Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Hán Việt khác:
Tiết hoa (Bản Kinh), Nữ tiết, Nữ hoa, Nữ hành, Nhật tinh, Cảnh sinh,
Truyền duyên niên, Âm thành, Chu doanh (Biệt Lục), Trị tưởng (Nhĩ Nhã),
Kim nhị, Mẫu cúc (Bản Thảo Cương Mục), Nữ hoa (Hòa Hán Dược Khảo),
Kim nhụy (Bản Thảo Cương Mục), Dược cúc (Hà Bắc Dược Tài), Cam cúc
hoa (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ), Bạch cúc hoa (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:
Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine).
Họ khoa học:
Họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả:
Bạch cúc là cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có
rãnh. Lá mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên có 3-5 thùy trái xoan tròn
đầu hay hơi nhọn, có răng ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở
ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu
có 1-2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều,
màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy.
Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình tráixoan,
bông thường hay ướp trà, rất hiếm.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học cúc hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
CÚC HOA
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Hán Việt khác:
Tiết hoa (Bản Kinh), Nữ tiết, Nữ hoa, Nữ hành, Nhật tinh, Cảnh sinh,
Truyền duyên niên, Âm thành, Chu doanh (Biệt Lục), Trị tưởng (Nhĩ Nhã),
Kim nhị, Mẫu cúc (Bản Thảo Cương Mục), Nữ hoa (Hòa Hán Dược Khảo),
Kim nhụy (Bản Thảo Cương Mục), Dược cúc (Hà Bắc Dược Tài), Cam cúc
hoa (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ), Bạch cúc hoa (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:
Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine).
Họ khoa học:
Họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả:
Bạch cúc là cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có
rãnh. Lá mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên có 3-5 thùy trái xoan tròn
đầu hay hơi nhọn, có răng ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở
ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu
có 1-2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều,
màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy.
Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan,
bông thường hay ướp trà, rất hiếm.
Thu hái:
Cuối mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 – 11, khi hoa nở. Cắt cả
cây, phơi khô trong chỗ râm mát rồi ngắt lấy hoa. Hoặc chỉ hái lấy hoa, phơi
hoặc sấy khô là được.
Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa
nguyên vẹn, mầu tươi sáng, thơm, không có cành, cuống, lá, là loại tốt.
Mô tả dược liệu:
Bên ngoài có mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh dẹt, ở giữa có
nhiều hoa hình ống tụ lại. Bên dưới có tổng bao do 3 – 4 lớp phiến bao chắp
lại. Mùi thơm mát, vị ngọt, hơi đắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong râm,
dùng tươi tốt hơn.
+ Muốn để được lâu thì xông hơi Lưu hoàng 2-3 giờ, thấy hoa chín
mềm là được, rồi đem nén độ một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô cất
dùng.
Bảo quản:
Dễ mốc, sâu mọt. Để nơi khô ráo, xông Diêm sinh định kỳ. Không
nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị và nát cánh hoa, biến mầu, không được
sấy quá nóng. Chỉ nên hong gió cho khô, dễ bị ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Borneol, Camphor, Chrysanthenone, Lutein-7-Rhamnoglucoside,
Cosmoiin, Apigenin-7-O-Glucoside (Giang Tô Tân Y Học Viện, Trung
Dược Đại Từ Điển (Q. Hạ, Thượng Hải Nhân Dân Xuất Bản 1977: 2009).
+ Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside, Apigenin, Apigenin-7-O-
Rhamnoglucoside, Quercetin 3-O-galactoside, Quercetrin, Isorhamnetin-3-
O-galactoside, Luteolin-7-O-Rhamnoglucoside (Kaneta M và cộng sự, Agric
Biol Chem, 1978, 42 (2): 475 (C A 1978, 88: 186096f).
