Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Khương hoạt, Khương thanh, Hộ khương sứ. giả (Bản Kinh), Độc
diêu thảo (Biệt Lục), Hồ vương sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo) Trường sinh
thảo (Bản Thảo Cương Mục), Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt,
Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên Độc hoạt (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa hoc:
Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels.
Họ khoa học:
Họ Hoa Tán (Apiaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, sống hoang tự nhiên ở sơn dã, cao 3m -5m;
thân, lá phủ kín lông nhung, lá mọc cách, phân khía nhiều lần, làm thành lá
kép dạng lông chim lớn, cuống lá dài, vùng gốc thoáng thành dạng bẹ ôm
trên thân cây, mùa thu hoa trên đỉnh thân cây ra hoa, hoa nhỏ 4 cánh m àu
trắng lục nhạt, sắp xếp thành hình tán kép, sau khi hoa tàn kết thành quả dẹt
ngang hình chùy tròn màu hơi tím đỏ.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học độc hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
ĐỘC HOẠT
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Khương hoạt, Khương thanh, Hộ khương sứ. giả (Bản Kinh), Độc
diêu thảo (Biệt Lục), Hồ vương sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo) Trường sinh
thảo (Bản Thảo Cương Mục), Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt,
Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên Độc hoạt (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa hoc:
Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels.
Họ khoa học:
Họ Hoa Tán (Apiaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, sống hoang tự nhiên ở sơn dã, cao 3m - 5m;
thân, lá phủ kín lông nhung, lá mọc cách, phân khía nhiều lần, làm thành lá
kép dạng lông chim lớn, cuống lá dài, vùng gốc thoáng thành dạng bẹ ôm
trên thân cây, mùa thu hoa trên đỉnh thân cây ra hoa, hoa nhỏ 4 cánh màu
trắng lục nhạt, sắp xếp thành hình tán kép, sau khi hoa tàn kết thành quả dẹt
ngang hình chùy tròn màu hơi tím đỏ.
Địa lý:
Chưa thấy có ở Việt Nam, còn phải nhập từ trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Về mùa thu khi lá đã khô, hoặc đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra lá
non thì đào lấy rễ, phơi trong râm cho khô hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ và rễ (Radix Angelicae Tuhuo).
Mô tả dược liệu:
Hơi hình trụ tròn, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới có phân nhánh, dài
khoảng 10 – 20cm, đường kinh rễ khoảng 3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng
hoặc mầu nau, đỉnh trên còn ít gốc hoặc lõm xuống, phần đầu rễ có nhiều
vân nhăn ngang, toàn bộ có vân nhăn dọc, có nốt nhỏ mọc ngang lồi lên và
vêyt sẹo nhỏ hơi nổi lên. Chất đặc, chắc, cắt ra có thể thấy nhiều chấm dầu
mầu nâu rải rác hoặc xếp thành vòng, chung quanh mép mầu trắng, ở trong
có những vòng mầu nâu, chính giữa mầu nâu tro. Mùi thơm đặc biệt, hơi
hắc, vị đắng cay, nếm hơi tte tê lưỡi (Trung Dược Học).
Bào chế:
+ Thái nhỏ, lấy Dâm dương hoắc trộn lẫn vào, ủ kín trong 2 ngày,
phơi khô rồi bỏ Dâm dương hoắc đi, để dùng cho khỏi xót ruột (Lôi Công
Bào Chích Luận).
+ Khi dùng cạo bỏ lớp vỏ hoặc sấy khô để dùng (Bản Thảo Cương
Mục).
+ Hiện nay thì sau khi thu hái, phơi khô, khi dùng rửa sạch để ráo
nước bào mỏng phơi khô trong râm mát. Không cần sao tẩm gì cả (Đông
Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Độc hoạt hay tiết tinh dầu ra lại nên phơi lại, bỏ vào lu dưới có vôi để
phòng mất màu và sâu mọt.
Thành phần hóa học:
+ Angeloi, Angelicone, Bergaptenostholum belliferone, Scopoletin,
Angelic acid, Tiglic acid, Palmitic acid, Sterol, Stearic acid, Linoleic acid,
Oleic acid, Dầu thực vật (Trung Dược Học).
+ Columbianetin, Columbianetin acetate, Osthol, Isoimperatorin,
Bergapten, Xanthotoxin (Phan Cảnh Tiên, Dược Học Học Báo 1987, 22 (5):
380).
+ Columbianadin, Columbianetin-b-D-Glucopyranoside (Lý Vinh
Chính, Dược Học Học Báo 1989, 24 (7): 456).
