Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Việt Nam:
Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi.
Tên Hán Việt khác:
Cẩu kế tử (Nhĩ Nhã), Cẩu cúc tử (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Khổ kỷ tử
(Thi Sơ), Điềm thái tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thiên tinh tử (Bảo Phát), Địa
cốt tử, Địa tiết tử (Bản Kinh), Địa tiên tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Khước
lão tử, Dương nhủ tử, Tiên nhân trượng tử, Tây vương mẫu trượng tử, Cẩu
kỵ tử, (Biệt Lục), Xích bảo, Linh bàng tử, Nhị thi lục, Tam thi lục, Thạch
nạp cương, Thanh tinh tử, Minh nhãn thảo tử, Tuyết áp san hô (Hòa Hán
Dược Khảo).
Tên khoa học:
Fructus Lycii.
Họ khoa học:
Thuộc họ Cà (Solanaceae).
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học câu kỷ tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
CÂU KỶ TỬ
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Việt Nam:
Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi.
Tên Hán Việt khác:
Cẩu kế tử (Nhĩ Nhã), Cẩu cúc tử (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Khổ kỷ tử
(Thi Sơ), Điềm thái tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thiên tinh tử (Bảo Phát), Địa
cốt tử, Địa tiết tử (Bản Kinh), Địa tiên tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Khước
lão tử, Dương nhủ tử, Tiên nhân trượng tử, Tây vương mẫu trượng tử, Cẩu
kỵ tử, (Biệt Lục), Xích bảo, Linh bàng tử, Nhị thi lục, Tam thi lục, Thạch
nạp cương, Thanh tinh tử, Minh nhãn thảo tử, Tuyết áp san hô (Hòa Hán
Dược Khảo).
Tên khoa học:
Fructus Lycii.
Họ khoa học:
Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Mô tả:
Là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh,
thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số
mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ
mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình
chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu
tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ
nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy
nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả mọng hình trứng, khi chín màu
đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả
từ tháng 7-10.
Địa lý:
Có nhiều ở Trung Quốc nước ta còn phải nhập, có ở các tỉnh biên giới
Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.
Phần dùng làm thuốc: Dùng quả khô rụng (Fructus Lycii).
Mô tả dược liệu:
Quả khô Câu kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính
khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên
trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống
quả, không mùi, vị ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng.
Loại sản xuất ở Cam túc có quả tròn dài, hạt ít, vị ngọt là loại tốt nhất nên
gọi là Cam kỷ tử hay Cam câu kỷ (Dược Tài Học).
Thu hái, sơ chế:
Hái quả hàng năm vào tháng 8-9, phơi khô. Khi quả chín đỏ hái vào
sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu
nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.
Bào chế:
+ Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa đều để một hôm, gĩa dập dùng.
+ Thường dùng sống, có khi tẩm rượu sấy khô, hoặc tẩm mật rồi sắc
lấy nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn.
Bảo quản:
Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh
hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp
Thành phần hóa học:
+ Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid,
vltamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe.. . (Trung Dược Học).
+Trong Kỷ tử có chừng 0,09% chất Betain (C5H11O2N) (Sổ Tay
Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trong 100g quả có 3,96mg Caroten, 150mg Canxi, 6,7mg P, 3,4mg
sắt, 3mg Vit C, 1, 7mg axit nicotic, 0,23mg Amon sunfat (Từ Quốc Quân và
Triệu Thủ Huấn)
+ Trong Khởi tử có Lysin, Cholin, Betain, 2,2% chất béo và 4,6%
chất Protein, Acid cyanhydric và có thể có Atropin (Những Cây Thuốc Và
Vị Thuốc Việt Nam).
+ Carotene, Thiameme, Riboflavin, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic
acid (Chinese Herbal Medicine).
+ Betain (Nishiyama R, C A 1965, 63 (4): 4660).
+ Valine, Glutamine, Asparagine (Nishiyama R, C A 1963, 59 (11):
13113b).
+ Trong 100g Câu kỷ tử có Carotene 3,39mg, Thiamine 0,23g,
Riboflavine 0,33mg, Nicotinic acid 1,7mg, Vitamin C 3mg (Từ Quốc Quân,
Dược Tài Học, Bắc Kinh 1960: 513).
