa màu đỏ, mọc rủ xuống ở kẽ lá, mỗi cuống mang 2 hoa hình ống dài 8-15mm. Mùa hoa quả tháng 3-4. Địa lý: Cây mọc hoang ở vùng núi xứ lạnh có độ cao hơn 1.200m chỗ đất ẩm mát, nhiều mùn. Có ở các tỉnh Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn La. Mãi cho đến nay vẫn dùng cây mọc hoang chưa ai chú ý trồng. Phân biệt: 1- Vị Hoàng tinh còn được dùng với cây Hoàng tinh lá mọc so le, còn gọi là cây Đót, Co hán han (Thái) có tên khoa học là POLYGONATUM MULTIFLORUM (LINN). ALL, DISPOROPSIS LONHIFOLIA CRAIB, là cây cỏ sống lâu năm. Thân rễ mập mọc hoang chia thành những dóng, trên có sẹo lớn, lõm xuống trông như cái chén. Thân đứng, nhẵn cao, 6-1m. Gốc thân có những đốm tía. Lá không cuống, mọc so le, hình trứng, đầu nhọn, gân lá hình cung, hai mặt lá nhẵn. Hoa trắng hình chuông, mọc ở kẽ lá, rủ xuống. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm ướt có bóng râm như ven suối, khe vực. Cây này vẫn còn mọc hoang ở xứ lạnh chưa được trồng. 2- Vị Hoàng tinh còn được dùng với cây POLUGONATUM SIBIRICUM REDONTE, là cây đa niên, thường lấy mút lá cong phụ vào vật khác, thân rễ nằm ngang mập dầy, màu vàng trắng hình trụ tròn dẹp, mút vết sẹo ở củ tương đối lớn. Thân mọc thẳng hoặc hơi cong, dài 50-80cm. Lá mọc 4-5 vòng không có cuống hình mũi mác dạng dãi, dài 8-12cm, phía trước uốn cong lại. Hoa sinh ở nách rủ xuống, màu trắng, quả mọng hình cầu màu đen. 3- Ngoài những cây làm thuốc với Hoàng tinh ở trên ra, các cây POLYGONATUM MACROPODUM POLYGONATUM GIGANTEUM, POLYGONATUM MULTIFLORUM, POLYGONATUM CHINENSIS, POLYGONATUM LACTIFOLIUM, POLYGONATUM FALCATUM, POLYGONATUM CANALICULATUM...đều được dùng với tên Hoàng tinh, cần nghiên cứu thêm. 4- Cần phân biệt với cây cũng có tên là Hoàng tinh, ở bắc gọi là Dong, trong Nam gọi là Bình tinh, đó là cây MARANTA ARUNDINACEAE LIN. Thuộc họ MARANTACEAE là loại cỏ sống lâu năm, thân cao tới 2m, lá mọc so le thành hai dãy bẹ lá dài và có lông, phiến lá hình bầu dục, phiến lá có một khúc màu trắng hơi dày ở chỗ nối với gốc lá. Hoa không đều lưỡng tính, hình ống phiến có 3 thuỳ, nửa nhị sinh sản. Thân rễ hình thoi dài màu trắng mang nhiều vòng lá khô hình vảy khá to. Không dùng vào thuốc, đó là cây lương thực thường được luộc ăn hoặc mài lấy bột để làm bánh hoặc nấu chè khuấy bột. Thu hái, sơ chế: Thu hái thên rễ vào mùa thu đông, vào lúc này dược liệu chứa ít nước rất thuận lợi cho việc chế biến, bảo quản. Thân rễ mọc ngang nằm sát đất, nơi mọc rất ẩm, đất chứa nhiều mùn dễ đào và thu hoạch. Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (RHIZOMA POLYGONATI). Mô tả dược liệu: Dược liệu dùng là thân rễ của những cây trên, nên có hai dạng hình chính: 1- Những khối ngắn cong queo, hơi trong, có đầu nhọn hơi giống tai củ ấu, dài 2-5cm, rộng 1-3cm (hoặc khối lớn hình dạng thay đổi). Mặt ngoài màu vàng hay nâu vàng đến nâu đen, nhiều nếp nhăn nheo, sần sùi. Chất dẻo dai, hơi khó bẻ, mặt bẻ màu vàng đến nâu nhạt, không phẳng, hơi lổn chổn, có chất dính, mùi đường, vị ngọt nhẹ, hơi ngứa lưỡi. 2- Những khối ngắn dài không nhất định gồm 2-5 đốt tròn hình chén dính nhau, ở giữa có một vòng tròn lõm xuống (vết tích của thân cây đã rụng). Mặt ngoài thân rễ màu nâu đen có những vòng tròn mảnh màu nâu nhạt, nhiều nốt sần nhỏ, mẫu rễ con. Chất cứng hơi khó bẻ, mặt bẻ bằng phẳng, mặt cắt ngang màu vàng ngà, rải rác có nhiều chấm trắng nhỏ, mùi thơm vị ngọt. Bào chế: 1- Phương pháp xưa: - Đào được lấy nước suối khe rửa sạch chưng từ giờ tỵ tới giờ tý (6 giờ). Xắt mỏng phơi nắng dùng (Lôi Hiệu) - Mới đào lên rửa sạch, đồ kỹ một đêm, xắt mỏng phơi khô làm như vậy cho được chín lần gọi là “Hoàng tinh cửu chưng cửu sái”, nếu không chế thì sẽ gây ngứa cổ họng (Mạnh Sằn). 2- Phương pháp nay: Có 4 cách bào chế thường dùng: a) Cách 1: Mới thu hái về rửa sạch cho vào nồi ngập nước đun sôi chừng nửa giờ, xong đổ nước này đi để tránh gây ngứa, thường khi thu mua người ta đã làm qua cách này để nhẹ nhàng và dễ bảo quản. Xong đổ nước sôi khác vào ngập quá chừng 5cm đun cho tới khi cạn (ở dưới phải có vĩ để phòng cháy khét), phơi khô, lấy nước cốt còn lài tẩm hơi nhiều lần cho đến khi hết nước và củ không còn dính tay là được. Sau đó lại cho củ Hoàng tinh nói trên vào cóng đồng hay nhuôm để hở nắp, đặt cóng này vào nồi nước đầy 2/3 đậy vung lại, chưng cách thủy. Đun như vậy trong 6-8 giờ, nếu khô nước ở nồi phải châm thêm. Lấy ra phơi khô tẩm nước trong cóng cho tới khi không dính tay là được. b) Cách 2: Đem Hoàng tinh rửa sạch, ngâm nước một đêm, bỏ nước này đi nếu chưa luộc qua đế tránh ngứa. Cho vào nồi có pha mật mía lỏng và ít gừng (tỷ lệ cứ 1kg Hoàng tinh thì dùng 250ml mật, 250ml nước, và 25gr gừng gĩa dập). Đun cho tới khi gần cạn hết nước mật còn lại tẩm phơi cho đến khi hết. Đồ phơi như vậy 9 lần. c) Cách 3: Y như cách thứ 2 nhưng thay mật bằng đậu đen và làm như trên. d) Cách 4: Lấy Hoàng tinh tươi, rửa kỹ cho thật sạch, thái nhỏ rồi gĩa nát, ngâm với nước một ngày. Trộn đều. Sau đó trộn lên gạn lấy nước, để lắng thay vào đó nước khác rồi lại làm như hôm trước được chín lần như thế, khi nước lắng ta sẽ gạn được bột đem phơi khô. Thành phần hóa học + Glucose, Mannose, Galacturonic acid, Fructose (Dương Minh Hà, Dược Học Thông Báo 1980, 7: 332). Tính vị: Vị ngọt. Tính bình. Quy kinh: Nhập 3 kinh Tỳ, Phế, Thận. Tác dụng sinh lý: Bổ tỳ nhuận phế, sinh tân. Chủ trị: 1- Âm hư, tinh thiếu huyết hư. 2- Lao phổi. 3- Thiếu tân dịch sau khi sốt, bức rức trong ngực, họng khô miệng khát. Liều lượng: 3-6 chỉ. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, đàm thấp ủng trệ, ỉa lỏng cấm dùng. Bảo quản: Bột và cử đều phải được để nơi khô ráo, nếu củ bị mốc thì phun rượu lau sạch rồi đồ lại sấy khô. Đơn thuốc kinh nghiệm của tiền nhân: 1- Bồ can sáng mắt, dùng Hoàng tinh 2 cân, Man tinh 1 cân, rửa sạch đất cát cửu chưng cửa sái rồi làm thành bột, uống lúc đói lần 2 chỉ với nước cơm, ngày 2 lần, Sống lâu ích thọ (Thánh huệ phượng). 2- Vẩy nến cùi hủi, người do vinh khí không thanh được mà sanh ra bệnh ngoài da, phong lâu ngày nhập vào gân mạch vì thế sinh ra cuo hủi, vẩy nến. đến mũi mũi sạm tàn phế, dùng Hoàng tinh bỏ vỏ rửa sạch 2 cân phơi nắng , hấp cơm ăn đều (Thánh tế tổng lục phương). 3- Bổ hư tinh khí, dùng Hoàng tinh, Câu kỷ tử các vị bằng nhau, đâm làm thành bánh, phơi nắng tán bột luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần 50 viên (Kỳ hiệu lượng phương). 4- Bổ âm, dùng Hoàng tinh 4 chỉ, Ý dĩ 2 chỉ 5. Sa sâm 1 chỉ 5 sắc uống trong ngày. 5- Trị tinh thần bất túc, mở mắt do can hư, mỏi gối gồm Hoàng tinh, Câu kỷ, Thục địa, Thiên môn, Bạch truật, Tỳ giải, Hà thủ ô, Thạch hộc (Thánh huệ phương). Đơn thuốc phổ thông hiện nay: 1- Nhuận phế chỉ khát: Dùng trong phế hư gây ho, ho ra máu. (1) Hoàng tinh 5 chỉ, Bắc sa sâm 2 chỉ, Ý dĩ nhân 3 chỉ. Sắc uống. Trị lao phổi thời kỳ đầu, ho. (2) Hoàng tinh 1 cân, Bạch cập, Bách bộ mỗi thứ nửa cân, xắt lát phơi khô tán bột luyện mật làm viên mỗi lần 2 chỉ, ngày uống 3 lần. Trị ho ra máu do lao phổi. 2- Bổ tỳ ích khí: Dùng trong cơ thể suy nhược, sức yếu bải hoải sau khi bị bệnh. Chỉ dùng Hoàng tinh uống lâu ngày hoặc cùng dùng với Hoàng kỳ, Đảng sâm, Sơn dược, trị các loại ăn ít, đoản khí, suy nhược sau khi bị bệnh. Ngoài ra, chỉ dùng vị này 1 lượng, sắc uống trị bệnh đái đường, hoặc kết hợp với Câu kỷ tử, 2 vị bằng nhau, đâm làm bánh, phơi nắng tán bột luyện mật làm viên, lần uống 3 chỉ, ngày 2 lần. Trị bệnh huyết áp cao, chóng mặt hoa mắt, ù tai, đau yếu thắt lưng đùi. Tham khảo: Hoàng tinh vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận tâm phế, trấn thận tinh, trợ gân cốt, nhưng phẩm chất béo bổ, công dụng bổ âm nhiều, nếu tỳ hư có thấp, không nên uống nó (Trung dược học giảng nghĩa).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf62_9616.pdf
Tài liệu liên quan