Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Việt Nam:
Tên Hán Việt khác:
Thổ long (Biệt Lục), Địa long tử (Dược Tính Luận), Hàn hán, Hàn
dẫn, Phụ dẫn (Ngô Phổ Bản Thảo), Cẩn dần, Nhuận nhẫn, Thiên nhân đạp
(Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo), Kiên tàm, Uyên thiện, Khúc thiện, Thổ
thiện, Ca nữ (Bản Thảo Cương Mục), Dẫn lâu, Cận tần, Minh thế, Khước
hành, Hàn hân, Khưu (khâu) dẫn, Can địa long, Bạch cảnh khâu dẫn (Trung
Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Giun đất, Trùn đất (Dược Điển Việt Nam).
Tên khoa học:
Lumbricus.
Họ khoa học:
Megascolecidae.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học địa long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
ĐỊA LONG
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Việt Nam:
Tên Hán Việt khác:
Thổ long (Biệt Lục), Địa long tử (Dược Tính Luận), Hàn hán, Hàn
dẫn, Phụ dẫn (Ngô Phổ Bản Thảo), Cẩn dần, Nhuận nhẫn, Thiên nhân đạp
(Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo), Kiên tàm, Uyên thiện, Khúc thiện, Thổ
thiện, Ca nữ (Bản Thảo Cương Mục), Dẫn lâu, Cận tần, Minh thế, Khước
hành, Hàn hân, Khưu (khâu) dẫn, Can địa long, Bạch cảnh khâu dẫn (Trung
Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Giun đất, Trùn đất (Dược Điển Việt Nam).
Tên khoa học:
Lumbricus.
Họ khoa học:
Megascolecidae.
Mô tả:
Các loài giun đất chỉ Lumbricus thuộc họ Lumbricidae và chi
Pgeretima thuộc họ Megascolecidae đều được dùng làm thuốc. Chi giun ở
nước ta mới được xác định Pheretima SP., dài chừng 10-35cm, thô chừng 5-
15mm, thân có nhiều đốt, ở mặt bụng và 2 bên thân có 4 đốt lông ngắn rất
cứng giúp nó di chuyển được, vòng đai chiếm 3 đốt thứ 14-16. Giun đất tuy
có quan hệ chủng loại phát sinh gần với giun nhiều tơ, nhưng cấu tạo cơ thể
đã biến đổi để phù hợp với đời sống chui rúc ở trong đất. Giun đất lưỡng
tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt. Khi trưởng thành, cơ thể giun đất
hình thành đai sinh dục. Tuy lưỡng tính, nhưng chúng lại tiến hành thụ tinh
chéo. Hai con giun châu đậu lại với nhau, đai sinh dục của con này ép vào lỗ
nhận tinh của con kia. Tinh dịch tiết ra từ lỗ sinh dục đực, nhờ hệ co gĩan sẽ
chui vào túi nhận tinh của đối phương. Sau khi thụ tinh thì hai con rời nhau.
Sau vài ngày đai sinh dục dầy lên, do chất bài tiết từ tuyết biểu bì của đai
sinh dục, thành một vòng đai đón nhận một ít trứng, tuột dần về phía trước,
khi qua túi nhận tinh lấy tinh dịch để trứng thụ tinh. Vòng luồn qua đầu như
kiểu tháo áo chui đầu. Vòng đai được bao bít hai đầu thành kén. Mỗi kén có
từ 1 -20 trứng, phát triển không qua giai đoạn ấu trùng. Giun đất đặc biệt
không có mắt, nhưng vẫn có cảm giác với ánh sáng là nhờ các tế bào cảm
giác ánh sáng riêng lẻ phân tán dưới da. Giun đất chưa có cơ quan hô hấp
riêng, nên qua kiểu hô hấp qua da. Da giun thường xuyên ẩm, nhờ vậy
không khí thấm vào được dễ dàng, chính vì lẽ đó mà những ngày trời nắng
giun đất không bò lên mặt đất. Giun đất sợ ánh sáng, nhưng sau những trận
mưa rào đã làm cho đất nhão thành bùn bắt buộc chúng phải lũ lượt bò lên
mặt đất để thở. Giun đất ăn mùn hữu cơ có lẫn trong đất, chúng dùng môi
đào đất và nuốt đất vào ruột, khi thức ăn cùng với đất vào ống tiêu hóa, các
tuyến tiêu hóa sẽ tiết ra các chất dịch để tiêu hóa chất mùn hữu cơ. Giun đất
thải ra những viên bã và đất tròn xíu, mà ta thường gọi là Cứt giun, Cứt trùn
trong Đông y gọi là Khâu dẫn nê hay Địa long nê.
