Xuất xứ:
Biệt lục.
Tên Việt Nam:
Xương cọp.
Tên Hán Việt khác:
Ô duyệt cốt, Đại trùng cốt (Trửu Hậu), Ư thỏ cốt (Tả Truyện), Ô trạch
(Hán Thư), Bá đô cốt, Lý phụ cốt, Hàm cốt, Lý dĩ cốt, Sạm miêu cốt, (Bản
Thảo Cương Mục), Uy cốt, Hàm cốt, Trành thỏ cốt, Vụ thái cốt (Hoà Hán
Dược Khảo), Hổ hĩnh cốt, Tứ thối hổ cốt, Hổ đầu cốt, Hổ tích cốt, Hổ lặc
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Os Tigridis.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học hổ cốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
HỔ CỐT
Xuất xứ:
Biệt lục.
Tên Việt Nam:
Xương cọp.
Tên Hán Việt khác:
Ô duyệt cốt, Đại trùng cốt (Trửu Hậu), Ư thỏ cốt (Tả Truyện), Ô trạch
(Hán Thư), Bá đô cốt, Lý phụ cốt, Hàm cốt, Lý dĩ cốt, Sạm miêu cốt, (Bản
Thảo Cương Mục), Uy cốt, Hàm cốt, Trành thỏ cốt, Vụ thái cốt (Hoà Hán
Dược Khảo), Hổ hĩnh cốt, Tứ thối hổ cốt, Hổ đầu cốt, Hổ tích cốt, Hổ lặc
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Os Tigridis.
Mô tả:
Hổ còn gọi là Hùm, Cọp, Kễnh, Ông ba mươi, có tên khoa học là
Panthera Tigris thuộc họ Felidae. Hổ quê ở phương Bắc, di cư dần xuống
phía Nam theo hai đường, đường Tây nam châu Á, cạnh cao nguyên Tây
Tạng và đường Trung Quốc qua Miến Điện, Đông Dương, tới Inđônêxia,
chiều dài cơ thể 180-280cm, đuôi 90cm, nặng có thể tới 272kg, sống ở rừng
sâu bụi rậm, đồng cỏ tranh nghĩa là những nơi có nhiều mồi ăn, nước và chỗ
tránh nắng. Hổ ăn thịt nhiều loại thú: bò tót, trâu rừng, gấu, hươu nai, lợn
rừng, sơn dương, báo. Mùa nước lên Hổ ăn cả rùa, lúc đói Hổ không từ cả
ếch, nhái, cào cào. Hổ bắt mồi bằng cách cắn cổ hay gáy, và nếu mồi khỏe
có thể cắn mông, đùi sau. Thường Hổ ăn mồi từ mông...lôi gan ruột ra ngoài
và thường đợi thịt mồi thối rồi mới ăn. Hổ có bộ lông vàng đẹp có nhiều vằn
đen, có mấy thứ tiếng kêu. Khi động đực, Hổ gầm lên, tiếng gầm vang rất
xa, có ý nghĩa gọi bạn đến để giao hợp. Có khi kêu (póc) như nai để dụ mồi
lại gần. Khi giật mình kêu húp khi giận kêu (hừ hừ) hay há miệng nhe nanh
“khạc” gió. Trong mùa sinh dục cuối mùa đông hay đầu mùa xuân, hổ ghép
đôi, và lúc này tính Hổ cũng dữ tợn hơn lúc bình thường. Thời gian chửa
khoảng 3 tháng rưỡi. Mỗi lứa đẻ từ 2 -4 con (đôi khi tới 5-6 con). Hai ba
năm đẻ một lứa. Hổ con sau 2 tháng có thể theo mẹ để kiếm ăn và sống với
mẹ tới 1,5-2 tuổi. Hổ trưởng thành khoảng 3-4 tuổi. Hổ sống khoảng 30
năm. Có lẽ vì thế mà có tên là “ông ba mươi”? Hổ là loài thú rừng dữ tợn,
người ta gọi nó là chúa sơn lâm cũng không quá. Hổ rất bạo tấn công cả
những con thú cao hơn nó như Voi, Bò tót, Trâu rừng... Hổ rất khỏe có thể
tha con mồi nặng hơn nó nhiều lần. Hổ có thể trèo cây dễ dàng như mèo, có
khi leo được cả cây cao 5-6m. Hổ cũng lội nước được và có lúc bơi xa tới 4-
5km. Cũng như nhiều loài ăn thịt khác, Hổ có tập quán cọ vuốt vào các vật
cứng để vuốt luôn sắc. Mặc dù bạo tàn như vậy nhưng cũng như tất cả các
loài thú rừng ăn đêm, một tiếng động bất thường nào trong đêm tối, cũng
làm Hổ nghi ngờ sợ hãi, cho nên người đi rừng thường dùng hai thanh nứa
đập vào nhau cũng đủ xua đuổi Hổ chạy. Hổ là một đặc sản động vật chủ
yếu của châu Á. Da Hổ đẹp, trị giá cao trên thị trường.
