Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Hán Việt khác:
Càn mẫu, Khổ thái, Khổ hoa, Không thảo (Biệt Lục) Manh (Nhĩ Nhã),
Manh dương thật (Bản Thảo Cương Mục), Biên lạp bách hợp (Nhật Bản),
Manh, Thương thảo, Không thái, Càn mẫu, Sách mẫu, Thương sách mẫu,
Mẫu long tinh, Ngõa lung ban, Du đông sách mẫu (Hòa Hán Dược Khảo)
Điềm Bối mẫu (Cương mục thập di).
Tên khoa học:
Fritillaria roylel Hook.
Họ khoa học:
Liliaceae.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học bối mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
BỐI MẪU
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Hán Việt khác:
Càn mẫu, Khổ thái, Khổ hoa, Không thảo (Biệt Lục) Manh (Nhĩ Nhã),
Manh dương thật (Bản Thảo Cương Mục), Biên lạp bách hợp (Nhật Bản),
Manh, Thương thảo, Không thái, Càn mẫu, Sách mẫu, Thương sách mẫu,
Mẫu long tinh, Ngõa lung ban, Du đông sách mẫu (Hòa Hán Dược Khảo)
Điềm Bối mẫu (Cương mục thập di).
Tên khoa học:
Fritillaria roylel Hook.
Họ khoa học:
Liliaceae.
Mô tả:
Bối mẫu gồm hai loại:
1. Xuyên bối mẫu (Fritillaria roylei Hook) là loại cây mọc lâu năm,
cao chừng 40-60cm. Lá gồm 3-6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại. Hoa hình
truông chúc xuống đất, dài 3,5 đến 5cm, ngoài màu vàng lục nhạt. Có ở Tứ
xuyên, Trung Quốc, vì vậy gọi là Xuyên bối mẫu.
2. Triết Bối mẫu (Fritillaria verticillata Willd var Thunbegri Baker):
Cây này khác Xuyên bối mẫu ở chỗ lá hẹp hơn, 3-4 lá mọc vòng và dài 2-
3cm. Cây này có ở Triết giang nên gọi là Triết bối mẫu hoặc Tượng bối
mẫu.
Địa lý:
Chưa tìm thấy ở nước ta, vị này còn phải nhập ở Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
(1) Xuyên bối mẫu: đào dò về vào khoảng giữa tháng 8-10, rửa sạch,
phơi trong râm cho khô.
(2) Triết bối mẫu: đào dò về sau tiết lập hạ, rửa sạch, rồi lựa loạt lớn
thì tách thành tép riêng, bỏ vỏ ngoài, cho vôi vào để hút chất nhựa, rồi phơi
nắng hoặc sấy khô gọi là ‘Nguyên Bảo Bối’, loại nhỏ gọi là ‘Châu Bối’. Loại
to thường tốt hơn loại nhỏ. Có nơi dùng thứ nhỏ màu trắng đầu nhọn là thứ
tốt nhất gọi là Tiêm Bối.
Phần dùng làm thuốc:
Thân hành, vảy.
Mô tả dược liệu:
1) Xuyên bối mẫu sản xuất ở Tứ xuyên, hình cầu dẹt hoặc gần hình
cầu viên chùy, hợp thành bởi 2 phiến lá vảy dầy mập lớn nhỏ và 2 phiến vảy
nhỏ bọc bên trong, dày khoảng 2-3 phân, vùng đầu nhọn, vùng dưới rộng,
hai phiến lá bên ngoài thể hiện hình tròn trứng trong lõm ngoài lồi hơn,
phẳng trơn màu trắng, 2-3 phiến cánh trong nhỏ dài hẹp màu vàng nhạt có
chất bột có chất bột. Loại sản xuất ở huyện Tòng xuyên như dạng bồng con,
hình tròn bóng trơn sạch sẽ, hơi ngọt, vị này tương đối tốt nên được gọi là
Chân trâu Bối mẫu.
2) Triết bối mẫu sản xuất ở Tượng Sơn (Triết Giang) cho nên người ta
gọi là Tượng Bối mẫu, hình tròn hơi giống bánh bao, họp thành 2 phiến lá
vảy dầy mập và vài phiến lá vảy nhỏ bọc bên trong, lớp ngoài phiến vảy mọc
dài như dạng nguyên bửu (vàng xưa) đường kính khoảng 2,5-3cm đến hơn
3cm, mặt ngoài màu trắng phấn, vùng vỏ tàng dư ghé màu vàng nhạt nâu.
