Dược học Đại hoàng

Xuất xứ:

Bản Kinh.

Tên gọi:

1- Có màu rất vàng, nếm vào miệng thấy lạo xạo và có bọt nước vàng nên gọi là

Đại hoàng.

2- Có chức năng thay cũ đổi mới như dẹp loạn nên gọi là Tướng quân.

3- Khi cắt ra thấy có vân như gấm (là loại tốt) nên gọi là Cẩm văn đại hoàng.

4- Cây có nhiều ở Tứ xuyên, nên gọi là Xuyên đại hoàng, Xuyên quân, Xuyên

văn. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khác:

Hoàng lương (Bản Kinh), Tướng quân (Lý Thị Dược Lục), Hỏa sâm, Phu như

(Ngô Phổ bản thảo), Phá môn, Vô thanh hổ, Cẩm trang hoàng (Hòa Hán Dược

Khảo), Thiệt ngưu đại hoàng (Bản Thảo Cương Mục), Cẩm văn, Sanh quân, Đản

kết, Sanh cẩm văn, Chế quân, Xuyên quân, Chế cẩm văn, Sanh đại hoàng, Xuyên

văn, Xuyên cẩm văn, Tửu chế quân, Thượng quản quân, Cẩm văn đại hoàng,

Thượng tướng quân, Tây khai phiến, Thượng tương hoàng (Trung Quốc Dược Học

Đại Từ Điển).

