Xuất xứ:
Bản kinh
Tên Việt Nam:
Trái gìa của quả Trấp, Đường quất.
Tên Hán Việt khác:
Chỉ xác, Nô lệ, Thương xác, Đổng đình nô lệ (Hòa Hán dược khảo).
Tên gọi:
Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Vì quả chín ruột quắt chỉ còn vỏ với xơ nên
gọi là Chỉ Xác.
Tên khoa học:
Fructus citri Aurantii
Họ khoa học:
Thuộc họ Cam (Rutaceae).
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học chỉ xác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
CHỈ XÁC
Xuất xứ:
Bản kinh
Tên Việt Nam:
Trái gìa của quả Trấp, Đường quất.
Tên Hán Việt khác:
Chỉ xác, Nô lệ, Thương xác, Đổng đình nô lệ (Hòa Hán dược khảo).
Tên gọi:
Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Vì quả chín ruột quắt chỉ còn vỏ với xơ nên
gọi là Chỉ Xác.
Tên khoa học:
Fructus citri Aurantii
Họ khoa học:
Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Mô tả:
Chỉ xác cũng giống như Chỉ thực, Chỉ thực dùng quả non, còn Chỉ xác
là quả hái vào lúc gần chín, thường bổ đôi để phơi cho mau khô. Chỉ xác to
hơn Chỉ thực và thường được bổ đôi (Xem: Chỉ thực).
Phân biệt:
+ Chỉ thực và Chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 cây của chi
Citrus và Poncirus học Cam (Rutaceae) nhưng thu hái ở hai thời kỳ khác
nhau. Chưa xác định được tên chính xác. Ở Trung Quốc còn dùng Chỉ thực
hoặc Chỉ xác với nhiều cây khác nhau như cây Câu kết, Chỉ (Poncirus
trifolia Raf), cây Hương viên (Citrus wilsonii Tanaka), cây Toàn đăng hay
Câu đầu đăng, Bì đầu đăng (Citrus aurantium L) cây Đại đại hoa (Citrus
aurantium L Var Amara Engl). Có nơi còn dùng quả Bưởi non (Citrus
grandis Osbeck) bổ đôi, phơi khô để làm Chỉ thực và Chỉ xác.
+ Có nơi dùng quả bưởi non (Citrus grandis ocbeck) bổ đôi, phơi khô
làm Chỉ xác.
+ Chỉ xác gồm các quả bổ đôi, đường kính 2-3cm (hoặc bổ tư). Vỏ
ngoài có màu nâu vàng, có vết tích của cuống quả hoặc vết tích của vòi
nhụy. Mặt cắt ngang có một vòng vỏ quả ngoài mỏng màu nâu, sắt vỏ có
một vòng túi tinh dầu lỗ chỗ, lớp cùi trắng ngà, dày khoảng tử 3-4mm quăn
ra phía ngoài, giữa là ruột màu nâu nhạt, có các múi hình tía nan hoa bánh
xe, khô xốp có lỏi cứng. Chất cứng chắc, mùi thơm nhạt, vị đắng cay. Ruột
hơi chua chát (so sánh với: Chỉ thực).
+ Chỉ xác và Chỉ thực giống nhau, nhưng sức mạnh của Chỉ xác yếu
hơn.
Địa lý:
Có nhiều ở phía Bắc Việt Nam.
Phần dùng làm thuốc:
Quả chín.
Thu hái, sơ chế:
Chọn vào tháng 9-10, hái những trái gần chín, phơi khô lúc trời khô
ráo hoặc hái quả xanh có đường kính 3-5cm bổ ngang làm đôi phơi khô.
Bào chế:
Đem thấm nước cho mềm, bỏ xác múi và hạt ở trong đi rồi xắt mỏng
phơi khô trộn sao với nếp hoặc cám cho tới khi gạo vàng hoặc cám gần cháy
đen rồi bỏ đi, lấy Chỉ xác, Chỉ xác để lâu càng tốt.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Hesperidin, Neohesperidin, Naringin (R F Albach và cộng sự,
Phytochemistry 1969, 8 (1): 127).