+ Ampubesol, Angelol D, G, B (Vương Chí Học, Thẩm Dương Học
Viện Học Báo 1988, 5 (3): 183).
+ g-Aminobutyric acid (Lý Vinh Chính, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học
Học Báo 1989, 21 (5): 376).
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt (Trung
Dược Học).
+ Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt
nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô
hấp. Độc hoạt còn có thành phần có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên
ống nghiệm (Trung Dược Học).
+ Độc hoạt có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ,
thuốc có tác dụng chống co thắt (Trung Dược Học).
+ Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì Độc hoạt có tên là
Angolica dahunca (Fisch. Hoffm.) Benth et Hook. f. ex. Franch et Sar (Hưng
an Bạch chỉ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, trực khuẩn đại trường, lỵ,
thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả (nước sắc thuốc) (Trung
Dược Học).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, hơi ôn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, tính hơi mát (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Học).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm Tâm (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh Tâm, Can, Thận, Bàng quang (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Can, Thận, Bàng quang (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
Tác dụng:
+ Trừ phong thấp, chỉ thống, giảùi biểu (Trung Dược Học).
+ Khứ phong, thắng thấp,tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ
Điển).
+ Khư phong, thắng thấp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
Chủ trị:
+ Chủ phong hàn, kim sang, phụ nữ bị chứng sán hà, uống lâu người
nhẹ khỏe (Bản Kinh).
+ Trị các loại phong, các khớp đau do phong (Danh Y Biệt Lục).
+ Trị các loại phong thấp lạnh, hen suyễn, nghịch khí, da cơ ngứa khó
chịu chân tay giật đau, lao tổn, phong độc đau (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị chứng phong thấp tý thống, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da
do thấp, phong hàn biểâu chứng (Trung Dược Học).
+ Trị phong hàn thấp tý, lưng gối đau, tay chân co rút, đau, khí quản
viêm mạn, đầu đau, răng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị phong thấp, phong hàn biểu chứng, đau thắt lưng đùi (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 4-12g. Cùng sắc uống với các vị thuốc khác, hoặc ngâm
rượu, hoặc nghiền bột trộn làm viên hoặc tán bột để uống.
Kiêng kỵ:
+ Khí huyết hư mà nửa người đau, âm hư, nửa người phái dưới hư
yếu: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Âm hư nội nhiệt, huyết hư mà không có phong hàn thực tà thì cấm
dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thận trọng lúc dùng đối với bệnh nhân âm hư, Không dùng vớì
chứng nội phong (Trung Dược Học).
+ Âm hư, huyết táo: cần thận trọng khi dùng (Trung Dược Đại Từ
Điển).
+ Huyết hư: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Ngang lưng, đầu gối đau, nếu thuộc về chứng hư: không dùng
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghlệm:
+ Trị răng sưng đau: Độc hoạt nấu với rượu, ngậm. Nếu chưa công
hiệu dùng Độc hoạt, Điạ hoàng mỗi thứ 120g, tán bột, mỗi lần dùng 12g sắc
với một chén nưđc, uống nóng, uống xong nằm một lát rồi uống tiếp (Trửu
Hậu Phương).
+ Trị trúng phong cấm khẩu, lạnh toàn thân, bất tỉnh nhân sự: Độc
hoạt 160g, rượu 1 thăng, sắc còn nửa thăng, uống (Thiên Kim Phương).
+ Trị trúng phong không nói được: Độc hoạt 40g, 2 thăng rượu, sắc
còn 1 thăng, Đại đậu 5 chén sao, lấy rượu nóng nấu uống lúc còn nóng (Tiểu
Phẩm Phương).
+ Trị các chứng phong hư sau khi sinh: Độc hoạt, Bạch tiên bì, mỗi
thứ 120g, sắc với 3 thăng nước còn 2 thăng, chia làm 3 lần uống (Tiểu Phẩm
Phương).