pdf16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học Đại hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HOÀNG Xuất xứ: Bản Kinh. Tên gọi: 1- Có màu rất vàng, nếm vào miệng thấy lạo xạo và có bọt nước vàng nên gọi là Đại hoàng. 2- Có chức năng thay cũ đổi mới như dẹp loạn nên gọi là Tướng quân. 3- Khi cắt ra thấy có vân như gấm (là loại tốt) nên gọi là Cẩm văn đại hoàng. 4- Cây có nhiều ở Tứ xuyên, nên gọi là Xuyên đại hoàng, Xuyên quân, Xuyên văn... (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khác: Hoàng lương (Bản Kinh), Tướng quân (Lý Thị Dược Lục), Hỏa sâm, Phu như (Ngô Phổ bản thảo), Phá môn, Vô thanh hổ, Cẩm trang hoàng (Hòa Hán Dược Khảo), Thiệt ngưu đại hoàng (Bản Thảo Cương Mục), Cẩm văn, Sanh quân, Đản kết, Sanh cẩm văn, Chế quân, Xuyên quân, Chế cẩm văn, Sanh đại hoàng, Xuyên văn, Xuyên cẩm văn, Tửu chế quân, Thượng quản quân, Cẩm văn đại hoàng, Thượng tướng quân, Tây khai phiến, Thượng tương hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Rheum palmatum Baill. Họ khoa học: Họ Rau Răm (Polygonaceae). Mô tả: Đại hoàng Rhem palmatum Baill ở Trung Quốc còn gọi là Chưởng diệp đại hoàng, đó là cây thảo sống lâu năm, thân hình trụ trong rỗng, cao độ 1m, ngoài nhẵn. Rễ phình thành củ màu vàng, sẫm, mùi thơm hăng. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim to bằng cái quạt, đầu nhọn, mép khía răng thưa và sâu, dáng như chia thuỳ nông không đều, Hoa mọc thành chùm dài màu tím. Quả bế 3 cạnh. Phân biệt: Ngoài cây Chưởng diệp đại hoàng vừa mô tả ở trên ra, người ta còn dùng 2 cây sau, cũng gọi là Đại hoàng. 1- Dược dụng Đại hoàng (Rheum officinale Baill), đó là cây sống lâu năm. Rễ mập dầy, thô mạnh hình viên chùy ngắn, vỏ màu nâu tím đen, mặt kế màu vàng. Thân đứng thẳng trong rỗng. Gốc sinh lá lớn mọc so le có cuống dài phiến lá hình tròn hoặc trứng tròn phía cuống hình tim, đường kính 40-70cm, phiến không chia thùy mà chỉ cắt sâu chừng 1/4, hai bên mép có răng cưa, thân sinh ra tương đối nhỏ. Hoa tự lớn hình viên chùy sinh ở đỉnh có màu lục nhạt hoặc vàng trắng. Quả ốm, dài, tròn, hình 3 cạnh. 2- Đường cổ đặc đại hoàng (Rheum tanguticum Maxim. Et Regel - Rheum palmatum L. var Tanguticum Maxim) đó cũng là một cây sống lâu năm. Rễ thô to, thân cao tới 2m, giữa rỗng mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài, có cuống dài, phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thùy, mép thùy nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Hoa tự mọc thành chùm, khi còn non hoa có màu tím đỏ. Địa lý: Hiện nay phải nhập ở Trung Quốc và ở một số nước châu Âu, thường người ta cho loại Trung Quốc tốt hơn. Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1km (so với mặt nước biển). Trồng bằng cách gieo hạt. Thu hái, sơ chế: Sau 3 năm thì thu hoạch được vào tháng 9-10. Đào cả cây cắt bỏ thân chồi, rễ con, lấy củ cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên củ hay bổ đôi ra phơi cho mau khô. Đặc biệt không nên dùng dao sắc thiết để cạo vỏ ngoài vì làm như thế sẽ biến củ đại hoàng thành màu đen. Phần dùng làm thuốc: Thân, rễ (Radix et Rhizoma Rhei). Mô tả dược liệu: Thân rễ (còn gọi là củ) lớn dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 4-10cm, dày 2- 4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chắc cứng và thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng là tốt. Tùy theo loại, có thứ mềm đầu có màu vàng đen có thứ thịt khô ít dầu. Loại dầu nhiều bóng là tốt (Dược Tài Học). Bào chế: Đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ vải bố ướt, sau 2-3 ngày xem thấy ở giữa lõi mềm tới rồi thì lấy xắt hoặc bào lát mỏng phơi khô. Khi dùng có thể dùng