Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Việt Nam:
Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa
tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan,
Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gìa căn (Hòa Hán Dược
Khảo), Tính cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Cortex lycci Sinensis.
Họ khoa học:
Solanaceae.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học địa cốt bì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
ĐỊA CỐT BÌ
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Việt Nam:
Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa
tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan,
Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gìa căn (Hòa Hán Dược
Khảo), Tính cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Cortex lycci Sinensis.
Họ khoa học:
Solanaceae.
Mô tả:
Địa cốt bì là vỏ rễ của cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill) thuộc họ
Solanaceae. (Xem: Câu kỷ tử).
Phân biệt:
Ở một số nơi trong nước ta, cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ
rễ của cây Đại thanh (Isatis tinctoria L.,) hoặc vỏ của cây rễ Bọ mẩy
(Clerodendron Cyrtophyllum Turcz) (Xem: Bản lam căn) để làm thay thế
cho vị Địa cốt bì. Cần phân biệt chú ý để khỏi nhầm lẫn.
Mô tả dược liệu:
Địa cốt bì có vỏ cuộn hình lòng máng hay hình ống, hoặc hai lần hình
ống. Mặt ngoài màu vàng đất hay vàng nâu, có những đường nứt dọc ngang,
có lớp bần dễ bong. Mặt trong màu trắng hay vàng xám có nhiều đường vân
dọc, đôi khi còn sót một ít gỗ. Chất nhẹ, giòn, dễ bẻ. Mặt bẻ lởm chởm. Mặt
cắt ngang, có lớp bần phía ngoài, libe phía trong màu trắng xám. Mùi thơm
hơi hắc, vị lúc đầu hơi ngọt, sau hơi đắng. Loại phiến lớn không có lõi là tốt.
Vỏ to dầy, sắc vàng lại có đốm trắng nhiều lõi là loại xấu.
Trong khi đó vỏ rễ của cây Bọ mẩy có vỏ cuộn tròn hình lòng máng
hay cuộn hình ống. Mặt ngoài màu vàng nâu đến lục xám, sần sùi, mặt trong
màu vàng nâu, có nhiều đường vân dọc, hơi sần sùi. Chất giòn; dễ bẻ. Mặt
bẻ thô. Mặt cắt ngang có lớp bầm mỏng, mô mềm vỏ lổn nhổn như có sạn.
Không mùi, vị hơi chát, khi nhấm như có sạn.
Thu hái, sơ chế:
Đào được rễ, rửa sạch, rút bỏ lõi. Thu hái vào trước đầu mùa xuân
hoặc cuối mùa thu.
Phần dùng làm thuốc:
Vỏ rễ.
Bào chế:
1- Sau khi cắt thành từng đoạn ngắn bằng nhau, sắc nước Cam thảo
ngâm một đêm rồi vớt ra sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
2- Chọn vỏ không còn lỏi, rửa sạch, xắc nhỏ phơi khô dùng sống, có
khi tẩm rượu sấy qua (Trung Dược Học).
Tính vị:
Vị ngọt, Tính lạnh.
Quy kinh:
Vào kinh Phế, Can Thận, Tam tiêu.
Tác dụng:
Thanh nhiệt, lương huyết (chuyên chữa nóng trong xương), đồng thời
có tác dụng sinh tân, chỉ khát.
Chủ trị:
+ Trị sốt về chiều do âm hư, sốt lâu ngày không lui.
Liều lượng:
3- 5 chỉ.
Kiêng kỵ:
Vị này chuyên thanh hư nhiệt hễ bị ngoại cảm phong hàn phát sốt thì
cấm dùng. Tỳ Vị hư hàn cấm dùng.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, không nên chất nặng lên sợ dẹp nát.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Làm mạnh gân cốt, bổ tinh tủy, sống lâu không gìa : dùng Câu kỷ
(rễ), Sinh địa hoàng, Cam cúc hoa, mỗi thứ 1 cân đâm nhuyễn, lấy 1 chén
nước lớn sắc lấy nước cốt, lấy nước này mà nấu xôi. Xôi chín xới ra để
nguội rải đều cho men rượu vào đợi lên men cho chín cất thành rượu để lắng
trong ngày uống 3 chén (Địa Cốt Tửu - Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị hư lao, sốt hâm hấp : rễ Câu kỷ tán bột uống với nước sôi, bệnh
nhân mãn tính cố tật lâu ngày không nên dùng (Thiên Kim Phương).
+ Trị nóng nảy bức rức, nóng trong xương và các loại nóng nảy bứt
rứt do hư lao, nóng nảy bứt rứt sau khi bệnh nặng : Địa cốt bì 2 lượng,
Phòng phong 1 lượng, Cam thảo (chích) 5 chỉ. Mỗi lần dùng 5 chỉ sắc với 5
lát gừng tươi uống (Địa Tiên Tán - Tế Sinh Phưong).