+ Trị các khớp xương đau nhức: Độc hoạt 6g, Đưtơng quy 4g, Phục
linh 4g, Bạch thược dược 4g, Hoàng kỳ 4g, Cát căn 4g, Nhân sâm (hoặc
Đảng sâm) 2g, Cam thảo 1,2g, Can khương 1,2g, Phụ tử chế 1,2g, Đậu đen
6g, sắc, chia 3 lần uống trong ngày (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị trúng phong cấm khẩu, răng cắn chặt: Độc hoạt 20g, Xuyên
khung, Xương bồ, mỗi thứ 6g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
+ Trị các khớp xương đau nhức, vận động khó khăn, phong thấp, bụng
đau: Độc hoạt, Tang ký s nh, Xuyên khung, Đương quy, Ngưu tất, Cẩu tích,
Thiên niên kiện, Sinh điạ, mỗi vị 8 – 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị khớp xương đau nhức: Độc hoạt 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng đảng
sâm 12g, Hy thiêm thảo 12g, Kim ngân hoa 12g, Hà thủ ô 12g, Thổ phục
linh 12g, Kê huyết đằng 12g, Cam thảo 4g, Cốt toái bổ 12g, Thục đia 12g,
Can khương 4g, Quế chi 8g, Xuyên khung 8g, Ngưu tất 8g, Xuyên quy 12g.
Sắc uống ngày 1 thang (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị khớp đau mạn tính do phong thấp, thiên về chi dưới: Độc hoạt
12g, Tang ký sinh, Tần giao, Tế tân, Quy thân, Sinh điạ, Bạch thược, Xuyên
khung, Phòng phong, Nhục qưế, Phục linh, Nhân sâm, Cam thảo, Đỗ trọng,
Ngưu tất mỗi thứ 8g. Sắc uống (Độc Hoạt Ký Sinh Thang - Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị khớp viêm do phong thấp, lưng đùi đau nhức, tay chân co rút:
Độc hoạt 12g, Tần giao 12g, Phòng phong 12g, Tế tân 4g sắc uống. Cũng có
thề dùng Độc hoạt nửa cân nấu thành cao, mỗi lần uống một muỗng cà phê,
ngày 2 lần với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cảm mạo phong hàn, đầu đau, cơ thể đau, táo bón: Độc hoạt 8g,
Ma hoàng 4g, Xuyên khung 3,2g, Đại hoàng 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương
4g. Sắc uống (Độc Hoạt Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Trị phế quản viêm mạn tính: Độc hoạt 9g, cho đường đỏ 15g, theo tỉ
lệ, chế thành cao, chia 3-4 lần uống trong ngày. Bệnh viện số 4 tỉnh \/ũ Hán
dùng bài này trị cho 450 ca bệnh nhân kết quả tốt 73,7% (Độc Hoạt Chỉ
Khái Thang – Vũ Hán Tân Y Dược Tạp Chí 1971, 3: 24) .
+ Trị bạch điến phong: Dùng loại Độc hoạt Heracleum hemsleyanum
Diels . (Ngưu vĩ Độc hoạt) 1% chế thành cao nước bôi, kết hợp tắm ánh
nắng mặt trời, đã trị cho 307 ca tỉ lệ, kết quả 54,4% (Tạp chí Bệnh Ngoài Da
Lâm Sàng 1982, 3:122) .
+ Trị vảy nến: tác giả dùng Độc hoạt uống và bôi, kết hợp chiếu tia tử
ngoại sóng dài, trị 92 ca, đạt kết quả khỏi với tỷ lệ 66, 3%, có kết quả truớc
mắt 93,5% . Cách làm: mỗi lần trước khi chiếu tia tử ngoại 1 - 2 giờ, uống
viên Độc hoạt (viên Độc hoạt 30mg\viên, tương đương 3,75g thuốc sống),
liều lượng 36mg\kg, uống sau bữa ăn, đối với một số bệnh nhân, trước lúc
chiếu tia bôi 1% thưốc mỡ Độc hoạt hoặc 0,5ml thuốc nước Độc hoạt. Chiếu
tia tử ngoại mỗi tuần 6 lần, bắt đầu 35 lần, mỗl lần 15 - 20 phút, tìếp sau là
30 - 40 phút, 26 lần là một lìệu trình (Lý Phong Kỳ - Trung Hoa Lý Liệu
Tạp Chí 1983, 3: 144).
