Dược học đỗ trọng

Xuất xứ:

Bản Kinh.

Tên Hán Việt khác:

Tư trọng (Biệt Lục), Tư tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản

Thảo), Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc (Hòa Hán

Dược Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao, Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên

đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học:

Eucommia ulmoides Oliv.

Họ khoa học:

Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae).

Mô tả:

Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây' cao . từ

15 -20m, đường kính độ 33 -50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ

cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay

hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh

đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn

lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc. Cây đực và cây cái

khác nhau rõ ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với

hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do

hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, đầu quả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở

giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống.

Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có

những sợi nhựa.

pdf20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học đỗ trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC ĐỖ TRỌNG Xuất xứ: Bản Kinh. Tên Hán Việt khác: Tư trọng (Biệt Lục), Tư tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc (Hòa Hán Dược Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao, Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Họ khoa học: Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae). Mô tả: Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây' cao . từ 15 - 20m, đường kính độ 33 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, đầu quả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa. Địa lý: Trung Quốc có trồng nhiều. Đỗ trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam, nhưng chưa phát triển. Thu hái, sơ chế: Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước. Vào tháng 4 - 5 hàng năm, lấy cưa cưa đứt chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, đề giữ cho cây tiếp tục sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cũ, lúc đó lại có thể tiếp tục bóc. Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy ra. Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn. Phần dùng làm thuốc: Vỏ (Cortex Eucommiae). Mô tả dược liệu: Vỏ cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt. Phân biệt với Đỗ trọng nam. + Bắc đỗ trọng: Vỏ dẹt, phẳng, dày 0,1 - 0,4cm, dài rộng khác nhau. Mặt ngoài màu nâu vàng đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của cành cây. Mặt trong nhẵn, nâu tím, hơi mờ. Chất giòn, dễ bé gãy, mặt bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi. Mùi hơi thơm, vị hơi đắng. + Nam đỗ trọng: Vỏ cuộn hình lòng máng, dày l 0,2 - 0,4cm. Mặt ngoài màu vàng sáng có những khoang màu vàng nâu, có nhiều đường nứt dọc. Mặt trong nhẵn, màu nâu, chất cứng, khó bẻ, mặt bẻ có ít nhựa đắng, đàn hồi kém, không mùi, hơi thơm, vị nhạt, hơi chát. Phẩm chất, quy cách: Do vị Đỗ trọng phân bố rộng rãi khắp nơi ở Trung Quốc cho nên mỗi nơi một khác. + Đỗ trọng sản xuất ở Đại ba (Tứ Xuyên) mặt vỏ mịn, dày thịt. + Đỗ trọng ở dẫy núi Lầu sơn (Quý Châu) thì mặt vỏ thô mịn khác nhau, phẩm chất không tốt bằng Tứ Xuyên. + Còn Đỗ trọng ở Thiểm Tây, Hồ Bắc thì vỏ thô, xù xì, mỏng thịt, chất lượng kém hơn cả. Các qui cách chính gồm có: Đỗ trọng dày thịt: Những miếng vỏ khô dày thịt, to, mặt sau có màu đen tím, bẻ gãy có những sợi như sợi bông màu trắng, không bi sâu bệnh hại và trầy sát là tốt nhất. Trong đó chia làm 3 loại theo thứ tự tốt xấu: (1) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô ở mặt vỏ, hai mặt cắt đều dày 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng 53cm. (2) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô bên ngoài, mặt cắt chếch hai đầu dày 3 - 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng 40cm. (3) Cạo hết lớp vỏ khô chết ở ngoài, dày 3-5mm, dài 20 - 