Xuất xứ:
Bản Kinh
Tên Việt Nam:
Khinh (Tày-Nùng), Roya, ya (Giarai), Gừng khô.
Tên Hán Việt khác:
Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục), Bào khương,
Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
Tên khoa học:
Zingiber offcinale Roscoe
Họ khoa học:
Zingiberaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên
thành củ, khi gìa thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác,
dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dài
khoảng 20cm, mọc từ gốc, nó nhiều vẩy lợp lên. Cụm hoa dạng trứng, dài
5cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, có mép vàng. Đài có 3
răng ngắn. Tràng có ống dài gấp đôi đài, có 3 thùy hẹp nhọn, 1 nhị. Nhị lép
không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng, viền
thêm màu tía, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các thùy bên
ngắn hơn. Bầu nhẵn, nhụy lép dạng sợi. Có hoa vào mùa hè và mùa thu.
Phân biệt: Cần phân biệt với cây Gừng gió, Gừng dại (Zin
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học can khương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
CAN KHƯƠNG
Xuất xứ:
Bản Kinh
Tên Việt Nam:
Khinh (Tày-Nùng), Roya, ya (Giarai), Gừng khô.
Tên Hán Việt khác:
Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục), Bào khương,
Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
Tên khoa học:
Zingiber offcinale Roscoe
Họ khoa học:
Zingiberaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên
thành củ, khi gìa thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác,
dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dài
khoảng 20cm, mọc từ gốc, nó nhiều vẩy lợp lên. Cụm hoa dạng trứng, dài
5cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, có mép vàng. Đài có 3
răng ngắn. Tràng có ống dài gấp đôi đài, có 3 thùy hẹp nhọn, 1 nhị. Nhị lép
không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng, viền
thêm màu tía, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các thùy bên
ngắn hơn. Bầu nhẵn, nhụy lép dạng sợi. Có hoa vào mùa hè và mùa thu.
Phân biệt: Cần phân biệt với cây Gừng gió, Gừng dại (Zingiber
zerumbet (Linn) Sm) là cây thảo cao 1m hay hơn, có thân rễ dạng củ, phân
nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm, lúc gìa màu trắng và đắng. Lá
không có cuống mọc sít nhau, nhẵn ở mặt trên, có vài lông rải rác ở mặt
dưới, dài tới 20cm, rộng 5cm, bẹ có nhẵn, lá kèm nguyên, tròn dễ gẫy.
Cán hoa khá mập, dài 20-30cm, các vẩy không lợp lên nhau. Cụm hoa
hình trứng, có khi hình trụ rộng 4cm, lá bắc lợp lên nhau, áp sát nhau, hình
mắt chim, thường có màu lục, khi gìa màu hồng. Đài màu trắng, chẻ thành
mo, cao 1,2cm. Tràng có ống dài 2cm, các thùy hẹp, màu trắng, 1 nhị. Nhị
lép làm thành các thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng nhạt, có 3
thùy. Quả nang hình bầu dục, chia 3 ô, mỗi ô chứa một hạt đen có áo hạt
mềm màu trắng.
Cây ra hoa vào mùa thu, mọc hoang dại trong rừng ở nhiều nơi khắp
nước ta, được trồng dùng làm thuốc kích thích, thuốc bổ và lọc máu cho phụ
nữ sau khi sinh đẻ.
Địa lý:
Gừng có khắp nơi trong nước ta, thường được trồng làm thuốc, mứt,
xuất khẩu.
Thu hái, sơ chế: Mùa đông đào lấy củ rễ những thân cây gìa, khi cây
bắt đầu lụi, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch phơi khô gọi là Can khương (Gừng
khô).
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ (thường gọi là củ) đã phơi khô.
Mô tả dược liệu:
Thân rễ gừng khô là loại Gừng lây năm càng tốt có dạng ngón tay
phẳng dẹt phân nhánh, có đốt rõ ràng vỏ ngoài màu xám trắng hoặc xám
vàng nhăn teo. Đỉnh có vết rễ và vết mầm chất cứng giòn mặt cắt có chất xơ.