+ Synephrine, N-Methyltyramine (Hà Triều Thanh, Trung Dược Chí
1981, 12 (8): 345).
+ Vỏ quả chứa chất dầu 0,469%, trong đó có a-Pinene, Limonene,
Camphene, g-Terpinene, p-Cymene, Caryophyllene (Nobile Luciano và
cộng sự, C A 1969, 70: 31620b).
Tác Dụng Dược Lý:
. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng huyết áp do
thành phần chủ yếu là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc
có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của
cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương nơi chuột nhắt. Chỉ
thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận,
nhưng máu của động mạch đùi lại giảm (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột
cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng đối với chó đã được gây rò
dạ dày và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của
ruột và dạ dày tăng. Đó cũng là cơ sở dược lý của thuốc dùng để trị chứng dạ
dày sa xuống, dạ dày gĩan, lòi dom, sa trực trường... Kết quả thực nghiệm
cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn
của ruột và chống co thắt, vừa có thể hưng phấn làm tăng nhu động ruột, do
trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác
nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều
chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt (Trung
Dược Học).
+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với
tử cung thỏ có thai hoặc chưa có thai, cô lập hoặc không, nhưng đối với tử
cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế.tác dụng hưng phấn tử cung
của thuốc phù hợp với kết quả điều trị chứng tử cung sa có kết quả trên lâm
sàng (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, tính hơi lạnh. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Tâm Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược tính Giải).
+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông
tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung
Dược Học).
+ Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Phá trệ khí, thư trường vị, dùng làm thuốc khử đàm, táo thấp, tiêu
thực.
Chủ trị:
Tan những chất lưu kết trong bụng, đàm trệ ở ngực, tiêu đầy trướng,
yên dạ dày, phong nhập vào đại trường.
Liều dùng:
Dùng 4 – 12g.
Kiêng kỵ:
Tỳ, Vị hư hàn mà không có thấp tích. Đàn bà có thai, gầy yếu chớ
dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị trẻ nhỏ lỵ lâu ngày, tiêu ra cơm nước không đều: Chỉ xác, tán
bột, mỗi lần uống 4 – 8g (Quảng Lợi Phương).
+ Trị răng đau nhức: Chỉ xác ngâm rượu súc miệng (Thánh Huệ
Phương).
+ Cầm lỵ, thuận khí: Chỉ xác sao 96g, Cam thảo 24g, tán bột. Mỗi lần
uống 8g với nước sôi (Anh Đồng Bách Vấn Phương).
+ Trị trẻ nhỏ đi tiêu khó: nướng Chỉ xác, bỏ múi, Cam thảo mỗi thứ
4g, sắc uống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
+ Trị lở đau sưng: Chỉ xác nướng nóng, chườm vào đó 7 trái (Bí Hiệu
Phương).
+ Trị lở đau sưng: dùng bột Chỉ xác, bỏ vào trong bình nấu sôi thật
lâu trước xông sau rửa (Bản Sự Phương).
+ Trị nấc cụt do thương hàn: Chỉ xác 20g, Mộc hương 4g tán bột, mỗi
lần uống 4g, với nước sôi, chưa bớt thì uống tiếp (Bản Sự phương).
+ Trị đau bụng khi có thai: Chỉ xác 120g, sao với cám. Hoàng cầm
40g. tán bột. Mỗi lần uống 20g với 1 chén rưỡi nước, nếu có phù bụng căng
thêm Bạch truật 40g (Hoạt Pháp Cơ Yếu Phương).
+ Tri ruột xệ xuống sau khi đẻ: Chỉ xác, sắc lấy nước ngâm, đợi ít lâu
thì rút vào (Tụ Trân Phương).