Địa lý:
Giun đất ưa sống ở những nơi đất ẩm và gìau mùn hữu cơ. Ban ngày
chúng lẫn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của
giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất, và chính hoạt động của
giun đất đã đóng góp phần đáng kể trong việc thay đổi đặc điểm lý hóa
được. Giun đất thường phân bố hẹp. Loại có khoang trắng tốt nhất.
Thu bắt, sơ chế:
Đào lấy thứ khoang cổ, loại gìa. Hay gặp nơi mô đất ẩm, đền đình
chùa, gốc bụi chuối lâu năm. Muốn bắt dễ dàng, lấy nước lá Nghễ răm hay
nước Bồ kết, nước Chè, ngâm nước đổ lên đất thì giun bò trườn lên. Người
ta bắt bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm hoặc tro, rồi rửa sạch bằng
nước ấm cho sạch chất nhớt, ép đuôi vào gỗ sau đó mổ dọc thân giun, rửa
sạch đất trong bụng, phơi hoặc sấy khô cất dùng. Không dùng giun tự nhiên
lên mặt đất (có bệnh mới lên).
Mô tả dược liệu:
Toàn thể đã được cắt phẫu, biểu hiện một phiến dài nhỏ cong nhăn
teo, dài chừng 12cm-20cm, rộng chừng 10mm-17mm, toàn thân có nhiều
khoang vòng, hai đầu dầy mà cứng còn có sợi thịt mỏng tồn tại, chính giữa
rất nhỏ, bán trong suốt, hai bên có màu đen tro, chính giữa màu vàng nâu,
chất thu khó bẻ gẫy.
Bào chế:
1- Khi dùng Khâu dẫn, nếu muốn uống phải dùng khô, sao cho khô và
làm vụn đi (Danh Y Biệt Lục).
2- Dùng 16 lượng Địa long, ngâm nước vo gạo 1 đêm, vớt ra để khô
tẩm rượu một ngày sấy khô, rồi sao chung với Xuyên tiêu, gạo Nếp, mỗi thứ
2 chỉ rưỡi. Hễ gạo nếp chín vàng là được (Lôi Công Bào Chế).
3- Khi dùng sậy khô tán bột, hoặc trộn muối vào cho hóa ra nước,
hoặc đốt tồn tính, tùy theo trường hợp mà dùng (Bản Thảo Cương Mục).
4- Ngày nay người ta dùng bằng cách sau khi chế sơ chế xong tẩm
rượu hoặc tẩm gừng sao qua tán bột để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Tránh ẩm, đựng lọ kín.
Cách dùng:
Sắc uống nước, gĩa sống hoặc tán bột trộn vào hoàn tán.
Thành phần hoá học
+ Lumbroferine, Lumbritin, Terrestro-lumbrolysin, Hypoxathine, Xan
thine, Adenine, Guanine, Choline, Guanidine, nhiều loại Acid amin, Vitamin
và muối hữu cơ (Trung Dược Học).
+ Lumbritin, Lumbofebin, Terrestro-lumrilysin (Sinh Dược Học Khái
Luận (Nhật Bản), Nhật Bản Nam Giang Đường 1990: 354).