Tác dụng dược lý:
1. Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc
vật thực nghiệm có tác dụng tàng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội
mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả
năng thực bào của tế bào đại thực bào, tăng hoạt lực của enzym dung khuẩn
của huyết thanh, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác
dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là
Polysaccharide Kỷ tử (Trung Dược Học).
2. Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt
(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Chất Betain là chất kích thích sinh vật, cho vào thức ăn cho gà ăn có
tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng
trọng rõ (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol của chuột cống, chất Betain của
thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết (Trung
Dược Học).
+ Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp ức chế tim,
hưng phấn ruột (tác dụng như Cholin). Chất Betain không có tác dụng này
(Trung Dược Học).
6. Nước sắc Kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ (Sổ
Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Thuốc có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các học
giả Nhật Bản có báo cáo năm 1979 là lá và quả Kỷ tử có tác dụng ức chế tế
bào ung thư trong ống nghiệm (Trung Dược Học).
+ Các tác giả Trung Quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc (lá,
quả và cuống quả của Kỷ tử (vùng Ninh Hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ
khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Tính hơi hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị hàn, không độc (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Qui kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can (Bản Thảo Hối
Ngôn).
+ Vào kinh túc thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm tâm (Bản Thảo Kinh
Giải).
+ Vào kinh Can, Thận, Phế (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
Tác dụng:
+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Tư thận, nhuận phế (Bản Thảo Cương Mục).
+ Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ
can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mụ c... (Bản Thảo
Kinh Sơ)
+ Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận
phế (Trung Dược Học).
+ Tư dưỡng Can Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
Chủ trị:
+ Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, di tinh, tiểu
đường (Trung Dược Học).
+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư
lao, khái thấu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Liều dùng: 8 – 20g.
Kiêng kỵ:
+ Câu kỷ tử có tính chất nê trệ, vì vậy, thận trọng đối với những bênh
nhân tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài (Trung Dược Học).
+ Tỳ vị suy nhược, tỳ hư thấp trệ tiêu chảy cấm dùng, có ngoại tà thực
nhiệt cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt: Câu kỷ gĩa nát lấy nước, điểm 3-4 lần
vào khóe mắt, rất hiệu nghiệm (Trửu Hậu Phương).
+ Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ 10 cân, Sinh địa 3 cân, tán bột,
uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con nít
(Thánh Huệ Phương).
+ Trị chảy nước mắt do Can hư: Câu kỷ tử 960g bọc trong túi lụa
ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau uống (Long Mộc Luận).
+ Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt,
hoặc đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g,
Sơn dược mỗi thứ 8g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 6g. Tán bột trộn
làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt (Kỷ Cúc Địa
Hoàng Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trị suy nhược vào mùa hè, không chịu nổi với thời tiết: Câu kỷ tử,
Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà (Nhiếp Sinh Chúng Diệu
Phương).
+ Trị suy nhược, thận hư, hoa mắt, mắt mộng thịt: Cam câu kỷ tử 1
cân, ngâm cho thấm với rượu ngon rồi chia làm 4 phần, 1 phần sao với 40g
Thục tiêu, 1 phần sao với 40g Tiểu hồi hương, 1 phần sao với 40g Chi ma
(mè), 1 phần sao với Câu kỷ không thôi. Thêm Thục địa, Bạch truật, Bạch
phục linh mỗi thứ 40g, tán bột, luyện mật làm viên uống hằng ngày (Tứ
Thần Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư: Bắc sa sâm 12g, Mạch
môn 12g, Đưung qui 12g, Kỷ tử 12-24g, Sinh địa 24-40g, Xuyên luyện tử
6g, sắc nước uống (Nhất Quán Tiễn - Liễu Châu Y Thoại)
+ Trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi, di tinh, huyết trắng
nhiều: Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục
160g, Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao)
160g, tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần (Tả
Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinh thể dục:
Thục địa 320g, Sơn thù 1690, Sơn dược 160g, Đơn bì 80g, Trạch tả 80g,
Phục linh 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g. Tán bột, trộn với mật làm
hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn - Y Cấp)
.