Địa lý:
Có ở miền rừng núi sâu ở Việt Nam, đặc biệt là Hoà Bình, Tuyên
Quang, Bắc Thái, dọc Trường Sơn Trung bộ.
Phân biệt:
Cần phân biệt với Beo, Báo (Felis Temmincki), Báo gấm (Neofelis
Nebusa), Báo hoa mai (Panthera Pardus) (Xem: Báo).
Thu bắt:
Săn Hổ bằng cách bẫy bắt sống hay dùng tên độc, súng săn. Có thể
săn bắt quanh năm.
Phần dùng làm thuốc:
1- Toàn bộ xương Cọp đều có thể dùng làm thuốc được, xương chân
gọi là ‘Hổ hỉnh cốt’, xương đùi gọi là ‘Hổ thối’, xương sọ gọi là ‘Hổ đầu’,
xương cột sống được gọi là ‘Hổ tích’, xương sườn gọi là ‘Hổ lặc’...nhưng tốt
nhất là xương 2 ống chân trước (humerus), vì khí lực toàn thân con Cọp là
chú trọng bởi hai chân trước của nó.
2- Xương Cọp nấu thành cao gọi là Cao hổ cốt (Xem: Hổ cốt giao).
Mô tả dược liệu: Xương Hổ có phân biệt Xương đầu, xương cổ,
xương mình, (gồm xương sống, xương sườn, xương cùng cụt) và xương tứ
chi, lấy xương tứ chi và xương đầu là tốt nhất, mà trong xương tứ chi thì
xương chi trước là tốt nhất, xương lòng bàn chân và kế đó là xương chi sau,
xương đầu gối của Hổ thường bán từng cặp, rất quí, thường người ta cho
rằng xương hổ lớn (trên 5kg) và Hổ đực tốt hơn xương Hổ con và Hổ cái. Ví
dụ như trong một bộ xương hổ nặng 6kg thì xương đầu nặng 1kg chiếm hết
15% toàn bột trọng lượng cả bộ xương. Xương 4 chân nặng, 3,390kg chiếm
52%. Xương sống kể cả xương cổ nặng 0,900kg chiếm 14%. Xương dườn
13 đôi nặng 0,335kg chiếm 5,5% (không kể xương ức). Xương chậu nặng
0,355kg (cả hai mảnh) chiếm 55%. Xương bả vai nặng 0,260kg chiếm 4%
xương cùng cụt nặng 0,146kg chiếm 2,2% hai xương bánh chè nặng 0,030kg
chiếm 0,45%. Sắc xương khô cả hổ đã chết màu vàng trắng, ít dầu chất
lượng kém nhất, không dùng vào thuốc. Xương Hổ lấy màu vàng ngà, to,
tươi, chất nặng, ít da thịt là loại tốt. Xương Hổ do trúng tên độc mà chết có
màu xanh trong tủy xương có thể chứa chất độc, không dùng vào thuốc.
Xương tứ chi của Hổ thô khỏe, các khớp phình lớn, rất phát triển, mặt ngoài
màu ngà, phẳng trơn láng nhuận, chất mịn, cứng nặng, mặt cắt ngang của
xương thấp tủy chứa chất béo, loại tươi chứa chất béo rất nhiều, loại cất dấu
tương đối lâu thì (dầu chất béo) tương đối khô, thể hiện chất tủy dạng xơ
mướp, có ít chất mỡ, rất thơm mãnh liệt, không có mùi tanh hôi.
Xưa nay trong hàng bán Hổ cốt thường hay xen lẫn xương Beo (Báo
cốt), khó phân biệt, cũng đã từng có xen hàng giả bằng xương Gấu (Hùng
cốt), xương Heo rừng (Dã trư cốt). Do đó việc phân biệt Hổ cốt rất quan
trọng, có một số điểm khác biệt của cần lưu ý:
- Phân biệt giữa xương Hổ và xương Beo:
- Cả bộ xương: Cả bộ xương Hổ thô khỏe hơn so với xương Beo, sắc
xương màu vàng ngà, xương đầu to mà tròn. Răng hàm có hình chữ ‘tam
sơn’.
