Tên Việt Nam:
Đỉa biển, Đỉa bể, Sâm biển, Đồn độp.
Tên Hán Việt khác:
Hải thử, Sa tốn (Động Vật Học Đại Từ Điển). Loài có gai gọi là Thích
sâm, loài không có gai gọi là Quang sâm, loài lớn mà có gai gọi là Hải nam
tử (Cương Mục Thập Di).
Tên khoa học:
Strichobus japonicus Selenka.
Mô tả:
Hai bên bao trùm cả hình dạng ngoài và cấu tạo của nhiều cơ quan
bên trong. Cơ thể Hải sâm giống như quả dưa chuột, trung bình dài 20cm, da
sần sùi, hơi nhám và mềm nhũn. Hải sâm di chuyển trên một mặt bên nên
trục cơ thể nằm ngang khi vận chuyển. Theo chiều dọc trên cơ thể có thể
phân biệt. Đầu trước có lỗ miệng, vành xúc tu, và đầu sau có hậu môn. Mặt
bụng thường ứng với ba vùng chân ống (hay ba vùng tỏa tia), mặt lưng ứng
với 2 vùng tỏa tia. Chân ống ở mặt bụng phát triển, có giác, giữa nhiệm vụ
chuyển vận, còn chân ống ở mặt lưng tiêu giảm, không có giác. Có 5-10 xúc
tu để bắt mồi, xúc tu giữa nhiệm vụ xúc giác, chúng không có mắt. Chỉ có
một tuyến sinh dục là một chùm ống dài nằm cạnh màng treo ruột,phần lớn
phân tính, trứng và tinh trùng cùng ở một tuyến sinh dục, nhưng hình thành
ở những thời gian khác nhau. Nó thường thải tinh trùng và trứng vào buổi
tối, giống như một dải khói trắng phụt ra. Trứng thụ tinh và phát triển ở
ngoài cơ thể, từ trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng hình tai có vành tiêm
mao bơi trong nước, rồi qua dạng ấu trùng có 5 xúc tu (Có một số Hải sâm,
nhất là các loài sống ở vùng cực, không qua giai đoạn ấu trùng sống tự do,
trứng phát triển ngay trên cơ thể mẹ tới dạng con non. Có một số loài có khả
năng sinh sản vô tính theo kiểu chia cắt cơ thể, rồi tái sinh lại phần thiếu hụt.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học hải sâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
HẢI SÂM
Tên Việt Nam:
Đỉa biển, Đỉa bể, Sâm biển, Đồn độp.
Tên Hán Việt khác:
Hải thử, Sa tốn (Động Vật Học Đại Từ Điển). Loài có gai gọi là Thích
sâm, loài không có gai gọi là Quang sâm, loài lớn mà có gai gọi là Hải nam
tử (Cương Mục Thập Di).
Tên khoa học:
Strichobus japonicus Selenka.
Mô tả:
Hai bên bao trùm cả hình dạng ngoài và cấu tạo của nhiều cơ quan
bên trong. Cơ thể Hải sâm giống như quả dưa chuột, trung bình dài 20cm, da
sần sùi, hơi nhám và mềm nhũn. Hải sâm di chuyển trên một mặt bên nên
trục cơ thể nằm ngang khi vận chuyển. Theo chiều dọc trên cơ thể có thể
phân biệt. Đầu trước có lỗ miệng, vành xúc tu, và đầu sau có hậu môn. Mặt
bụng thường ứng với ba vùng chân ống (hay ba vùng tỏa tia), mặt lưng ứng
với 2 vùng tỏa tia. Chân ống ở mặt bụng phát triển, có giác, giữa nhiệm vụ
chuyển vận, còn chân ống ở mặt lưng tiêu giảm, không có giác. Có 5-10 xúc
tu để bắt mồi, xúc tu giữa nhiệm vụ xúc giác, chúng không có mắt. Chỉ có
một tuyến sinh dục là một chùm ống dài nằm cạnh màng treo ruột, phần lớn
phân tính, trứng và tinh trùng cùng ở một tuyến sinh dục, nhưng hình thành
ở những thời gian khác nhau. Nó thường thải tinh trùng và trứng vào buổi
tối, giống như một dải khói trắng phụt ra. Trứng thụ tinh và phát triển ở
ngoài cơ thể, từ trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng hình tai có vành tiêm
mao bơi trong nước, rồi qua dạng ấu trùng có 5 xúc tu (Có một số Hải sâm,
nhất là các loài sống ở vùng cực, không qua giai đoạn ấu trùng sống tự do,
trứng phát triển ngay trên cơ thể mẹ tới dạng con non. Có một số loài có khả
năng sinh sản vô tính theo kiểu chia cắt cơ thể, rồi tái sinh lại phần thiếu hụt.