+ Hypoxanthine, Xanthine, Adenine, Guanine, Guanidine, Choline,
Alanine, Valine, Leucine, Phenylalanine, Tyrosine, Lysine (Giang Tô Tân
Y Học Viện, Trung Dược Đại Từ Điển (Q. Hạ), Thượng Hải Nhân Dân Xuất
Bản 1977: 2111).
Tác dụng dược lý
+ Tác dụng hạ nhiệt, an thần (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với phế quản : thuốc làm gĩan phế quản nên có tác
dụng hạ cơn suyễn (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng hạ huyết áp chậm mà lâu dài, có thể do làm gĩan
mạch nội tạng (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng kháng Histamin và chống co giật (Sổ Tay Lâm
Sàng Trung Dược).
+ Thuốc làm tăng hoạt tính dung giải của Fibrin chống hình thành
huyết khối. Có tác dụng hưng phấn tử cung, chất chiết xuất diệt tinh trùng
(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Thuốc có tác dụng phá huyết do chất Lumbritin (Nhật Bản 1911).
+ Tác dụng giải nhiệt: cho uống 12g bột Địa long, thấy có tác dụng
hạ sốt. Đối với bệnh nhân sốt do cảm nhiễm, cho uống 0,3g thấy có tác dụng
giảm sốt. Tác dụng giảm sốt xuất hiện sau nửa giờ đến 3 giờ, từ 2-5 giờ thì
hết sốt, trở lại bình thường (Phó Tuấn Lục, Thiểm Tây Trung Y 1980, 10
(3): 138).
+ Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Trị trúng phong (não thốt
trúng khuyết huyết tính). Dùng dịch Địa long chích 10g/kg vào khoang bụng
chuột bị chứng não thiếu máu bị trúng phong, thấy các triệu chứng giảm nhẹ
(Uông Bội Căn, Sơn Tây Y Dược tạp Chí 1984, 13 (3): 133).
Tính vị:
+ Vị mặn, tính hàn (Bản Kinh).
+ Tính rất hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị mặn. Tính hàn (Trung Dược Học)..
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Phế (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Vị, Thận (Dược Nghĩa Minh Biện).
+ Vào 3 kinh Tỳ, Vị, Thận (Trung Dược Học).
Tác dụng:
+ Đại giải nhiệt độc, hành thấp bệnh (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).
+ Thanh Thận, khứ nhiệt, thấm thấp, hành thủy, trừ thấp nhiệt ở Tỳ
Vị, thông đại tiện thủy đạo (Y Lâm Toản Yếu).
+ Trừ phong thấp, đờm kết, khứ trùng tích, phá huyết kết (Đắc Phối
Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, trấn kinh, lợi niệu, giải độc (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị sốt cao phát cuồng, động kinh co giật, hen phế quản, di chứng
bại liệt nửa người, đau nhức do phong thấp, tiểu không thông.
Liều lượng: 8-12g. Trường hợp loét hạ chi mãn tính, dùng Giun đất
tươi đâm nhuyễn với đường cát trắng đắp bên ngoài.
Kiêng kỵ:
+ Hư hàn mà không có thực nhiệt thì cấm dùng. Sợ Hành.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị thương hàn nhiệt kết 1-7 ngày, nổi cuồng nổi loạn thấy ma qủy
muốn bỏ chạy: Khâu dẫn nửa cân bỏ đất bùn, lấy nước Đồng tiện nấu uống,
hoặc dùng sống gĩa vắt lấy nước cho uống (Trửu Hậu Phương).
+ Trị tinh hoàn sưng hoặc thụt vào trong bụng, đau nhức khó chịu,
thân thể nặng nề, đầu không thể dậy được, bụng dưới nóng đau, co thắt
muốn chết: Khâu dẫn 24 con, sắc với một đấu nước còn 3 thăng, uống ngay.
Hoặc lấy Khâu dẫn thật nhiều, gĩa vắt lấy nước uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị tiêu ra huyết do cổ độc: Khâu dẫn 14 con, 3 thăng giấm, ngâm
cho tới khi Giun chết, lấy nước đó uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị tay chân sưng đau muốn rời ra: Giun đất 3 thăng, 5 thăng nước,
gĩa vắt lấy nước 1 thăng rưỡi uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị răng đau nhức: Giun đất, tán bột xức vào (Thiên Kim phương).