60cm, rộng 17 - 40cm. 2 - Đỗ trọng miếng nhỏ: Những miếng nhỏ dày trên 3mm. 3 - Đỗ trọng mỏng thịt: Mặt vỏ mịn như vỏ quế, mặt sau màu đen tím, bẻ gẫy có sợi như sợi bông màu trắng. Trong đó phân làm 3 loại: . Khô kiệt, cạo hết vỏ ngoài, hai đầu cắt thẳng, dài 17 - 93cm, rộng 17 - 40cm. . Khô kiệt, cạo hết vỏ mặt thô mịn khác nhau, cắt vuông góc có độ dày khoảng 3mm, dài 20-93cm, rộng 17 - 40cm. 4- Loại ngoại lệ: Gồm những miếng dài, miếng vụn nhỏ, miếng cuốn cong, miếng rách. Bào chế: 1- Gọt bỏ vỏ dày bên ngoài, mỗi cân dùng chừng 120g mật ong và 40g sữa tô, hòa đều, tẩm kỹ rồi sao cho thật khô là được (Lôi Công Bào Chích Luận). 2 - Gọt bỏ vỏ dày ngoài rồi xắt miếng nhỏ, tẩm nước muối sao cho đứt tơ là được (Bản Thảo Cương Mục). 3 - Tẩm với rượu 40o trong 2 giờ sao vàng cho tới khi đứt tơ là được (Trung Dược Học). 4 - Rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3-5kg, đeo nhau, tơ không thể cắt được, như da rắn, phơi khô sẽ xấu, để vậy dùng sống hoặc ngâm rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Bảo quản: Để nơi khô ráo, không để nơi ẩm ướt dễ bị biến chất, nếu thấy mốc mọt phải đem phơi ngay. Thành Phần Hóa Học: + Gutta – Percha, Alcaloids, Glycoside, Potassium, Vitamin C (Trung Dược Học). + Trong Đỗ trọng có Syringaresinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, 1- Hydroxypinoresinol, Erythro-Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol, Medioresinol (Deyama Y và cộng sự – Chem Pharm Bull,1987, 35 (5): 1785). + Ulmoprenol (Horii Z và cộng sự – Tetraheldron Lettér 1978, (50): 5015). + Vanilic acid, Ursolic acid, Sitosterol, Daucosterol (Lý Đông – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 528). + Augoside, Harpagide acetate, Reptóide Bianco A và cộng sự – Tetrahedron 1974, 30: 4117). Tác Dụng Dược Lý: + Tác dụng hạ áp: Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư gĩan cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học) nhưng tác dụng hạ áp thời gian ngắn (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Thuốc có tác dụng hạ Cholesterot huyết thanh, dãn mạch, tăng lưu lượng máu của động mạch vành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng chống co giật và giảm đau (Trung Dược Học). + Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệâm chứng minh thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn, làm cho tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu (Trung Dược Học). + Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn Coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị cay, tính bình (Bản Kinh). + Vị ngọt, tính ôn, không độc (Biệt Lục). + Vị đắng (Dược Tính Bản Thảo). + Vị ngọt, hơi cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Quy kinh: + Vào kinh Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào kinh Can và Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tác dụng: + Bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, cường chí (Bản Kinh). + Nhuận can táo, bổ can hư (Bản Thảo Bị Yếu). + Bổ can, thận, cường cân cốt, an thai (Trung Dược Học). + Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chủ trị: + Trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt, lưng đau (Bản Kinh). + Trị chân đau nhức không muốn bước (Biệt Lục). + Trị lưng gối đau nhức, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộâ ngứa, tiểu són, có thai bị rong huyết, trụy thai (Bản Thảo Bị Yếu). + Trị chứng thận hư, lưng đau, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai (Trung Dược Học). + Trị cột sống đau nhức, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, thai động, rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều lượng: 8-12g, có thể dùng đến 40g. Kiêng kỵ: + Ghét Huyền sâm, Xà thoái (Bản Thảo Kinh Giải). + Không phải Can Thận hư hoặc âm hư hỏa vượng: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Âm hư có nhiệt: dùng thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị mồ hôi trộm sau khi bị bệnh, chảy nước mắt sống: Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 20g với nước lúc ngủ (Trửu Hậu phương). + Trị phong lạnh làm thương tổn thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư: Đỗ trọng 