Triết bối mẫu nguyên vẹn chính giữa có 2-3 lá vẩy nhỏ héo teo, mặt bên
ngoài màu xám trắng thường có vết đốm màu vàng nhạt. mặt bên trong màu
nâu có chất bột giòn. Các loại Bối mẫu trắng nặng nhiều bột, khô, không đen
không mốc mọt, hoặc vụn nát là tốt.
Bào chế:
+ Bối mẫu bỏ lõi, sao với gạo nếp cho tới khi vàng, sàng bỏ gạo nếp,
lấy bối mẫu cất dùng. Hoặc sau khi bỏ lõi, tẩm với nước gừng sao vàng (Lôi
Công Bào Chích Luận).
+ Xuyên bối mẫu rút bỏ lõi, sấy khô tán bột dùng sống hoặc tẩm với
nước gừng sao vàng tán bột, khi dùng hoà nước thuốc thang đã sắc mà uống
(loại này không dùng sắc). Thổ bối mẫu loại củ tròn không nhọn đầu. Rửa
sạch, ủ, bào mỏng, phơi khô hoặc tẩm nước gừng sao vàng (Loại này thường
dùng sắc với thuốc) (Trung Dược Học).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, đựng trong thùng lọ, có lót vôi sống dễ bị mọt.
Tác dụng:
+ Xuyên bối mẫu có tác dụng nhuận phế, hóa đàm, chỉ khát, tán kết
(Trung Dược Học).
+ Triết bối mẫu có tác dụng thanh phế, hóa đàm chỉ khát, tán kết
(Trung Dược Học).
Tính vị
+ Xuyên bối có vị ngọt, tính hơi lạnh (Trung Dược Học).
+ Triết bối có vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).
Qui kinh:
+ Xuyên và Triết Bối mẫu đều vào kinh Tâm, Phế (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị ho do nhiệt đàm, âm hư phế táo, ho khan không có đàm, tràng
nhạc, hạch đàm, mụn nhọt sưng tấy (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
Liều dùng:
Dùng từ 4 – 12g. Tán bột uống 2 – 4g
Kiêng kỵ:
Hàn đàm, thấp đàm, Tỳ vị hư hàn cấm dùng. Ghét đào hoa, sợ tần
giao, Mãng thảo, Phàn thạch, Phản ô dầu, Hậu phát, Bạch vi làm sứ cho nó.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị thương hàn chứng Dương minh kinh: Bối mẫu, Tri mẫu, Tiền
hồ, Cát căn, Mạch đông, Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị sốt rét có đàm: Bối mẫu, Quất bì, Tiền hồ, Thạch cao, Tri mẫu,
Mạch môn đông, Trúc lịch (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ho do phế nhiệt trong ngực nóng nẩy bực tức, dùng Bối mẫu,
Thiên môn, Mạch môn, Tang Bạch bì, Tỳ bà diệp, Bách bộ, Cát cánh, Cam
thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị các loại nhiệt độc, đinh nhọt, ung thư: Bối mẫu, Cam cúc (sống),
Tử hoa địa đinh, Kim ngân hoa, Bạch cập, Bạch liễm, Thử niêm tử, Cam
thảo, Hạ khô thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị phong rút co giật: Bối mẫu, Thử niêm tử, Huyền sâm, Qua lâu
căn, Bạch cương tàm, Cam thảo, Cát cánh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
+ Trị các loại lao, lao vú, lao hạch dùng Bối mẫu, Uất kim, Quất diệp,
Liên kiều, Qua lâu căn, Thử niêm tử, Hạ khô thảo, Sơn từ cô, Sơn đậu căn,
Huyền sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị nôn ra mủ máu do phế nhiệt: Bối mẫu, Bách bộ, Bách hợp, Ý dĩ
nhân, Mạch môn, Tô tử, Uất kim, Đồng tiện, Trúc nhự, Ngư tinh thảo
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị phiền uất không thư thái, làm khoan khoái dễ chịu trong ngực:
Bối mẫu bỏ lõi, sao với nước gừng, tán bột, trộn với nước gừng làm thành
viên. Mỗi lần uống 70 viên (Tập Hiệu Phương).
