Xuất xứ:
Bản kinh.
Tên Việt Nam:
Nang mực, Mai mực.
Tên Hán Việt khác:
Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo),
Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc
giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược
Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Os Sipiae.
Họ khoa học:
Tên gọi:
1- Phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa (Xem: Tang phiêu tiêu), vị thuốc giống tổ bọ
ngựa nhưng ở ngoài biển, nên gọi là Hải phiêu tiêu.
2- Mực có thể ăn thịt cả chim quạ, chúng th ường nổi lềnh bềnh trên mặt nước
giả chết, làm cho nhiều con quạ lầm tưởng và bay sà xuống ăn, nhanh như
chớp, mực lôi quạ xuống nước ăn thịt. Do mực đã giết nhiều quạ, nên người
xưa cho nó cái tên “Ô tặc” (ô là quạ, tặc là giặc). Mực là giặc đối với quạ
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học Hải phiêu tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẢI PHIÊU TIÊU
Xuất xứ:
Bản kinh.
Tên Việt Nam:
Nang mực, Mai mực.
Tên Hán Việt khác:
Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo),
Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc
giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược
Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Os Sipiae.
Họ khoa học:
Tên gọi:
1- Phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa (Xem: Tang phiêu tiêu), vị thuốc giống tổ bọ
ngựa nhưng ở ngoài biển, nên gọi là Hải phiêu tiêu.
2- Mực có thể ăn thịt cả chim quạ, chúng thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước
giả chết, làm cho nhiều con quạ lầm tưởng và bay sà xuống ăn, nhanh như
chớp, mực lôi quạ xuống nước ăn thịt. Do mực đã giết nhiều quạ, nên người
xưa cho nó cái tên “Ô tặc” (ô là quạ, tặc là giặc). Mực là giặc đối với quạ.
Mô tả:
Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nang mực
váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae.
Mực có cấu tạo cơ thể dạng thủy động học, có màng vây, có thể bơi nhanh
trong nước nhờ tia nước phụt ra từ phễu thoát nước theo chiều ngược lại, bơi
theo lối phản lực. Đầu mực có vòng tay, còn gọi là tua mực hay râu mực, ở
quanh miệng, và phễu thoát nước là hai cơ quan vận động đặc trưng ở mực.
Ngoài 8 tay ngắn mực còn có hai tay dài hơn. Mặt trong các tay có rãnh dẫn tới
miệng, với nhiều giác tròn, các giác bám có vòng cơ khỏe, bên trong lát một
vàng bì dầy, có cuống ngắn. Nhờ vòng cơ khỏe, giác bám có thể co rút, do một
nhánh thần kinh tay điều khiển. Các tay của mực là cơ quan vận động và bắt
mồi. Phễu thoát nước ở Mực nằm ở chỗ tiếp giáp đầu và xoang áo, có dạng ống
kính nón, thông với ngoài và với xoang áo. Hai bên phễu có hai vết lõm, khớp
với hai mấu lồi sụn đóng mở khe xoang áo (khe bụng). Khi thành xoang áo co
lại, hai van khép chặt, khe bụng khép kín, nước sẽ được tống ra ngoài qua phễu
thoát nước. Khi thành xoang áo thôi co rút, nước lại dồn từ ngoài vào xoang áo
qua khe bụng. Hoạt động này tạo nên lực đẩy mực di chuyển theo chiều giật
lùi, chứ không tiến lên phía trước. Cách di chuyển này có lợi cho mực khi thấy
kẻ thù hoặc con mồi phía trước mắt. Mực có cuộc sống bơi lội rất hoạt động,
chúng đuổi và bắt mồi rất linh họat. Mực nang có thể bắt mồi lớn hơn nó về
tầm vóc. Mực ống thì thường lao như một mũi tên bắn vào đàn cá thu con đang
tung tăng bơi, và nhanh chóng chớp lấy một con cá bằng cách cặp đôi hàm sắc
nhọn của mình vào lưng hoặc gấy của cá. Hai trong mười tay của Mực biến
thành tay dài, chỉ có giác ở phần cuối, rất thuận lợi khi bắt mồi. Các tay của
Mự chuyển mồi đưa vào miệng, ở hầu có thành cơ khỏe có lưỡi bào và có hai
hàm hình mỏ vẹt sắc. Mực có tuyến mực tiết ra chất đen vào phần cuối trực
tràng rồi đẩy ra ngoài, khi gặp nguy con mực phóng dịch đen chứa các hạt
melanin, thành vùng tối chung quanh cơ thể để che mắt kẻ thù. Hơn thế nữa,
bản chất của ancaloit của chất mực làm tê liệt các cơ quan cảm giác hóa học
của kẻ thù, nhất là của cá. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khi
kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên, hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực
lồi ra và màu da luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Mực
rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng. Mực tập trung rất đông.