- Xương chày (Hỉnh cốt) có “phong nhãn” (lỗ thông gió) có nơi gọi là
‘Phụng nhãn’ (Mắt phụng), hơi vặn ở khuỷu, xương phụ, thô khỏe, khớp rất
phát triển, chi trước có 5 ngón, chi sau có 4 ngón, lông da phần mu bàn chân
trước và sau màu vàng nhạt tới vàng cam, không lấm tấm mà hơi có vằn sọc
ngang màu đen nâu, xương đuôi tương đối thô, và ngắn hơn.
- Cả bộ xương Beo: Ngắn nhỏ gầy hơn so với xương Hổ, sắc xương
trắng xanh, xương đầu nhỏ mà dài, xương chày Beo tuy cũng có ‘phụng
nhãn’ xương phụ (bang cốt), nhưng tương đối nhỏ mà dài hơn, khớp không
phát triển bằng xương Hổ, lông da mu bàn chân màu vàng cam đến màu đỏ
cam, có lấm tấm những chấm tròn màu đen, xương đuôi nhỏ mà dài, thể tích
xương đuôi Hổ lớn hơn.
- Mặt cắt ngang của xương: Hổ hỉnh cốt (xương chày Hổ) sau khi cưa
ra chứa chất nhầy tương đối nhiều hơn, loại còn tươi mà đặt nghiêng xương,
chất mỡ có thể giọt xuống, dù đã cất dấu lâu ngày, chất dầu cũng không dễ
gì khô, khí vị chất dầu thơm hơn, xương chày Beo chứa chất dầu không
nhiều bằng xương Hổ.
- Phân biệt giữa xương Gấu và xương Hổ:
Xương chày của Gấu không có ‘phụng nhãn’ và ‘bang cốt’ (xương
phụ) nhỏ mà dài hơnm khớp không phát triển bằng Hổ và Beo. Xương màu
vàng ngà nhưng chất nhẹ, để lâu gõ vào nghe tiếng rỗng trong, bên trong
không có dầu mỡ.
Bào chế: Nạo sạch gân thịt còn sót lại trên xương, cưa thành từng
khúc dài khoảng 3,5cm. Rán thơm bằng dầu mè hoặc chích bằng cách sao
với cát rồi thừa lúc đang còn nóng bỏ vào dấm tôi qua để dùng. Cũng có thể
nấu cao chế thành Cao Hổ cốt, hoặc ngâm rượu dùng (Xem: Hổ cốt giao).
Cách dùng: Sắc uống hoặc ngâm rượu, nấu cao hoặc tán bột dùng
trong thuốc hoàn tán.
Tính vị: Vị cay, Tính hơi ấm.
Quy kinh: Vào 2 kinh Can, Thận.
Tác dụng: Khu phong, hoạt lạc, đồng thời có tác dụng mạnh gân cốt,
trị bại liệt.
Chủ trị: Trị phong thấp, nhức mỏi xương lâu ngày, gân cốt yếu.
Liều lượng: 3 -8 chỉ.
Kiêng kỵ: Người huyết hư hỏa thịnh cấm dùng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Hóc xương: dùng xương Cọp tán bột uống với nước lã (Ngoại Đài
Bí Yếu).
+ Trị chứng hay quên và hồi hộp, dùng Hổ cốt ngâm sữa, nướng khô,
Bạch long cốt
(chế), Viễn chí (sao), ba vị tán bột, uống với nước Sinh khương, uống
liên tục 3 ngày, uống lâu càng thêm thông minh (Dự Tri Tán - Vĩnh Loại
Kiềm Phương).
+ Trị mông và đùi, hai ống chân đau nhức, mới đau hay đã lâu, dùng 2
lượng Hổ hĩnh cốt (nướng vàng gĩa nát) 1 lượng Linh dương giác, 2 lượng
Bạch thược (cắt ra), cả 3 vị dầm vào rượu cho được 7 ngày, mùa lạnh phải
để 10 ngày, mỗi ngày uống1 chén, uống khi đói bụng (Bính Bộ Thủ Tập
Phương).