Địa lý:
Hải sâm thích sống trên nền đáy hoặc chui rúc tròng bùn, ở các bờ đá,
đảo san hô, đá ngầm, cát bùn. Ở vùng có thức ăn phong phú Hải sâm ít đi
động, nó rất nhạy cảm với nước bẩn. Khi bị kích thích mạnh trứng nôn toàn
bộ ruột gan ra ngoài và cơ thể có thể tái sinh lại sau khoảng 9 ngày. Thức ăn
chính là vụn hữu cơ, sinh vật tảo nhờ, trùng có lỗ, trùng phóng xạ, và các
loài Ốc. Phân nhiều và có từng đoạn dài là dấu hiệu thăm dò vùng tập trung
Hải sâm. Bờ biển Việt Nam đã biết có khoảng 50 loài Hải sâm. Trên thế giới
có khoảng 40 loài để dùng làm thuốc và thức ăn.
Ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, Hải sâm từ
lâu đã là món ăn quí. Vì thế mà nó được liệt vào ngang hàng với Sâm, thuộc
(sơn hào hải vị) bổ, dùng cho giai cấp quí tộc thời phong kiến. Trên thị
trường Hải sâm được bán dưới dạng khô và đã bỏ hết ruột. Ngày nay là loài
xuất khẩu đắt tiền.
Phân biệt:
Có nhiều loài Hải sâm, ở vịnh Bắc bộ Việt Nam phổ biến có các loại
Leptopentacta typica Stichopus, Chloronotus holothuria Martensii,
Protankyra Pseudodigitata.
1- Holothuria là giống gồm nhiều loài ở biển Việt Nam (hiện biết 11
loài), phổ biến nhất trong vịnh Bắc bộ là Holothuria martensil L sống ở vùng
nước dưới triều, có 20 xúc tu. Ngoài ra còn gặp Sâm gai (Stichopus
Varienatus), loại Sâm có giá trị kinh tế.
2- Loài có xúc tu chia nhánh. Ở vịnh Bắc bộ thường gặp các loài trong
họ Cucumariidae, phổ biến ven bờ là Leptopentacta Tybica là loại Hải sâm
nhỏ, có 10 xúc tu trong đó có 2 xúc tu nhỏ ở phía bụng.
3- Loài không có chân ống, hình dạng chung giống giun. Bờ biển sâu
(10-50m) có đáy là bùn cát hay bùn nhuyễn, ở nước ta thường gặp
Protankyra Pseudodigitata có 12 xúc tu.
Hầu hết được dùng với tên Hải sâm.
Thu bắt, sơ chế:
Ngư dân đánh bắt được thường đem phơi hay sấy khô dùng làm thuốc
hay thực phẩm.
Phần dùng làm thuốc:
Nguyên cả con.
Mô tả dược liệu:
Loại to mà dài, da không có gai là loại kém. Loại có màu đen thịt
dính, da có nhiều gai là loại tốt và qúy.
Bào chế:
1- Rửa sạch phơi khô, sấy giòn.
