Dược học đại kế

Xuất xứ:

Biệt lục.

Tên Việt Nam:

Ô rô, Ô rô cạn.

Tên Hán Việt khác:

Hổ kế, Miêu kế (Đào hoằng Cảnh), Mã kế (Phạm chú), Thích kế, Sơn

ngưu bàng (Nhật hoa bản thảo), Kê hạng thảo, Thiên châm thảo (Đồ kinh

bản thảo), Dã hồng hoa, (Bản thảo cương mục), Địa đinh, Địa đinh hương,

Địa đinh thảo, Địa hạ thảo, Đại cư hàn, Ngưu nịch thích (Hòa hán dược

khảo) Đại kế diệp, Đại kế thán.

Tên khoa học:

CICUS JAPONICUS MAX (=CIRSIUM JAPONICUM D.C).

Họ khoa học:

COMPOSITAE.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học đại kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC ĐẠI KẾ Xuất xứ: Biệt lục. Tên Việt Nam: Ô rô, Ô rô cạn. Tên Hán Việt khác: Hổ kế, Miêu kế (Đào hoằng Cảnh), Mã kế (Phạm chú), Thích kế, Sơn ngưu bàng (Nhật hoa bản thảo), Kê hạng thảo, Thiên châm thảo (Đồ kinh bản thảo), Dã hồng hoa, (Bản thảo cương mục), Địa đinh, Địa đinh hương, Địa đinh thảo, Địa hạ thảo, Đại cư hàn, Ngưu nịch thích (Hòa hán dược khảo) Đại kế diệp, Đại kế thán. Tên khoa học: CICUS JAPONICUS MAX (=CIRSIUM JAPONICUM D.C). Họ khoa học: COMPOSITAE. Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, rễ hình thoi dài, có nhiều rễ phụ. Thân cao 0,5 - 1m, màu xanh có nhiều rãnh dọc, nhiều lông, rộng 5-10cm, hai lần xẻ lông chim thành thùy, mặt trên nhẵn mép có gai dài. Lá ở thân không cuống và chia thùy, càng lên trên càng nhỏ và chia thùy đơn giản hơn, lá bắc hẹp nhọn, không đều: Lá ngoài ngắn và rất nhọn, lá bắc phía trong dưới có đầu mềm hơn, tất cả đều ít lông, ở gân chính ở giữa nổi rõ. Hoa tự hình đầu, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đường kính chừng 3-5cm, cánh hoa màu tím đỏ. Quả thuôn dài 4mm, nhẵn, hơi dẹt. Mùa hoa tháng 5-7. Phân biệt: 1- Cây Ô rô cạn còn để chỉ một cây khác gọi là Ô rô ven biển (ACANTHUS CLICIFOLIUS L.) (Xem mục: Lão thử cân). 2- Cùng loại Ô rô cạn, người ta còn dùng cây Ô rô cạn nhỏ lá (CNICUS SEGETUM MAX) (Xem mục: Tiểu kế). 3- Có nơi dùng rễ của cây Đại kế thay cho vị Thăng ma và gọi là Thăng ma nam (Xem mục: Thăng ma). Địa lý: Cây mọc hoang có nhiều ở các tỉnh vùng cao, và rải rác khắp nơi, hoặc trồng bằng hạt. Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa thu mùa hè đang lúc hoa nở thì thu hái toàn cây, rửa sạch đất cát phơi khô cất dùng. Phần dùng làm thuốc: Toàn cây (thân, cành, lá, hoa tự, rễ). Bào chế: Rửa sạch cắt đoạn dùng sống hoặc sao cho cháy đen để dùng. Có người phơi nắng tán bột để dùng hoặc rửa rượu hoặc nước tiểu trẻ con ngâm qua sạch khô để dùng. Tính vị: Vị ngọt. Tính mát. Quy kinh: Nhập kinh Can. Tác dụng sinh lý: Mát huyết, cầm máu. Tán ứ tiêu ung nhọt. Chủ trị: 1- Dùng trong các trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, vết xuất huyết do bị đứt, sưng ứ do tổn thương bởi bổ té. 2- Ung nhọt sưng độc. 3- Viêm gan. Liều dùng: Dùng khô mỗi lần 0,5 -1 lượng sắc uống. Bên ngoài dùng rễ tươi hoặc toàn cây quyết nhuyễn đắp nơi đinh nhọt sưng tấy. Bảo quản: Dễ ẩm mốc, cần để nơi khô ráo. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, không có ứ trệ cấm dùng. Đơn thuốc kinh nghiệm của tiền nhân: 1- Trị trường ung, phúc ung, tiểu phúc ung, lấy lá Đại kế đâm lấy nước bỏ Địa du, Thuyên thảo, Ngưu tất, Kim ngân hoa, 4 vị đâm lấy nước trộn nước tiểu trẻ con cho uống. 2- Trị bạch đái, rong kinh dùng Đại kế, Bồ hoàng (sao), Tông bì (sao cháy) nấu nước nửa thăng uống. Có bài dùng 1 thăng Đại kế, tiểu kế (dùng rễ), 1 đấu rượ dầm đêm uống, có thể dùng rượu nấu uống hoặc đâm lấy nước uống nóng. Có bài dùng lá và ngọn non Tiểu kế rửa xắc nghiền ra một chén nước cốt trộn vào một chén nước cốt Đại hoàng, nửa lượng Bạch truật sắc uống một nửa lúc còn nóng (Thiên kim phương). 3- Trị ứ huyết sinh xoàng, chấn thương do bổ té đau, đâm sống lấy nước cốt uống với rượu và nước tiểu trẻ con. 4- Trị tâm nhiệt làm mửa ra máu, miệng khô, đâm lá và rễ lấy nước lần uống 2 chén nhỏ (Thánh huệ phương). 5- Trị cứng lưỡi ra máu không cầm, dùng Đại hoàng kế đâm lấy nước uống với rượu khô thì tán bột uống với nước (Phổ tê phương). 6- Bỗng nhiên ỉa chảy ra máu tươi, dùng lá Đại, Tiểu kế đâm lấy nước uống nóng 1 thăng (Mai sư phương). 7- Động thai xuống huyết, dùng rễ và lá Tiểu, Đại kế, Ích mẫu thảo 5 lượng, 2 chén nước sắc còn 1 chén rồi sắc lại còn chén nhỏ chia làm 2 lần uống ngày uống một lần (Thánh tế phương). 8- Trị vết thương do bị dao đâm chém, xuất huyết không cầm dùng mầm non của Đại, Tiểu kế đâm lấy nước đắp vào (Mạnh Sằn phương). 9- Tiểu tiện lắt nhắt ra đục dùng rễ Đại kế đâm lấy nước uống (Thánh huệ phương). 10- Nghẹt mũi dùng Đại, Tiểu kế sắc 1 thăng chia ra uống (Ngoại đàibí yếu phương). 11- Trẻ con lở láy chảy nước khó chịu sinh ra khi sốt khi lạnh dùng lá Đại kế đâm nát đắp vào nơi lở, khô thì thay (Giản yếu tế chúng phương). 12- Trị ngứa lở dùng lá Đại kế đâm lấy nước uống, có bài khác trộn thêm muối đắp vào (Thiên kim phương). 13- Đàn bà ngứa âm hộ, dùng Tiểu, Đại kế sắc nước, ngày rửa 3 lần (Quảng tế phương). 14- Trị các lỗ rò không thu miệng, dùng rễ Đại kế, rễ Toan táo, rễ Chỉ thụ, Đỗ hành mỗi thứ một nắm, Ban miêu 3 phân, sao tán bột viên mật bằng trái táo ngày uống một lần rồi lấy một viên nhét vào lỗ rò (Trửu hậu phương). 