+ Câu kỷ tử, Thục địa, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Địa cốt bì, Thanh
hoa, Miết giáp, Ngưu tất trị âm hư lao nhiệt nóng bức rứt âm ỉ trong xương,
hoặc muốn dùng làm thuốc chính để trị phát sốt, lạnh thì thêm Thiên môn
đông, Bách bộ, Tỳ bà diệp, có thể trị được cả chứng ho do âm hư, phế nhiệt
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ tử, hái những quả chín đỏ hằng ngày, tẩm giấm, rượu,rồi lấy
giấy sáp phong niêm kín lại đừng làm cho bay hơi đủ hai tháng đổ vào chậu
khuấy nhừ nát lọc lấy nước rồi ngâm với rượu. Sau đó cho vào nồi bạc nấu
lửa liu riu nhỏ, đồng thời quấy luôn để khỏi dính và đều cho tới khi thành
cao như Mạch nha, cuối cùng bỏ vào bình sạch đậy kỹ, mỗi buổi sáng uống
mỗi lần 2 muỗng canh lớn, trước khi đi ngủ, liên tục trong 100 ngày mới
thấy mạnh khỏe (Kim Tủy Tiễn - Kinh Nghiệm Phương).
+ Câu kỷ tử 2 thăng, vào ngày Nhâm quý tháng 10 giờ Dần, đứng
quay về hướng đông mà hái rồi lấy rượu tốt 2 thăng ngâm trong bình sứ 21
ngày xong cho vào 3 thăng nước cốt Sinh địa trộn đều, niêm lại cho thật kín,
Đến ngày 30 trước tiết Lập xuân mở bình, uống một chén hâm nóng lúc
bụng đói, đến sau tiết lập xuân râu tóc bạc thì cũng biến thành đen. Cấm ăn
hành, tỏi, su hào (Câu Kỷ Tử - Kinh nghiệm phương).
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinh thể dục:
Cúc hoa 8g, Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước
uống (Cúc Thanh Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị nam giới sinh dục suy yếu (vô sinh): Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ
tử, liên tục 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm
1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị 42 ca, sau 1
liệu trình: hồi phục bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6
ca không có kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không kết quả, theo dõi sau
2 năm, tinh dịch trở lại bình thường, 3 ca đã có con (Đông Đức Vệ và cộng
sự, ‘Kỷ Tử Trị Vô Sinh Nam Giới’, Tân Trung Tạp Chí 1987, 2: 92)
+ Trị dạ dầy viêm teo mạn tính: Dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giă
nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống,
2 tháng là một liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại
thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2- 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả
5 ca (Trần Thiệu Dung và cộng sự, ‘Báo Cáo 20 Ca Dạ Dầy Viêm Teo Mạn
Tính Điều Trị Bằng Câu Kỷ Tử,’ Trung Y Tạp Chí 1987, 2: 92).
+ Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ
tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g,
ngày uống 2 lần với nước nóng (Câu Kỷ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách)..
+ Trị Can hư sinh ra bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt: Câu kỷ tử,
dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần
(Câu Kỷ Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Câu kỷ tử có tác dụng bổ tinh khí, bổ suy nhược làm cho người xinh
tươi hồng hào, sáng rõ tai mắt, yên thần định chí sống lâu (Bản Thảo Dược
Tính).
+ Câu kỷ tử làm cứng mạnh gân xương, sống dai lâu gìa, trừ phòng
phong bệnh bổ hư lao, ích tinh khí (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Câu kỷ tử chữa được những bệnh ở tim, ọe khan đau tim, đau họng
khát nước vì thận có bệnh cho nên hay làm nên chứng tiêu khát (Thang Dịch
Bản Thảo).
+ Câu kỷ tử có tính giúp cho thận, nhuận được phế, dùng nó ép lấy
dầu thắp sáng đèn làm sáng mắt (Bản Thảo Cương Mục).