Tham khảo:
+ Độc hoạt trị các loại trúng phong do thấp hàn, suyễn, khí nghịch, da
ngứa, tay chân đau co thắt, phong độc lao tổn, răng đau (Dược Tính Bản
Thảo)
+ Độc hoạt vị cay đắng, tính hơi ấm, so với Khương hoạt thì có tính
hòa hoãn hơn. Hễ do phong vào kinh túc Thiếu âm Thận, lan vào bên trong
không ra, gây thàn'h đau đầu, thì Độc hoạt giỏi đuổi phong mà trị bệnh được,
hai chân bị thấp tà không đi giầy guốc được, không dùng Độc hoạt thì không
khỏi. Răng đau do phong độc, chóng mặt xoay xẩm, không dùng Độc hoạt
thì chẳng công nồi, đó là do gió không lay động, không có gió lại lay động
nên gọi là Độc dao (diêu) thảo, vì cái sở thắng của nó mà ức chế vậy. Lại có
phong ắt phải có tbấp, do đó, Khương hoạt trị thủy thấp du phong, mà Độc
hoạt thì trị thủy thấp phục phong. Khí của Khương hoạt thì thanh, có tác
dụng hành khí, phát biểu, tán tà khí ở phần vinh vệ. Khí của Độc hoạt thì
trọc, có tác dụng hành huyết mà ôn dưỡng khí ở phần vinh vệ. Khương hoạt
có công phát biểu, Độc hoạt có lực hộ giúp phần biểu. Khương hoạt hành ở
thượng tiêu mà điềøu lý ở phần trên, thì chứng du phong đầu thống và chứng
phong thấp đau khớp đều trị đượ'c; Độc hoạt hành khí ở hạ tiêu mà cũng
điều lý phần dưới thì chứng phục phong đầu thống, hai chân thấp tê đều trị
được. Khương hoạt, Độc hoạt tuy yếu trị phong, mà mỗi thứ có riêng biệt,
không thể không xét kỹ (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Độc hoạt khí thơm mà trọc, vị đắng mà trầm, có tác dụng tuyên
thông được dương khí từ đỉnh đầu đến chân, để tán phục phong của kinh
Thận: Hễ cổ gáy khó chịu, mông đùi đau nhức, hai chân tê yếu, không cử
động được, nếu không có Độc hoạt thì khó có hiệu quả. Lấy khí thơm thấu
tâm của nó, dùng làm thuốc dẫn vào kinh Tâm. Trị đau mắt đỏ bởi cành
nhánh của nó gặp gió không di động, nên trị được phong, mà phong thì
thắng thấp, chuyên về sơ thông thấp khí. Nếu lưng, thắt lưng mỏi nặng, tay
chân co thắt, cơ bắp vàng từng khối thì Độc hoạt là thuốc tốt. Lại giúp cho
huyết dược, hoạt huyết thư cân thật là thần diệu (Giả Cửu Như).
+ Độc hoạt khí vị mãnh liệt, thơm tho tràn đầy nên tuyên thông được
bách mạch, điều hòa kinh lạc, thông gân cốt mà lợi các khớp. Hễ cơ nhục,
các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không
thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị
các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được. Chỉ có ngày
xưa, vị Khương hoạt, Độc hoạt chưa hề phân biệt,
do đó cổ thư dùng Độc hoạt thông trị các chứng trong ngoài, trên
dưới, hễ các chứng đầu mặt tay chân mình mẩy, đều thuộc phạm vi điều trị
của Độc hoạt. Từ sau đời Tống thì Khương hoạt được tách ra một vị riêng,
mà khí thơm tho thật nồng nàn thì thấu đạt lên trên, cùng với Khương hoạt
đã chiếm tận ưu thế của nó. Khí vị của Độc hoạt nóng, đặc hơn, chuyên trị
các chứng đau co thắt vùng lưng và chân gối. Tuy ngày xưa còn chưa nói rõ
nhưng Vương Hải Tàng có nói ' Khương hoạt thì khí mănh liệt, Độc hoạt thì
khí nhẹ hơn . Trương Thạch Ngoan cũng nói là trong cái thăng của nó có
giáng, điều ẩn nhiên là có sự khác biệt về trên dưới. Theo ‘Di Nghiệp Sự
Châu Thị Gia Pháp’ thì từ lâu Độc hoạt luôn được dùng để trị phần dưới, hễ
từ thắt lưng đến phía dưới vùng bụng dưới đều dùng Độc hoạt, chẳng những
trị đươc chứng nhức mỏi thuộc phong hàn khí thấp tê, dù cho là chứng lở