Thức ăn của Mực là các loài trứng cá, tôm, cá con.
Địa lý:
Miền biển nước ta nơi nào cũng có Mực. Khai thác vào tháng 3-9, là thời kỳ
mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ.
Phân biệt. Ở nước ta có nhiều loại Mực, nhưng hai loài phổ biến có giá trị dinh
dưỡng là Mực ống (Logigo Formasana), nhưng thường dùng nang thì chỉ lấy ở
các con Mực Nang như mực Ván Sepia Subaculeate, mực Cơm Sepia
Andreana Tte. Strup, phân bố rất nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh,
Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình.
Phần dùng làm thuốc:
Mai (Os Sepiae).
Mô tả dược liệu:
Xương khô hình thuyền, biểu hiện hình viên chùy dẹt, ở giữa phình lớn hai
đầu cuối nhỏ dần, dài chừng 20cm, rộng chừng 10cm, dày 2-3cm, mặt ngoài
biểu hiện màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừng màu trắng vàng
trong, mài thì khuyết không hoàn toàn, cuối nang mực có một nút nhọn hình
chùy nhọn, mặt lưng hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt, mặt ngoài nổi
lên những hạt phân bố rất dày, từ nút cuối phía sau bắt đầu có biểu hiện hình
chữ “V” ngược, bày xếp nhiều lớp mặt bụng thẳng ngang, cuối phái sau hơi
lõm xuống, chất thạch hôi thưa thưa đi, dùng móng tay cạo vào có thể ra bột
trắng, chất nhẹ mà giòn, mặt bẻ ngang màu trắng có nhiều lớp bầy xếp.
Thường dùng nguyên cả mai, màu trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen
không vàng là tốt.
Bào chế:
1- Kinh nghiệm xưa: Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo
Chú). Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng,
bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô
để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
2- Kinh nghiệm hiện nay: Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước
gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một
giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược
Học).
Bảo quản:
Đựng lọ kín, để nơi khô ráo.
Tính vị:
Vị mặn. Tính ấm.
Quy kinh:
Vào 2 kinh Can, Thận.
Tác dụng:
Liễm huyết, chỉ huyết đồng thời có tác dụng chế lại với chất chua trong dịch vị
và hút thấp.
Chủ trị:
+ Trị đau dạ dầy, thừa dịch vị, di tinh, khí hư (đới hạ), rong kinh, tiêu ra máu,
nôn ra máu, chảy máu cam, loét hạ chi mãn tính, xuất huyết do ngoại thương,
tán bột rắc vào.
Liều lượng:
1 chỉ 5 phân- 5 chỉ.
Kiêng kỵ:
Vị này tán bột uống có hiệu quả hơn sắc hoặc cho vào tễ thuốc, nhưng uống lâu
ngày hoặc uống nhiều sẽ sinh ra táo bón, nếu cần nên cần phải kết hợp với một
số thuốc nhuận trường thích nghi khác để giảm độ sáp của thuốc. Người âm hư
nhiều nhiệt thì cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mờ mắt đỏ hoặc trắng (xích bạch mục ế), nhiệt độc do thương hàn công
vào mắt mà sinh ra xích bạch ế, dùng Ô tặc cốt 1 lượng, bỏ vỏ tán bột, bỏ vào
một ít Long não điểm ngày 3 lần. Lại trị được các loại mục ế, dùng Ô tặc cốt,
Ngũ linh chi, các vị bằng nhau tán bột ăn với gan heo xắt lát chắm với thuốc ăn
ngay 2 lần (Thánh Huệ Phương).
+ Trị mộng thịt dùng “Chiếu thủy đơn” trị nhãn ế gồm Hải phiêu tiêu 1 chỉ,
Thần sa nửa chỉ, đâm nhỏ thủy phi đợi lắng cạn, lấy một chút Hoàng lạp trộn
làm thành viên cất dùng, khi cần dùng để trên lửa cho tan ra bằng hạt thóc lớn
vò nát bỏ trong khóe trước khi ngủ đến sáng rồi lấy nước nóng rửa, chưa đỡ thì
làm tiếp (Hải Thượng Phương).