Loại to, gìa, khô, củ chắc, vỏ sắc màu vàng nhợt ít nhăn, sạch rễ con, thịt
trong vàng đậm là tốt. Thứ mốc vụn nát, ruột đen thối là xấu.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm, nóng làm mất tinh dầu thơm
Bào chế:
Khi dùng rửa sạch ủ mềm, đồ qua rồi bào hay thái mỏng (không cần
bỏ vỏ). Phơi khô (Xem: Bào khhương, Can khương, Tiên khương, Thán
khương, Hắc khương, ở mục Khương).
Tác dụng:
Ôn trung khử hàn, hồi dương thông mạch, đồng thời có tác dụng cầm
máu, chỉ ho.
Tính vị:
Vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
Quy kinh:
Vào kinh Tâm, Tỳ, Phế, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị.
(1) Tỳ vị hư hàn
(2) Ho do phế hàn
Liều dùng: Dùng từ 2-4g. Hồi dương dùng 9-12g. Cầm máu nên sao
đen thành than (gọi là Khương thán hoặc Hắc hương), mỗi lần dùng 2-4g.
Kiêng kỵ:
Can khương vị đại cay, người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng.
Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt.
Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểu
hư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng do
hỏa nhiệt, đều cấm dùng. + Vị này ghét Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa,
Tần tiêu làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Sơ).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Mất huyết, sắc mặt trắng bệch, không được quang nhuận, mạch nhu,
đó là bị nhiều hàn khí nên dùng Can khương, vì tính ấm cay để ích huyết, vì
có sức rất nóng để làm ấm kinh lạc khi dùng nên sao đen mới tốt.
+ Tỳ vị hư yếu, ăn uống kém, những người này dễ bị thương phong
khó tiêu, yếu đuối, ốm o, dùng Can khương tán bột ra 4 lượng kẹo mạch
nha, xắt lát rửa qua nấu cho tan ra, viên bằng hạt ngô đồng, uống lúc đói với
cơm, ngày 30 viên.
+ Oẹ mửa xoàng đầu do vị hàn Sinh đàm, dùng Bào khương 2 chỉ
rưỡi. Chích thảo 1 chỉ 2 phân. Dùng 1 chén rưỡi nước sắc còn phân nửa
uống.
+ Trúng hàn ỉa chảy, dùng Bào khương tán bột ăn với cháo lần 2 chỉ.
+ Hàn kỵ ra màu xanh, dùng Can khương xắt như hạt đậu lớn, lần
uống 6-7 bát với nước cơm ngày 3 lần, đêm 1 lần.
+ Huyết lỵ không cầm dùng Can khương đốt cháy tồn tính để nguội
tán bột lần uống 1 chỉ với nước cơm.
+ Sốt rét có tỳ hàn dùng Can khương sao đen tán bột khi cần dùng
uống 3 chỉ với rượu nóng.
+ Dùng Can khương, Tử tô, Quế chi, có thể ấm bên trong mà làm cho
ra mồ hôi, gia thêm Truật thì có thể đuổi phong thấp.
+ Ho xốc tức ngực, dùng Can khương sống với Quất bì, Ô dước, Bạch
đậu khấu.
+ Hạ lỵ, đau bụng do hàn lãnh, dùng Can khương Truật, Phục linh,
Nhân sâm, Cam thảo.
+ Sản hậu máu dơ ra không cầm, huyết hư phát hoàng, Bạch thược,
Đương quy, Ngưu tất.
+Hạ huyết do trường tích, dùng Can khương, Sinh địa, Bạch thương,
Mạch môn, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Thăng ma.
+ Trúng ác khí, dùng Can khương, Hoắc hương, Sa nhân, Quất bì, Tô
mộc, Mộc hương, Bỏ Mộc hương gia Mộc qua trị được sình bụng do hoắc
loạn. Gia Quế chi có thể trị các độc của phong tà, kết khí, giữa bì phu.