sống sao với rượu, sao cháy đen, hoặc chưng...tùy theo lương y. Phép chế Đại hoàng có nhiều cách: + Đem Đại hoàng chưng với rượu cho nát, phơi nắng, rồi tán bột, dùng mật trộn vào chế thành từng viên nhỏ, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển). + Dùng Đại hoàng phiến thêm rượu chưng mấy lần là được (Dược Tài Học). + Ngâm thuốc sống vào nước cho mềm, lấy ra, thái thành phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc sao với rượu, hoặc sao thành than hoặc hấp chế (Đông Dược Học Thiết Yếu). Cách dùng: 1- Tẩm, sao có tác dụng trị huyết bế. 2- Dùng sống làm thuốc tả hạ thanh nhiệt (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Thành phần hóa học: + Rhein, Aloe-Emodin, Emodin, Physcion, Chrysophanol (Tiêu Bồi Căn, Dược Học Học Báo 1980, 15 (1): 35). + Physcion-8-O-Glucoside, Aloe-Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-8-O- Glucoside, Emodin-1-O-Glucoside, Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-1-O- Glucoside, Rhein-8-O-Glucoside (Fairbairn J W và cộng sự, Pharm Weekbl, 1965, 100: 1493). + Rheinoside A, B, C, D (Sơn Ngạn Kiều, Nhật Bản Sinh Dược Học Hội Đệ 31 Hồi Niên Hội Yếu Chỉ Tập 1984: 12). + Palmidin A, B, C, Sennidin A, B, C, Reindin A, B, C, Sennoside A, B, C, D (Lemli J và cộng sự, Planta Med, 1964, 12 (1): 107). Tác dụng dược lý: + Chất gây tiêu chảy của Đại hoàng là Anth raquinone. Tác dụ ng của thuốc chủ yếu là ở dại t trường, thuốc làm cho trương lực của đoạn giữa và cuối đại trường tăng, nhu động ruột tăng, nhưng không trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của tiểu trường. Nhưng trong Đại hoàng có chất Tanin vì thế sau khi tiêu chảy thường hay có táo bón. Hoặc liều nhỏ ( ít hơn 0, 3g/kg) thường gây táo bón (Chinese Hebral Medicine). + Tác dụng lợi mật: Nước sắc Đại hoàng làm tăng co bóp túi mật, giãn cơ vòng Oddi khiến mật bài tiết (Trung Dược Học). + Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thờỉ gian đông máu, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, cải thiện độ bền của thành mạch, làm tăng Fibrinogene trong máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xương tạo tiểu cầu, nhờ đó làm tăng nhanh thời gian đông máu. Thành phần cầm máu chủ yếu là chất Chrysophanol (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng khuẩn: Đại hoàng có tác dụng kháng khuẩn rộng, chủ yếu đối với tụ cầu, liên cầu, son g cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lỵ. Thành phần ức chế vi khuẩn chủ yếu là dẫn chất của Anthraquinone. Thuốc còn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh và virút cúm (Trung Dược Học). + Nước sắc Đại hoàng cho chó gây mê uống, gây hạ áp. Liều nhỏ của Đại hoàng kích thích tim ếch, liều lớn ngược lại, có tác dụng ức chế (Trung Dược Học). + Thành phần Emodin và Rhein trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư của Melanoma, ung thư vú và ung thư gan kèm trướng nước ở bụng nơi chuột (Chinese Hebral Medicine). + Nước sắc Đại hoàng có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm Cholesterol máu đối với thỏ bị gây cao Cholesterol và cho uống thuốc. Tuy nhiên với chó bình thường thì không có tác dụng (Chinese Hebral Medicine). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). + Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học). Qui kinh: + Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can (Trung Dược Học). Tác dụng: + Đãng địch trường vị, khứ hủ sinh tân,. thôn g lợi thủ y cốc, đìều trung, hóa thực; an hòa ngũ tạng (Bản Kinh). + Luyện ngũ tạng, thông kinh, lợi thủy thũng, phá đàm thực, lãnh nhiệt tích tụ, súc thực, lợi đại tiểu trường (Dược Tính Bản Thảo). + Tả nhiệt thông tiện, phá ứ (Trung Dược Học). Chủ trị: + Trị kết tích ở trường vị do thực nhiệt, huyết ứ kết khối ở vùng bụng, kinh nguyệt bế, cuồng táo do thực hỏa, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu viêm ứ, bỏng nóng (xức ở ngoài). Liều dùng: 4- 20g. Tán bột dùng nên giảm liều lượng, dùng ngoài tùy ý. Chú ý: + Vị này không nên sắc lâu, khi sắc thuốc được rồi mới bỏ vào uống. Kiêng kỵ: Đàn bà có thai, phụ nữ thời kỳ có thai hoặc sinh đẻ. Cơ thể suy nhược, dùng rất cẩn thận. Bón người già, bón do huyết ứ cấm dùng. Bảo quản: Để nơi khô ráo, dễ bị biến màu và sâu mọt, nên phơi khô và đậy kỹ, vào mùa hè thỉnh thoảng phơi lại. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị các chứng lạ gây ra bởi đàm sinh ra, hễ ăn vào là mửa ra, đều do có đàm trong ngực: Đại hoàng 40g, Cam thảo (chích) 10g, sắc với một tô nước còn lại nửa tô, phương pháp này để quét đàm ra hết, nếu bỏ Hà thiên cao vào làm hoàn thì lại càng tốt (Kim Quỹ Yếu Lược). + Trị trường vị có thực nhiệt, táo bón: Đại hoàng 10 - 15g, Hậu phác 8g, Chỉ thực 8g, sắc, hòa Mang tiêu 10g uống (Đại Thừa Khí Thang – Thương Hàn Luận). + Trị trường vị có thực nhiệt, táo bón: Đại hoàng 10-15g, Chỉ thực, Hậu phác đều 6-8g, sắc uống (Tiểu Thừa Khí Thang – Thương Hàn Luận). + Trị mửa ra máu, chảy máu mũi, tâm khí bất túc: Đại hoàng 80g, Hoàng liên, Hoàng cầm, mỗi thứ 40g, sắc với 3 chén nước, còn 1 chén uống (Tả Tâm Thang - Kim Quỹ Yếu Lược). + Trị bụng đau do trường ung, táo bón: Đại hoàng 12g, Mẫu đơn bì 16g, Đào nhân, Đông qua tử, Mang tiêu mỗi thứ 12g, sắc uống (Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang – Kim Quỹ Yếu lược). + Trị huyết trệ, kinh bế và sản hậu ứ huyết, bụng dưới đau như cắt: Đại hoàng 12g, Đào nhân 12g, Miết trùng 4g, sắc uống (Hạ Ứ Huyết Thang – Kim Quỹ Yếu Lược). + Trị nôn ra máu, đau xóc lên: Xuyên Đại hoàng 40g, tán bột. Mỗi lần uống 4g, sắc với 1 chén nước Sinh địa, còn nửa chén, uống (Giản Yếu Tế Chúng phương). + Trị nhiệt bệnh nói sảng: Xuyên Đại hoàng 200g, xắt nhỏ, sao hơi đỏ rồi tán bột, dùng Lạp tuyết thủy 5 thăng nấu cô lại như cao. Mỗi lần uống nửa muỗng càfê với nước lạnh (Thánh Huệ phương). + Trị thắt lưng đau, chân đau do phong khí: Đại hoàng 80g, xắt như con cờ, trộn một tí sữa vào, sao khô đừng để cho đen. Mỗi lần dùng 8g sắc với 3 chén nước lớn và 3 lát Gừng, uống lúc đói. Sau khi uống xổ ra vật dơ như mũi thì giảm đau (Hải Thượng phương). + Trị phong nhiệt tích ẩn bên trong, hóa đờm dãi, trị tức đầy, tiêu thực, hóa khí, dẫn huyết: Đại hoàng 160g, Khiên ngưu tử một nửa sao, một nửa để sống, tất cả 160g tán bột, trộn với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước. Nếu cần lượng mạnh hơn thì có thể tăng lên 20 viên. Trong sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ dùng Tạo giáp nấu cao, hòa với thuốc bột làm thành viên, gọi là ‘Cổn Đờm Hoàn’ hoặc ‘Toàn Chân Hoàn’. Ngày xưa, Kim Tuyên Tông uống có hiệu quả nên ban cho cái tên “Bảo An Hoàn” (Kinh Nghiệm phương). + Bài thuốc ‘Cổn Đàm Hoàn’ trị đàm gây ra trăm thứ bệnh, chỉ trừ tiêu chảy, trước hay sau khi có thai thì cấm dùng: dùng Đại hoàng tẩm rượu chưng chín, sắc mỏng phơi khô 320g, Sinh hoàng cầm 320g, Trầm hương 20g, Thanh mộc thạch 80g và Diêm tiêu 80g, cho vào nồi, lấy đất sét trét kín, đốt cho đỏ lên rồi nghiền bột 80g. Các vị trên đều tán bột, lấy nước làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Thường uống 10-20 viên, bệnh nặng uống 50-60 viên, nhẹ hoặc chậm uống 70-80 viên, cần gấp thì uống 120 viên với nước nóng, nằm yên đừng cử động để trục đàm trệ ở thương tiêu. Uống ngày đầu ra hết bào bọt, sau ra nhớt dãi, nếu chưa thì uống tiếp. Ngày xưa. Vương