loét, phát nơi âm phận thì chưa vỡ sẽ dễ tiêu, đã vỡ rồi dễ gom miệng. Công
tích rõ ràng, thực đáng tin cậy, đây là ý sâu mà ngườỉ xưa chưa từng nói rõ
(Hãy xem kỹ điều Khương hoạt nói sau đây). Lại rằng, Khương hoạt, Độc
hoạt đều là chất thuộc loại cay ấm, chủ trị phong tà là nói phong hàn từ bên
ngoài, nên sở chủ điều này là các chứng hàn thấp. Ngày xưa luôn lấy
Khương họat trị thương hàn bệnh ở biểu, đồng thời trị cả biểu tà bất chính
trong tứ thời, vốn là nói về hàn tà. Nếu như phía Nam sông Trường Giang,
địa khí ấm áp, ít khí phong hàn, từ lâu người xưa vẫn nói phương Nam
không có bệnh thương hàn thực sự, mà ngoại cảm bốn mùa đều là bệnh ôn
nhiệt, dù có biểu tà, cũng không thích hợp dùng loại cây có vị tán, tính ấm,
có tác dụng thăng như Khương hoạt. Thí dụ như các bài ‘Kinh Phòng Bại
Độc Tán’, 'Cửu Vị Khương Hoạt Thang', 'Sài Cát Giải Cơ Thang", các sách
xưa đều gọi là thuốc thần của bệnh cảm mạo tứ thời, mà khu Giang Triết
không dùng bất cứ thang nào, cũng vì bệnh tình và bệnh chứng vậy. Lại nữa,
thuốc có vị cay, tính ấm, không nên dùng ở vùng Đông Nam lại chẳng chỉ
bỏi bệnh tứ thời, dù là thuốc tốt vốn trị chứng phong hàn thấp tà như
Khương hoạt, Độc hoạt mà con người ở vùng này, âm huyết vốn bạc nhược,
dù cho là đúng chứng, cũng một nửa bời huyết hư mà có, quảø thực phong
hàn. thì cũng là huyết hư sinh phong, khí hư sinh hàn, khác xa với chứng tặc
phong đại hàn của bệnh phong tê vùng Tây Bắc. Mà một vi thuốc vi cay,
tính ấm, cương táo, lại còn phải luôn luôn lưu ý đến, không được tùy ý dùng,
chẳng có chút lo nghĩ vậy. Mà Lý Đông Viên lại cho rằng Độc hoạt trị các
chứng xoay xẩm chóng mặt do phong gây nên. Trương Khiết Cổ cũng cho
rằng cùng dùng với Tế tân để trị chứng đầu đau, chóng mặt do Thiếu âmgây
nên, Vương Hải Tàng lại cho rằng Độc hoạt có tác dụng khu Can phong, tả
Can khí. Các chứng kể trên đều thuộc âm không hàm dương, chứng Can
Thận bất nhiếp, rõ ràng là nội hư sinh phong, không thể so với tặc tà từ
ngoài đến, phải nên tiềm tàng, trấn định, sao lại dùng thuốc có vị ấm, thăng
lên, để trợ giúp cho tà khí thêm càn, thêm hoạ như ôm củi cứu hỏa, ảnh
hưởng rất nhanh, cần phải thận trọng. Nhưng mà như các chứng trước tý lại
thường do khí huyết hư hàn không được lưu lợi, nếu không dùng vị cay tán
của Khương hoạt, Độc hoạt cũng khó đạt hiệu quả nhanh, bản bệnh tuy
thuộc huyết hư, trong thuốc phải dưỡng huyết, tư dịch, thêm thuốc để tuyên
thông kinh lạc, dùng tính ấm để vận hành từ từ mà đạt hiệu quả. Thạch
Ngoan, Phùng Nguyên lại cho rằng các khớp tay chân tê đau thuộc khí huyết
hư, cấm dùng Khương hoạt, Độc hoạt, đây cũng không khỏi có phần thiên
kiến, không, thuộc thông luận vậy. Vì Khương hoạt, Độc hoạt trị phong,
vốn trị phong hàn thuộc ngoại tà xâm nhập, không trị được phong nhiệt của
huyết hư nội phát, cho nên chứng chóng mặt, xoay xẩm, lảo đảo do can
dương, ắt không thể trị càn bởi thuốc có vị cay, tính ấm, có tính thăng hoặc
tiết được, nếu phạm phải điều cấm kỵ này thì lửa càng hừng lên, cháy lụi cả,
rất đáng sợ. Nhưng khí huyết hư hàn mà có chứng tê dại thì không thổi bằng
khí ấm áp, cũng không thể chấn chỉnh được khi xuân về. Do đó, trong thuốc
tư dưỡng, điều hòa huyết dịch, cũng cần có thuốc để tuyên thông, ôn dưỡng
trợ giúp cho nhau, nhưng công của các vị tá, sứ chỉ có thể dùng ít để dẫn
đường, không nên dùng nhiều (Trương Sơn Lôi).