+ Trị mắt đỏ đau: dùng Địa long 10 con sao tán bột, uống với nước trà
3 chỉ (Thánh Huệ phương).
+ Trị lợi răng chảy máu không cầm: bột Địa long, Khô phàn mỗi thứ
4g, Xạ hương một ít, nghiền đều, xức vào một ít (Thánh Huệ phương).
+ Trị ngón tay đau nhức: Khâu dẫn gĩa nhỏ, đắp vào (Thánh Huệ
phương).
+ Trị lưỡi sưng cứng, không trị có thể chết người: Khâu dẫn 1 con, lấy
muối hòa vào ngậm, sẽ giảm từ từ (Thánh Huệ phương).
+ Trị họng, thanh quản sưng đột ngột không ăn được: Địa long 14
con, gĩa nát, đắp ngoài họng, lại lấy 1 con hòa nước muối bỏ vào chút mật
ong uống (Thánh Huệ phương).
+ Trị tai chảy mủ: Địa long (còn sống) nghiền nát, trộn với nước Hành
và mỡ heo, bọc bông nhét vào tai, hoặc dùng bột Địa long thổi vào (Thánh
Huệ phương).
+ Trị trĩ mũi: Địa long sao 0,4g, Nha trạo 1 miếng, tán bột, trộn với ít
mật ong, hòa ít nước lạnh, nhỏ vào lỗ mũi (Thánh Huệ phương).
+ Trị ráy tai khô cứng không ra: Khâu dẫn, bỏ vào trong lá Hành,
nghiền nát, hòa thành nước, nhỏ vào đầy lỗ tai vài lần thì ra (Thánh Huệ
Phương).
+ Trị côn trùng vào tai: Địa long tán bột, bỏ vào trong Hành, hòa
thành nước, nhỏ vào (Thánh Huệ phương).
+ Trị dương độc kết tụ ở hông, đè vào rất đau, thở như suyễn, táo bón,
cuồng loạn: Địa long sống 4 con, rửa sạch, nghiền nát như bùn, thêm một ít
gừng tươi, một muỗng mật ong, một ít nước Bạc hà, lấy nước mới lấy ở
dòng sông lên, nấu sôi quá thì thêm một ít Phiến não, mồ hôi ra thì đỡ,
không đỡ dùng tiếp (Thương Hàn Uẩn Yếu phương).
+ Trị đau nhức do đầu phong: vào ngày mùng 5 tháng 5, chọn Khâu
dẫn, trộn với một ít Long não, Xạ hương, làm thành viên to bằng hạt ngô
đồng lớn. Mỗi lần lấy 1 viên trộn với nước gừng, nhét vào trong lỗ mũi.
Đau bên phải nhét bên trái và ngược lại (Long Châu Hoàn - Thánh Tễ Tổng
Lục).
+ Trị điếc do bế khí: Khâu dẫn, Xuyên khung, mỗi thứ 20g, tán bột,
mỗi lần uống 8g với nước sắc Mạch môn (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ứ huyết do thấp đàm, kinh lạc ứ tắc gây đau: Xuyên ô đầu, Thảo
ô đầu, Địa long, Thiên nam tinh, mỗi thứ 8g, Nhũ hương, Một dược, mỗi thứ
6g. Tán bột, chưng với rượu hồ làm thành viên. Mỗi lần uống 1 viên với
nước sắc Kinh giới hoặc Tứ Vật Thang (Hoạt Lạc Đơn – Hòa Tễ Cục
Phương).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt: Địa long sao, tán bột, nước Gừng, Bán
hạ, Xích phục linh các vị bằng nhau, tán bột, uống 2-4g với nước Sinh
khương, Kinh giới, Bạc hà (Phổ Tế phương).