+ Trị chứng nhiệt lao người nóng như đốt, dùng Địa cốt bì 2 lượng,
Sài hồ 1 lượng tán bột. Mỗi lần uống 2 chỉ với nước sắc Mạnh môn đông
(Thánh Tế Tổng Lục).
+ Hư lao đắng miệng khát nước, xương khớp nóng bức rức, hoặc lạnh,
dùng Câu kỷ (rễ) loại vỏ trắng cắt ra 5 thăng. Mạch môn đông 3 thăng, Tiểu
mạch 2 thăng, nấu cho đến khi chín nhừ, bỏ bã mỗi lần uống một thăng, khi
khát thì uống (Thiên Kim Phương).
+ Đau thắt lưng do thận suy dùng Rễ câu tử, Đỗ trọng, Tỳ giải mỗi
thứ 1 cân, ngâm với 3 đấu rượu ngon bịt kín, bỏ trong nồi nấu 1 ngày, khi
thích thì uống (Thiên Kim Phương).
+ Nôn ra máu không dứt, dùng rễ Câu kỷ (vỏ) tán bột sắc uống hàng
ngày (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị tiểu ra máu: Địa cốt bì mới rửa sạch, gĩa nát lấy nước, sắc, mỗi
lần uống 1 chén, hoặc bỏ vào một tý rượu uống nóng trước khi ăn (Giản
Tiện Phương).
+ Trị bạch đới, mạch chạy Sác, dùng 1 cân rễ Câu kỷ, Sinh địa hoàng
5 cân, 1 đấu rượu. Sắc còn 5 thăng uống hằng ngày (Thiên Kim Phương).
+ Dịch sưng đỏ mắt, sưng húp dùng Địa cốt bì 3 cân, 3 đấu nước sắc
còn 3 thăng, bỏ bã, bỏ vào 1 lượng muối sắc còn 2 thăng đem rửa mắt (
Thiên Trúc Kinh Phương).
+ Sâu nhức răng, dùng Rễ câu kỷ loại vỏ trắng sắc với dấm súc ngậm
hoặc sắc với nước uống cũng được (Trửu hậu phương).
12- Miệng lưỡi lở láy, dùng Địa cốt bì thang trị bàng quang di nhiệt
xuống tiểu trường, ở trên làm cho miệng lở loét, tâm nhiệt vị uất, cơm nước
ăn không xuống, dùng Sài hồ, Địa cốt bì mỗi thứ 3 chỉ, sắc uống (Đông viên
phương).
13- Trẻ con bị cam ăn ở tai, sau tai là do thận cam, dùng Địa cốt bì sắc
lấy nước rửa, hoặc trộn với dầu Mè xức vào (Cao văn Hổ, Liêu châu nhàn
lục phương).
14- “Ứng hiệu tán” còn gọi là “Thác lý tán”, trị rò, cam sang, lâu năm
không dứt, dùng Địa cốt bì mùa đông tán bột, mỗi lần dùng lấy giấy cuộn lại
chấm thuốc bỏ vào lỗ rò hoặc nơi lở nhiều lần thì tự nhiên sinh thịt mới, rồi
lại lấy thuốc bột này uống với nước cơm lần 2 chỉ, ngày uống 3 lần (Ngoại
khoa tinh nghĩa phương).
15- Đàn ông bị dương vật sưng loét ngứa đầu, máu mủ cứ chảy nước
bẩn ra. Trước hết lấy nước tương rửa sạch, sau đó lấy bột Địa cốt bì có tác
dụng sinh cơ giảm đau (Vệ sinh bửu giám phương).
16- Phụ nữ âm hộ lở láy, rễ Câu kỷ sắc rửa nhiều lần (Vĩnh loại kiềm
phương).
17- Trị 13 loại đinh nhọt, 3 ngày thượng kiến mùa xuân thu hái lá gọi
là “Thiên tinh”, 3 ngày thượng kiến mùa hè thu hái nhánh gọi là “Câu kỷ”, 3
ngày thượng kiến mùa thu, thu hái quả gọi là “Khước lão”, 3 ngày thượng
kiến mùa đông thu hái rễ gọi là “Địa cốt”. Phơi khô tán bột, nếu không theo
như thế để trọn lựa thu hái có thể dùng 1 loại cũng được. Ngưu hoàng lớn
bằng hạt ngô đồng lớn, Câu cức châm 7 quả, Xích tiểu đậu 7 hạt. Tán bột
làm bánh trộn bột Câu kỷ uống với rượu lúc đói ngày 2 lần (Thiên kim
phương).