+ Câu kỷ tử có vị cay vừa, khí ấm vừa và mát, tính có thể lên xuống
được, vị nặng nên hay bổ âm nhưng tính của nó là âm trong có dương nên cổ
được khí. Xét cho đúng thì nó chỉ xét cho dương một phần nào thôi, chứ
không có tính cách kích động nên những người biết dùng thì dùng để tiếp
thêm sức cho Thục địa là đúng. Còn vấn đề công dụng của nó thì có thể làm
cho thông minh tai mắt, yên ổn tâm thần tăng thêm tinh tủy, cứng mạnh gân
xương, bù đắp vào những chỗ bất túc nhất là lao thương quá độ. Vì vậy khi
mà thận khí đã đầy đủ thì chứng tiêu khát không còn nữa, còn những người
bị chân âm suy tổn mà đau ở sau lưng dưới rốn, mê man dùng nó thì công
hiệu (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Câu kỷ tử có vị ngọt tính bình là vị thuốc chính của Thận, vì vậy mà
bổ Thận ích tinh, khi Thận thủy đã mạnh thì gân xương rắn chắc vững vàng
nên chứng tiêu khát lui cả, còn những chứng mắt mờ, tai điếc, lưng đau,
chân yếu cũng theo đó mà biến mất (Bản Thảo Thông Nguyên).
+ Đi xa ngàn dặm thì không nên dùng Câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho
nên kích thích đến tình dục, nó có khí bình không nóng, nó có tác dụng bổ
thận chế hỏa, công hiệu như Thục địa nhưng chỉ tiếc khí nóng bứt rứt trong
xương muốn trừ nó mà chưa từng dùng được (Danh Y Biệt Lục).
+ Câu kỷ tử vị ngọt mát tính nhuận, các sách ghi rằng có tác dụng khu
phong, minh mục, mạnh gân xương, bổ tinh, tráng dương. Xét đúng ra thì
Thận thủy suy thiếu uống vào có tính cam nhuận thì âm phải theo dương mà
sinh trưởng. Khi Thận thủy đã đầy đủ thì tự nhiên phong sẽ bị tán ngay, vì
thế nó có tác dụng làm sáng được tai mắt, cứng xương, mạnh gân. Đó lại
càng chứng minh rằng Câu kỷ tử là một vị thuốc tư thủy, do đó mà các sách
đều cho rằng nó có tác dụng chữa được tiêu khát. Ngày nay thấy nó sắc đỏ
mà tưởng lầm là thuốc bổ dương thì quá sai lầm. Tại sao không biết rằng
những thứ đã gọi là khí hàn thì có bao giờ mà bổ dương được? Nếu cứ cho
sắc đỏ đó là bổ dương thì Hồng hoa, Tử thảo thì sắc nó cũng đỏ mà có ai quả
quyết là thuốc bổ dương đâu, có kẻ lại cho rằng tính nó hoạt huyết. Than ôi!
đạo làm thầy thuốc mà không rành, chỉ hạn hẹp trong mấy cuốn sách, nghĩ
quẩn quanh, cái gì còn hồ nghi phải gắng sức nghiên cứu cho tới đầu tới
đuôi. Nói chung quy chỉ vì xem sách không tinh, định câu không rõ nghĩa
không thể nhận xét mà lý hội cho đến cùng, chỉ biết một đoạn nào đó thì biết
làm sao được! Chẳng hạn những bệnh thuộc hư hàn mà dám dùng nó thì
chuyện xảy ra chẳng những không thể bổ được phần dương mà hư lại càng
hư thêm rồi sinh ra những chứng tiêu chảy không cầm được, có khi tới chết.
Đó chính là sai một ly đi một dặm nó biến chuyển nhanh như thế, sao lại cho
rằng dùng thuốc không cần cẩn thận lắm cũng được vậy mà? (Bản Thảo Cầu
Chân).
+ Câu tử có vị ngọt đắng tính lạnh, nhập vào kinh Can và Thận, có tác
dụng bổ âm tráng thủy, tưới nhuần được cho Can, thanh trừ được phong độc.
Nhờ được tính đắng mát cho nên Tỳ dễ tiết, với những dạng người có bệnh
Tỳ thổ khô táo, táo bón mới nên dùng nó; Với nhưng người có thủy hàn khô
thấp, trường vị hoạt tiết, tiêu lỏng, tiêu sệt luôn thì không nên dùng nó vì có
thể sinh ra tiêu chảy. Nếu ai gọi nó là thuốc trợ dương khí là sai hoàn toàn
(Trường Sa Dược Giải).
+ Dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, thính tai, ích
tinh, cố tủy, kiện cốt, cường cân, chuyên bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân
âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay (Cảnh Nhạc Toàn
Thư').
+ Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không thuốc nào hơn (Trùng Khánh
Đường Tùy Bút).