+ Hóa đàm giáng khí, cầm ho giải uất, tiêu thực trừ nê, ruột căng sình,
dùng Bối mẫu (Bỏ tim) 40g, Hậu phác (chế gừng) 20g. tán bột, làm viên to
bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước (Đặng Bút Phong Tạp
Hứng Phương).
+ Trị ho gà, trẻ nhỏ có đàm nhớt: Bối mẫu 20g, Cam thảo sống 4g,
Chích thảo 4g. Tán bột, sao với đường làm viên to bằng hạt súng. Mỗi lần
uống 1 viên với nước cơm (Toàn Ấu Tâm Giản Phương).
+ Trị đàn bà có thai, ho: Bối mẫu (bỏ tim), Miến sao vàng, tán bột, sao
với đường cát hồ làm viên to bằng hạt súng. Mỗi lần ngậm nuốt 1 viên (Cấp
Cứu Phương).
+ Trị có thai mà tiểu khó: Bối mẫu, Khổ sâm, Đương qui đều 160g,
tán bột, làm viên với mật to bằng hạt đậu lớn. Mỗi lần uống 3 - 10 viên (Quỷ
Di Phương).
+ Trị sữa không xuống: Bối mẫu, Tri mẫu, bột Mẫu lệ, đều bằng nhau,
tán bột. Mỗi lần 4g, với nước hầm giò heo ngày 2 lần (Nhị Mẫu Tán - Thang
Dịch Bản Thảo).
+ Trị nước mắt sống chảy làm mắt lem nhem: Bối mẫu 1 củ, Hồ tiêu 7
hạt, tán bột, điểm vào mắt (Nho Môn Sự Thân).
+ Trị mắt có mộng thịt: Bối mẫu, Chân đơn hai vị bằng nhau, tán bột.
Hàng ngày điểm vào mắt (Trửu Hậu Phương).
+ Trị mắt có mộng thịt: Bối mẫu, Đinh hương, hai vị bằng nhau, tán
bột, trộn với sữa điểm vào mắt (Trích Huyền Phương).
+ Trị nôn ra máu không cầm: Bối mẫu sao vàng, tán bột. Mỗi lần
uống lần 8g với nước tương nóng, có thể trị được chứng chảy máu cam
(Thánh Huệ Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị Nga khẩu sang, miệng trắng lở: Bối mẫu (bỏ tim) tán
bột 2g, 5 phân nước, 1 chút mật ong, sắc lấy nước rơ vào miệng mỗi ngày 3
lần (Thánh Huệ Phương).
+ Trị vú sưng giai đoạn đầu: Bối mẫu uống 8g với rượu, bóp sữa ra thì
thông (Dương Nhân Trai Trực Chỉ Phương).
+ Trị dịch hoàn đau nhức do sưng tấy: Bối mẫu, Bạch chỉ, hai vị bằng
nhau, tán bột. Uống với rượu hoặc sắc với rượu uống, còn bã đắp lên nơi đau
(Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị bạch điến, tử điến: Bối mẫu, Nam tinh, hai vị bằng nhau, tán
bột, dùng Gừng sống gĩa nát lấy nước, trộn với thuốc bột bôi. Có thể dùng
Bối mẫu, Gừng khô hai vị bằng nhau tán bột xong vào phòng kín tắmsạch,
lấy thuốc sát vào chờ cho ra mồ hôi thì tốt (Đức Sinh Đường Phương)
+ Trị bạch điến, tử điến: Gừng sống sát mạnh vào da xong, mài Bối
mẫu với giấm bôi vào (Đàm Dã Oâng Phương).
+ Trị bạch điến, tử điến: Bối mẫu, Bách bộ hai vị bằng nhau, tán bột,
uống với nước gừng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị Nhện độc cắn: Buộc chặt gần chỗ bị cắn, đừng làm cho độc chạy
đi, dùng Bối mẫu tán bột, uống 20g với rượu, khi say thì thôi, lát sau rượu
hóa hơi nước tan ra khỏi nơi bị cắn. Khi nước chảy ra thì lấy bột thuốc rắc
vào cho kín miệng. Bài này có thể trị được rắn rít cắn (Dương Nhân Trai
Trực Chỉ Phương).