15- Đinh nhọt sưng tấy, Đại kế 4 lượng, Nhũ hương 1 lượng, Minh phàn 5 chỉ tán bột lần uống 2 chỉ với rượu khi nào mồ hôi ra là thôi (Phổ tế phương) Đơn thuốc kinh nghiệm hiện nay: 1- Mát huyết cầm huyết: Dùng trong trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu do nhiệt và rong kinh, bạch đới. (1) Đại kế tươi (toàn cây) 2-3 lượng (hoặc chỉ dùng rễ 1-2 lượng) sắc uống trị mửa ra máu, phế ung mửa ra máu mủ đàm thối. (2) “Thập khôi tán”. Dùng Đại kế, Tiểu kế, Trắc bá diệp, Bạc hà diệp, Thuyên thảo, Mao căn, Sơn chi, Đơn bì, Tông lư bì, Đại hoàng các vị bằng nhau đốt tồn tính, tán bột lần 3-5 chỉ, ngày 2 lần với nước lạnh. Trị mửa ra máu không cầm. 2- Tán ứ tiêu ung: Dùng trong các loại lở láy. (1) Thuyên thảo, Địa du, Ngưu tất, mỗi thứ 3 chỉ. Kim ngân hoa 4 chỉ sắc uống bỏ vào 1 lượng Đại kế đâm nhỏ lấy nước tươi. (2) Toàn cây Đại kế tươi đâm đắp bên ngoài trị chứng trên. (3) Đại kế tươi 4 lượng rửa sạch, đâm lấy nước, lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần trị viêm ruột thừa mãn tính. 3- Ngoài ra, Đại kế hiện nay người ta còn kết hợp với một số tân dược để làm thành “Đại kế giáng áp phiến” để trị huyết áp cao độ 1 độ 1 có hiệu quả. Đại kế còn được dùng trong trường hợp chảy máu chân răng rất tốt, đâm 1-2 lượng ngâm lấy nước. Tham khảo: 1- Gĩa rễ vắt lấy nước nửa thăng chủ trị băng trung hạ huyết khỏi ngay (Chân Quyền - Dược tính bản thảo, Đường). 2- Lá chữa nhọt ruột (trường ung), ứ huyết vùng bụng, té ngã chấn thương, nghiền tán tươi trộn với rượu và Đồng tiện uống dùng. Còn nhọt độc loét lở nghiền với muối thoa ngoài (Đại minh chư gia bản thảo, Tống). 3- Đại kế bẩm thụ khí sinh lên trong đất, kiêm được dưỡng khí của trời nên có vị ngọt khí ấm mà không độc. Phụ nữ xích bạch lỵ là do huyết nhiệt gây ra vậy. Thai bởi nhiệt nên không yên, huyết nhiệt thì chạy bậy, tràn ra khiếu trên thì thổ huyết thì vinh khí hòa, vị khí hòa nên làm cho mập khỏe (Cù Hy Ung - Bản thảo kinh sơ, Minh). 4- Đại kế, Tiểu kế mgọt ấm vào 2 kinh Can Tỳ, phá huyết củ sinh huyết mới, an thai khí, cầm băng huyết lậu huyết, cầm thô huyết chảy máu cam, nhưng Đại kế sức mạnh hơn, có tác dụng bổ khỏe tiêu ung nhọt. Tiểu kế sức yếu hơn chỉ có thể lui sốt không thể tiêu ung nhọt, hòa với rượu hoặc Đồng tiện sao qua (Lỹ Sĩ Tài - Bản thảo đồ giản, Thanh). 5- Đại kế, Tiểu kế tuy sách vở ghi thuộc tính cam ôn có thể dưỡng tinh bổ huyết, thì cậy vào huyết chu lưu khắp cơ thể không trở trệ, nếu giả như huyết ứ không tiêu, mà đưa tới các chứng thổ huyết, khạc ra máu, nhổ ra máu, chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết, và huyết tích trệ không lành, mà đưa tới bệnh ung nhọt sưng đau, thì trướ c hết là tinh huyết đã bất trị, thì sao lại có thể nói đến bổ dưỡng. Dùng thuốc này khí vị ôn hòa, ôn không gây táo, hành không quá tán, ứ trệ được ôn thì tiêu, khối ứ trệ được hành mới hoạt, máu dơ đã sạch