+ Quáng gà dùng Ô tặc cốt nửa cân tán bột trộn với Hoàng lạp 3 lượng, vắt
thành bánh như đồng tiền lớn, mỗi lần uống một bánh với 2 lượng gan heo.
Lấy dao tre cắt bỏ thuốc vào, lấy nước cơm nửa chén nấu chín ăn còn nước
đem uống (Dương Thị Gia Tàng).
+ Đỏ mắt do huyết nhiệt, đàn bà hay mắc phải, dùng bột Ô tặc cốt 2 chỉ, Đồng
lục 1 chỉ tán bột, mỗi lần dùng 1 chỉ bỏ vào nước nóng rồi ngâm nửa mắt
(Dương Thị Gia Tàng).
+ Cam nhãn chảy nước mắt sống, dùng Ô tặc cốt, Mẫu lệ, các vị bằng nhau tán
bột hồ làm viên với 1 cái gan heo nấu với nước vo gạo ăn (Kinh Nghiệm
Phương).
+ Tai chảy mủ dùng Hải phiêu tiêu nửa chỉ, Xạ hương 2 ly tán bột thổi vào tai
(Chiêm Liệu Phương).
+ Lở mũi, cam mũi, dùng Ô tặc cốt, Bạch cập, mỗi thứ 1 chỉ, Khinh phấn nửa
chỉ tán bột xức vào (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
+ Trẻ con lở rốn ra máu mủ, dùng Hải phiêu tiêu, Yến nhi, tán bột trộn dầu xức
vào (Thánh Huệ Phương).
+ Lở trên đầu, dùng Hải phiêu tiêu, Bạch giao hương, mỗi thứ 2 chỉ, Khinh
phấn 5 phân, tán bột tẩm dầu xức (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
+ Đinh nhọt độc dữ, lở loét: Trước tiên chích cho ra máu lấy bột Hải phiêu tiêu
bôi vào thì cùi nhọt tự nhiên ra (Phổ Tế Phương).
+ Cứu trên huyệt lở không lành, lấy Ô tặc cốt, Bạch phàn, các vị bằng nhau tán
bột bôi hàng ngày (Thiên Kim Phương).
+ Trẻ con đàm nghẹt, lấy bột Hải phiêu tiêu lâu năm uống với nước cơm, mỗi
lần 1 chỉ (Trích Huyền Phương).
+ Tiểu ra máu, dùng 1 chỉ bột Hải phiêu tiêu, nước cốt Sinh địa hoàng. Lại có
bài dùng Hải phiêu tiêu, Sinh địa hoàng, Xích phục linh, các vị bằng nhau tán
bột, lần uống 1 chỉ với nước Bách diệp và Xa tiền (Kinh Nghiệm Phương).
+ Đại tiện ra huyết, ăn nhiều dễ đói, trước tiên dùng Hải phiêu sao vàng bỏ vỏ
tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ với nước sắc Mộc tặc, 3 ngày sau uống ‘Trư Đỗ
Hoàng Liên Hoàn’ (Trực Chỉ Phương).
+ Mửa ra máu đột ngột, dùng Ô tặc cốt uống 2 chỉ với nước cơm (Thánh Huệ
Phương).
+ Hóc xương, dùng Ô tặc cốt, Trần quất hồng, các vị bằng nhau tán bột, mỗi
lần dùng một viên ngậm nuốt nước (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Lưỡi sưng ra máu, dùng Ô tặc cốt, Bồ hoàng, các vị bằng nhau tán bột bôi
vào (Giản Tiện Đơn Phương).
+ Ngoại thương ra máu, dùng Ô tặc cốt bôi vào (Trực Chỉ Phương).
+ Ngứa lở bìu đái, dùng bột Ô tặc cốt, Bồ hoàng bôi vào (Y Tông Tam Pháp
Phương).