18- Ung nhọt lở dữ tợn, máu mủ chảy ra không dứt; lấy Địa cốt bì
nhiều ít tùy ý rửa sạch cạo bỏ vỏ thô lấy vỏ mịn trắng ở trong, lấy vỏ thô sắc
lấy nước rửa làm cho sạch máu mủ xong lấy vỏ mịn trắng dán đắp lên đó rất
có hiệu quả. Trước đây có vị quan trọng triều ở giữa bụng vá nách bị nhọt đã
lâu năm, lấy Địa cốt bì sắc rửa thì ra máu 1-2 thăng, người nhà sợ muốn bỏ
không rửa nữa, ông nói mặc dù ra máu nhưng thấy dễ chịu và rửa tiếp chừng
5 thăng thì thấy máu nhạt dần rồi thôi, xong lấy vỏ mịn trắng đắp lên, ngày
sau khô đóng vẩy rồi lành (Đường thận Vi, Bản sự phương).
19- Trị “tiếu thư” ra mồ hôi, ở tay chân, vai, lưng mọc mụn lấm tấm
như hạt đậu đỏ, dùng rễ cây Câu kỷ, Qùy căn diệp sắc lấy nước thật đặc
quẹo như Mạch nha uống (Thiên kim phương).
20- Chai chân, chai ngón chân đau lở dùng Địa cốt bì, Hồng hoa tán
bột xức vào, nhiều ngày thì lành (Khuê cát sự nghi phương).
Đơn thuốc kinh nghiệm hiện nay:
1- Lương huyết thối nhiệt âm ỉ:
Dùng trong trường hợp âm hư huyết nhiệt nóng âm ỉ trong xương, sốt
buổi chiều, ra mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi.
(1) “Địa cốt bì thang”, gồm: Địa cốt 3 chỉ, Miết giáp 3 chỉ, Tri mẫu 3
chỉ, Ngân sào hồ 4 chỉ, Tần cửu 3 chỉ. Sắc uống. Trị lao phổi trong xương
nóng âm ỉ, ra mồ hôi trộm.
(2) Địa cốt bì tươi và lá, thân mỗi thứ 5 chỉ, Thiết thảo quy 5 chỉ Gan
heo 2 lượng. Sắc uống. Trị trẻ con cam tích hay sốt về chiều.
2- Thanh phế chỉ khát: Dùng trong trường hợp ho do phế nhiệt.
“Tả bạch tán”: Dùng địa cốt bì 3 chỉ, Tang bạch bì 3 chỉ, Sinh cam
thảo 2 chỉ, Gạo nếp 5 chỉ. Sắc uống trị viêm khí quản, viêm phổi, ho, ôn độ
thấp, ho, thở khò khè.
3- Sinh tân chỉ khát: Dùng trong trường hợp bệnh đái đường, khát
nước, đái nhiều. Địa cốt bì, Ngọc mễ tu mỗi thứ 1 cân, ngày uống 8 phân sắc
uống.
Ngoài ra theo báo cáo, dùng Địa cốt bì, rễ cây Dâu (Tang căn) loại rễ
cây Ngô đồng, mỗi thứ 4 lượng. Sắc uống trị bệnh huyết áp cao. Đau đầu gia
thêm Dã cúc hoa 5 chỉ hoặc Thương nhĩ thảo 8 chỉ sắc uống.
Tham khảo:
1- Vị Đơn bì cùng với Địa cốt bì đều có tác dụng thanh âm và thanh
nhiệt ẩn núp trong âm phận, có thể trị lao nhiệt nóng bức rức trong xương.
Nhưng, vị Đơn bì lạnh mà vị cay, thích hợp trong chứng không ra mồ hôi,
còn vị Địa cốt bì lạnh mà vị ngọt, thích hợp trong trường hợp chứng có mồ
hôi (Trung dược giảng nghĩa).
2- Địa cốt bì tán nhỏ hòa bột mì nấu chín ăn, khử được phong ở thận,
ích tinh khí (Chân quyền-Dược tính bản thảo Đường).
3- Địa cốt bì khử nóng âm ỉ trong xương, tiêu khát (Mạnh Sằn - Thực
liệu bản thảo, Đường).
4- Địa cốt bì chữa được các vết thương do dao búa rất tốt và thần hiệu
(Trần Thừa - Bản thảo biệt thuyết, Tống).
5- Địa cốt bì giải nóng âm ỉ trong xương và da dẻ nóng, tiêu khát,
phong thấp tê, cứng mạch gân xương, mát huyết (Trương nguyên Tố - Trân
châu nang, Kim).
6- Địa cốt bì chữa phong tà vô địch ở biểu và chứng lao phổi, nóng
trong xương có mồ hôi (Lý Đông Viên - Dụng dược pháp tượng, Nguyên).