+ Câu kỷ tử cảm khí xuân hàn của trời, lại được cả khí xung hòa của
đất để sinh ra, vị nó ngọt, tính bình cho nên là vị thuốc chính có công năng
chuyên bổ cho chân âm của Can và Thận. Họ Đào nói: Xa nhà ngàn dặm
chớ ăn Câu kỷ tử, ý nói sức cường dương của nó đó thôi (Dược Phẩm Vậng
Yếu).
+ Chu Nhụ Tử trông thấy bên chỗ khe suối có hai bụi rậm hoa xanh
tươi trông rất đẹp, bỗng thấy một chó lớn đuổi một con chó nhỏ phóng vào
bụi hoa gần ngay gốc cây Kỷ tử. Họ trông thấy vậy nhưng không biết nó
biến đi đâu, liền cùng nhau đào ở gốc cây Kỷ tử thì thấy ở gốc có hai cái rễ
lớn nhỏ như hai con chó nằm gọn ở đó, họ bèn đem về nấu ăn, tự nhiên thấy
khỏe, khoan khoái trong người. Ông nói đó là cây Kỷ tử của tiên trồng có
hơn cả ngàn năm nên mới hóa hình con chó (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
+ Tục truyền ngày xưa cây này mùa xuân gọi là Thiên tinh tử, mùa hè
gọi là Câu kỷ diệp, mùa thu gọi là Khước lão, mùa đông gọi là Địa cốt bì
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ tử còn cho lá và ngọn gọi là Câu kỷ hành diệp, có vị đắng,
tính lạnh, không độc, thường nấu với thịt dê ăn bổ, có tác dụng trừ phong,
sáng mắt. Có thể thay trà để uống, công dụng chỉ khát, hết bứt rứt, nóng nảy,
bổ sinh dục, giải độc của miến. Nó rất ghét sữa tô. Lấy nước cốt của nó nhỏ
vào mắt có tác dụng trừ mộng thịt ở mắt, màng đỏ ở mắt, choáng váng, hoa
mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cây còn cho mầm gọi là Câu kỷ miêu có vị đắng tính lạnh, có tác
dụng trừ phiền, ích chí, khu phong, minh mục, tiêu nhiệt độc, tán sang thủy
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dùng hạt Câu kỷ tử loại ở Cam châu nấu chín, gĩa nát, trộn với men
gạo hoặc lấy hạt Câu kỷ cùng với Sinh địa hoàng chế thành rượu uống gọi là
rượu Câu kỷ (Câu Kỷ Tửu). Dùng hạt Câu kỷ trộn gạo nấu cháo có tác dụng
bổ tinh huyết, ích thận khí, thiếu huyết, thận suy dùng rất tốt gọi là Câu kỷ
tử chúc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Loại Câu kỷ ở Cam châu, Trung Quốc có màu đỏ thịt dẻo, ít hột là
thứ tốt nhất (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ, hột của nó gọi là Câu kỷ tử, rễ gọi là Địa cốt bì. Rễ có vị
đắng hơn, tính hàn hơn, còn hột thì ngọt nhiều, đắng ít. Công dụng của hai
thứ này có khác nhau. Câu kỷ tử là thuốc tư bổ Thận âm, Địa cốt bì là thuốc
trị chứng nóng âm ỉ trong xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
(1) Ở Việt Nam không có loại Lycium chinensis Miller, mà có cây
Câu kỷ (Lycium ruthanicum Murray) cùng họ trên đó là cây cỏ, cành có gai.
Lá nguyên mọc so le. Hoa tím nhạt mọc ở kẽ lá. Quả hình trứng thuôn, khi
chín màu đỏ, có nhiều hạt. Cây được trồng nhiều nơi làm rau ăn và làm
thuốc. Trồng bằng cành hoặc hạt vào mùa xuân, chỉ dùng lá nấu canh và
chữa ho. Có khi quả chín đỏ được dùng thay thế Khởi tử, Vỏ rễ làm Địa cốt
bì, không đúng với cây trên, cần phải nghiên cứu lại.
(2) Vị này cho vỏ rễ của cây (Cortex lycii Chinensis) gọi là Địa cốt bì
(Danh Từ Dược Học Đông Y).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 55_7957.pdf