+ Trị băng huyết lâu ngày không bớt: Ô tặc cốt 4 chỉ, Thuyên thảo 2 chỉ, Tông
thán 1 chỉ 5phân, Ngũ bội tử 1 chỉ 5 phân, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn thù, Bạch
truật, Hoàng kỳ, Bạch thược, mỗi vị 3 chỉ. Cam thảo 1 chỉ. Sắc uống (Cố Xung
Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xuất huyết do ngoại thương: Ô tặc cốt, Tùng hoa phấn, 2 vị bằng nhau
tán bột gia một chút Băng phiến, đắp vào miệng vết thương băng lại (Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị băng lâu đới ha: ïÔ tặc cốt 1 lượng, Quán chúng (đốt thành than) 8 chỉ,
Tam thất 2 chỉ. Tán bột lần uống 3 chỉ với nước (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bạch đới: Ô tặc cốt 4 chỉ, Lộc giác sương 3 chỉ, Phục linh, Bạch truật,
Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch vi, Mẫu lệ, mỗi thứ 3 chỉ, Sơn dược 4 chỉ, làm
viên với mật, mỗi lần 2 chỉ, ngày 2-3 lần với nước (Bổ Vinh Hoàn - Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan: Ô tặc cốt 8 phân. Diên hồ sách 1
phân, Khô phàn 4 phần. Tán bột, thêm 6 phần mật ong làm thành viên, mỗi lần
uống 3 chỉ, ngày 3 lần sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan: Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15%.
Tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ trước khi ăn (Ô Bối Tán - Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mụn nhọt lở loét lâu ngày không lành miệng: bột Ô tặc cốt xức vào (nếu
nhọt hỏa độc nhiều thì kết hợp với Hoàng bá, Hoàng liên) (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngoài ra, có thể kết hợp với Ô tặc cốt với Băng phiến tất cả nghiền rất mịn
điểm vào mắt trị mục ế (mắt kéo màng) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo:
1- Hải phiêu tiêu bổ Can Thận, ích tinh khí, tráng dương cố tinh, nhờ vậy nó có
thể trị được chóng mặt xoàng đầu, hay quên, liệt dương, di tiết tinh, tiểu không
tự chủ, cho tới các chứng đau mỏi thắt lưng, bạch đới. Trên lâm sàng thường
kết hợp với Long cốt, Mẫu lệ để trị di tinh, kết hợp với Thạch xương bồ, Nhân
sâm, Viễn chí, Long cốt, Qui bản, Phúc bồn tử, trị tiểu nhiều. Kết hợp với Bổ
cốt chỉ, Câu kỷ tử, Hải cẩu thận, trị liệt dương. Tóm lại, làm cho cường tráng,
thu liễm là hiệu dụng chủ yếu của Hải phiêu tiêu, vỉ vậy Chân Quyền nói rằng:
“Con trai người suy nhược tinh tự xuất, yếu đuối mà tiểu nhiều, thì nên gia nó
để dùng” (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
2- Ô tặc cốt mặn ấm nhập vào Can và Thận, tác dụng của nó là cầm máu, phần
nhiều chủ ở hạ tiêu, như đàn bà rong kinh băng huyết, ỉa ra, trĩ ra máu, tiểu ra
máu, đều có thể dùng được, đồng thời có thể dùng đến nó để trị các chứng xích
bạch đới. Nhưng trong “Bản thảo” ghi Ô tặc cốt có thể trị rong kinh băng
huyết, lại có thể trị bế kinh, giống như có tác dụng có thể thông mà cũng có thể
cầm, thật ra Ô tặc cốt có sở trường trị về xuất huyết, khác nhau về các chứng
huyết nóng, chạy bậy hoặc ứ huyết làm lưu trệ cho tới khí không nhiếp huyết,
mà là do tổn thương ở can, thận gây ra. Can thật bị tổn thương, khí xung nhâm
không kiên cố thì đưa tới rong kinh băng huyết, Can là tạng tàng huyết, can tổn
thương thì huyết suy, làm huyết khô thì tinh bị bế. Như thế, chẳng kể tới băng
lậu và bế kinh, đều thuộc hư chứng, thì Ô tặc cốt đã có thể cầm máu, lại có thể
thông bế, thì không có gì mâu thuẫn cả. Kế đến, Ô tặc cốt cầm huyết, lại có thể
trị bên ngoài, chẳng hạn như cùng kết hợp với Bồ hoàng xức vào để trị sưng
lưỡi chảy máu, cùng với bột Hoè hoa thổi vào mũi làm cầm chảy máu cam, gần
đây có người dùng nó để trị lở loét ngoài da, tán bột xức vào rất có hiệu quả,
thật ra những cách điều trị này thì sách “Biệt lục” đã ghi rất sớm trước đây rồi
(Trung Dược Học).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hai_phieu_tieu_552.pdf