+ Trị trẻ nhỏ nôn mửa, động kinh, nghẹn đàm, co giật: Chỉ xác bỏ múi
sao với cám, Đạm đậu khấu, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 1/2
muỗng cà phê, nặng thì 1 muỗng. Nếu cấp kinh phong dùng Bạc hà gĩa vắt
lấy nước uống với thuốc. Nếu mạn kinh phong dùng Kinh giới nấu uống với
3-5 giọt rượu, ngày 3 lần (Bất Kinh Hoàn - Tiểu Nhi Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị chứng nhuyễn tiết (mụn nhọt mềm có nước): Chỉ xác
1 trái lớn (không lấy loại trắng), mài cho bằng miệng rồi lấy hồ miến bôi
quanh miệng, úp lên trên đầu miệng mụn thì có thể tự ra hết máu mủ và
không có sẹo (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Lợi khí sáng mắt: Chỉ xác 40g, sao, tán bột, uống với nước (Tuyên
Minh Phương)
+ Trị thương hàn âm chứng, do uống thuốc lầm hạ quá sớm sinh đầy
tức ngực nhưng không đau, đè vào thấy mềm: Chỉ xác, Binh lang 2 vị bằng
nhau, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước sắc Hoàng liên (Tuyên Minh
Phương).
+ Trị tiêu ra máu: Chỉ xác 240g sao với cám, Hoàng kỳ 240g, tán bột.
Mỗi lần uống 8g với nước cơm, hoặc trộn với hồ làm viên uống (Kinh
Nghiệm Phương).
+ Trị bụng đầy, người lớn cũng như trẻ nhỏ, khí huyết ngưng trệ:
dùng những vị có tác dụng thông ruột, thuận khí gọi là “Tứ Diệu Hoàn” gồm
Chỉ xác đầy mà lưng còn xanh, bỏ múi đi, lấy 160g chia làm 4 phần, 40g sao
với Thương truật, 40gsao với La bặc tử, 40g sao với Hồi hương, 40g sao với
Can tất, xong bỏ các vị ấy đi, lấy Chỉ xác, tán bột dùng. Lấy 4 vị trước sắc
lấy nước trộn bột gạo làm thuốc viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50
viên với nước cơm, sau khi ăn (Giản Dị Phương).
+ Tiêu tích thuận khí, trị ngũ tích lục tụ, dùng cho cả gìa lẫn trẻ: Chỉ
xác 3 cân bỏ múi, mỗi trái bỏ vào 1 hạt Ba đậu nhân, rồi úp vào cho kín, nấu
lửa nhỏ 1 ngày, cạn nước đổ thêm, khi thêm phải đổ nước nóng vào, đợi cho
nước cạn, bỏ Ba đậu đi, lấy Chỉ xác phơi nắng, sao, tán bột, dùng bột trộn
giấm làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30-40 viên (Thiệu Chân
Nhân Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị vùng xương sườn đau nhức vì sợ quá mà tổn thương tới khí:
dùng Chỉ xác (sao) 40g, Đào chi (sống) 20g, tán bột. Mỗi lần uống 4g với
nước sắc Gừng và Táo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị uất khí ở thượng tiêu làm đầy sinh vì hàn: Chỉ xác, Tô tử, Quất
bì, Cát cánh, Mộc hương, Bạch đậu khấu, Hương phụ (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu ra máu giai đoạn đầu: Chỉ xác, Hoàng liên, Hòe hoa, Can
cát, Phòng phong, Kinh giới, Thược dược, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh
địa, Địa dư, Trắc bá diệp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ngứa do phong chẩn: Chỉ xác, Kinh giới, Khổ sâm, Phòng
phong, Thương nhĩ thảo, Bại bồ, nấu nước tắm gội (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lỵ, mót rặn: Chỉ xác, Binh lang, Thược dược, Hoàng liên, Thăng
ma, Cát căn, Cam thảo, Hồng khúc, Hoạt thạch (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị khí hư, đại tiện khó: Chỉ xác, Nhân sâm, Mạch môn đông (Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau ở hông sườn phải, dùng Chỉ xác, Nhục quế (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Muốn khai khí giữa ngực thì dùng Chỉ xác, khai khí ở dưới bụng thì
dùng Chỉ thực. Chữa khí trệ thì dùng Chỉ xác, chữa khí kết thì dùng Chỉ
thực. Duy cổ ngữ có nói Chỉ xác trị khí, Chỉ thực trị huyết, nhưng xét ra khí
hành thì huyết thông, 2 vị đều là thuốc lợi khí chứ không phải là thuốc thông
huyết. Cho nên dùng Chỉ thực với Bạch truật thì điều hòa được Tỳ mà dùng
với Đại hoàng thì thúc đẩy được khí. Nếu người khí hư trướng mà dùng Chỉ
thực thì không khác gì ôm củi mà chữa cháy (Bản Thảo Cầu Chân).