Ẩn Quân hàng năm dùng bài này để chữa lành hàng vạn bệnh (Dưỡng Sinh Chủ Luận phương). + Trị đàn bà kinh huyết không thông, xích bạch đới, rong kinh, tiêu ra máu, các chứng lâm, sản hậu tích huyết, bụng đau gò có cục, đàn ông bị ngũ lao thất thương, trẻ con bị nóng sốt về chiều, dùng hiệu quả rất nhanh: Cẩm văn đại hoàng 1 cân chia làm 4 phần: Một phần ngâm với 1 chén Đồng tiện, muối ăn 8g, ngâm 1 đêm, xắt mỏng phơi khô; 1 phần dùng rượu ngon tẩm 1 chén trong một ngày, bào mỏng, lại lấy Ba đậu nhân 35 hạt sao với nó, tới khi Ba đậu vàng thì bỏ đi, chỉ lấy Đại hoàng; Một phần ngâm 1 chén nước với Hồng hoa 160g nấu một đêm, xắt mỏng, phơi khô; Một phần dùng 4 lượng Đương quy bỏ vào một chén giấm nhạt tẩm một đêm phơi khô, bỏ Quy đi, xắt lát mỏng, phơi khô. Tất cả tán bột, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên, lúc đói với rượu ấm. Chờ khi đi cầu ra những vật dơ là có hiệu nghiệm (Y Lâm Tập Yếu phương). + Trị các loại bệnh ở tâm phúc, các loại bệnh hiểm nghèo: Ba đậu, Đại hoàng, Can khương mỗi thứ 40g, tán bột, trộn với mật, quết một ngàn chày rồi viên bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 3 viên. Hễ khi trẻ con chạm vía làm tâm bụng căng đau như dùi châm, dao cắt, thở gấp, cấm khẩu, chết lăn quay, lấy nước ấm hoặc rượu cho uống với thuốc thêm 3 viên nữa, khi nào trong bụng chuyển sôi là được, tới khi tiêu hoặc mửa ra là tốt. Nếu miệng đã cấm khẩu, cậy răng đổ thuốc vào, bài này của Trọng Cảnh, ông Bùi Tú chức Tư Không đổi ra làm tán nhưng không hay bằng viên (Đồ Kinh phương). + Trị trong bụng căng đầy, bỉ khối, có hòn cục: dùng Đại hoàng 400g, tán bột, 3 thăng giấm, 2 muỗng mật ong, trộn, nấu lên làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng sống, khi nào mửa hoặc đi tiêu là được (Ngoại Đài Bí Yếu ). + Trị bụng sườn tích khối: Phong hóa thạch hôi, tán bột, nửa cân, sao thật chín xong đợi nguội, bỏ bột Đại hoàng 40g sao chín, bỏ bột 20g Quế tâm vào, sao qua rồi cho giấm gạo vào làm thành cao, phết vào vải, dán lên nơi đau (Đan Khê Tâm Pháp). + Trị bụng sườn tích khối: Đại hoàng 80g, Phác tiêu 40g tán bột, lấy tỏi đâm nhuyễn trộn dán (hoặc gia thêm 40g A ngùy rất hay) (Đan Khê Tâm Pháp). + Trị tích tụ lâu ngày không khỏi, đại tiểu tiện không thông, có cảm giác như cái gì thốc lên trái tim, bụng sình căng đau, ăn không tiêu: Đại hoàng, Bạch thược mỗi thứ 80g, tán bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 40 viên, ngày 3 lần, hễ thấy chuyển là được (Thiên Kim phương). + Trị cam tích, tỳ tích, dùng cho người lớn cũng như trẻ con: Cẩm vân đại hoàng 120g, tán bột. Lấy một chén giấm đổ vào trong nồi đất, nấu lửa nhỏ thành cao, bỏ trên miếng ngói phơi nắng và sương 3 ngày đêm, nghiền nát. Lại dùng Lưu hoàng 40g, Quan quế chi 40g, tán nhuyễn. Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, dùng 2g, người lớn 6g, uống với nước cơm. Kiêng tất cả các loại thức ăn sống lạnh, chỉ dùng cháo trắng nửa tháng, nếu điều trị một lần không lành, thì nửa tháng sau uống một lần nữa (Thánh Tế Tổng Lục). +Trị trẻ nhỏ bị loa lịch, sài đầu hoặc bụng sình, rồi lại khỏi, phát sinh nhiều biến chứng: Đại hoàng loại tốt 360g, bỏ vỏ, gĩa nát, tán bột. Lấy 3 thăng rượu ngon với gạo bỏ vào trong bát sành, đem nấu cách thủy thành cao, viên thành hoàn, to bằng hạt ngô đồng. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: uống 1 lần 7 viên mỗi ngày. Nếu tiêu ra phân như nước mũi xanh đỏ là tốt, nếu uống vào không hạ thì phải thêm từ từ, nếu hạ quá phải giảm bớt. Kiêng ăn vật độc, mẹ còn cho con bú cấm uống (Thôi Tri Để phương). + Trị các loại nóng của trẻ nhỏ: Đại hoàng nướng chín, Hoàng cầm mỗi thứ 40g tán bột, luyện mật làm viên, to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần uống 5-10 viên với mật( Có thể thêm Hoàng liên gọi là ‘Tam Hoàng Hoàn’ -Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết). + Trị cốt chưng, tích nhiệt, vàng ốm dần dần: Đại hoàng 4 phần, sắc với 5-6 chén Đồng tiện còn 4 chén, bỏ bã, uống 2 lần lúc đói (Quảng Lợi phương). + Trị xích bạch trọc, lâm chứng: Đại hoàng tốt, tán bột. Mỗi lần dùng 6 phân. Dùng 1 cái trứng gà, soi thủng 1 lỗ, xong bỏ thuốc vào, khuấy đều, chưng chín, ăn lúc đói, không quá 3 lần (Giản Tiện phương). + Trị tướng hỏa bí kết: Bột Đại hoàng 40g, bột Khiên ngưu 20g. Mỗi lần uống 12g. Có quyết lãnh thì uống với rượu, không có quyết lãnh mà bứt rứt ở tim thì uống với mật (Bảo Mệnh Tập). + Trị các chứng lỵ giai đoạn đầu: Đại hoàng nướng chín, Đương quy mỗi thứ 12g, người mạnh dùng tới 40g, sắc uống cho đi cầu. Có thể thêm Binh lang (Tập Giản phương). + Trị nhiệt lỵ mót rặn: Đại hoàng 40g, ngâm rượu nửa ngày, sắc uống cho đi cầu (Tập Giản phương). + Trị suyễn đột ngột muốn chết, không nói được, nôn ọe dãi nhớt: Đại hoàng, Nhân sâm, mỗi thứ 20g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén, uống nóng (Thế Y Đắc Hiệu phương). + Trị đàn bà huyết tích đau: Đại hoàng 40g, rượu 2 thăng, nấu thật sôi, uống thì đi cầu được (Thiên Kim phương). + Trị sản hậu ra huyết khối: bột Đại hoàng 40g, giấm ngon nửa thăng, nấu thành cao, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên với giấm nóng, uống lâu sẽ khỏi (Thiên Kim phương). + Trị chứng khí thống do huyết khô: Cẩm văn đại hoàng, ngâm rượu, xắt mỏng, phơi khô 160g, tán bột. Giấm ngon 1 thăng, nấu thành cao, trộn thuốc bột làm thành viên to bằng hạt súng. Mỗi lần uống 1 viên với rượu trước khi đi ngủ, đại tiện thông 1-2 lần thì chất độc hồng hồng tự nhiên ra, đó là bài thuốc hay để điều kinh (có thể thêm Hương phụ) (Tập Nghiệm phương). + Trị đàn bà âm hộ đau: Đại hoàng 40g, Dấm 1 thăng sắc uống (Thiên Kim phương). + Trị dịch hoàn sa xuống gây nên đau: bột Đại hoàng tẩm giấm, xức vào đó, khô thì thay cái mới (Mai Sư phương). + Trị thấp nhiệt, chóng mặt không chịu nổi: Đại hoàng sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà, đó là trị tiêu có tính cấp thời (Đơn Khê Tâm Pháp). + Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, thường muốn nhắm mắt: dùng Đại hoàng 0,4g, ngâm với 3 chén nước 1 đêm. Một tuổi: uống nửa chén, còn dư thì bôi lên đầu, khô thì bôi tiếp (Diêu Hòa Chúng Chí Bảo phương). + Trị mắt đau, mắt đỏ nghiêm trọng: dùng Tứ Vật Thang thêm Đại hoàng sắc rượu uống (Truyền Tín Thích Dụng phương). + Trị răng đau do vị hỏa: Ngậm một ngụm nước, lấy giấy cuộn lại, lấy bột Đại hoàng, đau bên nào thổi vào mũi bên ấy (Nho Môn Sự Thân). + Trị răng đau do phong nhiệt: Đại hoàng bỏ vào trong bình, đốt cháy tồn tính, rồi tán bột, xức buổi sáng và chiều (Thiên Kim phương). + Trị chân răng thường ra máu, lở rụng dần và miệng hôi: Đại hoàng ngâm với nước vo gạo cho mềm, Sinh địa hoàng, hai thứ đều xắt vòng quanh 1 lát, hợp cả hai thứ dán lên chỗ đau, một đêm là khỏi, chưa lành phải dán lại. Kiêng nói chuyện (Bản Sự phương). +Trị miệng lở loét: Đại hoàng, Khô phàn, 2 vị bằng nhau, tán bột, xức vào, ra nhớt dãi là tốt (Thánh Huệ phương). + Trị trong mũi lở loét: Sinh địa hoàng, Hạnh nhân đều giã nát, trộn với mỡ heo, xức vào (Thánh Huệ phương). + Trị trong mũi lở loét: Sinh địa hoàng, Hoàng liên mỗi thứ 4g, Xạ hương 1 chút, tán bột, trộn dầu xức vào (Thánh Huệ phương). + Trị từ trên cao rơi xuống hoặc gỗ đá đè làm bị thương, các loại tổn thương làm ứ huyết, ngưng tích, đau không chịu được: rượu Đại hoàng nấu 40g, Hạnh nhân bỏ vỏ 21 trái, nghiền nhỏ, 1 chén rượu, sắc còn 6 phân, uống khi gà gáy tới sáng, sẽ tan ứ huyết (Tam Nhân phương) + Trị chấn thương ứ huyết ở bên trong căng đầy: Đại hoàng, Đương quy, liều lượng bằng nhau, sao, nghiền nát. Mỗi lần uống 16g với rượu ấm, chờ khi đi ra vật độc thì lành (Hòa Tễ Cục phương). + Trị chấn thương ứ huyết một chỗ làm sốt về chiều: Đại hoàng bột, trộn nước gừng xức vào (Tập Giản phương). + Trị dao cắt đứt da, đau nhức, táo bón: Đại hoàng, Hoàng cầm tán bột, 2 vị bằng nhau, luyện viên với mật. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên, trước bữa ăn với nước (Thiên Kim phương). + Trị lở nứt vì lạnh: bột Đại hoàng trộn nước xức vào (Vệ Sinh Bảo Giám). + Trị bị đánh đập sưng đau: Bột Đại hoàng trộn với giấm bôi vào (Vệ Sinh Bảo Giám). + Trị cứu gây nên lở loét vì độc: Đại hoàng, Phác tiêu mỗi thứ 20g, tán bột, uống với nước, đi cầu được là đỡ (Trương Cảo phương). + Trị khỉ cắn mà vết thương lở độc: bột Đại hoàng trộn xức vào (Trương Cảo phương). + Trị đơn độc sưng đỏ cả người: Đại hoàng mài với nước, bôi lên chỗ đau (Cấp Cứu phương). + Trị sưng độc giai đoạn đầu: Đại hoàng, Ngũ bội tử, Hoàng bá, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với nước sông mới múc lên, bôi ngày 4-5 lần (Trửu Hậu phương). + Trị mụn nhọt sưng nóng đỏ: bột Đại hoàng, trộn với giấm, bôi vào, khô thì thay cái mới, cho đến khi khỏi (Trửu Hậu phương). + Trị vú sưng: Đại hoàng, Phấn thảo, mỗi thứ 40g, tán bột, nấu với rượu ngon thành cao, để dành, bôi thuốc lên miếng lụa, dán vào. Trước khi dán phải uống 1 muỗng với rượu nóng. Sáng sớm sẽ đi ra những vật độc (Phụ Nhân Kinh Nghiệm phương). + Trị phong cùi lở loét: Đại hoàng nướng chín 40g, Tạo giáp thích 40g, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng lúc đói, với rượu nóng, đi cầu được rồi, ra những vật dơ, xong dùng Hùng hoàng, Hoa xà hoặc bài ‘Thông Thiên Tái Tạo Tán’ mới dứt căn (Thập Tiện Lương phương). + Trị bỏng nóng: Đại hoàng thứ tốt, nghiền sống thành bột, trộn mật, bôi. Không những có tác dụng cầm đau mà khỏi bị sẹo nữa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị trung tiêu, thượng tiêu có nhiệt đàm sinh ra đau nửa đầu, các loại thuốc hầu như không có hiệu quả, tổn thương tới mắt, dùng Đại hoàng khuấy với mật ong và nước Trúc lịch, cửu chưng cửu sái, viên hồ bằng hạt mè mà uống lần 12g với nước Bạc hà. Lại trị tỳ vị ở trung tiêu bị thấp nhiệt bám xuống thận kinh, đến nỗi ăn no rồi đi ngủ thì bị di mộng tinh. Khi ngủ nên uống 3-16g với nước sắc Thăng ma, Trần bì để cho hết thấp nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị mắt đỏ, mắt đau: Đại hoàng một chút, thêm một ít Hồng hoa, Sinh địa, chưng cách thủy, lấy giấy thấm nước đắp, không nên sắc lâu, khi sôi xong đổ vào để uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị thương hàn phát ở âm kinh mà lại đưa xuống dưới, làm cho đầy tức ở dưới tim nhưng không đau, đè vào mềm, đó là chứng Bỉ, dùng bài ‘Đại Hoàng Hoàng Liên Tả Tâm Thang’ làm chủ, trong đó Đại hoàng 80g, Hoàng liên 40g. Sắc Đại hoàng cho thật sôi rồi lấy 2 bát ngâm với vị trước đó, chia ra 2 lần uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Khiết cổ dùng Đại hoàng để tả các loại thực nhiệt không thông và tả chứng đầy tức dưới tim do thực, đây là theo phương pháp của Trọng Cảnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị xích, bạch đới giai đoạn đầu, người còn khỏe mạnh có thể dùng với Chỉ xác, Binh lang, Đương quy, Cam thảo, Hoạt thạch dùng làm viên uống, đó là phương pháp ‘Nghênh nhi đoạt chi’ (Đón ngừa để cướp lấy bệnh), tuy nhiên không nên dùng quá dễ làm tổn thương tới Vị khí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Dùng