+ Lyteolin, b-Elemene, Thymol, Heneicosane, Tricosane, Hexacosane
(Takashi M và cộng sự, Tohoku Yakka Daigaku Kenkyu Nempo, 1978, 25:
29 (C A 1979, 91: 137156d).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cúc hoa, trong thí nghiệm, có tác
dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, Liên cầu trùng dung huyết Bêta, Lỵ trực
trùng Sonnei, trực trùng thương hàn (Trung Dược Học).
+ Điều trị huyết áp cao: Nước sắc Cúc hoa cho 46 người bệnh huyết
áp cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu
đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 người trở lại huyết áp bình thường.
Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt (Chinese Hebral
Medicine).
+ Bạch cúc hoa có tác dụng ức chế phần nào các loại nấm ngoài da
(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vị ngọt, đắng, tính bình, hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Phế, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Dưỡng huyết mục (Trân Châu Nang).
+ Khứ ế mạc, minh mục (Dụng Dược Tâm Pháp).
+ Sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, giải độc (Trung Dược Đại Từ
Điển).
+ Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt các chứng du phong do
phong nhiệt ở Can gây nên, nặng một bên đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Bạch truật, rễ Câu kỷ, Tang căn bạch bì làm sứ cho Cúc hoa ((Bản
Thảo Kinh Tập Chú).
+ Khí hư, Vị hàn, ăn ít, tiêu chảy: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Dương hư hoặc đầu đau mà sợ lạnh: kiêng dùng (Đông Dược Học
Thiết Yếu).
+ Tỳ Vị hư hàn: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
Liều dùng: 6 – 20g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị chóng mặt, uống lâu làm nhan sắc đẹp, không gìa: Bạch cúc
chọn vào ngày 9-9 (âm lịch), lấy hoa 2 cân, Phục linh một cân, tán bột.
Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần (Thái Thanh Kinh Bảo
phương).
+ Trị đàn ông, đàn bà bị chứng đầu phong lâu ngày không bớt, choáng
váng, tóc khô tóc rụng, đàm nghẹt trong ngực, mỗi lần lên cơn là chóng mặt,
hoa mắt, lảo đảo muốn té, lên cơn khi thay đồi thơi tiết: Trước hết, cứu 2
huyệt Phong trì 14 tráng, đồng thời uống 'Bạch Cúc Hoa Tửu’. Chế rượu
bằng cách vào lúc cuối xuân, đầu hè dùng ngọn, thân, hoa Cúc mềm, phơi
âm can, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng lúc đói vớ'i rượu ngày vài lần, theo
đó mà tăng thêm. Nếu không uống rượu được thì trộn nước cháo uống. Cũng
trị như trên, vào tháng 8, mùa thu, hái hoa, phơi trong râm cho khô, dùng 3
cân gói trong lụa, bỏ vào ngâm với 3 đấu rượu, ngâm 7 ngày, Mỗi ngày uống
3 lần, uống hơi say là được (Bạch Cúc Hoa Tửu - Thiên Bảo Đơn phương).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt: Cúc hoa, thạch cao, Xuyên khung, đều
12g. tán bột. Mỗi lần uống 6g với nước trà (Giản Tiện Đơn phương).
+ Trị thái âm phong ôn, ho, sốt, hơi khát: Hạnh nhân 8g, Liên kiều 6g,
Bạc hà 3,2g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 3,2g, Vi căn
8g. sắc với 2 chén nước, còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống (Tang Cúc Ẩm –
Ôn Bệnh Điều Biện).
+ Trị phong thấp đau nhức ở gối, chân: Cúc hoa, Ngải diệp lâu năm,
tán bột, trộn với hồ đắp lên trên gối, lâu ngày sẽ khỏi (Phù Thọ phương).
+ Trị ban đậu chạy vào mắt sinh ra màng mộng: Bạch cúc hoa, Cốc
tinh thảo, Vỏ đậu xanh, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, lấy 1
quả Thị, 1 chén cơm nếp, nấu cho đến khi cơm cạn thì ăn hết, ngày ăn 3 trái.
Bệnh nhẹ ăn chừng 5 - 7 ngày, bệnh nặng dùng chừng nửa tháng (Nhân Trai
Trực Chỉ Phương Luận).