+ Trị răng sâu đau: Địa long, hòa nước muối, trộn Miến, nhét vào
trên răng (Phổ Tế phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh cấp: Khâu dẫn tươi 1 con, gĩa nát, bỏ vào 1
viên Ngũ Phước Hóa Độc Đơn, tán bột, rồi sắc uống với nước sắc nước Bạc
hà (Ngũ Phước Hoàn – Phổ Tế Phương).
+ Trị kinh phong, phiền loạn, trẻ con kinh phong mạn tính, tâm thần
buồn bực, phiền não, gân mạch co quắp, vị hư, ký sinh trùng trong ruột
quậy, uốn ngược mình mà la hét: Nhũ hương 2g, Hồ phấn 8g. Nghiền đều,
lấy Khâu dẫn khoang cổ, gĩa nát, trộn thuốc bột làm thành viên to bằng hạt
mè lớn. Mỗi lần uống 7-15 viên với nước Hành sắc (Nhũ Hương Hoàn - Phổ
Tế phương).
+ Trị họng sưng nghẹt: lấy Giun đất nghiền với dấm ăn, cho nuốt dần,
mửa ra đàm máu thì tốt (Phổ Tế phương).
+ Trị da đầu nổi vẩy trắng: bột Địa long, cho vào một ít Khinh phấn,
trộn với dầu mè, xức vào (Phổ Tế phương).
+ Trị viêm quầng (đơn độc): Khâu dẫn 1 con, để nguyên đất, gĩa
nhuyễn, đắp vào (Phổ Tế Phương).
+ Trị sốt rét bứt rứt, bón nhiều: Địa long sống 4 con, rửa sạch, nghiền
nát như bùn, thêm một ít gừng tươi, một muỗng mật ong, một ít nước Bạc
hà, lấy nước mới lấy ở dòng sông lên, nấu sôi quá thì thêm một ít Phiến não,
mồ hôi ra thì đỡ, không đỡ dùng tiếp, rất có hiệu quả (Trực Chỉ phương).
+ Trị tiểu không thông: Khâu dẫn, gĩa nát, ngâm nước lọc lấy nước
cốt nửa chén, uống ngay (Đẩu Môn phương).
+ Trị người lớn tuổi bị bí tiểu: Giun đất khoang cổ trắng, Hồi hương,
2 vị bằng nhau, gĩa ép lấy nước uống (Châu Thị Tập Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ bí tiểu do nhiệt kết: Địa long loại lớn, quết như bùn, bỏ
vào một ít mật ong, đắp ở ngọc hành và dịch hoàn. Đốt Tàm thoái 4g, Chu
sa, Long não, Xạ hương, mỗi thứ một ít, lấy Mạch môn, Đăng tâm sắc nước
uống với thuốc (Toàn Ấu Tâm Giám phương).
+ Trị kinh phong mạn tính suy nhược quá: Phụ tử bỏ vỏ, rốn, nghiền
sống, lấy Khâu dẫn khoang trắng bỏ trong đó mà lăn, cạo bột Phụ tử dính
phía trên Khâu dẫn, làm viên to bằng hạt gạo, mỗi lần uống 10 viên với nước
cơm (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị kinh phong cấp, mạn tính: ngày mồng 5 tháng 5, chọn Khâu dẫn,
lấy dao tre cắt làm hai đoạn, đoạn nhảy nhanh để ra một bên, đoạn nhảy
chậm để ra một nơi, nghiền nát riêng, bỏ vào một ít bột Chu sa, làm thành
viên. Cần nhớ là nếu cấp kinh phong thì dùng bột của đoạn nhảy chậm, mỗi
lần uống 5-7 viên với nước sắc Bạc hà (Kinh Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ tinh hoàn bị sưng: Địa long còn nguyên đất, quết
nhuyễn, trộn nước đắp vào (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
+ Trị đau một bên hay chính giữa đầu không chịu đựng được, dùng
Địa long bỏ đất, sấy khô, Nhũ hương các vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần
dùng 2g, vấn lại như vấn thuốc hút, để lên lửa đèn, lấy mũi hít hơi khói ấy
(Thánh Huệ Long Hương Tán - Chiêm Liệu phương).