Đại hoàng để trị nhọt đau sưng, cùng với Bạch cập, Bạch liễm (sao), Trần tiểu phấn, Một dược, Nhũ hương, uống với giấm và mật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị bỏng: Đại hoàng tán bột trộn dầu mè xức nơi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi và sưng tấy do chứng nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). (2) Đại hoàng Đương quy, 2 vị bằng nhau, tán bột lần uống 12g, ngày uống 2 lần với rượu, trị bổ té, tổn thương do chấn thương ứ huyết sinh đau. + Trị thận suy mạn tính: Bệnh viện thủ đô Bắc Kinh báo cáo: dùng Đại hoàng 30- 60g sống (nếu sao, dùng 20g), Mẫu lệ (nung) 30g, Bồ công anh 20g, sắc còn 600- 800ml. Thụt lưu đại trường mỗi ngày 1 lần. Bệnh nặng 2 lần. Làm sao cho bệnh nhân mỗi ngày tiêu 3-4 lần là được. Kết quả: Trong 20 ca, tổ A 10 ca ( Creatin in 10mg% ), triệu chứng cải thiện, urê giảm, kết quả rõ. Tổ B 6 ca ( Creatinin 10- 15mg%), kết quả kém. Tổ C 4 ca ( Creatin in 15mg%), kết quả kém hơn (Tất Tăng Kỳ, Trung Y Tạp Chí 1981, 9: 21 ). + Trị xuất huyết tiêu hóa trên: Dùng bột (viên hoặc xi rô ) Đại hoàng trị 890 ca xuất huyết tiêu hóa trên ( không bao gồm xuất huyết do xơ gan ), mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, kiểm tra phân thấy âm tính hoặc dương tính nhẹ mới ngưng uống. Trong thời gian điều trị, không dùng các loại thuốc cầm máu khác. Chảy máu nhiều thì truyền rnáu hoặc Gluco. Kết quả trong 890 ca có 868 ca máu cầm, tỉ lệ 97%. Bình quân thời gian cầm máu là 2 ngày, bình quân lượng Đại hoàng dùng cho mỗi bệnh nhân là 18g ( Tiêu Hồng Hải, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 85). + Trị tụy viêm cấp: Tác gỉa dùng Sinh đại hoàng sắc, mỗi lần 30-60g. Cứ 1 - 2 giờ uống 1 lần cho đến khi bụng giảm đau, Amyase nước tiểu bình thường, khi bạch cầu giảm thì bớt liều dần. Đã trị100 ca, trừ các chứng nặng đều không dùng phương pháp hạ áp lực dạ dày, ruột, không nhịn ăn. Một số ít bệnh nhân truyền dịch hoặc dùng thêm trụ sinh. Sau khi bệnh ổn định, tiếp tục dùng viên Đại hoàng, mỗi lần 3g, ngày 2 lần để củng cố. Kết quả: tòa n bộ bệnh nhân đều có kết quả. Bình quân sau 2 ngày, lượng Amylase trong nước tiểu bình thường, sau 3 ngày thì bụng hết đau và các triệu chứng rối loạn ở bụng cũng hết. Sau 5 ngày thử nghiệm thấy SGPT hồi phục bình thường. Bình quân mỗi bệnh nhân dùng 450g Đại hoàng( Trung Tây y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 85 ). + Trị ruột viêm hoại tử xuất huyết: Tác gỉa dùng thuốc sắc Đại hoàng sống kết hợp truyền dịch cân bằng nước điện giải trị14 ca. Người lớn mỗi lần uống Đại hoàng sống 24-30g dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày 2-3 lần. Trừ 2 ca không khỏi, còn lại đều tốt. Thườn g sau 2-6 lần uống, bụng giảm đau rõ. Triệu chứng nhiễm độc được cải thiện, phân có máu và mũi chuyển thành phân lỏng (Chu Kiến Nghi, Phúc Kiến trung Dược Tạp Chí 198 1, 11:36 ). + Trị tai biến mạch máu não: Bệnh viện Trung y thành phố Tôn Nghĩa trị 72 ca tai biến mạch não ( não xuất huyết 11 ca, nhũn não 61 ca, có các triệu chứng: bình quân 4 ngày không đại tiện, rêu lưỡi vàng nhớt, hoặc khô. Dù ng Đại hoàng 12g, Mang tiêu 10g (hòa uống ), Chỉ thực ( hoặc Hậu phác 9g), Cam thảo 6g, sắc còn 200m, chia 2 lần uống, cứ 2 giờ 1 lần. Nếu hôn mê thêm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn 1-2 viên. Thường chỉ uống 1-2 lần là tỉnh, triệu chứng giảm, bệnh nhẹ hơn. Trong số 18 ca hôn mê, sau khi uống thuốc tỉnh 10 ca, không thay đổi 8 ca (Thang Tống Minh, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1983, 1: 19) . + Trị chứng li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdai_hoang_5887.pdf
Tài liệu liên quan