thì tự có khả năng sinh ra cái mới, nhọt sưng tiêu ngầm, đồng thời có cái hay là bổ huyết, thuyết bổ dưỡng bắt nguồn từ đó. Phải chăng có thực bổ ích? Nhưng Tiểu kế sức yếu hơn, không nhanh bằng sức của Đại kế, Tiểu kế chỉ có thể thoái nhiệt, bởi không tổn thương phần khí nặng, điều lý được bệnh huyết không, nếu tỳ vị hư hàn không thèm ăn uống, tiêu chảy không cầm, thiết nghĩ không nên dùng bừa. Đại tiểu kế tương tự nhau, hoa như tóc bới. Đại kế thân cành thô mà lá nhăn. Tiểu kế thân cành thấp mà lá không nhăn, tất cả đều dùng thân cành (Hoàng Cung Tú - Bản thảo cầu chân, Thanh). 6- Đào nhân, Hồng hoa đều hành huyết phá trệ, mà Đại kế cầm được nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, tợ hồ có công cầm được máu. Hễ thuốc hành huyết dườnh như không thể cậy vào huyết, huống chi huyết chạy bậy là bởi bị kích thích hoặc bị ủng tắc, há chỉ dùng huyết để cầu chỉ huyết được, như phòng tránh nước chảy ắt vở chăng, các tiên triết cho rằng Tiểu kế có công lui nhiệt, Đại kế thì kiện dưỡng hạ khí. Theo các phương dùng Tiểu kế để thoái nhiệt rất tốt, chỉ có Đại kế hoặc nhiệt hoặc hư đều có thể tùy sở trị mà dùng, điều mà họ Cù gọi là “lương nhi năng hành” (mát mà hành được) “hành khí đới bổ” (hành mà kèm bổ), đương nhiên là Đại kế hay hơn cả. Hễ thoái nhiệt vốn lấy cầm máu. mà hạ khí càng điệu lý hơn để cầm máu, bởi khí mà không hạ, thường là do âm không giáng xuống dẫn đến dương bừng lên, khí hạ thì dương về kinh của nó vậy, đây không phải nghĩa là khí để chữa huyết. Nội kinh ghi rằng, mây và sương mù không trong thì bạch lộ không giáng xuống được. Lại ghi rằng địa khí bốc lên thành mây, nhưng khi địa khí bốc lên hợp với thiên khí, thì ấp ủ biến hoá, mà mưa rơi xuống, đây mới là nghĩa hạ khí để chữa huyết, những người thầy thuốc tầm thường kia chỉ biết rằng dương sinh được âm, đến khi bệnh nơi dương bừng lên thì dương càng bội lên, thiệt đáng chê chách. Tuy Kế ích được phần âm, rằng xem Đại kế kiêm chữa nhọt sưng vốn phát sinh bởi dinh khí nghịch nơi cơ nhục đây điều mà Đại kế gọi là kiện dưỡng hạ khí là dinh khí vậy, còn điều mà Đại kế gọi là kiện dưỡng hạ khí là dinh khí vậy, còn điều Biệt lục cho rằng người ta khỏe mập đấy là hình thể là âm vậy, hoặc rằng chữa huyết chứng nên giáng khí không nên phá khí. Đại kế vốn là hợp với điều này...(Bản Thảo Thuật Câu Nguyên, Thanh). Đại kế, Tiểu kế đều có thể thanh nhiệt, lương huyết. Thường phối hợp dùng hai vị. Đại kế có thể phá huyết mà tiêu ung thủng, uống trong, đắp ngoài đều có hiệu quả đối với đinh sang, ung thủng. Tiểu kế không có tác dụng trên (Thực Dụng Trung Y Học).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf124_2518.pdf
Tài liệu liên quan