+ Trị lao hạch: Huyền sâm 16g, Bối mẫu 12g, Mẫu lệ 20g. Tán bột,
trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống 12g với nước (Tiêu Loa Hoàn - Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vú mới bị sưng: Bối mẫu, Thiên hoa phấn, mỗi thứ 12g, Bồ
công anh 20g, Liên kiều 12g, Thanh bì 8g, Đương quy 12g, Lộc giáo 12g
sắc uống (Tiêu Ung Tán Độc Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
+ Trị phát sốt do âm hư, ho đàm ít: Tri mẫu 12g, Bối mẫu 12g, gia
thêm vài lát gừng sắc uống (Nhị Mẫu Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
+ Trị ho lâu ngày, thở gấp: Bối mẫu 12g, Hạnh nhân 8g, Mạch đông,
Tử uyển mỗi thứ 12g, sắc hoặc tán bột uống (Bối Mẫu Tán - Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
1. Bối mẫu là một vị thuốc chữa đàm, nhưng không táo như Bán hạ,
không ẩm như Tử uyển, Đông hoa lại có chất tán kết giải uất, không như
Thiên Môn, Mạch môn chỉ thanh nhuận, không như Bạch tiền, Mã đâu linh
sức mạnh không thích hợp với các bệnh hư. Tóm lại, Bối mẫu chữa đàm,
chữa táo đàm thì đúng (Bách Hợp).
2. Công dụng của Bối mẫu là đi vào Phế để trị táo đờm, nhưng uống
lâu hại tỳ vị. Thường người ta cho rằng Bán hạ táo mà có độc, dùng Bối mẫu
để thay, không biết rằng Bối mẫu trị đờm táo của Phế kim cho nên phải
nhuận, Bán hạ trị đờm thấp của tỳ thổ cho nên phải táo, một vị thì nhuận một
vị thì táo, cách nhau một trời một vực, nếu dùng lầm cái này ra cái kia thì rất
có hại, thay thế sao được! Vả lại, Triết Bối mẫu vị rất đắng, tính hàn lương
giảm bớt, công dụng để thanh nhiệt giải độc, tuy không bằng Thổ bối mẫu
mà sức nhuận phế hóa đờm thì lại hơn (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Tên gọi:
+ Vị thuốc có củ như những con ốc bện (Bối tử) nên gọi là Bối mẫu
(Danh Y Biệt Lục).
+ Vị này bám chi chít vào rễ như đàn con bám vào vú mẹ, cũng là loại
thuốc quý như Bảo bối nên gọi là Bối mẫu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
+ Xuyên bối mẫu khác Triết bối mẫu. Xuyên bối mẫu tính tư nhuận
mạnh, thường dùng trị Phế nhiệt, ho khan, Phế hư, ho lao. Triết bối mẫu sức
khai tiết mạnh, dùng trong ngoại cảm phong tà, đàm nhiệt uất Phế dẫn đến
ho (Thực Dụng Trung Y Học).
Phân biệt: Ở Việt Nam có nhiều nơi dùng cây Hoa cựa (Disporum
cantoniense (Lour) Merr = Disporum pullum Salisb) dùng làm thuốc có tác
dụng như cây Bối mẫu, đó là cây thảo phân nhánh nhiều từ phần gốc, có
thân và cành mảnh. Lá hình dải, mũi mác, có cuống ngắn, hơi thót lại ở gốc,
nhọn dài ra ở chóp, dài tới 8cm, rộng tới 3cm, gân gốc 3. Tán hoa có cuống
ngắn mang 3-7 hoa, thường là 4-5 hoa màu hồng lục. Bao hoa 6 mảnh, thuôn
nhọn, có 3 gân, cựu tiêu giảm thành 1 u dạng lườn ở bên ngoài. Nhị 6 bằng
nhau, chỉ nhị dầy, bầu hình trứng thuôn, vòi dạng sợi chia ra 3 đầu nhụy
hình giải. Quả mọng hình cầu, nạc. Cây ra hoa vào mùa hè, thường thấy ở
Lào Cai, Hoà Bình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28_3684.pdf