+ Trị lưng gối đau co rút nhức nhối khó chịu, dùng một bộ xương
sống và xương ống chân trước đập vỡ rồi cho cả lên trên cái bàn sắt, ở dưới
phải đun lửa vừa vừa, bao giờ mỡ chảy ra thì dầm vào bình rượu bịt kín,
mùa ấm dầm 7 ngày, mùa lạnh dầm 3 ngày, mỗi ngày uống 3 lần, tùy sức mà
uống đến 3 tể mới khỏi (Hải Thượng Phương).
+Trị chứng ‘Bạch hổ phong’, đau nhói các khớp xương và hai chân
sưng nóng, dùng 1 lượng Hổ hĩnh (ngâm với sữa, nướng vàng), 1 lượng Hắc
phụ tử (chế), hai vị đều tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 chỉ với Rượu
(Kinh Nghiệm Lương Phương).
+ Trị gân xương đau nhói, dùng xương Hổ và Thông thảo sắc đặc,
uống nửa bát, uống khi đói bụng, uống rồi đắp chăn một lúc nằm cho ra mồ
hôi, nhưng không nên uống nóng hại tới răng và không nên cho trẻ con uống
vỉ sợ răng không mọc được (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị kiết lỵ ra máu, ăn không được đã lâu ngày, dùng xương Cọp
nướng vừa xém, tán bột uống ngày 3 lần, mỗi lần một thìa nhỏ (Trương Đại
Trọng Phương).
+ Trị trĩ, sa trực trường, dùng 2 cái hổ hĩnh cốt, tẩm 2 lượng mật
nướng đỏ, tán ra bột, làm viên to bằng hạt đậu, mỗi sáng dậy uống 20 hoàn,
với Rượu ấm (Thắng Kim Phương).
+ Chó cắn, dùng xương Cọp tán bột, uống với nước lã và rắc bột vào
chỗ bị cắn (Tiểu Phẩm Phương).
+ Bỏng lửa dùng xương Cọp đốt cháy tán bột mà bôi (Củng Thị
Phương).
+ Lở chân, sùi vảy, hõm da: Dùng Trần bì nấu rửa những chỗ lở cho
sạch, tán xương cọp rắc vào (Tiên Dân Đồ Soán Phương).
+ Trị ‘lịch tiết thống phong’ (đau nhức các khớp): dùng Hổ hỉnh cốt,
sao với Rượu 3 lượng, Một dược 7 lượng tán bột, lần uống 2 chỉ với Rượu
nóng, ngày 3 lần (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ‘lịch tiết’, phong thấp khi đau chỗ này khi đau chỗ khác, các
khớp đều đau không chịu nổi, dùng Hổ đầu cốt 1 cái ngâm Sữa tô sao vàng,
đâm vụn bọc trong lụa ngâm trong 2 đấu rượu trong 5 đêm, uống từ từ
(Thánh Huệ Phương).
+ Trẻ con rụng tóc, hói tóc: dùng Hổ cốt tán bột trộn dầu bôi vào (Phổ
Tế Phương).
+ Trị đau nhức khớp: Hổ cốt ngâm Rượu uống (Hổ Cốt Tửu - Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau nhức khớp: Hổ cốt, Phụ tử, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần
uống 1 chỉ ngày 2 lần với rượu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Trị hàn thấp nhập lạc, gân xương đau ê: Hổ cốt, Mộc qua, Xuyên
khung, Ngưu tất, Đương quy, Thiên ma, Ngũ gia bì, Hồng hoa, Tục đoạn,
Ngọc trúc, Tần giao, Phòng phong, Tang chi (Hổ Cốt Mộc Qua Tửu - Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ con yếu xương, người gìa thận hư xương yếu, đau thắt lưng,
yếu chân: Hổ hỉnh cốt, Mộc qua, Thiên ma, Nhục thung dung, Ngưu tất, Phụ
tử, các vị bằng nhau. Rẩy Rượu tán bột làm viên, lần uống 2 chỉ với nước
(Hổ Cốt Tứ Phiến Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ con yếu xương, người gìa thận hư xương yếu, đau thắt lưng,
yếu chân:: Hổ cốt 1 lượng, Quy bản 4 lượng, Hoàng bá nửa cân. Tri mẫu 1
lượng, Thục địa, Trần bì, Bạch thược, mỗi thứ 2 lượng, Toả dương 1 lượng 5
chỉ, Can khương 5 chỉ, Tán bột hồ làm viên, lần uống 3 chỉ ngày 2 lần (Hồ
Tiềm Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Xương cọp làm gối đầu thì nằm ngủ yên không chiêm bao thấy
những sự ghê sợ, hoặc treo lên giữa cửa đi vào trừ được ma quỷ (Bản Thảo
Tập Chú).