640g, xắt, sao với 2 thăng rượu, ngâm trong 10 ngày, ngày uống 3 lần (Thế Y Đắc Hiệu Phương). + Trị có thai 2 – 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thai: Đỗ trọng (tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Tán bột. Dùng nhục Táo nẫu kỹ lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên, uống với nước cơm (Đỗ Trọng Hoàn – Chứng Trị Chủan Thằng). + Trị thắt lưng đau do thận hư: Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng với sữa tô 1 cân, chia làm 10 thang, mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với 1 thăng nước cho tới canh năm, sắc còn 3 phần, giảm còn 1, lấy nước, bỏ bã, rồi lấy 3 - 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp, bỏ tiêu muối vào như nấu canh uống lúc đói (Hải Thượng Phương). +Trị lưng đau do thận hư: dùng phối hợp với các vị thuốc bổ thận khác: . Nếu thận dương hư, dùng Thục địa 26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Đỗ trọng 16g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục quế 8g, Đương quy 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế làm hoàn (Hữu Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư). . Nếu thận âm hư: dùng: Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Cẩu tích 12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế với mật làm hoàn (Tả Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư). + Trị quen hư thai, hoặc có thai cứ tới 4 - 5 tháng là hư. Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ trọng, Lấy gạo nếp sắc lấy nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứ thuốc trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- a0 viên lúc đói (Giản Tiện phương). + Trị các loại bệnh sau khi sinh (sản hậu) hoặc thai không yên: Đỗ trọng bỏ vỏ thô ngoài, để trên tấm ngói sấy khô, bỏ vào cối gỗ, gĩa nát, nấu Táo nhục cho thật nhừ, trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống l viên với nước cơm, ngày 2 lần (Thắng Kim phương). + Trị liệt dương, di tinh do thận hư: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục đia 320g, Mạch môn đông, Sơn dược, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 160g (Thập Bổ Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).). + Trị lưng đau do thận hư, tay chân tê mỏi, không có sức: Đỗ trọng, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Hồ lô ba, Bổ cốt chỉ, Đương quy, Tỳ giải, Bạch tật lê, Phòng phong, mỗi thứ 2 phần, Nhục quế 1 phần, Thận heo 1 cặp (nấu chín, quết nhuyễn). Trộn lại, hoàn với mật ong, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước (Ổi Thận Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị thắt lưng đau do thận hư kèm phong hàn: Đỗ trọng, Đơn sâm, mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6g, Quế tâm 4g, Tế tân 6g. Ngâm rượu, uống (Đỗ Trọng Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị đàn bà có thai quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sống) 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Đại táo 40 trái. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sao), Tục đoạn, Tang ký sinh, Bạch truật (sao đất sét), mỗi thứ 20g, A giao châu, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo mỗi thứ 80g, Đơn bì, Thục địa, mỗi thứ 40g, tán bột làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, với nước (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Tang ký sinh, mỗi thứ 16g, Mẫu lệ (sống) 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị thắt lưng đau do thận hư, yếu từ thắt lưng xuống chân: Đỗ trọng, Ngưu tất, Câu kỷ tử, Tục đoạn, Bạch giao, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử, Hoàng bá, Sơn dược (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị liệt dương, di tinh: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch môn, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 18Og, tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt (Thập Bổ Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị phụ nữ có thai dọa sẩy thai, động thai: Đỗ trọng sống 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Sơn dược 20g, Cam thảo 4g, Đại táo 20 quả, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị sẩy thai nhiều