+ Trị răng đau, răng lung lay: Địa long khô, sao, Ngũ bội tử sao, hai vị
bằng nhau, tán bột , trước hết lấy Gừng tươi xát vào răng, sau đó xức thuốc
bột vào Ngựcï Dược Viện phương).
+ Trị điếc đột ngột: Khâu dẫn bỏ vào muối, hành, trộn chung thành
nước, lấy nước đó, nhỏ vào tai (Thắng Kim phương).
+ Trị hạch lao ở cổ lở chảy nước: dùng đoạn dưới của rễ Kinh giới sắc
nóng rửa. Dùng lá Hẹ trên đất có Khâu dẫn 1 nắm, hái lúc canh năm, để trên
lửa hồng, cho khô. Tán bột. Mỗi một muỗng bỏ vào Nhũ hương, Một dược,
Khinh phấn mỗi thứ 2g, Xuyên sơn giáp 9 miếng vẩy, sao, tán bột, trộn với
dầu xức vào (Bảo Mệnh Tập phương).
+ Trị nhện cắn bị thương: lấy 1 lá Hành, bỏ đầu nhọn, đem Khâu dẫn
bỏ vào trong ống lá, ép 2 đầu đừng để cho mất hơi, lắc cho ra nước, bôi vào
nơi chỗ cắn (Đàm Thị Tiểu Nhi phương).
+ Trị sa trực trường dương chứng: lấy Kinh giới, Sinh khương sắc
rửa, lấy Địa long (bỏ đất) 40g, Phác tiêu 8g, tán bột, trộn với dầu bôi vào
(Toàn Ấu Tâm Kính phương).
+ Trị phong cùi đau, ngứa: Khâu dẫn khoang trắng (bỏ đất), lấy Táo
nhục nghiền nát, trộn làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống
60 viên với rượu. Cử ăn gừng, tỏi, (Hoạt Nhân Tâm Thống phương).
+ Trị nhọt độc đã vỡ mủ: Lá Hẹ trên đất có giun đất, gĩa nát lấy nước
đắp vào, ngày thay 3-4 lần (Phù Thọ Tinh phương).
+ Trị nhọt độc đã vỡ miệng: Địa long, Ngô thù du, tán bột, trộn dấm,
hòa với Miến sống đắp dưới lòng bàn chân (Trích Huyền phương).
+ Trị sốt cao co giật : Địa long 10g, Toàn yết 3g, Câu đằng, Kim ngân
hoa đều 12g, Liên kiều 10g, sắc uống. Hoặc dùng Địa long 100g, Chu sa
30g, tán nhuyễn, làm viên. Mỗi lần uống 3g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
+Trị hen suyễn : Địa long 12g, sắc uống hoặc dùng bột Địa long khô,
mỗi lần 3-4g, ngày uống 2 lần. Hoặc dùng Địa long, Cam thảo tươi, lượng
bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 4—5g. Ngày hai lần (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị sỏi đường tiểu : Địa long đỏ, Củ tỏi, Lá khoai lang đỏ, lượng vừa
đủ, gĩa nát, đắp vùng bụng dưới, kết hợp uống thêm thuốc lợi tiểu (Sổ Tay
Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị huyết áp cao : uống cao lỏng Địa long 40%, mỗi lần 10ml, ngày
3 lần, đạt kết quả tốt (Mao Văn Hồng, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí
1959, 4 : 39).
+Trị động kinh do chấn thương :Địa long khô 3-6g, sắc uống mỗi
ngày. Liệu trình 2-12 tháng, bình quân 5,5 tháng. Trị 20 ca, khỏi 16, chuyển
biến tốt 3. tỉ lệ có kết quả 95% (Chu Văn Chính, Hà Bắc Y Dược Tạp Chí
1983, 3 : 48).