7- Địa cốt bì tả thận hỏa, giáng phục hỏa trong phế, khử hỏa trong bào
thai, giảm sốt, bổ chính khí (Vương hiếu Cổ - Thang dịch bản thảo,
Nguyên).
8- Địa cốt bì chữa thổ huyết vùng thượng cách, sắc nước súc miệng
cầm chảy máu răng chữa cốt tào phong (chứng sưng hàm gò má rất khó
chữa) (Ngô thoại - Nhật dụng bản thảo, Nguyên).
9- Địa cốt bì khử hư nhiệt ở hạ tiêu can thận (Lý Thời Trân - Bản thảo
cương mục, Minh).
10- Địa cốt bì tức là vỏ rễ của cây Câu kỷ, vị ngọt khí hàn. Tuy với
Đơn bì cũng là thuốc chữa cốt chưng, nhưng Đơn bì vị cay, chữa được nóng
âm ỉ trong xương không ra mồ hôi, còn Địa cốt bì có vị ngọt chữa được
chứng âm ỉ trong xương có mồ hôi. Đơn bì lại vốn thuộc loại vào huyết
phận, tán ứ, mồ hôi là huyết, không có mồ hôi mà thấy huyết ứ thì mùi cay
hàn là thích hợp nhất. Nếu nóng âm ỉ trong xương mà có mồ hôi, dùng Đơn
bì cay phát tán, thì quả thật làm cho mồ hôi bị cướp đoạt và mát máu chăng.
Nội kinh nói, nhiệt tà ở bên trong, tả bằng vị ngọt tính mát, nó là Địa cốt bì.
Theo Địa cốt bì vào phế giảng hỏa, vào thận, mát huyết, mát xương, hễ nội
nhiệt mà thấy sốt tiểu nhiệt ở cơ da, bí đại tiểu tiện, ngực sườn đau nhói, hễ
ở đầu đau do phong, ở biểu thấy sốt cơn vô định, ở phế thấy tiêu khát, ho
không ngừng đều dùng thuốc này để giải. Người đời nay chỉ biết Cầm, Liên
để chữa hỏa ở thượng tiêu, biết Bá để chữa hỏa ở hạ tiêu, mà không biết ý
nghĩa ngọt nhạt hơi lạnh của Địa cốt bì, cực kỳ bổ âm thoái nhiệt vậy,
thường có công hiệu đặc biệt. Lý Đông Viên ghi rằng Địa là âm, Cốt là lý, là
bí tiểu, dùng thuốc này vừa chữa nối nhiệt không sinh, lại chữa tà phù du (di
động) ở biểu lý, đều khỏi cả, đây là thuốc biểu lý, trên dưới đều chữa, mà ở
phần dưới lại càng cần thiết hơn, nhưng tỳ vị hư hàn thì cấm dùng. Khi dùng
ngâm nước Cam thảo đề dùng (Hoàng cung Tú - Bản thảo cầu chân, Thanh).
11- Địa cốt bì làm thuốc bổ, giải sốt rét, phát hãn. Dùng địa cốt bì 1
cân xắt mỏng, rượu nhẹ 4 cân, trước tiên dùng 2 cân rượu ngâm 1 ngày, cho
vào rổ tre cho khô, còn phần rượu còn lại rưới rửa tiếp, xong đem vào nồi
đất nấu cho rượu còn phần nửa, chưng cách thủy cho tan khí thanh cao là
được, cứ mỗi lần dùng 2-3 phân. Nếu dùng để chữa sốt rét mỗi lần dùng 3,5
- 5 phân. Hoặc có phương pháp khác dùng Địa cốt bì nửa lượng, nước chín
10 lượng, cho vào đồ đựng có nắp, ngâm 1 giờ đồng hồ lọc bỏ bã là được,
mỗi lần dùng 3chỉ - 1 lượng.
12- Địa cốt bì có vị ngọt tính chìm, mà rất lạnh, chuyên để lui mồ hôi,
lao nhiệt nóng trong xương, hỏa phục ở thận và phế, bổ ích khí của can, mát
huyết, mát xương, trừ tà khí trong ngũ tạng, tiêu khát, nhiệt ở trung tiêu,
cùng trừ nhiệt ở cơ thịt, lợi đại tiểu tiện. Trị nóng trong xương, công ngang
với Đơn bì, nhưng Đơn bì giải chứng không ra mồ hôi, so với Tri, Bá đắng
và hàn sao bằng Cốt bì ngọt mà hàn, hạ khí của dạ dầy. Sách nói rằng: Ruột
trơn thì cấm dùng Câu kỷ tử, hàn lành ở trong thì cấm dùng Địa cốt bì (Hải
Thượng Lãn Ông - Dược phẩm vậng yếu, tập Thủy).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 121_333.pdf