lần: Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Tang ký sinh, Bạch truật (sao), A giao, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g, sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo, mỗi thứ 80g, Đơn bì Thục địa, mỗi thứ 40g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Tang ký sinh mỗi thứ 16g, Mẫu lệ sống 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị đau dây thần kinh tọa: Đỗ trọng 30g nấu với thịt thăn heo trong 30 phút, bỏ Đỗ trọng, ăn thịt heo mỗi ngày 2 lần, liệu trình 7- 10 ngày, tác giả chữa 6 ca kết quả tốt (Học Báo Y Học Viện Phong Phu 1979, 1: 36) Tham khảo: + Hư nhược mà mình cứng đơ đó là do phong làm thắt lưng không cử động được, cần phải thêm Đỗ trọng (Dược Tính Bản Thảo). + Đỗ trọng trị Thận suy làm thắt lưng và cột sống co rút (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo). + Đỗ trọng nhuận được can táo, bổ can kinh sinh ra chứng hư phong (Thang Dịch Bản Thảo). + Đỗ trọng có thể làm cho xương cốt dẻùo dai (Dụng Pháp Tượng Luận). + Đỗ trọng vị cay, khí bình, không có độc. Sách ‘Biệt Lục’ lại nói là có vị ngọt tính ấm. Sách ‘Dược Tính Bản Thảo’ lại nói Đỗ trọng vị đắng, tính ấm. Như vậy, vị cay, ngọt là chính, còn đắng là thứ yếu và nhiều ấm, mà bình thì ít. Đỗ trọng có khí bạc vị hậu, nhập vào kinh Túc thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ). + Hoàng Cung Tú nói: Thục địa tư bổ Can Thận, đi vào trong tinh tủy của cân cốt; Tục đoạn điều bổ cân cốt, ở chỗ khí huyết của các đầu khớp gấp; Đỗ trọng bồi bổ Can thận, đi thẳng vào phần dưới của khí huyết ở cân cốt (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Đỗ trọng có công năng bổ can, tư thận, vì can chủ cân, thận chủ cốt, thận đầy đủ thì xương cốt mạnh, can đầy đủ thì gân khỏe mạnh, co duỗi mạnh đều thuộc ở gân, vì vậy Đỗ trọng nhập vào can mà bổ thận, con có thể làm cho mẹ đầy đủ (Tử năng linh mẫu thực) đểø trị can và thận đều bất túc, là thuốc chính yếu đề trị lưng đau gối mỏi. Bài ‘Thanh Nga Hoàn’ kết hợp Bổ cốt chỉ, Hồ đào nhục để trị lưng đau do thận hư, Bài ‘Bảo Dựng Hoàn’ của sách Bị Cấp Thiên Kim Phương dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Sơn dược. Bài ‘Đỗ Trọng Hoàn’ của sách Chứng Trị Chuẩn Thằng, dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Táo nhục đều là những phương thuốc an thai. Tuy nhiên, Đỗ trọng tính của nó trầm mà giáng, mà Tục đoạn cũng thông huyết mạch, nên thận hư làm cho động thai dùng nó trước tiên là tốt vậy. Nếu do khí hư mà huyết không vững, mà lại dùng Đỗ trọng sẽ làm cho khí hãm xuống không thăng lên được, gây ra thoát huyết không cầm. Điều này thầy thuốc không thể không biết được (Trung Dược Học Giảng Nghĩa). + Tuy trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng hạ áp nhưng trên lâm sàng dùng độc vị Đỗ trọng tác dụng thấp (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). Phân biệt: 1- Hiện nay ở Việt Nam có nơi dùng vỏ một cây trong họ Trúc đào, với tên là Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam hay Nam đỗ trọng [Parameria laevigata (juss.) Moldenke = Parameria glandurifera Benth. Họ Apocynaceae. Đó là dây leo dài 5 - IOm, Lá hình bầu dục, thuôn hay hình trái xoan ngược, có mũi nhọn dài, nhọn hay tù ở chóp, có góc ở gốc, mặt trên sáng bóng, có mép hơi cong về phía dưới, dạng màng, thường mọc đối và có khi mọc vòng 3. Hoa trắng thơm xếp thành xim dạng ngù ở ngọn cây. Quả gồm 2 quả dại, dài 15 - 30cm: rẽ đôi, nhọn nhẵn. Mào lông mềm, trắng, dài 2 - 5cm. Mùa hoa quả từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Cây mọc hoang trong rừng và lùm bụi. Có thể thu hái vỏ quanh năm, đem về xắt nhỏ, phơi khô hay sao. Cây chứa một chất nhựa như cao su, bẻ ra cũng có nhiều tơ nhưng không dai và kéo dài và óng ánh như tơ của Đỗ trọng bắc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng để trị huyết áp cao, gây dãn mạch và thay thế cho vị Bắc đỗ trọng, cần nghiên cứu lại. 2 - Ở miền Trung, còn dùng vỏ một vài cây trong chi Euonymus họ Celastraceae. 3 - Xem thêm: Đỗ trọng đằng. 4 - Phân biệt Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cũng có người gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf142_4417.pdf
Tài liệu liên quan