. Xương cọp chữa được chứng gân xương bị co rút không cử động
được, lại chữa được thương hàn, cơn sốt rét, đau bụng và chó cắn (Dược
Tính Bản Thảo).
. Lấy xương cọp nấu nước tắm, người lớn thì trừ được phong đau các
khớp xương và sưng thũng, trẻ con thì trừ được các loại phong đau nhức
khớp, ác sang, ghẻ lở, động kinh, sau lớn lên không bệnh tật (Thực Liệu Bản
Thảo).
. Cọp sở dĩ khỏe là nhờ xương ống chân của nó. Xem như lúc đó đã
chết mà vẫn đứng trơ trơ không ngã, cho nên mới chữa được chứng mỏi gối
chùn chân (Bản Thảo Hội Biên).
+ Sách Nhĩ nhã nói rằng: Thứ hổ lông trắng gọi là ‘Sạn miêu’, thứ
trắng gọi là ‘Hàm’ thứ đen gọi là ‘Dục’, thứ có 5 móng chân gọi là ‘Khâu),
thứ như Hổ mà không phải gọi là ‘Bưu’ và Hổ có sừng gọi là ‘Tê’ (Bản
Thảo Cương Mục).
+ Ngoài ra Hổ còn cho các vị sau để làm thuốc:
a) ‘Hổ Cốt Tửu’ (Rượu hổ cốt, người ta chế bằng cách lấy một bộ ống
chân Hổ sao vàng gĩa nhỏ, rắc men ủ thành Rượu, hoặc ho vào cái bao bằng
vải rồi dầm. Để chữa đau trong uống chân, nhức khớp xương, thận kém,
bàng quang hàn.
b) Hổ nhục (Thịt hổ), có vị chua, khí bình, không độc. Trị buồn nôn,
hay nhổ nước miếng, tăng sức. Đời Đường trong ‘Thực Liệu Bản Thảo’
Mạnh Sằn ghi rằng ăn thịt Hổ chữa được cơn sốt rét và trừ các khí. Còn Đào
Hoằng Cảnh lại cho rằng ăn thịt hổ không nên ăn nóng vì sợ rụng răng.
c) “Hổ đỗ” (Dạ dày hổ), lấy dạ dày tươi, còn nguyên cả đồ ăn, để lên
trên tấm ngói mới sao cháy tán bột. Chữa chứng ăn vào nôn ra. Lấy bột dạ
dày hổ 1 cái trộn với ‘Bình Vị Tán’ 1 lượng, mỗi lần uống 3 chỉ với nước
nóng.
d) ‘Hổ thỉ’ (Phân hổ), lấy phân hổ đốt cháy tán bột, uống với rượu
chữa chứng ghẻ lở. Đời Minh sách Bản Thảo Cương Mục’ Lý Thời Trân nói
rằng phân hổ chữa nhọt độc, trĩ, hóc xương các loài thú.
đ) “Hổ chi” (Mỡ hổ) dầm với rượu nóng uống chữa được thương tích
do đập đánh, chấn thương. Mỡ hổ trộn với Dầu mè, rượu nóng uống chữa
được chứng ăn vào mửa ra.
e) “Hổ thận” (Thận hổ), ăn quả Thận hổ thái mỏng bóp dấm thanh và
Gừng chữa được loa lịch (lao hạch cổ).
g) “Hổ tình” (Tròng mắt hổ). Sách Lôi Công ghi rằng, dùng mắt Hổ
phải hỏi cho biết con đực hay con cái, gìa hay trẻ, và đâm chết hay bắn chết,
nếu bị bắn thuốc độc thì không dùng. Khi dùng phải trộn với huyết dê một
đêm, sáng ngày vớt ra, rồi đun lửa vừa vừa sao khô, tán bột. Lý Thời Trân
nói rằng, bài thuốc trong Thiên Kim chữa chứng điên có dùng ‘Hổ Tình
Thang’ và ‘Hồ Tình Hoàn’, đều ngâm Rượu, sao khô, ủ, Đời Đường sách
‘Thực Liệu Bản Thảo’ của Mạnh Sằn cho rằng mắt hổ chữa được cơn sốt rét
và trẻ con phát sốt kinh sợ. Đời Tống, sách ‘Bản Thảo Nhật Hoa’ cho rằng
mắt hổ chữa các chứng bệnh trẻ con như cam, giật mình khóc vì khách lạ,
khóc dạ đề, an thần, định chí. Đời Minh, sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ Lý
Thời Trân cho rằng lòng mắt hổ chữa đau mắt có mây và làm cho mắt sáng
thêm.
