Dược học bồ hoàng

Xuất xứ:

Bản kinh.

Tên Việt Nam:

Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng.

Tên Hán Việt khác:

Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ

hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học:

Typha Angustata Bory Et Chaub.

Họ khoa học:

Typhaceae.

Tên gọi:

Tên cây cỏ Nến vì hoa như cây nến.

pdf13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học bồ hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC BỒ HOÀNG Xuất xứ: Bản kinh. Tên Việt Nam: Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng. Tên Hán Việt khác: Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Typha Angustata Bory Et Chaub. Họ khoa học: Typhaceae. Tên gọi: Tên cây cỏ Nến vì hoa như cây nến. Mô tả: Cây thảo cao 1,5 đến 3m. Thân tròn lá hình bàn dài, mọc thành 2 hàng, có bẹ to. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng biệt nhưng thường nằm trên một trục chung, bông đực ở trên, bông cái ở dưới, hai bông cách nhau một quãng ngắn. Cả cụm hoa trông như một cây nến màu đỏ. Nhị ở hoa đực bao bởi lông ngắn màu vàng, rất nhiều hạt phấn. Bông cái có cột nhụy dài, có nhiều lông trắng hay hơi hung, bầu có hình chỉ. Quả nhỏ hình thoi, khi chín mở dọc. Phân biệt: 1) Cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là cây thảo cao 1,3-2,2m thân cứng, lá hẹp đầu thuôn. Bông hoa đực và bông hoa cái cách nhau 1,2- 4cm. Bông đực hình trụ dài, có lông màu hung, nhị có chỉ mảnh ngắnm, bao phấn hình chỉ, hạt phân nhỏ màu vàng. Bông cái đỏ hơn ở loài trên, hình trụ cột nhụy dài, có nhiều lông mảnh, bầu có đầu nhụy màu nâu. Có quả vào tháng 1-2. Cây có nhiều ở Miền nam Việt Nam. Mầm cây non và nhị hoa có thể ăn được. Lông vàng và nhị hoa được dùng làm thuốc như cây Cỏ nến trên. 2) Ngoài ra người ta còn dùng Cây Typhaorientalis G.A Stuart là cây Cỏ nến cao từ 1,5-3m có thân rễ. Lá dài hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm nằm trên cùng một trục chung: bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc ở những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc. 3) Ngoài những cây trên ra, người ta còn lấy phấn của những cây cùng họ với tên Bồ hoàng như Typha angustifolia L. Typha latifolia L., Typhadavidiana hand Mazz., Typha minima Funk... 4) Cần phân biệt với Cây Thạch Xương bồ (Acorus gramineus Soland) cũng được gọi là Bồ hoàng (Xem: Thạch xương bồ). Địa lý: Cây mọc ở khắp nơi đầm lầy ở Việt Nam, nhưng vị này đã phải nhập của trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào tháng 4 chọn lặng gió, cắt bông hoa phơi khô, thứ vàng là tốt (nếu trời râm phải trải ra, tránh ủ nóng làm biến chất), dùng cối nghiền sạch lông và tạp chất, phơi lấy hột nhỏ phơi khô để dùng. Phần dùng làm thuốc: Dùng phấn hoa phơi khô của hoa đực. Dùng cả nhị đực và cái là không đúng. Mô tả dược liệu: Chất bột nhẹ màu vàng tươi, quan sát dưới kính hiển vi hạt hoa gần hình cầu hoặc hình bầu dục, phấn hoa trong bột hình sợi dài khoảng 1,5mm, màu vàng đất hoặc màu nâu nhạt. Loại cỏ màu vàng óng ánh, khô hạt nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là thứ tốt, thứ phơi nâu là kém. Bào chế: Bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, để nửa ngày sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì sao qua. Bảo quản: Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín. Tác dụng: Hoạt huyết, khử ứ, lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng tiêu sưng ra mủ. Tính vị: Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học). Qui kinh: Vào kinh Can, Tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học). Chủ trị: Trị thống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc rong kinh sau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoài do ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu. Liều dùng: Dùng từ 3 – 9g Kiêng kỵ: Âm hư, không bị ứ huyết không được dùng. Cách dùng: Dùng sống có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, hành huyết. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Đơn thuốc kinh nghiệm: (24) Lở láy dưới bộ hạ dùng Bồ hoàng bôi vào ngày 3-4 lần thì khỏi (Thiên Kim Phương). (25) Mủ trong lỗ tai hay chảy ra, dùng Bồ hoàng tán bột rắc vào (Thánh Huệ Phương). (26) Chảy máu cam ra khắp tai, miệng, dùng Bồ hoàng, A giao sao chảy thành hạt, mỗi thứ nửa lượng lần uống 2 chỉ với nước và 1 chén nước sắc Địa hoàng uống lúc nóng, nơi chảy máu, bịt lại để cầm máu (Thánh Huệ Phương). (9) Mửa ra máu bất luận gìa hay trẻ dùng Bồ hoàng tán bột lần uống nửa chỉ với nước sinh địa tùy theo lớn nhỏ để phân lượng hoặc bỏ vào một ít tóc rối bằng Bồ hoàng cũng có thể trị được chứng trẻ em đái ra máu (Thánh Tế Tổng Lục). (10) Tức do bí tiểu, lấy vài bọc Bồ hoàng để trên thắt lưng chỗ có thận xong chổng đầu xuống hai chân lên trời từ từ thì thông (Trửu Hậu Phương). (12) Ứ huyết do băng