. Chỉ xác kiện tỳ, khai vị, điều hòa ngũ tạng, cầm mửa tiêu đờm,
chứng ăn vào mửa ra, hoắc loạn, tả lỵ, tan hòn khối, tiêu nước đọng trong
phổi và đại tiểu trường (Chư Gia Bản Thảo).
. Chỉ xác với Chỉ thực khí vị giống nhau, nhưng Chỉ thực nhỏ tính
mạnh chạy khỏe như một người tướng trẻ hăng hái xung phong không lùi
bước nào, còn Chỉ xác to tính hoãn, đi chậm vào được ở ngực, cách, phổi, vị,
đại trường, chữa chứng tê ngứa (Vì phế chủ bì mao, tỳ chủ cơ nhục, phong
hàn, thấp vào 2 kinh ấy thì sinh ngứa hay tê) phải có Chỉ xác mới chữa được
các chứng ấy (Bản Thảo Đơn Phương).
. Chỉ xác và Chỉ thực xưa kia không phân biệt. Bắt đầu từ Đông viên
chia ra Chỉ xác trị ở trên cao, Chỉ thực trị phần dưới, Vương Hải Tàng thì
chia ra Chỉ xác chủ phần khí, khí đã lợi thì đờm phải tiêu, tích phải hóa,
trong thân thể con người, từ cửa miệng đến Phách môn, tam tiêu đều thông
một khí mà thôi, việc gì phải chia ra trên với dưới, khí với huyết. Nhưng Chỉ
thực tính cấp, Chỉ xác tính hoàn là đúng thôi, nếu có người trung khí mạnh
chắc, ngẫu nhiên vì ăn quá nhiều đồ khó tiêu, mượn nó giúp cho tỳ để khắc
hóa thì được, nếu trung khí không đầy đủ, tỳ hư không vận hóa được thì
càng tiêu lại càng hư, cũng như khí yếu bỉ đầy mà dùng làm thuốc khắc phạt
thì khí vô hình bị thương, không những càng ủng trệ hơn mà lại biến sinh ra
chứng khác. Còn như bài Sấu thai ẩm dùng Chỉ xác làm quân là vì chữa cho
công chúa Hồ Dương khó sinh mà nổi tiếng là vì công chúa được phụng
dưỡng quá đầy đủ cho nên khó sinh, vả lại khí hậu địa phương thuộc thực thì
họa chăng có thích hợp, nếu không thì tổn hại đến chân nguyên, thai không
có lực lại làm cho khó sinh. Huống chi tỳ và vị là cha mẹ để hóa sinh, cũng
như tường vách trong thân thể con người có thể chịu được sự đẩy ngã nhiều
lần đâu! Người thượng cổ phần nhiều bị thương vì lục dâm họa chăng chịu
nổi được, con người bây giờ bẩm thụ đã thiếu thốn, thất tình lại càng làm
hại, chứng bị trướng đều thuộc hư, thường thường như thế cả, dùng làm
thuốc công phạt thì lại càng thêm hại, phải nên cẩn thận (Dược Phẩm Vậng
Yếu).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60_3948.pdf