+ Trị mắt có màng mộng sau khi bị bệnh: Bạch Cúc hoa, Thuyền
thoái, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2-12g trộn với một ít mật, sắc
uống (Cấp Cứu phương)
+ Trị âm hộ sưng đau: Cúc hoa ngọn non, gĩa nát, sắc lấy nước xông,
còn nước dùng để rửa (Thế Y Đắc Hiệu phương)
+ Trị say rượu không tỉnh: lấy Cúc hoa tán bột, uống (Ngoại Đài Bí
Yếu).
+ Trị hoa mắt, chóng mặt: Cam cúc hoa 1 cân, Hồng tiêu (bỏ mắt)
240g, tán bột, trộn với nước Địa hoàng, làm thành viên, to bằng hạt ngô
đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước trước khi đi ngủ (Song Mỹ Hoàn -
Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương)
+ Trị đinh nhọt sưng đau: rễ Cúc hoa 1 nắm, gĩa nát, vắt lấy nước
uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cam cúc hoa là thuốc chính trong việc khu phong, phong mộc thông
với can, can khai khiếu ở mắt, vậy nó là thuốc chủ yếu trị sáng mắt, thường
dùng với Địa hoàng, Hoàng Bá, Câu kỷ tử, Bạch tật lê, Ngũ vị tử, Sơn thù
du, Đương quy, Linh dương giác, Gan dê (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
+ Trị Can Thận đều hư, mắt đau, thêm Quyết minh tử, Mộc tặc thảo,
Cốc tinh thảo, Sài hồ, có thể khử màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển).
+ Trị mắt đau do phong nhiệt: Cúc hoa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Cam
thảo, Sinh địa hoàng, Kinh giới tuệ, Quyết minh tử, Liên kiều, Cát cánh, Sài
hồ, Xuyên khung, Khương hoạt, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
+ Tri nhức đầu do huyết hư: Cúc hoa, Xuyên khung, Tế tân, Cảo bản,
Đương quy, Sinh địa, Thục địa hoàng, Thiên môn, Mạch môn, Bạch thược
dược, Cam thảo, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cúc hoa cùng với Câu kỷ tử, 2 vị bằng nhau, trộn với mật làm viên
uống thì phòng được bệnh mắt, trúng phong và đinh nhọt (Trung Quốc Dược
Học Đại Từ Điển).
+ Trị đinh nhọt: Cam cúc để nguyên cả rễ, dùng sống, Tử hoa đia
đinh, Ích mẫu thảo, Kim ngân hoa, Bán chi liên, Bối mẫu, Lên kiều, Sinh địa
hoàng, Qua lâu căn, Bạch chỉ, Bạch cập, Thương nhĩ tử, Hạ khô thảo. Nếu
bệnh nặng quá thì dùng ‘Thiềm Tô Hoàn’ để phát hãn. Nếu táo bón sau khi
ra mồ hôi: dùng ‘Ngọc Xu Đơn’ để uống cho hạ, nếu không có Ngọc Xu
Đơn, lấy Đại kích thêm Tảo hưu, Táo nhục làm viên, uống 12g sẽ xổ ngay.