ở bên trong dùng Bồ hoàng tán nhỏ 2 lượng, lần uống 1 thìa khi nào ngưng thì thôi (Trửu Hậu Phương). (13) Xuất huyết ruột, dùng Bồ hoàng tán bột dùng 1 thìa canh sắc uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương). + Trị kinh bế do ứ huyết, sản hậu máu do xuống không dứt, đau vùng bụng dưới, tất cả các loại đau do ứ huyết: Bồ hoàng, Ngũ linh đều 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với rượu nóng (Thất Tiếu Tán – Cục Phương). (7) Chảy máu cam do phế nhiệt, dùng Bồ hoàng, Thanh đại mỗi thứ 1 chỉ uống với nước mới múc dưới dòng sông lên, có thể không dùng Thanh đại mà bỏ tóc rồi bằng lượng (Thanh đại) bỏ tóc rối bằng Bồ hoàng uống với nước sắc Đại hoàng (Giản Tiện Đơn Phương). (8) Mửa, khạc ra máu dùng Bồ hoàng tán bột 2 lượng uống với rượu hoặc nước lạnh hằng ngày lần 3 chỉ sao (Giản Yếu Tế Chúng Phương). (11) Chảy máu do đâm chém lịm ngất gần chết, dùng Bồ hoàng nửa lượng uống với rượu nóng (Thế Y Đắc Hiệu). (14) Sa trực trường dùng Bồ hoàng trộn mỡ heo bôi vào ngày 3-5 lần (Tử Mẫu Bí Lục phương). (15) Động thai muốn sinh nhưng chưa đủ tháng dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nhất Phương). (16) Thúc đẻ dùng Bồ hoàng, Địa long rửa sạch, sấy khô, Trần bì, Quất bì mỗi thứ bằng nhau tán bột để riêng từng thứ, đợi khi nào sắp sinh thì sao 1 chỉ với nước mới múc lên dưới sông vào thì sinh mau, rất hiệu nghiệm (Đồ Kinh Bản Thảo). (17) Trị nhau không ra, dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nghiệm Phương). (18) Trị sản hậu ra huyết, ốm yếu chờ chết, dùng Bồ hoàng 2 lượng sắc uống (Sản Bửu Phương). (20) Ứ huyết có cục ở dạ con bụng dưới dùng Bồ hoàng 3 lượng, uống với nước cơm (Sản Bửu Phương). (21) Sản hậu bức rức, dùng Bồ hoàng 1 muỗng canh với nước chảy về phương đông rất hiệu nghiệm (Sản Bửu Phương). (19) Sản hậu huyết ứ dùng Bồ hoàng 3 lượng sắc uống (Mai Sư Phương). (22) Chấn thương trên cao té xuống, ứ huyết do bị đập đánh bên trong gây khó chịu bức rức dùng Bồ hoàng tán bột uống nóng với rượu lần uống 3 chỉ (Tắc Thượng Phương). (23) Đau nhức các khớp dùng Bồ hoàng 8 lượng, Chế phụ tử 1 lượng, tán bột lần uống 1 chỉ với nước ngày 1 lần (Trửu Hậu Phương). (27) Xuất huyết ở lỗ tai, dùng Bồ hoàng sao đen tán bột rắc vào (Giản tiện phương). (1) Các loại bệnh thuộc huyết sau khi sinh: Bồ hoàng sao đen, Càn khương sao đen, Đậu đen sao, Trạch lan, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất, Sinh điạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). (2) Đái ra máu: Bồ hoàng. Xa tiền tử, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). (3) Băng huyết, rong kinh: Bồ hoàng A giao, Nhân sâm, Bạch giao, Mạch môn, Xích phục linh sa tiền tử, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). (4) Trị sưng lưỡi: Bồ hoàng sống, đặt dưới lưỡi liên tục (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). (5) Trị các loại chấn thương do té ngã, ứ huyết, tích trệ trong bụng, dùng Bồ hoàng (sống) sắc đặc uống với nước tiểu trẻ nhỏ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị đàn bà thống kinh, sau khi đẻ máu dơ không xuống: Bồ hoàng 6g, Gừng lùi cháy 3g, Hắc đậu 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Hắc Thần Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị thống kinh do ứ huyết trở trệ: Bồ hoàng 5 chỉ, Đơn sâm 1 lượng, Ngũ linh chi 5 chỉ sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 2. Lương huyết, chỉ huyết: Dùng trong các loại xuất huyết thuộc có nhiệt. + Trị ho ra máu, đàm có máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết: Bồ hoàng (than) 9g, Rượu và nước mỗi thứ một nửa, sắc uống (Bồ Hoàng Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị xuất huyết tử cung do chức năng: Bồ hoàng than, Liên phòng (than), mỗi thứ 15g, sắc uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 24g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị tiểu ra máu: Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 9g, Sinh địa 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị vết thương chảy máu: Bồ hoàng than, Cốt phấn, Ô tặc cốt, các vị bằng nhau, tán bột, rắc vào nơi chảy máu rịt lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo: + Bồ hoàng cũng có công dụng chỉ huyết như Địa du, nhưng khác nhau Bồ hoàng tiêu được ứ huyết nhất là chữa được các chứng đau bụng, nhưng Bồ hoàng chỉ chữa về bệnh thực còn bệnh hư không dùng (Bách Hợp). + Bồ hoàng phá huyết vì vậy trị được những chứng hòn cục trong bụng, ngũ lao thất thương, huyết tích ứ, đau trước ngực làm nôn ra máu, chảy máu cam thì phải dùng Bồ hoàng làm thuốc chính để lương huyết, hành huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 1) Bồ hoàng thán (Sao cháy đen) có tác dụng chỉ huyết rất tốt, nó lại còn tác dụng so bóp tử cung (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf25_6835.pdf
Tài liệu liên quan