h) ‘Hổ cao’ (Cao mỡ hổ), lấy mỡ hổ cô lửa cho đặc như cao, chữa chó
cắn bị lở ra, Đời Đường sách ‘Thực Liệu Bản Thảo’ Mạnh Sằn ghi rằng cao
mỡ hổ bôi vào hậu môn chữa các chứng trĩ và đi cầu ra máu. Đời Minh sách
‘Bản Thảo Cương Mục’ Lý Thời Trân nói cao mỡ Hổ chữa được chứng ăn
vào mửa ra, trẻ con lở đầu, xùi vẩy trắng. Ăn vào mửa ra thì uống trong, lở
loét thì lấy mỡ chiên lên rồi bôi.
i) ‘Hổ tỵ’ (Mũi hổ), mũi hổ chữa chứng điên và trẻ con bị động kinh,
Đời Nam Bắc triều, Đào Hoằng Cảnh nói, mũi Hổ treo lên ở cửa ra vào thì
sinh quý tử.
j) ‘Hổ đởm’ (Mật hổ), mật Hổ chữa bị đánh trọng thương, gần chết
không ăn uống gì được, huyết ứ lại, đại tiểu tiện bí, nguy hiểm. Cách chế là
bóc lớp da ngoài, nghiền nhỏ ngâm vào dấm thanh, hòa bột Phục linh uống
với Rượu, Mật hổ cũng chữa được các chứng cam, kiết lỵ, kinh giản trẻ con,
uống với nước sôi nguội.
k) ‘Hổ tu’ (Râu hổ), chữa đau sâu răng, dùng râu Hổ xỉa răng là khỏi.
l) ‘Hổ trảo’ (Vuốt hổ), vuốt và lông ngón chân hổ đều dùng được,
nhưng dùng thứ của con đực thì mới hay, kinh nghiệm dân gian thường lấy
vuốt và lông bịt bạc cho trẻ con đeo trừ được tà khí. Sách ‘Ngoại Đài Bí
Yếu’ cho rằng vuốt hổ tránh quỷ mị. Lấy vuốt Hổ, Giải trảo(chân con cua)
Xích hùng hoàng, 3 vị đều tán bột hòa với nhựa thông làm thành viên, vào
ngày mùng 1 đầu năm đốt lấy khói như hương, quanh năm có thể trừ được tà
khí ác độc.
m) ‘Hổ nha’ (Răng hổ) mài lấy nước bôi, chữa đàn ông lở ở hai bẹn,
mụn nhọt có lỗ hõm vào. Đời Minh, sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ của Lý
Thời Trân ghi rằng, răng Hổ cạo lấy bột hòa với Rượu uống chữa chó dại
cắn và trừ lao trùng.
n) ‘Hổ bì, Cao tỳ’ (Da hổ) da Hổ chữa cơn sốt rét, ‘Bản Thảo Cương
Mục’, Lý Thời Trân nói rằng: Da Hổ trừ được tà khí, da đốt thành than tán
bột. Nhưng phải cẩn thận chú ý làm cho hết lông.
7) Hổ là chúa của các loại thú rừng ở phía tây, cho nên thông với khí
của hành kim, phong theo Hổ, Hổ gầm mà sinh phong, phong thuộc hành
mộc, Hổ thuộc hành kim. Mộc bị kim chế làm sao mà chẳng theo, cho nên
có thể vào tận trong xương mà đuổi phong, khỏe gân mạnh xương, nhưng
Hổ khỏe dữ lắm chỉ nhờ ống chân trước, vì khi nó chết mà chân vẫn thẳng
không ngã, cho nên xương ống chân mạnh gấp trăm lần so với xương ở nơi
khác, mượn khí hữu dư của nó để bổ cho các chứng bệnh bất túc, vị cay hơn
nóng đã ẩm thụ khí dữ tợn, lại có công năng tân tán cho nên dùng để đuổi tà
trừ ác, kinh giản, bệnh điên, và chạy từ gân suốt tới xương nếu đau ở eo lưng
và lưng thì nên dùng xương sống (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 69_1683.pdf