2- Khi dùng ngâm nước cho mềm, xắt lát, phơi dòn, tán bột.
3- Thu bắt về cạo rửa cho sạch bằng nước muối, lộn trong ra ngoài,
rửa sạch, phơi khô, sấy giòn. Khi dùng ngâm vào nước cho mềm xong xắt
mỏng 3-5 ly, sao với gạo nếp cho phồng vàng lên. Tán bột rồi kết hợp với
các thuốc khác hoặc làm hoàn, hoặc nấu cháo ăn.
Tính vị:
Vị ngọt, mặn. Tính ấm, Không độc.
Tác dụng:
Bổ thận, ích tinh, tráng dương, tư âm, giáng hỏa.
Chủ trị:
+ Trị suy nhược thần kinh, bổ thận, ích tinh tủy, mạnh sinh lý, bổ âm
giáng hỏa, tiêu đàm dãi, cầm giảm tiểu tiện, nhuận trường, trừ khiếp sợ yếu
đuối.
Bảo quản:
Giữ kỹ, để nơi khô ráo, thỉnh thoảng phơi lại. Tránh ẩm mốc, sâu bọ.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị táo kết, bón do hư hỏa: dùng Hải sâm, Mộc nhĩ, xắt nấu chín, bỏ
vào trong ruột heo nấu chín ăn.
+ Trị hưu tức lỵ (lỵ mãn tính), mỗi ngày sắc Hải sâm uống.
+ Trị các loại lở loét, sấy khô, tán bột, bôi.
Tham khảo:
Hải sâm thường sống ở các vùng nước biển nông, dưới đáy nhiều cát,
thân Hải sâm là một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống, phía
ngoài có nhiều u, bưới sần sùi trông như một con đỉa, vì vậy người ta gọi
Hải sâm là con đỉa biển, vì nó có tác dụng giống như sâm nhưng ở dưới
biển nên gọi là Hải sâm. Hải sâm không có đầu đuôi riêng biệt, ở phần đầu,
nơi chính giữa, có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của Hải sâm. Xung quanh
miệng mọc rất nhiều tua nhỏ như những ‘cánh tay’, có tác dụng nắm bắt
thức ăn và cho thức ăn vào miệng. Cứ mỗi mùa đông, nhiều loại động vật
như Gấu, Chuột, Ếch nhái... đều ngủ trong hang hốc. Trong suốt thời gian
ngủ hầu như chúng không ăn, và vận động ở mức thấp nhất. Riêng Hải sâm
lại ngủ trong mùa hè. Vì sao vậy? Ta biết rằng, mọi sinh vật ở dưới biển,
sinh sản và phát triển đều phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ nước biển.
Những sinh vật nhỏ hoặc sinh vật cấp thấp, thì lại càng rất nhạy bén đối với
sự thay đổi của nhiệt độ nước biển. ban ngày khi bề mặt nước biển nóng ấm,
các sinh vật này liền nổi lên trên mặt nước để bơi lội kiếm ăn, ban đêm về
mặt nước biển lạnh dần, chúng lại lặn sâu để được ấm hơn. Đó là tập tính
của một số sinh vật sống ở biển. Về mùa hè, lớp nước biển phía trên bị mặt
trời chiếu suốt ngày nên nhiệt độ nhiệt độ luôn luôn cao so với lớp nước phía
dưới. Hải sâm là loài động vật cấp thấp, chúng chịu nóng rất kém, vì vậy bắt
đầu vào mùa hè, Hải sâm thường lặn dần xuống biển và không đám nổi lên
nữa. Chúng hoàn toàn im xuống đáy biển suốt cả mùa hè, hầu như không ăn
uống và bơi lội. Chỉ khi bắt đầu lập thu, thời tiết mát dịu dần Hải sâm mới
thức dậy và nổi lên mặt nước kiếm ăn. Đó là câu hỏi tại sao, sau tiết Lập thu
mới thấy Hải sâm xuất hiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73_4422.pdf