+ Củ lớn có màu vàng là đúng, gặp gió thổi không lay động (dao),
cây đứng thẳng một mình (độc) nên gọi là Độc dao. Độc hoạt là thuốc dẫn
chạy vào trong và ngoài kinh Túc thiếu âm, chuyên trị đầu phong và phục
phong của kinh Thiểu âm mà không
phải kinh Thái dương. Cổ nhân chia ra hai thứ Khương hoạt và Độc
hoạt vì Khương hoạt khí hùng mạnh, trị được chứng du phong, thủy thấp.
Độc hoạt khí yếu mà kém, tính đi xuống, trị phục phong, thủy thấp, cho nên
chân bị tê thấp dùng nó càng hay. Khương hoạt khí thanh, hành khí, giải tán
tà khí ở phần vinh vệ, Độc hoat khí trọc, hành huyết mà nuôi dưỡng chính
khí của vinh vệ. Khương hoạt có công năng phát biểu, Độc hoạt có công
năng trợ biểu (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Độc hoạt và Khướng hoạt đều là thuốc chuyên trị đau khớp do
phong thấp, thường kết hợp dùng chung với nhau, nhưng Khương hoạt chạy
thẳng lên đỉnh đầu, chạy ngang ra cánh tay, cẳng tay, chuyên trị phong thấp
hàn tà ở chi trên, còn Độc hoạt thì
lại thông hành vùng ngực, bụng, lưng, gối, chuyên trị phong hàn thấp
tà ở nửa thân dưới, đó là trong cái giống nhau có cái khác nhau vậy, nếu đau
khắp toàn thân thì dùng cả hai (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Khương hoạt và Độc hoạt thời xưa cho là một. Sách ‘Thần Nông
Bản Thảo Kinh’ ghi rằng: Độc hoạt còn có tên khác là Khương hoạt, mãi
cho tới Chân Quyền trong ‘Dược Tính Bản Thảo' bắt đầu mới phân chia và
nói lên cách chủ trị của nó, mà sách "Bản Thảo Cương Mục’ lại liệt vào một
chỗ, cho rằng Độc hoạt, Khương hoạt là một thứ mà hai loại, loại lấy ở
Trung Quốc gọi là Độc hoạt, loại lấy ở Tây Khương gọi là Khương hoạt.
Trên thực tế, hình thái của hai vị này khác nhau, khí vị cũng có sai biệt, mặc
dù đều có công dụng khư phong, thắng thấp, nhưng Khương hoạt có khí vị
hùng liệt, tính táo mà tán, sở trường về phát tán biểu tà: còn Độc hoạt khí vị
tương đối nhạt tính cũng tương đối hòa hoãn, chuyên về trị phong thấp tý
thống ở giữa gân cốt, mà tác dụng phải tán giải biểu thì không bằng Khương
hoạt, vì vậy mà cố nhân có thuyết ‘Độc hoạt nhập túc Thiếu âm, trị phục
phong; Khương hoạt nhặp túc Thái âm, trị du phong, phong chạy (du phong)
và phong ẩn núp (phục phong) cũng đã nói lên tác dụng của chúng có sự
khác nhau khi về phần lý hoặc thiên về phần biểu. Trên thực tế lâm sàng
cho thấy hễ có ngoại cảm biểu chứng thì dùng Khương hoạt, chẳng hạn như
bài ‘Cửu Vị Khương Hoạt Thang’, còn phong thấp tý thống, đau thắt lưng
cột sống, xương khớp ê ẩm thì dùng Độc hoạt, hoặc là Khương hoạt, Độc
họat cùng dùng một lúc, chẳng hạn như bài "Độc Hoạt Tang Ký Sinh
Thang', bài 'Khương Hoạt Thắng Thấp Thang", do đó mà ta cũng có thể biết
êf sự khác nhau của Khương hoạt và Độc hoạt ' (Trung Dược Học Giảng
Nghĩa).
+ Khương hoạt và Độc hoạt đều trị phong thấp, đau khớp và thường
dùng chung với nhau. Tuy nhiên, Khương hoạt chạy thẳng đến đỉnh đầu, đi
ngang sang cánh tay, thiên về trị phong hàn thấp ở vùng trên. Độc hoạt chạy
suốt ngực, bụng, lưng, gối, thiên về trị phong hàn thấp ở nửa người bên
dưới. Đó là chỗ khác nhau trong cái giống nhau. Nếu cả cơ thể đau nhức thì
dùng chung Khương hoạt và Độc hoạt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 141_1704.pdf