+ Mửa do vị hư dùng Can khương, Quất bì, Nhân sâm.
+ Sốt rét có đàm (Đàm ngược) lâu ngày không lành, dùng Can
khương, Quất bì, Truật, Bối mấu, Phục linh.
+ Sốt rét do hàn (hàn ngược), dùng Can khương, Nhân sâm, Truật,
Quế chi, Quất bì.
+ Ỉa chảy do hư hàn, trúng hàn, dùng Can khương, Nhân sâm, Truật,
Cam thảo.
+ Gừng khô, gừng sao, chữa đau bụng do lạnh, trướng đầy thổ tả lạnh
tay chân, vi mạch, đàm ẩm, ho suyển, tê thấp.
+ Đau bụng lạnh, trướng đầy, thổ tả, lạnh tay chân, mạch Vi, đàm ẩm,
ho suyễn, tê bại, băng huyết, dùng 3-4 chỉ sắc uống:
+ Trị Tỳ Vị dương hư, tứ chi quyết lãnh, mạch vi muốn tuyệt. “Thông
mạch tứ nghịch thang” gồm Can khương 4 chỉ, Thực phụ tử 3 chỉ, Chích cao
thảo 1 chỉ, sắc uống, trụ chứng vừa kể trên (Dược vị giống như thang Tứ
nghịch, duy vị Can khương liều lượng nhiều hơn).
+ Trị ỉa chảy, đau bụng sườn do lạnh: Can khương, Cao lương
khương, các vị bằng nhau tán bột làm viên, mỗi lần uống 3-6g với nước
nóng (Nhị Khương Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ỉa chảy do hàn: Bào khương 1 lượng đâm sao cho nóng đắp trên
bụng đến Đơn điền (Dưới rốn đắp 1 vùng đường kính chừng 2-5cm) dùng
vải rịt lên chừng 1-2 giờ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nôn mửa do hàn ẩm: Bán hạ 9g, Can khương 6g, tán bột, mỗi lần
uống 3-6g với nước nóng (Bán Hạ Can Khương Tán - Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nôn mửa thuộc hư hàn: Can khương, Nhân sâm, Bán hạ, các vị
bằng nhau, tán bột, trộn nước gừng làm viên, mỗi lần uống 6-9g, ngày 3 lần
(Can Khương Nhân Sâm Bán Hạ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
+ Trị mửa ra máu, ỉa ra máu, băng huyết do hư hàn:
. Can khương (đốt cháy đen tồn tính) tán bột, mỗi lần uống 2-4g với
nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phụ nữ băng huyết: Can khương 6g, Tông bì, Ô mai đều 9g, tất
cả đốt cháy đen tán bột uống (Như Thánh Tán - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mửa ra máu không cầm thuộc hư hàn: Khương thán (gừng đốt
cháy), Cam thảo đều 6g, sắc uống với nước tiểu trẻ con (Can Khương Cam
Thảo Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hàn ẩm phạm Phế, khí suyển, ho: Phục linh 9g, Cam thảo, Ngũ
vị tử, Can khương đều 3g, Tế tân 1,5g (Linh Cam Ngũ Vị Tân Thang - Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
(1) Can khương và Phụ tử đều có tác dụng ôn dương khử hàn. Nhưng
Can khương thuộc về ôn Tỳ dương trị lạnh tay chân, quyết nghịch. Trường
hợp âm hàn nội thịnh, Tỳ Thận dương đều hư thì cả 2 vị có thể cùng dùng
một lúc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
(2) Gừng khô xắt lát đầy sao cháy đen tồn tính (80%) gọi là Hắc
khương hay Khương tán có tác dụng cầm máu, mửa ra máu, lỵ ra máu. Hắc
khương dùng với thuốc bổ âm thì nó đem được huyết vào khí Phận, những
chứng huyết hư phát sốt và chứng nóng lạnh vì bệnh huyết sau khi sinh có
khi hay dùng đến Hắc khương.