+ Trị bệnh tâm thần phân liệt : Địa long 30g, Đường trắng 10g, sắc,
chia 2 lần uống sáng tối. Mỗi tuần uống 6 thang, 60 thang là một liệu trình,
có kết hợp thuốc an thần. Trị 30 ca, kết quả trước mắt 18 ca, số có kết quả
nhiều, có tiến bộ và không kết quả, mỗi thứ 4 ca. Tổ II dùng Địa long tiêm
bắp, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4ml (mỗi ml tương đương 1g thuốc), kết hợp
với thuốc an thần liều nhỏ. Trị 50 ca, khỏi 11, có kết quả rõ 14, có tiến bộ
12, không kết quả 13.
Tổ III dùng nước sắc Địa long, uống giống như tổ I. trị 30 ca, kết quả
khỏi 2, có kết quả 7, có tiến bộ 8, không kết quả 13. kết quả tốt hơn đối với
suyễn ứ huyết thực chứng (Thế Đức, Triết Giang Trung Y Dược 1979, 11 :
440).
+ Trị mề đay, dị ứng : Dung dịch Địa long 100% chích bắp, mỗi lần
2ml, 10 lần là một liệu trình, thường trị 1-2 liệu trình. Theo dõi 100 ca, tỉ lệ
kết quả đạt 84% (Tân Y Học Tạp Chí 1976, 4 : 178).
Tham khảo:
+ Khâu dẫn vị mặn tính lạnh, có tác dụng giáng tiết, chạy xuyên suốt
khắp kinh lạc lại có thể thanh nhiệt chống co giật, lợi tiểu, bình suyễn. Đào
Hoằng Cảnh ghi rằng có thể khử giun sán rất hiệu quả. ‘Trửu Hậu Phương’
dùng nó để trị sưng tinh hoàn hoặc tinh hoàn thụt lên đau bụng thắt không
chịu nổi. Vì vậy mà Khấu Tông Thích lại dùng trong các chứng bệnh phong
đi xuống do thận. Ấy là những cái hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu
thêm trong lâm sàng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Theo báo cáo mới đây, dùng Địa long kết hợp với các thứ sau có thể
phòng trị chứng ung thư, như: Địa long, Ngô công, Phong phòng (tổ ong),
Bồ công anh, Bản lam căn, Toàn yết, Xà thoái mỗi thứ 40g. Bạch hoa xà
thiệt thảo nửa cân. Tán bột luyện mật làm viên, mỗi viên 8g. Uống sáng 1
viên, tối 1 viên với nước nóng. Lại có thể trị bệnh áp huyết cao, tán bột hoặc
sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Phân biệt:
1- Ở Trung Quốc còn dùng các con Pheretima asiatica Michaelsen và
Allolobophora caliginosa Trapezoides,.. thuộc họ Megasclo lecidae, để làm
thuốc.
2- Cần phân biệt với Rắn giun là một giống rắn có tên khoa học là
Tpholops. Thoáng nhìn, ta dễ lẫn rắn giun với giun đất vì rắn cũng có cỡ lớn
và màu nâu thẫm bóng láng như giun. Nếu quan sát kỹ một chút, ta sẽ thấy
thân rắn giun phủ vẩy như rắn. Đây là một loài rắn thực sự, do điều kiện
sống chui dưới đất như giun, nên có hình dạng tương tự giun. Thân rắn giun
hình trụ, có vẩy nhẵn bóng giúp con vật chui luồn dễ dàng. Mõm nhọn sắc,
giúp con vật dễ khoan lỗ trong đất mềm. Đuôi ngắn có vẩy nhọn là chỗ tựa
trên đất giúp rắn trườn về phía dưới. Mắt nhỏ ẩn dưới vẩy bên đầu, nên tránh
khỏi sây sát khi rắn luồn trong đất. Rắn giun đào hầm dưới đất có khi sâu tới
hàng mét và ăn các loại giun và sâu bọ ấu trùng ở đất. Người ta thường gọi
là “Rắn hổ giun”, không cắn được người (Danh Từ Dược Học Đông Y)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 144_9947.pdf