Mô tả:
Ở Trung Quốc người ta thường dùng các loại lương thực như gạo lúa
mạch, hạt dẻ, hạt bắp, hạt Ý dĩ.trong đó hàm chứa chất bột lọc, ngấm qua
nấu chín, rồi cho mầm lúa mạch vào làm lên men thành chất đường gọi là Di
đường.
Địa lý:
Thường sản xuất ở Nghĩa Bình (Quảng Ngãi), Nghĩa Đô (Hà Nội) và
một vài nơi khác trong nước Việt Nam.
Cơ bản: Mạch nha là chất đường do tác dụng của men trong hạt thóc
nảy mầm trên tinh bột của gạo nếp, gạo tẻ, hay một ngũ cốc nào khác, rồi cô
đặc lại.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học di đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
DI ĐƯỜNG
Xuất xứ:
Biệt Lục.
Tên Việt Nam:
Đường Nha, Kẹo Nha, Mạch Nha, Kẹo Mầm, Kẹo Mạ.
Tên Hán Việt khác:
Đường (Bản Thảo Cương Mục). Bô, Nhuyến đường, Đường phí (Hòa
Hán Dược Khảo), Giao đi Gi đường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Saccharum granorum.
Mô tả:
Ở Trung Quốc người ta thường dùng các loại lương thực như gạo lúa
mạch, hạt dẻ, hạt bắp, hạt Ý dĩ...trong đó hàm chứa chất bột lọc, ngấm qua
nấu chín, rồi cho mầm lúa mạch vào làm lên men thành chất đường gọi là Di
đường.
Địa lý:
Thường sản xuất ở Nghĩa Bình (Quảng Ngãi), Nghĩa Đô (Hà Nội) và
một vài nơi khác trong nước Việt Nam.
Cơ bản: Mạch nha là chất đường do tác dụng của men trong hạt thóc
nảy mầm trên tinh bột của gạo nếp, gạo tẻ, hay một ngũ cốc nào khác, rồi cô
đặc lại.
Bào chế:
Theo kinh nghiệm dân gian: trước hết làm mầm thóc rồi cho mầm
thóc tác dụng lên trên gạo đã nấu chín, sau đó bắc lên lửa cô đặc sẽ thành
đường mạch nha.
1. Làm mầm thóc: Lấy thóc tẻ hay nếp ngâm thóc cho ấm đều, sau đó
cho vào thùng, đậy chiếu thật kín. Tưới hàng ngày để giữ độ ẩm. Khi nào
thóc nầy mầm dài tới 2-3cm, có vài hạt chớm ra lá xanh thì đeam ra phơi
(hay sấy từ 60-700C) rồi tán bột tán luôn cả vỏ trấu.
2. Tác dụng mầm trên gạo nếp. Lấy gạo nếp đem nấu cháo hoặc nấu
xôi (nếu nấu cháo thì phải nấu loãng, nếu nấu xôi thì phải thêm nước vào
xâm xấp hơi loãng). Đợi khi cháo giảm nóng chừng 700C thì cho bột mầm
thóc đã có ở trên vào, nếu là xôi thì thêm nước nóng vào (thường cho vào sôi
3 phần nước sôi và một phần nước lạnh, thường nhiệt độ chừng 700C). Giữ
nhiệt độ ấy trong vòng 12 giờ bằng cách ủ vào trấu hay chăn bông (thường ủ
tối hôm nay thì sáng mai lấy ra) đặc biệt phải giữ ở nhiệt độ 70-750C, nếu
thấp hơn thì sẽ bị chua đi.
3. Lọc và cô đặc: Sau giai đọan 2 thì men đã tác dụng, lọc bỏ bã đi rồi
cô lại cho đặc (cứ 1,4 kg gạo nếp, 100g mầm thóc, thì cho ra 1kg kẹo mạch
nha. Đặc biệt sao khi ủ ra phải lọc ngay, nếu chậm sẽ bị chua.
Phân biệt:
Mạch nha chia làm 2 loại loại mềm và loại cứng. Loại mềm là một
dịch thể dẻo quánh màu vàng nhạt rất dẻo dính. Loại cứng màu vàng nâu do
mạch nha mềm khuấy vào không khí ngư kết lại mà thành, tạo thành bánh
đường màu trắng nhiều lỗ. Hai loại đều có vị ngọt, khi dùng làm thuốc chọn
loại mềm tốt hơn.
Cách dùng:
Ăn, sắc với thuốc hoặc khuấy vào thang thuốc đã sắc được rồi uống.
Dùng làm tá dược để làm hoàn tễ.
Tính vị:
Vị ngọt, tính ấm.
Qui kinh:
Vào kinh phế Tỳ.
Tác dụng:
Bổ trung ích khí, kiện Tỳ, nhuận Phế. Giải độc Phụ tử và Thảo ô đầu.
Chủ trị:
Đau bụng do trung hư, ho do Phế táo.
Liều lượng:
9-15g.
Kiêng kỵ:
Thấp nhiệt nội uất và đầy bên trong ói ngược cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mót rặn do hư lao, hồi hộp chảy máu cam, đau trong bụng, mộng
tinh tiết tinh, tay chân đau nhức ê ẩm, nóng tay chân, họng khô miệng ráo:
Quế chi, Cam thảo, Đại táo, Thược dược, Sinh khương, Di đường, Năm vị
trước sắc bỏ bã xong bỏ di đường vào khuấy tan, uống nóng (Tiểu Kiến
Trung Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Bổ hư lao, chỉ khát (Biệt Lục).
+ Bổ hư lạnh, ít khí lực, giảm sôi ruột, đau họng, trị nôn ra máu, tiêu
viêm nhuận phế chống ho (Thiên Kim Phương).
+ Uống quá thuốc làm cho bứt rứt: Di đường ăn (Thiên Kim Phương).
+ Ngộ độc Thảo ô đầu, Thiên hùng, Phụ tử, ăn di đường thì giải
(Thánh Tế Tổng Lục).
+ Kiện Tỳ Vị, bổ trung, trị nôn ra máu, ứ huyết do chấn thương (Thực
Liệu Bản Thảo).
+ Tỳ yếu không muốn ăn uống, dùng ít có thể hòa vị khí, cũng dùng
trong thuốc hoà giải (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Giải độc của Phụ tử, Thảo ô đầu (Bản Thảo Cương Mục).
+ Nhuận phế khí, giảm ho, bổ hư lạnh, ít khí ít tân dịch, trừ nôn ra
máu (Trân Châu Nang).
+ Trị chứng phiền khát của người gìa: Đại mạch 1 thăng, nước 7 thăng
sắc còn 5 thăng, thêm 2 hợp Di đường, khi nào khát thì uống (Phụng Thân
Thư Phương).
Tham khảo:
Di đường vị ngọt nhuận, có công năng bổ trung nhuận táo, vả lại nó
cùng với Cam thảo có tác dụng ngọt hoãn, vì vậy đau bụng do trúng hàn, ho
do phế táo, đều là thuốc thường dùng. Ví như Di đường trong thang Tiểu
Kiến Trung chọn vị ngọt đó trong việc ôn bổ, tác dụng hòa hoãn đau nhức.
Nhưng vị ngọt nhuận có thể làm cho uất khí trợ thấp, hễ bên trong có thấp
uống vào sẽ sinh ra đầy trướng, nên không dùng được, người bệnh có đờm
nhiệt lại càng không nên dùng (Trung Dược Học).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 53_8387.pdf