(3) Cách chế ngày xưa như sau: Đem gừng sống ngâm nước 3 ngày bỏ
một lần vỏ rồi đem để ở dòng nước chảy 6 ngày, bỏ một lần vỏ nữa lại đem
phơi cho khô, dùng chỗ sàn mà đổ trong 3 ngày, hễ thấy Gừng sống biến
thành màu tím là được. Có khi người ta đem Can khương tẩm nước tiểu trẻ
con rồi cũng sao như Bào khương nhưng kỷ hơn một chút khi nào thấy đen
là được.
(4) Gừng khô ngâm nước rửa sạch để khô đổ nước vào nồi đất hun lửa
nhỏ và quấy đều chừng nửa ngày, hễ thấy củ Can khương đều nhẹ đi là được
gọi là Bào khương, Vị nó hơi đăng mà tính lại đứng yến một chỗ khác với
Sinh khương, Bào khương có tác dụng ôn được tỳ vị, trị những chứng bên
trong bị hàn tà, ứ nước, hoắc loạn, sốt rét lâu ngày, đau ngực lạnh bụng, tức
đầy, lạnh hạ tiêu, dương khí của thận suy, mạch muốn tuyệt, những chứng
này dùng Bào khương gia thêm Phụ tử giúp sức thì rất công hiệu.
(5) Gừng khô xắt lát dầy, sao ném vàng, còn đang nóng rảy ít nước
vào rồi đậy kín ngay để nguội lấy dùng gọi là Thượng tiêu.
(6) Gừng đồ lên để nguyên cả vỏ phơi khô gọi là Can kinh khương trị
chứng tỳ vị hàn thấp. Gừng cạo vỏ đi nhưng chưa đồ chưa bào, màu trắng vị
rất cay gọi là Bạch khương, Thục khương trị chứng phế và vị hàn.
(7) Can khương là gừng đồ xôi chín phơi khô. Phá được huyết tiêu
được đờm, đau bụng, nôn mửa đều dùng được, ấm trung tiêu đưa khí xuống,
trừ trưng hà tích tụ, khai vị, giúp tỳ tiêu thức ăn ngưng trệ. Để sống thì phát
hãn nhanh chóng, sao đen thì cầm máu rất có kinh nghiệm. Thường bào chế
vào thời kỳ cuối đông đầu xuân, lấy Gừng gìa đã thành xơ trong ruột, đem
ngậm ở dòng nước chảy 7 ngày, lấy lên rửa sạch, cho vào chỗ đồ chín phơi
khô để dùng (Hải Thượng Lãn Ông).
+ Vị này tính nhiệt, do khô, táo nên sức phát tán yếu nhưng tác dụng
ôn lý lại tăng mạnh, thiên về trị lý bị hàn, năng tẩu năng thủ, vì vậy dùng để
khứ hàn, ôn trung, hồi dương. Can khương và Phụ tử đều có tác dụng ôn lý,
tán hàn, hồi dương nhưng Phụ tử thiên về ôn Thận dương còn Can khương
chủ yếu ôn Tỳ dương, vì vậy, chứng lý hàn nội thịnh, Tỳ Thận dương suy,
chân tay quyết lạnh thì hai vị này thường được dùng phối hợp. Sinh khương
tính ôn, thiên về phát tán, tẩu nhi bất thủ, thường dùng trị ngoại cảm phong
hàn và trong Vị có hàn, ẩm gây nên nôn mửa. Bào khương tính khổ, ôn, đã
mất tác dụng tân tán, tính thủ nhi bất tẩu, vì vậy chuyên về ôn lý, có thể dẫn
thuốc vào huyết, cho nên có thể chỉ huyết, hoá được hàn trong huyết, thích
hợp với chứng xuất huyết do hư hàn (dương hư) như băng huyết, thổ huyết,
tiện huyết… (Thực Dụng Trung Y Học).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_7013.pdf