Kiêng Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị phong ôn giai đoạn đầu, hơi lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, mắt
đỏ, mắt đau: Cúc hoa 12g, Tang diệp 8g, Câu đằng 8g, Liên kiều 4g, Cát
cánh 8g, Cam thảo 4g, Xa tiền thảo 12g. Sắc uống (Tang Cúc Câu Liên Hợp
Tễ Gia Giảm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phong nhiệt do Can kinh, mắt đỏ, mắt sưng đau: Cúc hoa 12g,
Bạch tật lê 12g, Khương hoạt 2g, Mộc tặc 12g, Thuyền thoái 3,2g. Sắc uống
(Cúc Hoa Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Can Thận đều hư, nhìn kém: Thục địa 20g, Sơn dược 16g, Phục
linh, Trạch tả, Đơn bì, Sơn thù du, Cúc hoa, Câu kỷ mỗi thứ 12g, tán bột,
trộn mật làm viên uống (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đinh nhọt, mụn nhọt có mủ: Bạch cúc hoa 160g, Cam thảo 20g,
sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Cúc hoa cho lá gọi là Cúc diệp, có tác dụng thanh phong, khử nhiệt,
làm khỏi nóng nảy, tính giống Cúc hoa, nhưng khác vị đắng, có sức hạ giáng
mạnh hơn và thanh phần bất cập, Can Đởm hỏa vượng, có thể bỏ chung vào
thuốc sắc. Tác dụng tiết giáng đ được phong hỏa ẩn ở bên trong thì mạnh
hơn Cúc hoa, dùng từ 4 – 12g. Có thể dù ng các loại hoa Cúc, nhưng lá Cúc
dại thì đắng, có thể gĩa nát đắp vào những nơi đinh nhọt, nhiệt độc, không
nên sắc uống (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Cúc hoa chữa được bệnh ở đầu, mặt, tai, mắt, chóng mặt, váng đầu,
phong nhiệt, mắt đau, nhức trong đầu, phong chạy quanh, thông lợi huyết
mạch, khi dùng không kiêng cữ gì cả (Dược Tính Bản Thảo).
+ Cúc hoa cho vào trong bao làm gối thì làm cho sáng mắt; phòng
bệnh mắt, lá dùng tốt, sống chín đều được (Chư Gia Bản Thảo).
+ Cúc hoa nuôi huyết, làm sáng mắt, có thể đánh tan mộng thịt ở mắt
(Trân Châu Nang).
+ Cúc hoa là vị thuốc cốt yếu về khư phong thanh nhiệt. Vị đắng có
thể tiết được nhiệt độc. Vị ngọt ích được cho huyết. Vả lại, vị ngọt cũng có
thể giải được độc. Vì khí bình lại kèm cả cay nên tiêu được kết. Vị đắng nên
nó nhập và Tâm và Tiểu trường, vị ngọt nhập vào Tỳ Vị. Bì nh, cay vào Can
Đởm và Phế, Đại trường. Uống lâu ngày thì nhẹ người, sống lâu. Vì những
gì chứa được lâu thì sức nó chuyên hơn . Một khi sức đã chuyên thì làm cho
khí phận tiêu hóa, khi khí đã tiêu hóa thì sự biến chuyển không ngừng. Một
bằng chứng cụ thể là ai đã cất rượu Cúc để dùng thì khỏe mạnh và sống lâu,
nếu trộn th uốc uống làm cho nhan sắc xinh tươi. Nhưng những cái hay đó
phải tự chuyên chú về khí hóa thì mới đạt được kết quả. Vì thế, trong sách
Tiên kinh cũng ghi lại những công hiệu của Cúc hoa, nhưng thực ra bao gồm
ý cho rằng đó là một vị thuốc của thần tiên nữa (Bản Thảo Đơn Phương).
+ Cúc hoa, Cam cúc hoa có vị ngọt, tính bình, vào kinh Phế, Thận,
làm thanh sảng được đầu và mắt cảm phải khí phong nhiệt. Nó trị được
chóng mặt, xoay xẫm, thông huyết mạch, yên trường vị, tươi nhan sắc, khỏi
đau mắt, đau lưng, mộng thịt ở mắt, chảy nước mắt sống. Đó là một loại
thuốc quý vậy (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hoa cúc hình tròn, nâng cao phẩm giá ngụ ý đạo đức của trời cao
sang, quý hóa. Hoa cúc màu vàng theo sắc thái của đất (tỳ thổ). Hoa cúc
trồng sớm mà nở chậm, đại biểu cho đức của người quân tử. Nở vào giữa
mùa sương tuyết hiểm nguy, có ý tượng trưng cho đức kiên trinh. Vị hòa mà
thể nhẹ, tượng trưng phảng phất thực phẩm của thần tiên. Vì tính hơ'i ngọt
nên công dụng dồi dào, vì vị đắng nên chữa đinh nhọt, vì màu trắng nên
được khí phận, có màu hồng nên vào được huyết phần. Ôi, Cúc hoa kiêng
lửa khi dùng nhặt bỏ núm bỏ đế đi, đạp cho ra nước, phơi khô mà dùng. Nếu
muốn thành bột thì chờ lúc khô tán sẽ dễ dàng (Bản Thảo Thông Nguyên).
+ Cúc hoa bẩm thụ khí mùa thu khá trong sáng, chờ đúng thời kỳ mới
nở nhụy khai hoa vì thế nó chịu được chính khí của hành Kim. Cúc hoa có
tính bình hòa, là vị thuốc thanh. Trong ‘Nội Kinh' nói rằng khi chữa bệnh
ôn, nên dùng những vị thanh. Khi những bệnh nhiệt đã lui rồi, chính khí vẫn
còn ấm thì nên dùng Cúc hoa và Tang căn bạch bì để chữa nhức đầu và trừ
những chỗ tà nhiệt còn sót lại, rồi lại mượn sức của Hoàng kỳ để chữa chứng
váng đầu, tan màng mộng mắt. Nếu kết hợp Sa sâm thì chữa được hạ huyết,
kết hợp với Thạch hộc, Biển đậu có tác dụng làm sáng mắt, thính tai, nó có
thể điều hành đi suốt khắp tay chân. Những người bị đau đầu, choáng váng,
hắt hơi, nghẹt mũi do nhiệt, những chứng ngoài da nổi ban, ngứa tay chân,
vai đau do phế nhiệt gây ra, nên dùng Cúc hoa để thanh nhuận tâm phế thì
mới ổn. Khi đã thanh nhuận được tâm phế thì can mộc tự nhiên như đă có gì
chế ngực thì nhiệt phải rút lui. Khi dùng Cúc hoa để chữa chứng đau mắt đỏ,
sưng đau, chói, cộm, nước mắt sống chảy, nên dùng Cúc hoa để thanh phế
mà chế được can mộc, đây là điều rất huyền diệu (Biện Dược Chỉ Nam).
+ Theo Vương Tử Kiều, dùng Cam cúc lâu ngày giúp tăng tuổi thọ:
Cam cúc chọn hái mầm non vào ngày Thượng dần tháng 3 gọi là ‘Ngọc
anh’. Chọn lá vào ngàỵ Thượng dần tháng 6 gọi là ‘Dung thành’, chọn hoa
vào ngày Thượng dần tháng 9 gọi là ‘Kim tinh", hái thân rễ vào ngày
Thượng dần tháng chạp gọi là ‘Trường sinh’. Bốn loại đó đều phơi âm can 5
ngày, rồi lấy mỗi thứ bằng nhau làm thành một chỗ, gĩa nát, tán bột. Mỗi
ngày uống 4g với rượu hoặc dùng mật chế thành viên to bằng hạt ngô đồng,
mỗi lần uống 7 viên với rượu, ngày 3 lần, uống liên tục 100 ngày rất tốt .
Theo ‘Thực Liệu Bản Thảo’ thì chọn lá vào tháng giêng, chọn thân vào
mồng 5-5, chọn hoa vào mồng 9 - 9 (Ngọc Hàm Phương).
+ Cúc hoa cho rượu cất gọi là Cúc hoa tửu, dùng hoa sắõc lấy nước
cốt, dùng nước đó thổi cơm nếp, ủ men làm rượu uống, có thể thêm Địa
hoàng, Đương quy, Câu kỷ rất tốt. Rượu này chữa được chứng đầu phong,
sáng mắt, phòng bệnh, yếu gân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cúc hoa nói chung thiên về thanh nhiệt, bình Can. Dã cúc hoa thiên
về tiết nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phòng phong trừ được phong ở các khớp xương, thiên về phong
hàn. Cúc hoa trừ được chứng du phong trên người, thiên về phong nhiệt
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54_5511.pdf